Nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao trong giai đoạn đầu thả giống Theo xu thế hiện nay, việc nuôi cá xuất khẩu không còn chỉ là yêu cầu về sản lượng mà phải đặt yếu tố chất lượng lên hàng
Trang 1Nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao trong giai đoạn đầu thả giống
Theo xu thế hiện nay, việc nuôi cá xuất khẩu không còn chỉ là yêu cầu về sản lượng mà phải đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, nhất là khi nước
ta đã gia nhập Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) Trước thềm hội nhập quốc tế để sản phẩm cá tra của chúng ta có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới, giữ vững thế đứng trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì vấn
đề về chất lượng và giá thành sản xuất phải đặt lên hàng đầu
Một trong những yếu tố đầu tiên và quyết định giúp nghề nuôi cá tra của Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang chúng ta nói riêng bền vững chính là vấn đề
Trang 2con giống, chất lượng và môi trường nuôi ổn định, vì chính con giống chất lượng và môi trường nuôi sạch mới có thể giúp người nuôi hạn chế hao hụt trong quá trình nuôi, nhất là thời gian đầu thả giống nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm làm ra (giảm chi phí về thuốc, hóa chất; công lao động, ) Thế nhưng, trong thực tế thì giai đoạn đầu thả giống tỷ lệ hao hụt rất cao
khoảng 30% gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá
Nhằm hạn chế hao hụt trong giai đoạn đầu thả giống thì người nuôi cần nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, theo Trung tâm Khuyến ngư và
Giống Thủy sản An Giang đánh giá tỷ lệ hao hụt cao trong giai đoạn này có thể do các nguyên nhân sau:
- Người ương cá mua cá bột từ các trại sản xuất có cá
bố mẹ tham gia sinh sản quá nhiều đợt nên chất
lượng cá bột yếu
Trang 3- Mua cá bột từ trại sản xuất giống mà nguồn gốc cá
bố mẹ tham gia sinh sản không được chọn lọc kỹ, không đúng theo tiêu chuẩn ngành
- Chất lượng cá giống kém: trong quá trình ương cá, người nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho cá làm giảm sức đề kháng của cá
- Phương pháp vận chuyển không đúng kỹ thuật:
* Không chuẩn bị tốt trước khi vận chuyển cá (sang cá theo đúng giai đoạn, luyện cá trước khi vận chuyển, không kiểm tra sức khỏe cá,…)
* Vận chuyển cá trong thời gian cá đang bị
nhiễm bệnh hoặc đang trị bệnh chưa khỏi hẳn
* Mật độ vận chuyển cao
* Trong quá trình vận chuyển làm cá bị sây sát, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công
- Công tác chuẩn bị ao trước khi thả cá cũng như thao tác thả cá không đạt yêu cầu (Không test thử các yếu
Trang 4tố môi trường trong ao, thời gian vận chuyển dài, mật
độ cá chứa trong ghe quá cao …)
- Mật độ thả cá trong ao quá dày
Đặc biệt, trong thời gian 2 năm trở lại, nhận thấy tỷ lệ hao hụt này tăng cao hơn, theo chúng tôi, ngoài các nguyên nhân đã kể trên, một yếu tố tác động làm tăng
tỷ lệ hao hụt không chỉ ở giai đoạn đầu thả cá mà còn
có ở giai đoạn nuôi cá thịt, đó là sự ô nhiễm nguồn nước trên các sông rạch Hậu quả của việc tự phát đào ao nuôi cá, việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất bừa bãi
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TỶ LỆ HAO HỤT TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẢ GIỐNG
1 Đối với cơ sở sản xuất cá bột:
Trang 5- Phải chọn cá bố mẹ tốt về đặc điểm di truyền nên chọn lọc từ các đàn cá có nguồn gốc khác nhau hoặc
có thể trao đổi cá bố mẹ giữa các cơ sở sản xuất để tránh hiện tượng cận huyết
- Chế độ nuôi vỗ cá bố mẹ: Các cơ sở sản xuất phải
có kế hoạch nuôi vỗ cá bố mẹ hợp lý về chất lượng cũng như số lượng thức ăn và không nên chạy theo lợi nhuận, cho cá bố mẹ tham gia sinh sản quá nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng đến chất lượng cá bột
2 Đối với cơ sở ương cá giống:
- Chọn cá bột từ cơ sở có uy tín
- Thả cá với mật độ vừa phải từ 500 – 700 con/m2
- Trong quá trình nuôi, cần áp dụng tốt quy trình kỹ thuật về cải tạo ao, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương, tiến hành lọc cá và san thưa để tránh hiện tượng ăn nhau vì mật độ nuôi quá dày, hạn
Trang 6chế sử dụng kháng sinh, không sử dụng thuốc, hóa chất cấm
- Khi thu hoạch và vận chuyển cá cần lưu ý:
+ Diệt ký sinh trùng
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá
+ Cá sạch bệnh mới tiến hành thu hoạch và vận
chuyển
+ Ngưng cho ăn 2-3 ngày trước khi thu hoạch
+ Chứa cá trong ghe đục 1 ngày trước khi vận chuyển + Mật độ vận chuyển vừa phải: Khoảng 5% trọng
lượng cá/trọng tải ghe
+ Trong quá trình vận chuyển cần bón: 5gam Oxy hạt/m3/5giờ/lần + Oxytetracyline + muối +
Anti-shock để chống stress và mất nhớt cho cá Sau 5-6 giờ vận chuyển phải thay 1/2 - 2/3 lượng nước trong ghe
3 Đối với người nuôi cá:
Trang 7- Chọn giống đạt chất lượng
- Tìm hiểu xuất xứ cá giống: Cá giống - Cá bột - Cá
bố mẹ
- Để chọn được con giống chất lượng cao, người nuôi cần phải chọn cá giống từ các cơ sở có uy tín và có qua kiểm dịch Đồng thời, cần trao đổi trực tiếp với người ương cá về nguồn gốc đàn cá, tình hình dịch bệnh xảy ra, thuốc hóa chất đã sử dụng Từ đó, có thể đánh giá được đàn cá giống có chất lượng tốt hay
không và hướng phòng trị bệnh cá về sau
- Chuẩn bị tốt khâu cải tạo ao để hạn chế mầm bệnh tấn công cá khi mới nhập về
- Khi vận chuyển cá từ ao xuống ghe đục hay từ ghe lên ao thả giống số lượng vừa phải, khoảng 7-10kg cá/sọt
- Trước khi thả giống vào ao nuôi cần nhúng cá vào
bể nước có muối + Oxytetra để sát trùng vết thương
và diệt mầm bệnh
Trang 8- Tại ao thả giống cần bón 20kg muối + 1kg
Oxytetracyline/1.000m3 nước ao
- 3 ngày sau khi thả giống có thể dùng Zeolite để ổn định môi trường
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và ký sinh trùng trên cá giống để có biện pháp xử lý kịp
thời
Ks Nguyễn Thị Ngọc Hà Trung tâm Khuyến ngư & Giống Thuỷ sản An Giang