1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam

26 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Đó là tư tưởng vềgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạ

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ

lên CNXH ở Việt Nam”.

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứngminh tính đúng đắn của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, đồng thờigiúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta Chúng ta một lần nữa khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sựnghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng chomọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới Đảng và nhân dân ta quyếttâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng vềgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh củanhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhànước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;

về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành củanhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắnglợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta

Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhânloại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, đểphát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại Xây dựng chủ nghĩa

xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các

Trang 3

lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâudài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới vàcái cũ

Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thànhphần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của cácgiai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội.Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trongnội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcdưới sự lãnh đạo của Đảng Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc

trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp

trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoátheo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thựchiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những

tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành độngchống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành mộtnước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc

Trong tình hình như hiệ nay thì công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đóng vaitrị rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở

nước ta hiện nay Vì thế mà tôi chọn đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời

kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”.

II Mục đích nghiên cứu

Với mảng đề tài này tôi sẽ đi nghiên cứu việc công nghiệp hoá hiện đại hoá ởngước ta hiện nay và còn tìm hiểu thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Và làm

rõ vì sao khi đi lên CNXH thì phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

III Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong đề tài này của tôi, tôi đi làm rõ hai khía cạnh lớn đó là:

Quan niệm về công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; sự nhận định và vậndụng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay như thế nào trong thời kỳ quá

độ đi lên XHCN

Trang 4

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Tìm hiểu sách báo trên thư viện

2 Truy cập internet

3 Tổng hợp những lời giảng của thầy giáo trong quá trình học tập

4 Tự bản thân mình rút ra kết luận

Trang 5

NỘI DUNG CHÍNH Chương I: Những cơ sở lí luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (unid) đã đưa ra địnhnghĩa sau đây: công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộphận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấukinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại đặc điểm của cơ cấu kinh tế này

là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêudùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảmđạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội

Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui trình công nghệphương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học

kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao

Ở nước ta, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao độngViệt Nam thì công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ

Đảng ta đã xác định thực chất của xã hội chủ nghĩa là “quá trình thực tiễn cách mạng

khoa học kỹ thuật, thực sự phân công mới về lao động xã hội và quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”

Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ươngkhóa VIII thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện cáchoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thửcông là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phươngpháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ,tạo ra năng xuất lao động cao

2 Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia Nước ta từmột nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất

Trang 6

thiết phải trải qua công nghiệp hóa Thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa có ýnghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt:

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suấtlao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó gópphần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi củaCNXH Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì công nghiệp hoá, hiên đại hoá là một cách chungnhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệsản xuất, làm tăng năng suất lao động

- Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tếnhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự pháttriển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người - nhân tố trung tâmcủa nền sản xuất xã hội từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nềnsản xuất xã hội "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nềnkinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến, mộtnền giáo dục phát triển" Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện dạihoá mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diệnnhân tố con người

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế cóphát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng,

đủ sức chống thù trong giặc ngoài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tác động đến việcđảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện cócho lực lượng vũ trang

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tăng nhanh quy mô thị trường bên cạnhthị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trườngcông nghệ Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăngmạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nềnkinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợptác quốc tế

Chính vì những tác dụng to lớn, toàn diện đã nờu ở trờn, từ Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ III đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta luôn luôn xác định:

Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước

Trang 7

ta Đồng thời, qua mỗi lần Đại hội, Đảng ta lại nhận thức sâu thờm và cụ thể thờm

nhiệm vụ này cho thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta trong từng thời kỳ

3 Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

một nưíưc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan

hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phong, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.

cứ vào yêu cầu phát triển đất nước và khả năng thực tế của đất nước, mục tiêu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta là “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bảnthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Nước công nghiệp là nước có nền kinh tế trong đó lao động công nghiệp trở thànhphổ biến trong các nghành và các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Tỷ trọng côngnghiệp trong nền kinh tế cả về GDP và cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so vớinông nghiệp

tiêu đã xát địng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, tạo tiền đề quan trọngtrong việc thực hiện mục tiêu trung hạn trên Theo đó, mục tiêu tổng quát của các kế

hoạch 5 năm là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống

nhân dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mở rộng kinh tế đối ngoại Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng, xã hội, hình thanh một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Giữ vững ổn định chình trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

4 Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ thực tiễn công nghiệp hoá trên thế giới và ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII của Đảng ta đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại nhưsau:

Trang 8

 Công nghiệp hoá phải gắng liền với hiện đại hoá Có như vậy mới có thể rútngắn được quá trình công nghiệp hoá, nâng cao được hiệu quả của quá trình này ở nước

ta hiện nay

 Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đadạng hoá quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với việc trangthủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài vào Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập vớikhu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng nhữngsản phẩm trong nước có hiệu quả kinh tế

 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phầnkinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nước nhà

 Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh vàbền vững Tăng trưởng kinh tế gắn với việc cải thiện đời sống nhân dân, phát triển vănhoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sống của conngười và các loại sinh vật khác

 Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kết hợpcông nghệ truyền thống với công nghệ hiện đậi, tranh thủ đi nhanh và hiện đại các côngtrình các khâu quan trọng của đất nước trong công cuộc xây dựng đất nước

 Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm chuẩn cơ bản để xác định phương án pháttriển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ cho phù hợp với tình hình của Việt Nam tronggiai đoạn này

 Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố tăng cường nềnquốc phòng - an ninh của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay

5 Chủ trương của Đảng chuyển đất nước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1960, đất nước Việt Nam đã trải qua 10 năm thựchiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm Trong 10 năm

đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực của dântộc, kiên trì mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã giành được những thành tựu to lớn Tuycòn một số mặt yếu kém, chưa vững chắc song nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -

xã hội Đất nước đã có điều kiện để chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa

Trang 9

Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đượctriệu tập ở Hà Nội từ 22-6 đến 1-7-1996 (kể cả họp nội bộ và họp công khai) Đại hội đãthảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm

vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, Điều lệ Đảng (bổ sung và sửađổi) và Nghị quyết của Đại hội Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do ĐỗMười làm Tổng Bí thư

Đến tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương đã chấpnhận đề nghị của đồng chí Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư và bầu đồng chí

Lê Khả Phiêu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng

Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng

kết 10 năm đối mới, Đại hội đã kết luận: "Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn

diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đã đứng vững mà còn vươn lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt

vững chắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiên đề cho công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kì mới-đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn"

Những thành tựu đạt được trong thời gian qua là kết quả của một quá trình tìm tòi,đổi mới, bám sát thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc, phê phán những lệch lạc về tư tưởngchính trị đa nguyên chớm nở trong nội bộ Đảng, sự phấn đấu gian khổ của toàn Đảng,toàn dân

Đại hội cũng đã phân tích bối cảnh chung, đặc điểm tình hình thế giới diễn biếnnhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, tác động sâu sắc đến cácmặt của đời sống xã hội, đưa đến những thuận lợi đồng thời cũng xuất hiện những tháchthức lớn Vì thế, chúng ta chủ động nắm thời cơ, vươn lên phát triển nhanh và vững chắc,tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục nhữngyếu kém, bảo đảm phát triển đúng hướng

Căn cứ vào nhận định trên và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độlên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định cẩn tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược :Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 10

“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sớ vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

công nghiệp"

Trên con đường thực hiện mục tiêu nêu trên, Đại hội xác định: "Giai đoạn từ nayđến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranhthủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng

bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêuđược đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; tăngtrưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bứcxúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng caotích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầuthế kỉ sau

Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển, các lĩnh vực chủ yếu trong thời

kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại củathập niên 90 là:

phát triển toàn diện nông thôn, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển

thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao

ngoại Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như: chế biến nông, lâm, thủy sản, khai

Trang 11

thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ”

Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tống quát, những tư tưởng chỉđạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt lãnh đạochuyển đất nước ta sang thời kì mới - thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tácvới nhân dân các nước trên thế giới Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dântộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỉ XXI

Trang 12

Chương II: Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên CNXH

1 Tầm quan trọng của cụng nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta

Nền kinh tế của nước ta trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn: chịu sựtàn phá nặng nề của chiến tranh, sự chủ quan ỷ lại của lãnh đạo trong khôi phục kinh tếsau chiến tranh bằng máy móc dập khuôn mô hình kinh tế liên xô cũ Bởi vậy, trong mộtthời gian nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và lạc hậu Sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá lại được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới Đó

là một khó khăn và thiệt thòi lớn nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta nhữngthuận lợi nhất định Khó khăn là trang thiết bị của chúng ta đã bị lạc hậu đến 40-50 năm

so với các nước tiên tiến trên thế giới Cũng thuận lợi được thể hiện trước hết ở chỗthông qua những kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước trong khuvực và trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội,xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, mộtquy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hoá, hiệnđại hoá

Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đã có côngnghiệp, có cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ lànhững tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cácnước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủnghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoahọc - công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độcao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệuquả hơn

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưnước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từkhông đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 13

Bởi vì, cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liênquan tới sự phát triển về vật chất đối với lực lượng sản xuất năng suất lao động xã hội,đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội và đối với

sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội

2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới

Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu: "Xã hội công

bằng văn minh, dân giàu nước mạnh" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công

cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đờisống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học của con người…) làm cho xã hội phát triển lênmột trạng thái mới về chất Sự thành công của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđòi hỏi ngoài mới trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lựccon người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật Các nguồn lực này quan

hệ chặt chẽ với nhau Cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưngmức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá hiệnđại hoá không giống nhau, tỏng đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng mạnh về chấtlượng Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành động lực phát triển Nguồn nhân lựcphát triển thì tất yếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tién hành để đáp ứng nhu cầuđó

Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhaucủa xã hội (giai cấp, đảng phía, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ còn làm người,chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử Lịch sử (suy đến cùng) cũng chính làlịch sử phát triển cá nhân của con người, dự họ có nhận thức được điều đó hay không

Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét "con người chủ thể"bình diện "con người cá nhân" có nghĩa là nâng nhận thứac lên một trình độ mới - quanniệm "cái cá nhân" là sự thể hiện (hiện thân) một cách cụ thể sinh động của "cái xã hội"khi con người trở thành chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội khaithác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng ổn định, nước ta phảixác định cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế,quá trình ấy gắn liền với quá trình cnh

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w