Để nắm bắt được những yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp, trước hết ta cần xác định được đâu là khách hàng của ngành, nhắm tới trả lời 2 câu hỏi chính: Khách hàng muốn gì? và Làm thế nào để doanh nghiệp cạnh tranh?
Khách hàng của ngành kinh doanh khách sạn 5 sao bao gồm: - Khách du lịch hạng sang
- Là các khách du lịch trong nước hay nước ngoài, có khả năng chi trả cao cho các chuyến du lịch của mình.
- Khách là doanh nhân
- Là các doanh nhân đi công tác trong nước hoặc các doanh nhân từ nước ngoài đến Việt Nam
- Khách du lịch là cách quan chức chính phủ
Nhu cầu của từng nhóm đối tượng này là khác nhau. Dựa vào đó, ta lập được bảng phân tích các nhân tố tạo nên thành công của doanh nghiệp (KFS) như sau:
Khách hàng muốn gì? Làm thế nào để doanh
nghiệp cạnh tranh? KFS
- Khách du lịch hạng sang:
+ Ít quan tâm đến giá cả
+ Yêu cầu về chất lượng dịch vụ về ăn, ngủ nghỉ, bể bơi, fitness, spa
+ Yêu cầu cao về thái độ phục vụ,c hăm sóc của nhân viên + Quan tâm đến các tour đi kèm + Quan tâm đến thương hiệu,
- Đầu tư vốn xây dựng theo các tiêu chuẩn đặt ra của các khách sạn 5 sao - Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ tốt
- Tạo dưng thương hiệu cá nhân
- Đầu tư các tiện ích: nghỉ
- Một khách sạn 5 thu hút được nhiều người khi nó trước hết đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu của một khách sạn 5 sao. Ngoài ra, các khách sạn nên ở các thành phố lớn nơi có nhu cầu cao, điểm thăm quan du lịch nổi
đẳng cấp
- Khách là doanh nhân hay các quan chức chính phủ :
+ Không quan tâm đến giá cả Quan tâm đến thời gian di chuyển giữa khách sạn và các trung tâm kinh tế.
+ Quan tâm đến các dịch vụ về MICE (thiết bị nghe nhìn, internet, máy tính, phòng họp lớn, tiện ích in ấn, fax..)
+ Ít quan tâm đến thương hiệu. + Thường đến những khách sạn quen thuộc.
dưỡng & hội họp phục vụ cho cả 2 loại khách
- Tạo lập hệ thống quản trị khách sạn để tiết kiệm chi phí
- Tạo dựng mối liên hệ tốt với các công ty lữ hành
tiếng, điểm gần trung tâm kinh tế, chính trị…
- Hệ thống quản trị chất lượng cao, nhân viên phục vụ tốt, tận tình, chất lượng các dịch vụ đảm bảo sẽ tạo uy tín cho khách hàng.
- Một khách sạn có thương hiệu sẽ được mọi người chú ý đến trước tiên.
CHƯƠNG V
ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP
Sau đây là một số đề xuất cho các doanh nghiệp có đang có dự định đầu tư kinh doanh loại hình khách sạn 5 sao trong tương lai.
a. Có chính sách phù hợp với đặc điểm thị trường kinh doanh: - Nắm bắt những cơ hội:
o Nhu cầu về du lịch tăng cao => nhu cầu về nơi ăn chốn ở cao
o Môi trường kinh tế, chính trị Việt Nam ổn định
o Nhà nước có thái độ thiện chí với các doanh nghiệp - Thích nghi với những đặc tính lâu đời của thị trường:
o Doanh nghiệp cần tìm cách hoạt động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự chỉ huy của nhà nước.
o Hiện tượng quan liêu, tham nhũng là căn bệnh cố hữu của Việt Nam, vì thế doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều bên tạo sự thuận lợi hơn trong công việc.
o Cần nắm rõ về hệ thống pháp luật của Việt Nam để kinh doanh đúng theo pháp luật.
o Văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú, ngành kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ và liên quan trực tiếp đến văn hóa. Vì vậy, để đảm bảo những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là đúng đắn và phù hợp, doanh nghiệp phải nắm rõ được đặc điểm nền văn hóa Việt Nam, những điều nên hay không nên ở nền văn hóa Á Đông này.
o Tạo hệ thống kinh doanh sản xuất thân thiện với môi trường để cùng chung tay góp phần vào việc bảo vệ môi trường của Việt Nam.
o Tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức, công ty lữ hành Việt Nam. Nếu làm tốt được điều này, khách sạn sẽ tận dụng được khá nhiều nguồn khách.
o Hiện tại, các yếu tố về lạm phát, tài chính của Việt Nam đang là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp đầu tư. Doanh nghiệp cần có cách thức tổ chức cơ cấu hoạt động kinh doanh hiệu quả để giảm tối đa chi phí.
o Đầu tư chi phí để đào tạo lao động đủ đáp ứng cho yêu cầu của khách sạn 5 sao
b. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
- Đầu tư vốn và nhân lực để xây dựng khách sạn theo đúng các tiêu chuẩn đặt ra của các khách sạn 5 sao. Bên cạnh đó, lựa chọn địa điểm phù hợp với mục đích kinh doanh cũng rất quan trọng. Nếu khách sạn nhằm mục đích nghỉ ngơi, ăn dưỡng thì vị trí nên ở những nơi xa trung tâm thành phố, ít ồn ào, khí hậu ôn hòa. Nếu khách sạn nhằm mục đích phục vụ khách doanh nhân, khách sạn nên ở những trung tâm đô thị lớn, gần trung tâm kinh tế.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ tốt với khách hàng, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách, có như thế doanh nghiệp mới có thể níu giữ được khách hàng.
- Tạo dưng thương hiệu cá nhân bằng chất lượng, bằng phong cách
và bằng các gói sản phẩm đặc biệt.
- Đầu tư các tiện ích: nghỉ dưỡng & hội họp phục vụ cho cả 2 loại khách để tận dụng tối đa phòng ốc.
- Tạo lập hệ thống quản trị khách sạn để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng.
Tóm lại, ngành kinh doanh khách sạn, đặc biệt là khách sạn cao cấp 5 sao tại Việt Nam là một ngành đầy tiềm năng nhưng không phải là không chứa đựng những rủi ro. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp hiểu rõ môi trường kinh doanh, biết cách tận dụng cơ hội kết hợp với các điểm mạnh vốn có của mình thì hoàn toàn có thể đạt tới thành công trong lĩnh vực đầy hứa hẹn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020 - TS. Hà Văn Siêu
2. Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam 2010, 2011 bởi Công ty Grant Thornton Vietnam
3. Concepts in Strategic Management and Business Policy – Thomas L.Wheele and J.David Hunge
4. Website Tổng cục du lịch Việt Nam - www.vietnamtourism.gov.vn
5. Website DoingBusiness – www.doingbusiness.org