NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 1 pps

9 915 14
NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương năm NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 1 Trong quá trình giữ nước của dân tộc, Tổ tiên ta ở các thời đều kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đánh thắng giặc. Chiến tranh giải phóng hay chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Tổ tiên ta đều làm như thế. Thời kỳ chiến tranh đánh đuổi quân Minh đô hộ, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự để đánh thắng giặc. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương “Ta mưu dẹp bằng đánh vào lòng, không chiến trận mà địch phải khuất" (Ngã mưu phạt như tâm công, bất chiến tự khuất - Bình Ngô đại cáo). Đánh vào lòng địch là một bộ phận của đấu tranh ngoại giao mà Nguyễn Trãi đã dùng với hai hình thức: n 1. Dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân ở các thành. 2. Đấu tranh hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch, khi thì buộc địch phải chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Trong quá trình đánh địch, Nguyễn Trãi đảm nhiệm gần như toàn bộ công việc “đánh vào lòng địch". Ông viết gửi cho địch, ngụy hàng trăm bức thư để dụ hàng, để hòa đàm. Ông trực tiếp tới một số thành để khuyên địch ra hàng. Ông năm lần thân vào thành Đông Quan đàm phán với chủ tướng địch. Khi có tướng địch đem quân ra hàng, Nguyễn Trãi và các lãnh tụ nghĩa quân tiếp đón, đối xử rất niềm nở, ân cần. Với thái độ, chính sách và tích cực làm công tác binh vận, Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong quá trình chiến đấu, đã có hàng vạn tướng sĩ, binh lính địch ra hàng; hàng vạn tướng sĩ, binh lính, quan lại ngụy trở về với dân tộc. Cùng với chủ trương dụ hàng, vận động quân địch phản chiến, Nguyễn Trãi kiên trì đấu tranh hòa đàm với địch. Đấu tranh hòa đàm của ông là một hình thức đấu tranh ngoại giao đi liền với đấu tranh quân sự, nhằm chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình, gây lại giao hảo giữa ta và địch. Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng rất linh hoạt, tài giỏi đấu tranh quân sự với đấu tranh hòa đàm. Đàm mà vẫn đánh, đánh mà vẫn đàm. Vừa đánh vừa đàm cho tới khi chiến tranh kết thúc. Đàm tới khi địch không thể đánh được nữa và đánh tới khi địch phải đàm phán, chấp nhận đầu hàng mới thôi. Từ năm 1418, nghĩa quân Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa, chiến đấu kiên cường, càng đánh càng mạnh, nhưng vẫn khi được, khi thua, chưa giành được những chiến thắng lớn và những thắng lợi quyết định. Năm 1423, Nguyễn Trãi tới Lam Sơn, bắt đầu vận dụng kế sách đấu tranh - hòa đàm để mở đầu một giai đoạn chiến tranh mới, giai đoạn đánh mạnh vào lòng địch, kết hợp đánh mạnh bằng quân sự và bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy để đánh bại hẳn quân địch. Muốn thực hiện kế sách đó, công việc trước tiên là phải đàm phán thương lượng với địch để có một thời gian hòa hoãn, ngừng chiến với địch, tăng cường sức mạnh của mình. Nguyễn Trãi được trao trách nhiệm trực tiếp nghiên cứu, trù liệu việc đàm phán và đàm phán thành công. Ta và địch có một thời gian hòa hoãn, ngừng chiến từ đầu năm 1423 tới mùa xuân năm 1424. Nghĩa quân Lam Sơn có thời gian chuẩn bị điều kiện đánh lâu dài với địch, đi đến càng đánh càng thắng. Nhưng việc hòa hoãn không thể kéo dài. Những hoạt động quyên tiền, mộ lính, những cảnh tượng nông dân và những người yêu nước bốn phương tấp nập kéo tới quân doanh Lam Sơn và không khí sôi nổi luyện tập quân sĩ, chuẩn bị lương thực, chế tạo vũ khí, không thể không tới tai mắt quân địch. Vốn từ sau khi nghị hòa, các tướng lĩnh hai bên, ta và địch, vẫn thường đi lại, quà cáp cho