1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : Việc làm, kỹ năng xin việc của sinh viên khi mới ra trường docx

29 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 196 KB

Nội dung

MỤC LỤCI – Khái niệm tìm việc làm 3 II – Các bước tạo việc làm 4 III – Những kỹ năng cần có của sinh viên khi đi xin việc làm.. Đơn giản là nhữngthanh niên hiện nay, những sinh viên đư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

I – Khái niệm tìm việc làm 3

II – Các bước tạo việc làm 4

III – Những kỹ năng cần có của sinh viên khi đi xin việc làm 6

IV – Định hướng làm việc của sinh viên sau khi ra trường 8

V - Những thay đổi khi bước vào môi trường mới 12

VI – Việc làm của sinh viên sau khi ra trường: vừa thừa vừa

thiếu!

15

I - Những lời khuyên cho những sinh viên khi ra trường 18

II – Những lỗi thường mắc phải khi đi xin việc 20

PHẦN 1: TÍNH CẤP THIẾT ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Quá trình hội nhập của Việt Nam đứng trước muôn vàn thời cơ và tháchthức, mở ra nhiều cơ hội để phát triển, phục vụ nhu cầu về việc làm cho con

Trang 3

người Do đó vấn đề về việc làm được đặt vào vị trí hàng đầu trong các chínhsách phát triển kinh tế xã hội Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạchđịnh các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việclàm là vị trí trung tâm.

Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mốiquan tâm lớn của nhiều quốc gia Hiện nay quốc gia đang cần những nhân tàitrẻ để phục vụ cho đất nước Vậy các nhân tài đó là ai??? Đơn giản là nhữngthanh niên hiện nay, những sinh viên được học tập và rèn luyện tại các trườngĐại học, cao đẳng,…Đây chính là những tài năng tương lai, giúp cho đất nướcphát triển, giải quyết về nhu cầu việc làm của người lao động

Mặc khác để tìm được một công việc phù hợp cho mỗi người không hề

dễ chút nào, và điều này là rất khó khi lại là các sinh viên vừa tốt nghiệp ratrường Đi xin việc ở đâu, Làm thế nào để xin được việc, công việc có phù hợphay không, ? đó là những câu hỏi chung mà họ sẽ cùng nghỉ tới

Việc làm nói chung và việc làm của sinh viên sau khi ra trường nói riêngđang là vấn đề “ nóng”, bức xúc, thu hút sự chú ý của mọi người cũng như các

cơ quan chức năng có liên quan Vì vậy em chọn đề tài “ Việc làm, kỹ năng xin

việc của sinh viên khi mới ra trường.” Trong quá trình nghiên cứu đề tài này

không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong được sự góp ý của thầy để đềtài này được hoàn thiện hơn

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I - Khái niệm về việc làm

1 Định nghĩa việc làm

Trang 4

Theo bộ luật lao động_Điều 13” Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bịpháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.”

Trên thực tế việc làm thể hiện dưới 3 hình thức:

- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc

- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụnghoặc quyền sở hữu ( một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hànhcông việc đó

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù laodưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuấtnông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc mộtthành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

2 Các đặc trưng của việc làm

Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặccấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khíacạnh khác nhau của vấn đề việc làm Bao gồm:

- Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi Cho biết trong số nhữngngười có việc làm thì tỉ lệ nam,nữ là bao nhiêu, độ tuổi nào là lực lượnglao động chính ( chiếm phần đông trong lực lượng lao động)

- Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng ( nông thôn – thành thị) Cho biếtkhả năng tạo việc làm ở 2 khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việclàm mới trong tương lai

- Cơ cấu làm việc theo ngành kinh tế Cho biết ngành kinh tế nào trong nềnkinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiều lao động nhất ở hiện tại

và tương lai, sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này

- Cơ cấu việc làm theo nghề Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra đượcnhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương laicủa người lao động

Trang 5

- Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế Cho biết hiện tại lực lượng laođộng đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào và xu hướngdịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai Thànhphần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tự liệu sản xuất.

- Trình độ văn hóa và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theovùng

II - Các bước tìm việc làm

Bạn là sinh viên mới ra trường và thiếu kinh nghiệm tìm việc làm? Sauđây là các bước tìm việc làm sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tìm việc cho bản thân

1 Hiểu rõ quá trình tìm việc

Dưới đây là một số những quan niệm về quá trình tìm việc, chúng sẽ giúpbạn hiểu rõ hơn về quá trình tìm việc và tự tin hơn khi đi xin việc:

- Tìm việc là quá trình “tiếp thị” bản thân và tài năng của bạn

- Biết rõ được khả năng và thế mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà tuyểndụng

- Tìm kiếm việc làm sẽ mất nhiều thời gian của bạn

- Theo sát một kế hoạch đã vạch rõ, nhưng phải luôn linh hoạt

- Đừng từ bỏ công cuộc tìm việc trừ khi bạn thành công

2 Đánh giá bản thân

Xác định và liệt kê những sở thích của bạn, kỹ năng, mong muốn và thóiquen làm việc của bạn Khi bạn biết rõ được tính cách của bạn, bạn có thể dễdàng xác định công việc và công ty phù hợp với bạn

3 Xác định những mục tiêu của bạn

Bạn muốn làm công việc gì? Bạn thích các hoạt động công việc nào?Kiểu sếp nào phù hợp với bạn? Bạn muốn làm việc ở đâu? Biết rõ những điều

Trang 6

bạn muốn và mong chờ sẽ giúp bạn dễ dàng vạch ra những chiến thuật trongcông cuộc tìm việc hơn.

4 Tạo hồ sơ xin việc

Chuẩn bị và thu thập những tài liệu cần thiết sau:

- Thư ngỏ, thư cảm ơn, thư nhận lời hoặc từ chối công việc

6 Tìm kiếm nhà tuyển dụng và công ty tiềm năng có nhu cầu tuyển nhân viên

Tìm kiếm những nhà tuyển dụng và công ty tiềm năng đang có nhu cầutuyển nhân viên Xác định xem công ty nào thực sự phù hợp với bạn, công tynào thực sự có nhiều cơ hội để bạn phát triển tài năng Tiếp đến, tìm kiếm têncủa những người đang làm công việc mà bạn muốn ứng tuyển

7 Nộp hồ sơ xin việc

Chuẩn bị tất cả thư ngỏ, resume và những tài liệu liên quan để nộp chonhà tuyển dụng Hãy đảm bảo rằng tất cả những tài liệu bạn chuẩn bị đều trôngthật chuyên nghiệp Tiếp đó, bạn có thể gửi hồ sơ xin việc qua đường bưu điện,fax hoặc email tới công ty bạn muốn ứng tuyển

8 Tham dự cuộc phỏng vấn

Tìm kiếm thông tin của công ty trước buổi phỏng vấn Tìm hiểu xemcông ty hoạt động trên lĩnh vực nào và bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển,

Trang 7

mục tiêu của công ty Ăn mặc chỉnh tề và gọn gàng Biết rõ là bạn muốn mứclương và thưởng là bao nhiêu, sẵn sàng thoả thuận khi có thể Bạn nên gửi một

lá thư cảm ơn sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nhấn mạnh rằng bạn có thểmang lại những lợi ích gì cho công ty

9 Nhận lời hoặc từ chối công việc

Gửi thư cho công ty mà bạn ứng tuyển để trả lời là bạn chấp nhận lời mờicủa công ty hay không Nếu bạn nhận lời làm việc cho công ty, hãy bày tỏnhững đánh giá của bạn, lặp lại những điều khoản trong thư mời của công tygửi cho bạn và hỏi xem khi nào bạn có thể bắt đầu công việc mới của mình.Ngoài ra, nếu bạn không nhận lời làm việc cho công ty, bạn cũng nên gửi mộtbức thư cho công ty giải thích lý do và thể hiện rằng bạn đánh giá rất cao vềcông ty

10 Đánh giá quá trình

Nếu bạn không xin được công việc đúng như mong muốn, hãy tự hỏi bản thânnhững câu hỏi sau:

- Tôi đã hoàn thành tốt mọi điều cần thiết hay chưa?

- Mỗi bước trên, tôi đã làm tốt đến đâu?

- Tôi cần phải cải thiện những điều gì?

III – Những kĩ năng cần có của sinh viên khi đi xin việc làm

1 Kỹ năng truyền đạt thông tin:

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được nhữngbản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tảnào trong câu Theo ông Ruth Prochnow, nhà tư vấn về nghề nghiệp của trườngđại học Denver Career Centrer nói rằng: “Tôi nghĩ kỹ năng này cũng quan trọngnhư kỹ năng phát âm tốt và chuẩn vậy”

2 Kỹ năng về máy móc công nghệ:

Trang 8

Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khảnăng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình Tuy nhiên, có những công việc bạn xintuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụngthành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản Bà NormMeshriy, nhà tư vấn kiêm giám đốc của công ty Career Insights nói rằng: “Tiến

bộ công nghệ được áp dụng vào công việc nhằm làm cho hiệu quả công việccao hơn và giảm áp lực làm việc cho con người vì vậy để tận dụng được lợi thế

đó các bạn phải biết sử dụng chúng”

3 Khả năng lãnh đạo:

Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý

ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiềucấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty

4 Khả năng làm việc nhóm:

Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việchiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần cótính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ nhữngthành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộcnhiệm vụ của họ

Bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm với những công việclàm thêm hay hoạt động ngoại khóa Bà Meshriy cũng cho biết: “Hãy thử làmhầu hết mọi công việc bạn có khả năng trong cuộc sống, khi làm việc cùngnhững người khác bạn sẽ học được điều bạn cần”

5 Khả năng làm việc độc lập:

Trang 9

Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rấtquan trọng khi đi xin tuyển Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ

có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết

6 Khả năng thích nghi nhanh:

Có thể bạn biết cách để viết các biên bảo và thông báo theo đúng quy tắcnhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trongcông việc Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làmviệc Các đồng nghiệp cũng như sếp đến rồi đi Điều quan trọng là bạn cần cókhả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thờiđiểm khó khăn, bất ổn

IV – Định hướng việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là đã tạo nền tảng cho thànhcông trong tương lai Và trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quátrình định hướng hay chọn nghề của bất kỳ một sinh viên nào Sau đây chúng ta

sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp:

1 Bản thân

Điều tệ nhất bạn có thể làm là chọn nghề nghiệp cho mình chỉ để làm hàilòng ai đó Không ai hiểu rõ bản thân bạn hơn chính bạn, trước khi quyết địnhchọn một hướng đi cho riêng mình, bạn hãy dành ít phút nhìn lại bản thân xemchúng ta có những gì, những yếu tố đó có phù hợp với nghề mình chọn haykhông

2 Sức khỏe

Đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi bạn muốn chọn cho mình bất kểnghề gì Nếu không biết tự lượng sức mình thì cho dù bạn có đi hết con đườnghọc sau này cũng không giúp bạn bám trụ lâu với nghề Có những ngành nghềđòi hỏi cao về sức khoẻ, đơn cử nếu bạn muốn làm phi công, thuyền trưởng thìnhất thiết bạn không được mắc các bệnh về tim mạch… muốn đi vào nghề hội

Trang 10

họa, lái xe, nhuộm vải thì tối kỵ bệnh mù màu (không phân biệt được các màusắc).

4.Tố chất

Bạn muốn trở thành bác sĩ, điểm số trong lớp của bạn thuộc dạng "top"nhưng khi nghe mùi thuốc kháng sinh trong bệnh viện bạn không chịu được,hay khi nhìn thấy máu là bạn cảm thấy buồn nôn Bạn muốn làm kiến trúc sư?Tại sao không? Bạn học giỏi các môn tự nhiên, vẽ đẹp, có nhiều ý tưởng táobạo nhưng bạn không thể nào kiên nhẫn nổi với những con số chi chít trên mộtbản vẽ thì bạn nên xem lại mình trước khi quyết định thực hiện mong muốn Cóthể bạn dễ dàng vượt vũ môn nhưng không thể hóa rồng … Cá nhân phải biếtmình là người có tính cách như: kiềm chế, trung thực, bảo mật, gan dạ, dũngcảm, cẩn thận … để hướng đến những nghề nghiệp phù hợp

5 Thiên hướng

Lúc nhỏ bạn từng lãnh đạo, cầm "cờ lau xông pha trận mạc" thì có thể bạn hợp với vai trò người lãnh đạo Những nét vẽ "màu mè hoa lá hẹ” của bạn khi chưa thể cầm viết đúng cách có thể bạn sẽ là một Picaso tương lai Những thiên hướng này là nền tảng cho quyết định của bạn Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ này, có thể nó là bản chất năng khiếu của bạn mà bạn chưa khám phá hoặc bỏ quên Nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào của bạn sau này

6 Ngoại hình

Trang 11

Không phải chúng ta coi trọng vấn đề hình thức, nhưng có một số ngành nghề đòi hỏi ngoại hình cao như diễn viên, tiếp viên hàng không, người mẫu, MC… Khi bạn có ngoại hình không chuẩn thì nên xem lại ước muốn ngành nghề của mình.

