Giáo sư-Viên sĩ NGUYỄN VĂN HIỆU Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21 tháng 7 năm 1938 ở tỉnh Hà Tây cũ. Ông là con đầu trong một gia đình có mười người con. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàonăm1956.Năm1960 ông bắt đầu nghiên cứu đầu tiên củamình tạiViệnnghiên cứuliênhợphạt nhân JINR (JointInstitute forNuclearResearch) ở Dubna(Moscowthuộc LiênXôtrước đây). Tại đó ôngđã bảo vệ thànhcôngluận án Tiếnsĩ vào năm1963,luậnánTiếnsĩ khoahọcvào năm 1964và trở thành giáosư vật lý của Liên Xôvào năm 1968. Cha của Nguyễn Văn Hiệu là Nguyễn VănNguyện sinh ở làng Cầu Đơ thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Ông Nguyễn Văn Nguyện làm ủyviên Ủy banHành chính thị xã Hà Đông phụ trách tự vệ trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám. Năm 1946 khibùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Hiệu támtuổi và đang họcdở lớp dự bị (tươngđương với lớp 2hiện nay).Cha thoát li gia đình lên Việt Bắc. Cậubé Hiệu cùng với mẹ và năm em nhỏ dắt díu nhau lánh sanghuyện Mỹ Đức rồi huyệnỨng Hòa vào mạn bến Đục, chùa Hương. Sau này, khi đã trở thành mộtnhà vật lý nổi tiếngthế giới, NguyễnVăn Hiệu đã kể về thời niên thiếu vất vả, khổ cực của mình như sau: “Những nỗi buồn vui, những kỷ niệm của thời niên thiếu là những điều ta thường hồi tưởng khi đã trưởng thành. Mỗi khi trong cuộc đời khoa học của tôI có một sự kiện gì đặc biệt, bao giờ tôi cũng nhớ lại hai lần tôi phảI bỏ học khi mới hơn mười tuổi vì nhà nghèo quá. Năm 1948, năm tôi tốt nghiệp tiểu học, cả tỉnh Hà Đông lúc đó chỉ có một trường trung học là Trường Nguyễn Huệ ở huyện Mỹ Đức. Cha tôi đi công tác xa ở một cơ quan thuộc Liên khu Ba. Mẹ tôi và bảy người con mà tôi là con lớn nhất tản cư đến làng Đáo Xá phía nam huyện Ứng Hòa. Trường Nguyễn Huệ ở quá xa và tôi không có tiền trọ nên đành phải bỏ học. Tuy mới mười tuổi những tôi đã phải kéo sợi, tết dải rút để kiếm tiền giúp mẹ. Một năm sau, cơ quan của cha tôI chuyển vào làng Lam Vĩ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bên kia sông Chu là làng Ngò mà ở đó có Trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền. Cha tôi đón tôi và ba em lớn của tôi về làng Lam Vĩ. Tôi và ba em vừa kéo sơi ___________________________ (*) Tham khảo từ cuốn sách “Nguyễn Văn Hiệu – Các công trình chọn lọc” của Nhà xuất bảnGiáo dụcnăm 2007. vừa qua sông theo học Trường Nguyễn Thượng Hiền. Sau một năm, khi tôi vừa học xong lớp 5 (hệ phổ thông 9 năm), cha tôi được điều động ra công tác tại một vùng thuộc Liên khu Ba. Mấy anh em chúng tôi phải quay về ở với mẹ tại thị trấn Rừng Thông (Thanh Hóa). Gần nhà không có trường trung học. Thế là một lần nữa tôi phải bỏ học ở nhà kéo sợi, xe chỉ tơ để kiếm tiền giúp mẹ nuôi em… Tôi vô cùng ao ước được tiếp tục học lên. Khi các bạn cũ hồi lớp 5 trọ ở làng Ngò theo học Trường Nguyễn Thượng Hiền có dịp nghỉ cuối tuần trở về nhàđI ngang qua Rừng Thông, tôi