nhau. Nhưng dần dần, địch thấy rõ nghĩa quân Lam Sơn đương tăng cường lực lượng, nên hòa hoãn được hơn một năm, địch cắt ngoại giao, bắt giam sứ của nghĩa quân, không cho trở về. Chiến tranh lại tiếp tục. I. ĐÁNH VÀ ĐÀM, HẠ THÀNH TRÀ LONG Xuất phát từ căn cứ địa Chí Linh - Lam Sơn, nghĩa quân quyết định đánh vào phía nam, tức Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa là những nơi địch có nhiều sơ hở, vì càng xa căn cứ chính của địch ở Đông Quan, Tây Đô, lực lượng địch càng mỏng càng yếu. Được tin nghĩa quân đang theo đường núi tiến vào Nghệ An, các tướng giặc cao cấp ở Đông Quan là Trần Trí, Phương Chính vội đem quân tiến vào theo đường hành quân của nghĩa quân. Tướng giặc ở Nghệ An là Sư Hựu và các tướng ngụy là tri phủ Cầm Bành ở Trà Long, tri phủ Cầm Lạn ở Quỳ Châu được lệnh đem quân phối hợp, đón đánh nghĩa quân. Khoảng tháng 12 năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn tới trước thành Trà Long, cho người dụ hàng Cầm Bành. Viên ngụy quan này cố thủ trong thành, cho người đi Nghệ An cầu cứu viện binh. Thấy Cầm Bành cố thủ không hàng, nghĩa quân Lam Sơn một mặt vây thành, một mặt giải phóng vùng đất đai châu Trà Long và chuẩn bị đối phó với viện binh giặc. Bấy giờ là đầu năm 1425, Cầm Bành bị vây khốn đã hơn một tháng. Để nhanh chóng cứu nguy cho Cầm Bành, chủ tướng giặc Trần Trí quyết định trả những sứ giả của nghĩa quân mà chúng đã giam giữ từ giữa năm 1424 và cho người của chúng mang thư cầu hòa tới đại bản doanh nghĩa quân Lam Sơn. Các lãnh tụ Lam Sơn chấp nhận nghị hòa của chủ tướng giặc, nhưng buộc chúng phải hạ lệnh cho Cầm Bành ngừng chiến, giao hảo với nghĩa quân thì việc hòa giải mới thành. Các tướng giặc ở Nghệ An vội cho người tới Trà Long hạ lệnh cho Cầm Bành ngừng chiến, không được cố thủ trong thành, phải cùng nghĩa quân hòa giải. Thấy không có viện binh, lại được lệnh ngừng chiến, Cầm Bành tuyệt vọng, mở cửa thành ra hàng. Nghĩa quân vào thành, tha tội cho Cầm Bành và mọi người trong thành. Với chiến thắng này, thanh thế nghĩa quân càng lớn mạnh, vang dội khắp miền Nghệ An, Diễn Châu và vùng biên giới giáp Ai Lao. Nhiều hào kiệt trong vùng tới Trà Long xin theo nghĩa quân. Nhân dân và các tù trưởng thiểu số những vùng gần Trà Long đều hoan nghênh, ủng hộ nghĩa quân. Hơn 5.000 trai tráng tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn được nâng cao. Việc hạ thành Trà Long là một bằng chứng xác nhận sự kết hợp tiến công quân sự với tiến công ngoại giao và địch vận của nghĩa quân là đúng đắn. Việc hạ thành Trà Long còn đem lại cho nghĩa quân Lam Sơn một kinh nghiệm chiến đấu mới: muốn đánh lấy thành địch, không nhất thiết phải tiến công quân sự, phá thành diệt địch, mà có thể vây hãm thành kết hợp với địch vận gọi hàng, hoặc vây hãm thành kết hợp với đấu tranh ngoại giao khiến chỉ huy của địch ở cấp trên phải hạ lệnh cho tướng giữ thành bỏ vũ khí không được chiến đấu, như trường hợp hạ thành Trà Long. Đây là một kinh nghiệm quý có giá trị lớn về chiến lược, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục vận dụng trong nhiều trường hợp đánh thành sau này. . NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 1 Trong quá trình giữ nước của dân tộc, Tổ tiên ta ở các thời đều kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. làm như thế. Thời kỳ chiến tranh đánh đuổi quân Minh đô hộ, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự để đánh thắng giặc. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương. khuất - Bình Ngô đại cáo). Đánh vào lòng địch là một bộ phận của đấu tranh ngoại giao mà Nguyễn Trãi đã dùng với hai hình thức: n 1. Dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân ở

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan