1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Hạ Long, Quảng Ninh

30 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 549,41 KB

Nội dung

Bên cạnh các giá trị đã được công nhận, vịnh Hạ Long còn được biết đến bởi vùng non nước huyền thoại có lịch sử phát triển lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Hạ Long, là nơi tập t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đức Thanh

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài : 6

3 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Bố cục khoá luận 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH 8

1.1 Tài nguyên du lịch 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại 8

1.1.3 Vai trò, chức năng 8

1.2 Loại hình du lịch 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Điều kiện hình thành loại hình du lịch 9

1.2.3 Phân loại 10

1.3 Sản phẩm du lịch 11

1.3.1 Khái niệm 11

1.3.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 11

1.3.3 Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch, sản phẩm du lịch 11

Tiểu kết chương 1 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 13

2.1 Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long 13

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 13

1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 15

2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 16

2.2.1 Giao thông vận chuyển 16

2.2.2 Thông tin liên lạc 16

2.2.3 Cấp điện 16

2.2.4 Cấp thoát nước 17

Trang 4

2.2.5 Xử lý rác thải 17

2.3 Các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 17

2.3.1 Du lịch tham quan 17

2.3.2 Lưu trú nghỉ đêm 18

2.3.3 Du lịch sinh thái 18

2.3.4 Du lịch nghỉ dưỡng 18

2.3.5 Du lịch mạo hiểm 19

2.3.6 Du lịch văn hóa 19

2.4 Sự gia tăng của loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 20

2.5 Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 23

Tiểu kết chương 2 24

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 25

3.1 Căn cứ đề xuất phát triển các loại hình du lịch 25

3.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương 25

3.1.2 Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cho vịnh Hạ Long 25

3.2 Giải pháp thực hiện 26

3.2.1 Về cơ chế chính sách 26

3.2.2 Về công tác quy hoạch 26

3.2.3 Về phát triển sản phẩm du lịch 26

3.2.4 Về phát triển hệ thống hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 27

3.3.5 Về xúc tiến, quảng bá du lịch 27

3.2.6 Về bảo vệ môi trường 27

3.3 Kiến nghị 28

3.3.1 Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh 28

3.3.2 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh 28

3.3.3 Ban Quản lý vịnh Hạ Long 28

3.3.4 Đối với doanh nghiệp du lịch 29

Tiểu kết chương 3 29

KẾT LUẬN 30

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có vùng biển rộng lớn vì vậy du lịch biển

có vị trí đặc biệt trong Chiến lược quốc gia về du lịch Trong hệ thống du lịch biển Việt Nam, vịnh Hạ Long được du khách trong nước và quốc tế biết đến như một địa danh du lịch hấp dẫn

Ngay từ năm 1962, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia Vịnh Hạ Long cũng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới về các giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm 2000) mang tính toàn cầu nổi bật Bên cạnh các giá trị đã được công nhận, vịnh Hạ Long còn được biết đến bởi vùng non nước huyền thoại có lịch sử phát triển lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Hạ Long, là nơi tập trung nhiều bãi tắm đẹp, quy mô lớn, nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa dạng sinh học cao

Trong những năm qua, lượng khách đến với vịnh Hạ Long phát triển hết sức mạnh mẽ, hoạt động du lịch phát triển đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Tuy nhiên, loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long chưa phong phú, chủ yếu tập trung khai thác các giá trị về cảnh quan ở khu vực trung tâm với một số tuyến điểm tham quan truyền thống như Thiên Cung - Đầu Gỗ, Sửng Sốt - Ti Tốp, du khách mới chỉ được tham quan ngắm cảnh Vịnh, tham quan hang động và hiện đã xuất hiện một vài tour du lịch tham quan làng chài, nghỉ đêm trên Vịnh…; vào những ngày cao điểm, lượng khách đến tham quan tập trung đông đã tạo nên sự quá tải, gây sức ép không nhỏ cho công tác quản lý và phục vụ

Trang 6

Tuy nhiên, du lịch tại đây vẫn chưa được khai thác có hiệu quả Các loại hình du lịch đang khai thác chủ yếu là các tuyến tham quan với nội dung và hình thức nghèo nàn, đơn điệu, chưa tôn vinh được các giá trị đặc biệt của Di sản - Kỳ quan Thiên nhiên thế giới Các tài nguyên về sinh thái, văn hóa hầu như chưa được quan tâm đến Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Hạ Long nói riêng cũng như của Quảng Ninh nói

chung Vì vậy, việc nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ

Long, Quảng Ninh” là việc làm cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài :

Vịnh Hạ Long là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu Hầu hết các đề tài nghiên cứu tập trung ở việc phát triển các loại hình du lịch có sẵn, hoặc xem xét nó như một trong những yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của du lịch địa phương chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về việc phát triển các loại hình du lịch phục vụ du khách trên vịnh Hạ Long

3 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài

Mục đích

Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long phục vụ du khách

Nội dung

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch, sản phẩm du lịch

- Khảo sát thực trạng tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long

- Đánh giá thực trạng các loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long

- Đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình du lịch và những điều kiện để phát triển các loại hình du lịch

- Về không gian: Khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 - 9/2012

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán

bộ tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long, lãnh đạo UBND phường Hùng Thắng, đại diện một số khu dân cư trên vịnh Hạ Long và người dân địa phương nhằm tham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết một số vấn đề thực tiễn

6 Bố cục khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung bao gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về loại hình du lịch

Chương 2 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long Chương 3 Giải pháp phát trển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH 1.1 Tài nguyên du lịch

1.1.1 Khái niệm

Theo Luật Du lịch thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[42]

Trang 9

Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh, tính chất chuyên môn hóa và quy mô hoạt động của một vùng du lịch

1.2 Loại hình du lịch

1.2.1 Khái niệm

Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn các nhu cầu, động cơ du lịch tương tự nhau

1.2.2 Điều kiện hình thành loại hình du lịch

Tài nguyên du lịch: Là điều kiện quan trọng số một để xây dựng loại hình du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên như

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái

Điều kiện hạ tầng kỹ thuật: Đối với phát triển hoạt động du lịch nói chung, phát triển các loại hình du lịch nói riêng, yếu tố hạ tầng kỹ thuật là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng

Công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các loại hình vui chơi giải trí hiện đại cần đến các thiết bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao

Chính sách: Đây là yếu tố chủ quan có tác động trực tiếp tạo môi trường thuận lợi (thu hút đầu tư, vốn, công nghệ, con người) cho phát triển

du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói riêng

Nhu cầu và động cơ một hay một nhóm du khách cũng là điều kiện quan trọng hình thành loại hình du lịch, khi mà động cơ du lịch của họ với những mục đích cụ thể được cụ thể hóa bằng những hình thức thực hiện (phương thức tổ chức tour) cụ thể

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch

có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch Mục đích của

Trang 10

việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch

1.2.3 Phân loại

Có nhiều tiêu chí phân loại loại hình du lịch khác nhau Cụ thể:

Phân loại theo môi trường tài nguyên

Tùy vào môi trường tài nguyên mà loại hình du lịch được chia làm hai nhóm là du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa

- Du lịch thiên nhiên:

Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch gắn với môi trường tự nhiên, nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên, phong cảnh tự nhiên hấp dẫn…Nhiều nhà nghiên cứu về địa lý, kinh tế và du lịch dùng thuật ngữ khác khi nói về du lịch thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch xanh Trong số các loại hình du lịch thiên nhiên thì có thể có những loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn…

- Du lịch văn hoá :

Theo Luật Du lịch thì “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa” [42] Du lịch văn hóa là loại hình du lịch gắn với môi trường nhân văn Điểm đến của du lịch văn hóa là các di tích văn hóa - lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan văn hóa nghệ thuật,…

Phân loại theo mục đích chuyến đi

Trong các chuyến đi du lịch thuần túy, bao gồm những loại hình sau:

Du lịch tham quan; Du lịch thể thao; Du lịch khám phá; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch tôn giáo; Du lịch giải trí

Trang 11

Trong các chuyến đi du lịch kết hợp, bao gồm những loại hình sau:

Du lịch học tập, nghiên cứu; Du lịch công vụ (kinh doanh, hội nghị); Du lịch chữa bệnh; Du lịch thăm thân nhân

Phân loại theo đặc điểm địa lý của địa điểm du lịch

Sản phẩm du lịch là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một địa phương, một khu du lịch Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch

Trang 12

để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thỏa mãn của du khách, nới rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp khu du lịch nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh Trên cơ sở tài nguyên sẵn có việc phát triển sản phẩm, loại hình du lịch đáp ứng yêu cầu của du khách là một xu thế tất yếu, nhưng không thể nằm ngoài các quan điểm, định hướng phát triển du lịch chung của quốc gia, của Tỉnh Mục tiêu phát triển loại hình du lịch đi sâu vào hoạt động có nội dung và chất lượng hấp dẫn sẽ giải quyết được các vấn đề của du lịch Hạ Long Việc nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới

sẽ mở ra một tương lai mới cho du lịch vịnh Hạ Long

Đó là những cơ sở làm tiền đề cho việc phân tích tiềm năng, và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ được trình bày ở chương 2

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

TRÊN VỊNH HẠ LONG

2.1 Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài

từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ

Khu vực trung tâm vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận có diện tích rộng 434 km², gồm 775 hòn đảo trong đó có 411 đảo có tên, được xác định trong tọa độ 106°59'24'' đến 107°20'30'' kinh độ Đông và 20°43' 24'' đến 20°56'12'' vĩ độ Bắc, giới hạn bởi ba điểm: đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Đỏ (phía Đông) [16,9] Khí hậu

Khí hậu vịnh Hạ Long là nhiệt đới, nóng ẩm, chia làm 2 mùa chính

và 2 mùa chuyển tiếp: Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa hè

từ tháng 5 đến tháng 9 Mùa hè có nhiệt độ trung bình 26o

C-27oC Mùa đông có nhiệt độ trung bình 15o

C - 20oC Nhiệt độ trung bình năm 18o

Trang 14

Giá trị địa chất, địa mạo

Vịnh Hạ Long có dạng địa hình đồi núi ven biển, đặc biệt là các đảo núi đá vôi sót lại trên và dưới mực nước biển tạo nên các kiều karst, hang động nổi tiếng thế giới Đây là một mẫu hình tuyệt vời với cảnh quan karst trưởng thành nhờ có tầng đá vôi dày khoảng 1000m khá thuần nhất, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và trên nền tổng thể nâng tân kiến tạo chậm chạp, dưới sự tác động tương hỗ biển, đất trời Quá trình tiến hoá hang động karst ở đây được tính từ khoảng 200 triệu năm đến nay, trải qua

5 giai đoạn đó là:

+ Tạo đồng bằng cổ

+ Tạo phễu, thung lũng karst

+ Tháp triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau + Hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết nhau

+ Tạo ra đồng bằng mới đặc trưng cho karst đá vôi nhiệt đới bị biến tiến Hang động trên vịnh Hạ Long thuộc 3 nhóm chính

đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn thứ 3 với số phiếu biểu quyết 100%

Trang 15

Giá trị đa dạng sinh học

Vịnh Hạ Long nơi quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái

Theo thống kê , thực vật vịnh Hạ Long có 453 loài, 285 chi, 100 họ thuộc 5 ngành thực vật như ngành mộc lan với 416 loài, ngành dương xỉ với 14 loài, ngành thông đất có 02 loài, ngành lá thông có 01 loài và ngành thiên tuế có 02 loài [13,19] Động vật có 4 loài lưỡng cư, 8 loài bò sát, 76 loài chim và 22 loài thú [13,19] Đặc biệt, ở vịnh Hạ Long đã phát hiện được 13 loài thực vật đặc hữu như Ngũ gia bì Hạ Long, Nhài Hạ Long, Nan Ong Hạ Long, Sung Hạ Long, Móng Tai Hạ Long, Khổ Cử Đại Nhung, Khổ Cử Đại Hạ Long, Cọ Hạ Long, Thiên tuế Hạ Long, Sóng bè

Hạ Long, Hồ da Hạ Long, Giềng Hạ Long và Lan Tím [13,35]

Hệ sinh thái biển và ven bờ, bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 315 loài cá, 545 loài động vật không xương sống đáy, 234 loài san hô, 411 loài sinh vật phù

du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 28 loài thực vật ngập mặn [13,47]

Các giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá

1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Tiếp nối không gián đoạn trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nhất định, cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân loại

Vịnh Hạ Long không chỉ có nền văn hóa lâu đời mà nơi đây đã gắn liền với những trang sử của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh như Vân Đồn, núi Bài Thơ lịch sử,

Ngày đăng: 22/07/2014, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w