liền khẩn khoản mượn vở của các bạn ấy, vội vã chép lại bài về một số môn chính để mày mò tự học theo chương trình lớp 6. Năm 1952, một số thầy giáo tản cư về Rừng Thông đứng ramở Trường Tống Duy Tân ở làng Sơn Viện. Nhờ vậy, tôi lại được cắp sách đến trường. Do đã chịu khó tự học xong chương trình lớp 6, tôi mạnh dạn thi thẳng vào lớp 7 và trúng tuyển. Được tiếp tục đi học, tôi sung sướng vô cùng và say sưa “dùi mài” tất cả các môn từ Văn, Sử, Ngoại ngũ đến Toán, Lí, Hóa. Thầy giáo nào cũng yêu tôi… Nhưng chả được bao lâu, cha tôi ốm. Cơ quan cho cha tôi thôi việc. Mẹ tôi sinh đứa con thứ tám. Gia đình quá gieo neo. Tôi đau đớn vô cùng khi gạt nước mắt xin thôi học lần thứ ba. May mắn thay, các thầy quá thương tôi. Nhà trường cử người đến an ủi cha mẹ tôi và cho biết từ ngày hôm ấy, tôi chẳng những không phải nộp học phí mà còn được cấp học bổng mặc dù Trường Tống Duy Tân là trường tư thục. Xúc động trước sự thương yêu đùm bọc của trường, tôi và các em lớn của tôi cùng ra sức kéo sợi, xe chỉ tơ kiếm thêm tiền để bù vào chỗ cha tôi mất việc, đủ cơm ngày hai bữa độn khoai ngô, tiếp tục học hết cấp hai… Trong thời niên thiếu, tôi đã phải nếm trải nhiều nỗi lo toan, nhiều điều bất hạnh nhưng tôi không oán trách số phận đã dành cho tôi những cái đó bởi vì chính nó giúp tôi sớm hiểu được thế nào là sức mạnh của ý chí và nghị lực kiên cường”. Ngay từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945,NguyễnVăn Hiệu đã được giáo dục, tiếpthu nền giáo dục cáchmạng. 16 tuổi, Nguyễn Văn Hiệu tốt nghiệp trường phổ thông (hệ 9 năm) đúng vàolúc kếtthúc cuộc kháng chiến chốngPháp.Mùa Thu năm 1956, saukhitốt nghiệp trường Đại họcSư phạm, Nguyễn VănHiệu làm cán bộ giảng dạy trường Đại họcTổng hợp vừa mới đượcthành lập. Trongquá trìnhhọc tập vàgiảng dạy, Nguyễn Văn Hiệu có mộtkhátvọng hiểu biết mãnh liệt và bềnbỉ, mộtphươngpháp trau dồi học vấn thiết thực là học để hiểu biết và tiếp thu những kiến thức khoahọcvật lý hiện đại nhất của thời đại nhằmphục vụ Tổ quốcvà nhân dân. Nhữngkiến thức trongchươngtrình đại học sư phạmba năm mà khóa NguyễnVăn Hiệu được học cấp tốc trong hainămthấtquá ít. Trước mỗi buổi lênlớp, Nguyễn VănHiệuthường phải chong đèn thâu đêm họclại chi li, cặn kẽ những môn mình vừađượchọc qua loa ở trường. Lạicòn phải học thêmrất nhiều kiến thứccơ sở mới mongcó thể nghiên cứu khoahọc. Nguyễn VănHiệutự vạchra một chương trình bổ túc kiến thứcvề toán và vật lí lí thuyết để thực hiện trong khoảngbốn đến năm nămvới hi vọng là sauthời gian đó sẽ bắt đầunghiên cứu cácvấn đề hiện đại. NguyễnVăn Hiệu hồi tưởng lạithời kỳ sinhviêncủa mình như sau: “Hà Nội được giải phóng và tôi vào trường Đại học Sư phạm. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thì giờ đánh bang chuyền, tập đàn ghi ta. Mọi nhu cầu về ăn, ở đều được nhà trường chu cấp. Năm tháng như có cánh bay đi. Ngày thi tốt nghiệp gần tới và thất náo nức lạ thường.Trong trí tưởng tượng của tuổi mười tám, tôi hình dung ra cảnh mình sẽ về dạy vật lí tại một trường cấp ba ở một huyện xa xôi. Tôi muốn làm sao trở thành một người thầy dạy vật lí thật hay, giảng bài thật lôi cuốn, làm sao để tất cả các em học sinh thân yêu của tôi đều say mê môn vật lí và rồi từ những số đó sẽ xuất hiện những nhà vật lí có tài năng lớn. Tôi dự định sẽ tổ choc ở cái trường cấp ba xa xôi cách trở đó những buổi nói chuyện ngoại khóa về các hiện tượng tự nhiên trong trời đất và ding các định luật vật lí để giải thích nguyên lí hoạt động của máy móc. Các bạn tôi sốt sắng giúp tôi chuẩn bị nội dung của các buổi ngoại khóa để làm mẫu và phân công nhau lần lượt thuyết trình. Thiếu tài liệu tiếng Việt để tyham khảo, chúng tôi học ngoại ngữ để đọc sách bằng tiếng nước ngoài. Hằng ngày, đi bộ từ kí túc xá đến lớp mỗi lần mất gần một tiếng đồng hồ. Đó là thời gian tốt nhất để tôi lẩm bẩm bằng tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Tuổi trẻ là tuổi khát khao hiểu biết. Thế hệ chúng tôi lại là thế hệ đã được rèn luyện chút ít trong kháng chiến…” Những năm làm việc tạiDubna (1960-1969) là nhữngnăm đẹp nhất trong tuổi thanh xuân tràn trề nhựasống của Nguyễn Văn Hiệu.Trong những nămấy, ông đã bảo vệ thành côngluậnán Tiến sĩ rồi luận án Tiến sĩ khoa học học và đã công bố hàngloạt công trìn nghiên cứu có tiếngvang quốc tế. 20 năm sau,tiên đoán lý thuyếttrong luậnán Tiến sĩ khoahọc của Nguyễn VănHiệu đã được thực nghiệmxác nhận là hoàn toàn chínhxác. Các kếtquả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiệu về lí thuyết đối xứng của cáchạt cơ bản đã đượctổng kết trong cuốnsách "Bài giảng về đối xứng unita của các hạt cơ bản" do Nhà xuất bảnNguyêntử (Liên Xô) in.Cuốn sách này đượcsử dụng rộngrãi ở Liên Xô và nhiềunước trênthế giới. Việc nghiên cứu “quá trình sinh nhiều hạt”của Nguyễn Văn Hiệu có sự cộng tác chặt chẽ của các nhà khoahọc Liên Xôđã được Bằng phát minhsố 228 (năm 1982) của Ủy banNhà nướcLiên Xô về sángchế phát minh. Tại Dubna,Nguyễn Văn Hiệu được mời thamdự báo cáo tạinhiều hội nghị khoa họcquốc tế và giảngbài tại nhiều trường đại học ở Pháp, Italia,Hà Lan,Hungari,Tiệp Khắc, BaLan,… Nguyễn Văn Hiệu ở Dubna vào thời kì khi vật lí năng lượng cao đang phát triển mạnh theohai hướng là vật lí nơtrinovà lý thuyết giải tích về tương tác mạnh của cáchạt. Các việnsĩ M.A.Markov và B.M.Pontecorvo chủ trì hướng nghiên cứu vật lí nowtrino. Hướng nghiên cứu lý thuyết giải tích về tương tác mạnh của các hạt do viện sĩ N.N.Bogoliubov và giáo sư A.A.Logunovchủ trì. Những vấn đề nghiên cứu về vật lí nơtrino của Markov gắn liền thực nghiệm, cónội dung vật lírất cụ thể, sinh độngvà đòi hỏi phải có trực giác rất nhạy bén.Các vấnđề nghiên cứu của BogoliubovvàLogunov đòi hỏi phải có năng lực trìu tượng hóa cao và phảiáp dụngnhững công cụ toán học hiện đại nhất. Sau một thờigian ở Dubna, Nguyễn Văn Hiệu nhận rarằnghướng nghiên cứu lí thuyết giải tíchvề tán xạ của BogoliubovvàLogunov làhướngcó triển vọng nhất nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cơ bản nhất, chủ chốt nhất và khó khăn nhất của vật lí năng lượng cao. Tháng 4năm 1963, đúnghai năm rưỡisau ngày đặt chân tới Liên Xô, Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ luận án Tiến sĩ về các cácvấn đề vật lí nơtrinovới sự hướng dẫn của viện sĩ M.A.Markov. Lúc đó, Nguyễn VănHiệu đã công bố 12 bàibáo về nơtrino. Đầu năm1963,NguyễnVăn Hiệu cộngtác vớigiáo sư A.A.Logunovnghiên cứu các tính chất của biên độ tán xạ ở vùng năng lượng cao với công cụ toán họclà lí thuyết hàm giải tích vàđã tìmra hàng loạt địnhlí tiệmcận mới. Ngày 4 tháng 5 năm 1964,Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ luận án Tiếnsĩ khoahọc vớinhanđề “Hệ thức tiệm cận các biên độ tán xạ trong lí thuyết trường lượng tử định xứ tương đối tính”. Lúc bấygiờ, Nguyễn Văn Hiệu mới hơn 25tuổi. Viện sĩ M.A.Markovcho biết: “Chỉ vài tháng sau khi đến Dubna, Nguyễn Văn Hiệu đã trình bày một bản báo cáo khoa học đáng chú ý. Anh dự các xêmina không phải với thái độ thụ động mà thường tìm ra những giải pháp mới lạ. Anh quan tâm đến hoạt động của tất cả các phòng thí nghiệm của Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân và được các nhà bác học lỗi lạc, những cộng tác viên của Viện giúp tìm ra phương hướng trong các lí thuyết hiện đại. Sau bốn năm đến Dubna, anh đã viết xong luận án tiến sĩ rồi tiến sĩ khoa học”. Viện sĩ M.A.Markov đánh giá về luận án Tiến sĩ khoa họccủa Nguyễn Văn Hiệu như sau: “Nguyễn Văn Hiệu đã thiết lập những hệ thức mà nếu được thực nghiệm xác nhận thì sẽ xác lập những nguyên lí của lí thuyết trường lượng tử hiện đại và nếu không thì cũng cho they sự cần thiết phảI sáng tạo một lí thuyết mới dựa trên các nguyên lí cơ bản mới”. Saunày, thực nghiệm đã hoàn toànxác nhận tính đúng đắn của tiên đoán lí thuyếtnói trên của Nguyễn Văn Hiệu. Các bản nhận xét luậnán Tiến sĩ khoa học của NguyễnVăn Hiệu đều khẳng định Nguyễn Văn Hiệu là “một nhà bác học cỡ lớn”, “đầy tài năng”, “có trình độ khoa học cao”.Viện sĩ N.N.Bogoliubovkhiđó là viện trưởng Viện Nghiêncứu Dubnacoi luận án Tiến sĩ khoa học của Nguyễn Văn Hiệu là“một luận án xuất sắc”. Viện sĩ M.A.Markov nói về lao động của Nguyễn Văn Hiệu như sau:“ Đôi khi người ta thực sự gặp may trong công việc: tìm they một ý tưởng thiên tài dẫn đến những kết quả quan trọng như tìm they một mỏ vàng. Nguyễn Văn Hiệu đi theo một con đường khác. Như người ta nói, anh không ngồi chờ khoa học đến “bố thí” cho anh, anh đã đạt được những kết quả khiến mọi người ngạc nhiên bằng cách lao động rất nhiều bằng năng lực lao động rất lớn. Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho Nguyễn Văn Hiệu. Mọi điều còn lại phụ thuộc vào lao động và những phẩm chất cá nhân. Nguyễn Văn Hiệu là một nhà bác học thật lớn. Tôi tin chắc rằng anh sẽ còn đóng góp được nhiều cho khoa học”. Viện sĩ B.M.Potecorvo– mộtnhà bác họcgốc Italia,mộtcộng sự của E. Fermi(GiảiNobel Vật lý năm 1958) nhận xét về NguyễnVăn Hiệu như sau: “Có thể tóm tắt đặc điểm của nhà bác học Việt Nam trẻ tuổi ấy bằng hai từ là tài năng và nghị lực. Song có thể thêm một từ nữa là năng suất”. Saukhibảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học, Nguyễn Văn Hiệu là chủ trì củamộtnhóm nghiên cứumới ở Dubnanghiên cứu về lí thuyết đối xứngcao. Các kết quả nghiên cứu củanhóm này đã được tập hợp trongcuốn sách của Nguyễn VănHiệumang tên “Những bài giảng về lí thuyết đối xứng unita” với lời giới thiệu của viện sĩ N.N.Bogoliubov.Songsong với nghiên cứu lí thuyết đối xứng của cáchạt cơ bản, Nguyễn Văn Hiệu còn hợptác với A.A.Logunovtrong quátrình sinh nhiều hạt ở vùng nănglượng cao. Khi đó, Logunovđang là tổng giám đốc Viện Vật lí năng lượng cao tại Serpukhov.Trong vòng 3năm (1966-1969), Nguyễn Văn Hiệu đều đặn hàng thángđi về trênquãng đườngDubna –Moscow – Serpukhovdài hơn 225km bằngxe lửa.Trong nhóm nghiêncứu của Logunov– Nguyễn Văn Hiệu, cósự tham gia của các tiếnsĩ khoa học M.A.Mestvirishvili, Yu.D.Prokoshkinvà S.P.Denisov. Trongnhững năm 1966- 1967, nhóm này đã tiênđoán quy luậtbất biếnkích thướctiết diện trong các quá trìnhsinh nhiềuhạt. Tiên đoán lí thuyết nổi tiếngcủa Logunov– Nguyễn Văn Hiệu được công bố lần đầu vào tháng10 năm1967 và sau14 năm đến tháng 12 năm 1981 mới đượcxác nhậnbằng thực nghiệm. Phát minh nàyđã được Nhànước Liên Xô cấp Bằng phát minhsố 228 vàongày 21 tháng 12 năm 1981.Theogiáo sư Đào Vọng Đức, có thể trình bày tóm tắt phát minh của Logunov-NguyễnVăn Hiệu như sau: “Giả sử ta có hai hạt vi mô A và B với năng lượng rất ca ova chạm với nhau. Quá trình va chạm này làm nảy sinh rất nhiều hạt khác. Trong số các hạt mới nảy sinh ấy, ta chỉ để ý đến một loại hạt C nào đó mà không quan tâm đến các hạt còn lại. Xác suet để sau quá trình va chạm sinh ra hạt C phụ thuộc vào năng lượng của nó. Logunov-Nguyễn Văn Hiệu tiên đoán rằng sự phụ thuộc này được diễn tả bởi một hàm của tỉ số giữa năng lượng của hạt C và năng lượng cực đại khả dĩ của nó. Không những thế, hàm này còn có tính vạn năng, nghĩa là một hàm chung cho tất cả mọi quá trình, không phụ thuộc vào loại của các hạt A, B, C. Từ đó suy ra rằng nếu tăng năng lượng của hạt C và năng lượng của các hạt va chạm nhau A và B lên một số lần như nhau thì xác suất sinh ra hạt C cũng sẽ không thay đổi. Nói cách khác, ở vùng năng lượng rất lớn, các hệ quả vật lí sẽ không thay đổi khi ta nhân các giá trị năng lượng với cùng một số”. Ngày 22 tháng 4 năm 1986, Nhà nước Liên Xôquyết định tặngGiải thưởng Lênin về khoa họcvà kỹ thuật cho tập thể các nhà bác học Liên Xô và ViệtNam, tậpthể các tác tác giả đã phát minh raqui luật“bất biến kích thước tiết diện của các quá trình sinh hạt” ở vùng năng lượng cao mà Nguyễn Văn Hiệu làmột trong hai tác giả chính. Giáosư Đào Vọng Đứcđánhgiá phát minh Logunov- Nguyễn Văn Hiệu như sau: “ Qui luật này có tầm quan trọng đặc biệt , làm nền tảng cho cả một chuỗi các phương hướng nghiên cứu về lí thuyết và thực nghiệm tiếp theo, giúp chúng ta hiểu được sâu sắc hơn cấu trúc của thế giới vi mô cùng với các cơ chế tác động trong đó để tạo nên các vật chất xung quanh ta. Qui luật này đã có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành vật lí hạt nhân năng lượng cao về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực nghiệm. Đặc biệt là nó đã góp phần đáng kể vào việc hình thành lí thuyết quark – một trong những thành tựu kì diệu nhất của vật lí học hiện đại”. Nguyễn Văn Hiệu trở nên nổi tiếngtrênthế giới và được giới khoa học quốc tế thừa nhận donhững đóng góp xuất sắccủa ông trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. Những công trìnhkhoa học chủ yếu của ông bao gồm: a/ Nghiên cứu lý thuyết trường lượngtử của các hạt cơ bản với những đóng góp đặcbiệt có ý nghĩa mở đầu về dángđiệu của các biênđộ tán xạ ở năng lượngcao; Sự đối xứng của các tương tác mạnh,tươngtác điện từ vàtương tác yếu,b/ Nghiêncứu lý thuyếtchất rắn với nhữngđóng góp lớn về các tương tác điện từ của các chuẩn hạt trongcác bán dẫn; Siêu dẫn nhiệt độ cao; Các phương pháp của lý thuyết trườnglượng tử trong vật lý chất đông đặc. Ông đã công bố gần 200 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và đã viết một số sách chuyên khảo trong đó có cáccuốn sách nổi tiếng xuấtbản ở Liên Xô mang tên "Bài giảng về đối xứng unita của các hạt cơ bản" (Moscow,1967)và "Các nguyên lý của các phương pháp lượng tử hóa thứ cấp" (Moscow,1984),nhiều sách chuyên khảo và giáo trìnhssauđại học khác. Với nhữngđónggóp tolớn của mình Nguyễn Văn Hiệu đã đạt đượcnhiều giảithưởng lớn về khoahọccủa Việt Namvàquốc tế như Huy chương vàng của Viện hàn lâm khoahọcCzechoslovak (1985), Giải thưởng Lênin về khoa họcvà công nghệ của Liên Xô (1986),Huychương của Liên đoànHàng khôngvũ trụ Xô Viết (1987),Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoahọc và công nghệ của Việt Nam (1996)vì “nghiên cứu về các hạt cơ bản (tính đối xứng, cấu tạo và sự tương tác của các hạt cơ bản và các chuẩn hạt trong chất rắn) trong giai đoạn 1960 – 1965”. Nguyễn Văn Hiệu là viện sĩ của nhiều việnhàn lâmkhoahọc trên thế giới trong đó có Viện Hàn lâmKhoa học Liên Xô(1982),Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba (1984),Viện Hàn lâm Khoa họcCộnghòa Dânchủ Đức (1984),…và được tặngnhiều danhhiệu cao quí như Tiến sĩ danhdự củaĐại học Tổnghợp Gothenburg, ThụyĐiển(1991). Nguyễn Văn Hiệu đã tham gia sáng lập nhiều cơ quan nghiên cứu quan trọng của Việt Nam như Viện Vậtlý (1969) và Phân viện Vậtlý ở thành phố Hồ Chí Minh (1975),Viện Khoa học Việt Namvà Phânviện Khoa học kĩ thuật miền Nam(1975 – sau đó đổi tênlà Trungtâm Khoa họcTự nhiên vàCông nghệ Quốc gia năm 1993 và naylà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Khoahọc vậtliệu với các Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minhvà NhaTrang(1993), Khoa Côngnghệ (2000 – nay là Đại học Công nghệ, Đại họcQuốc giaHà Nội),v.v. . .Ông là Đồng chủ tịch Hội đồng sáng lập của Trung tâm Vật lý lý thuyết khu vựcchâu Á Thái Bình Dương APCTP có trụ sở ở Seoul(1995,nay chuyển về Pohang), Hàn Quốc. Là nhàtổ chức và lãnhđạo nhiệt tâm của nềnkhoa học và công nghệ Việt Nam,giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đã giữ nhiều trọng trách như Việntrưởng đầu tiên của Viện Vật lý, Viện Khoa học kỹ thuật miềnNam và Viện Khoa học vật liệu;Viện trưởng Viện Khoa họcViệt Nam; Giám đốcTrungtâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia; Giám đốc Trungtâm Khoa họcTự nhiên và Công nghệ Quốc gia; Chủ tịch Hội đồngTrung tâm Khoa học Tự nhiên và Côngnghệ Quốc gia;Hiệu trưởng Trường Đại họcCông nghệ, Chủ tịch Hội đồng Trungtâm Vật lý lý thuyết khuvực châu ÁThái Bình Dương APCTPhainhiệm kỳ (1996-2001),chủ tịch và chủ tịch danh dự Hội Vật lý ViệtNam, Ủy viên Ban chấp hành trungương ĐảngCộngsản Việt Namcác khóa 5, 6, 7 và 8, Đại biểu Quốchội các khoá 4, 5, 7, 8, 9 và 10.Tháng 11 năm2005, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu được Hội đồng APCPTbầu làm Chủ tịch APCPTnhiệmkỳ 2005– 2010. Đây là một vinh dự rất đặcbiệt vì chủ tịch của hai nhiệmkỳ trước là các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Đó là Dương Chấn Ninh(Mỹ gốc TrungQuốc, Giải NobelVậtlý năm 1958)và A. Arima(Nhật, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản, Chủ tịch Viện Nghiên cứu RIKEN). Là mộtnhà giáo dục hàngđầu của ViệtNam với thâm niên hơn 49 năm làm công tác giảngdạy đại học và hướngdẫnsau đại học, ông đã đào tạo đượcmột đội ngũ đông đảonhiều thế hệ các nhà khoahọcvật lý vàvật lí toán có năng lực chuyên môn cao đang nối tiếp sự nghiệp củaông,hoạt động rất tích cực trongcả công tác nghiên cứu lẫn đào tạo vàmộtsố người trong số đó đang giữ những trọng trách trong cáccộng đồng khoahọc và giáo dục. Trênđây chỉ là một phần giới thiệu không đầy đủ về cuộc đời vàsự nghiệp của giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhưngđã phầnnàonói được tầm vócvĩ đại của ông. Cùngvới thời gian, lịch sử sẽ đánhgiá vàghi danh Nguyễn Văn Hiệu như là một vĩ nhân trong khoahọc và nhà lãnh đạokhoa học xuất sắccủa Việt Nam. . Xô, Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ luận án Tiến sĩ về các cácvấn đề vật lí nơtrinovới sự hướng dẫn của viện sĩ M.A.Markov. Lúc đó, Nguyễn VănHiệu đã công bố 12 bàibáo về nơtrino. Đầu năm1963,NguyễnVăn Hiệu. của Nguyễn Văn Hiệu. Các bản nhận xét luậnán Tiến sĩ khoa học của NguyễnVăn Hiệu đều khẳng định Nguyễn Văn Hiệu là “một nhà bác học cỡ lớn”, “đầy tài năng”, “có trình độ khoa học cao”.Viện sĩ. Dubna, anh đã viết xong luận án tiến sĩ rồi tiến sĩ khoa học”. Viện sĩ M.A.Markov đánh giá về luận án Tiến sĩ khoa họccủa Nguyễn Văn Hiệu như sau: Nguyễn Văn Hiệu đã thiết lập những hệ thức mà