7 Năng khiếu

Năng khiếu của mỗi người là khác nhau và cùng bộc lộ một cách khác nhau Đây có thể coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chọn trường, chọn nghề của bạn Một số ngành nghề như: kiến trúc, hội họa, sân khấu… đòi hỏi khá cao về phần thể hiện năng khiếu của bạn ngay trong đề thi tuyển sinh Bạn phải xác định được năng khiếu của mình trước khi đặt bút ghi tên vào hồ sơ

8 Gia đình

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định của không ít học sinh đó là điềukiện kinh tế gia đình Đây là vấn đề có thể nói là làm cho học sinh phân vânnhiều nhất khi chọn nghề, nhất là các em học sinh ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn.Nhiều em có ước muốn thi vào ngành công nghệ thông tin nhưng nghĩ đến việcphải trang bị máy tính ngay năm học đầu tiên thì hơi e ngại Nhiều ngành như

du lịch, thiết kế thời trang, y… khá tốn kém cũng làm "chùn bước" không ít sĩ

tử khi đăng ký dự thi

Mặc khác, truyền thống gia đình luôn quan trọng với người dân Việt Nam nóiriêng và người phương Đông nói chung Chúng ta luôn bị ảnh hưởng của giađình khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào Nhiều ông bố, bà mẹ ép con họctheo những ngành nghề mà cha ông mình từ trước đến giờ theo đuổi Nếu sinh

ra trong một gia đình có bố, mẹ, anh, chị làm bác sĩ, giáo viên, công an… thìhọc sinh thường bị "gò” phải thi vào cái "khuôn" ấy của gia đình

9 Bạn bè

Trang 12

Lứa tuổi học trò là lứa tuổi thích chứng tỏ mình, khẳng định mình Khithấy bạn bè đăng ký thi vào những ngành nghề thời thượng thì nhiều em họcsinh tự hỏi tại sao mình không thi vào đó trong khi khả năng của mình khôngthua kém bạn bè Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiềubạn chọn sai hướng đi của mình.

Theo thống kê cho thấy, nếu trong lớp học có nhiều em chọn thi vào mộttrường nào đó thì những học sinh còn phân vân lưỡng lự thường "a dua" thitheo bạn bè Cũng có trường hợp vì "thằng bạn nối khố” thi vào ĐH Bách khoanên cũng thi vô Bách khoa cho có bạn có bè, hai thằng cứ kè kè nhau quen rồigiờ bơ vơ mỗi đứa một nơi thấy "tủi tủi" Tôi có anh bạn cũng khá thân, học khágiỏi nhưng năm nào chàng ta cũng đăng ký thi ĐH mặc dù đang là sinh viên củamột trường không phải tồi Hỏi ra mới biết vì người yêu của chàng thích nhữnganh chàng phong lưu, tài hoa theo phong cách kiến trúc, thế là anh chàng quyếtđịnh sẽ là một trong những anh chàng "phong lưu" ấy cho cô nàng cảm phục

Có thể nói bạn bè ảnh hưởng đến cuộc sống của ta không ít, nhưng tương lai thìphải do chính chúng ta quyết định Nếu cùng sở thích, chí hướng thì khi đi cùngcon đường bạn sẽ có người chia sẻ, cùng nhau tiến bộ như thời xưa, nhưng khithấy không thể đi cùng đường thì bạn hãy mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình,đừng gò ép theo bạn bè Bạn cũng nên góp những ý kiến có thể quan trọng vớimột người bạn khi người này còn đang phân vân hay đang chọn hướng sai Vànên nhớ chỉ khuyên thôi còn quyết định thì là của bạn mình

10 Xã hội

Sau khi rời ghế nhà trường THPT, cả một chân trời tương lai đang hiện ratrước mắt các bạn Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của thanh niên chúng tachưa bao giờ nhiều như bây giờ Học ngành gì đây, ngành nào đang "hot",ngành nào đang hái ra tiền và ngành nào bảo đảm ra trường không thất nghiệp.Học đại học, cao đẳng hay học nghề… Xã hội đang phát triển, thay đổi từng

Trang 13

ngày nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cá nhân học sinh khiđăng ký chọn trường.

"Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa…" là quan điểm chọn trường củanhững sĩ tử cách đây 10 năm Nhưng trong xu hướng hiện nay, những ngànhnghề mang tính kinh tế cao như: quản trị kinh doanh, du lịch, công nghệ thôngtin… hay những nghề mới lên như PR, Event, chuyên viên quảng cáo… đangthu hút khá đông bạn trẻ đăng ký học Và tương lai còn những ngành nghề nàomới, thời thượng hơn thì chưa thể đoán trước được Xã hội đòi hỏi chúng taphải phát triển cho kịp tốc độ, nếu không sẽ bị đào thải nhanh chóng và điềunày cũng đang gây cho những học sinh thời công nghệ số không ít băn khoăn

Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, người đã can đảm chọn đúngmục tiêu đời mình Bạn sẽ không bao giờ thất vọng với việc học nếu các bạn đãxác định được mục tiêu của mình là học cái gì và học để làm gì Trên đây lànhững yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh

Có thể có những yếu tố khách quan, chủ quan khác mang tính bất ngờ khônglường trước được, điều quan trọng là bạn phải thật bình tĩnh, luôn là chính mìnhtrong mọi quyết định thì chúng tôi tin bạn sẽ đi đúng hướng

V – Những thay đổi khi bước vào môi trường mới.

Bạn vừa nhận tấm bằng đại học và đã trải qua một cuộc phỏng vấn cam

go với kết quả là một công việc phù hợp Là một nhân viên mới, trẻ và cònthiếu kinh nghiệm, bạn phải làm sao để “sống sót” được trong môi trường cạnhtranh và nhiều thử thách? Bạn cần thay đổi như thế nào?

1 Thay đổi về diện mạo:

Thời trang sinh viên như quần jean, áo phông bụi bặm giờ đây không cònphù hợp với môi trường công sở nữa Thay vào đó là những bộ trang phục nhưquần tây áo sơ mi, những thứ tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp của người đi làm

Trang 14

Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang chuyên về quần áo công sở và bạn cóthể "bổ sung" dần dần cho tủ quần áo của mình theo thời gian.

2 Tạo ấn tượng đáng nhớ ngay từ lần đầu:

Lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều người "theo dõi" vàđánh giá Với vẻ ngoài không chỉnh chu, vẻ mặt lo sợ sẽ khiến các đồng nghiệpmới có ấn tượng không tốt về bạn Vì vậy, hãy ăn mặc cho phù hợp, chuẩn bịtrước tinh thần, luôn thân thiện và cởi mở với mọi người bạn gặp

3 Từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su:

Rất nhiều sinh viên có thói quen nhai kẹo cao su mọi lúc, mọi nơi nhưngvới môi trường công sở thì đó là hành động thiếu chuyên nghiệp và không đượchưởng ứng Hơn nữa, khi gặp khách hàng, hành động như vậy sẽ dễ bị hiểunhầm là để che giấu sự lo lắng vì vậy rất dễ "mất điểm" trước họ

4 Biết đặt câu hỏi:

Giấu dốt là hành động ngốc nghếch nhất của những sinh viên mới tốtnghiệp Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng khi ứng viên không biết đặt racâu hỏi đó mới là ứng viên dốt Bất cứ khi nào bạn gặp thắc mắc dù là vấn đềnhỏ nhất nhưng bạn không thể tự tìm ra câu trả lời thì nên tìm người có thể giúpbạn

5 Sẵn sàng làm những việc vặt:

Tất nhiên, công việc này chắc chắn không có trong danh sách công việcphải làm của bạn nhưng bạn cũng nên học và làm việc khi cần thiết Ví dụ, khibạn là người uống cốc trà cuối cùng trong ấm, bạn nên pha bình mới hay khibạn in những tờ giấy cuối cùng trong máy in, bạn cũng nên để lại giấy vào

6 Tôn trọng giờ giấc:

Luôn đúng giờ là quy tắc rất quan trọng trong công việc Nếu cuộc họpbắt đầu lúc 10 giờ, tốt nhất bạn nên đến trước 5 phút tối thiểu để sẵn sàng chocuộc họp Những lý do như tắc đường, thời tiết xấu cũng không thể bào chữa

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w