Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN- Quan hệ với Xiêm pot

12 370 2
Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN- Quan hệ với Xiêm pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương tám NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần 2 3. Quan hệ với Xiêm Họ Nguyễn từ khi hưng khởi chưa thông hiếu với Xiêm, chỉ có mâu thuẫn, tranh chấp nhau để giành bá quyền đối với Chân Lạp. Tới giữa thế kỷ XVIII, vì thuyền buôn của hai nước khi qua vùng biển của nhau thường bị bắt giữ, nên hai bên có công văn và sứ thần qua lại giao dịch về những sự việc này. Năm 1775, triều đình Xiêm cho sứ đem thư sang triều đình Nguyễn nêu một số vụ tàu biển của nhà nước Xiêm sang mua hàng ở Trung Quốc, trên đường về tránh gió ở một số hải cảng ở miền Trung An Nam bị quan chức địa phương thu hết vật phẩm, hoặc đánh thuế quá cao. Trong khi đó thì một số người An Nam có những hành động kiểu "hải tặc" ở vùng biên Tây Nam, bị quan lại địa phương của Xiêm bắt đều được thả về Ý vua Xiêm muốn vua An Nam biết những tàu bị bắt giữ là tàu của nhà nước Xiêm đi mua "đồ khố dụng nội vụ cho triều đình". Cũng chính vì vậy mà triều đình An Nam nên dùng luật pháp để xử lý quan lại địa phương (không báo cho triều đình biết), cho xin lại những vật phẩm đã bị thu giữ trước đây. Qua thư, triều đình Xiêm cũng xin triều đình Nguyễn cấp cho 10 chiếc thẻ bài để tiện cho tàu bè nhà nước Xiêm thuận lợi trong việc đi lại Trung Quốc mua bán. Để bày lòng hữu hảo, kèm theo thư, vua Xiêm cũng biếu chúa Nguyễn một số vật phẩm quý hiếm. Thư của triều đình Xiêm có đoạn: "… Vâng theo lòng quốc chúa nước tôi thương mền nước An Nam, tâu rõ ở Kim-loan chính điện, kính lấy lòng nhu hoài nước xa, nghĩ An Nam và Xiêm La là hai nước láng giềng rất thân, không thể nhân việc nhỏ mà bỏ mất đại nghĩa. Ba lần thuyền đi mua năm trước với các đồ thập vật khố dụng chở về nước bị thu vào nước An Nam đã bị kho quan lấy cả, chắc rằng bọn hữu ty nước An Nam chưa có tâu rõ với vua An Nam biết rằng thuyền tránh gió là thuyền nước Xiêm sai khiến đi mua đồ khố dụng nội vụ cho nên quan sai tùy lòng mặc ý trưng thu, đó cũng là vì người bề trên nước An Nam chưa được biết rõ vậy. Có lẽ nào hai nước hàng xóm với nhau, bên qua bên lại, giao thông hòa hậu, lại không nghĩ lấy nhân nghĩa đối với thiên hạ mà đánh thuế thuyền ghe quá nặng, rút thu tài vật nhỏ mọn như thế. Thực vì bọn hữu ty kia không có tài. Không phù xã tắc, chăm đem chính sách trị an thiên hạ mà giúp đỡ minh quân nước An Nam; bọn hữu ty chuyên quyền cố ý thu thuế nặng nề và che giấu không báo, không thể lòng vua An Nam là bậc nhân thánh thông minh, không nghĩ sự mềm mỏng với các chư hầu, thông hòa với nước láng giềng, mặc ý trưng thu thuế khóa, coi rẻ nước Xiêm chúng tôi, dứt đường thuyền bè qua lại trên biển mà trở thành cừu địch ". "… Nay may có sứ mệnh An Nam tại đây, nên giao tiếp với Thống chánh sứ ty để cho yên việc với nước láng giềng. Quan hàn lâm viện nội các đại học sĩ soạn văn thư, đặc sai hai viên chấp sứ thần là Lãng-phi- văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao mang sứ mệnh cùng với khâm sứ An Nam đi sang báo cho biết, xin vua nước An Nam, trông đến nước Xiêm khâm dụ cho quan đại thần phụ trách đem các đồ thập vật sở phí của các thuyền ba lần tránh gió đưa trả lại để cho sứ thần là bọn Lãng-phi-văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao điểm rõ rồi hộ tống ra ngoài cõi để về nước, ngõ hầu không mất tình hòa hậu với nước láng giềng. Cảm ơn thực không bờ bến. Lại xin cấp cho mười cái thẻ long bài chiếu thân vào cửa biển để cho chủ thuyền sau này có phải tránh gió vào cảng thì khỏi bị sai quan trưng thu sách nhiễu, đến khi gió thuận thì cứ theo nguyên thuyền mà ra về, tức cũng sẽ khiến thuyền Xiêm La sau này qua lại không ngớt. Vâng ban thổ sản màn trắng 5 tấm, màn đỏ 3 tấm, màn đại hoa mãn thiên 2 tấm, cộng 15 tấm, phụ giao cho sứ mệnh đem đi dâng lên vua nước An Nam thiên thu nhận cho, gọi là diện mục cách xa nghìn dặm mà chút tỏ được tấm lòng nhỏ mọn. Kính dâng. Kính tuân mọi lẽ đến Nội các vâng sao làm văn thư để tư hội. Trên đây là tư cho quốc chúa An Nam điện tiền, hồng phúc nghìn thu mắt rồng ngự lãm Long phi năm Ất Hợi, mạnh hạ tháng tư”. Nhận được thư, triều đình Nguyễn có ngay thư phúc đáp. Thư của triều Nguyễn thể hiện sự chịu ơn triều đình Xiêm đã có nhiều thiện ý trong quan hệ hữu hảo giữa An Nam và Xiêm trong thời gian qua, đặc biệt là việc vua Xiêm thả một phần trong số ngư dân An Nam bị Xiêm bắt giữ. Nội dung chính của bức thư là đề cập tới ba sự kiện tàu của Xiêm bị bắt giữ, bị trưng thu vật phẩm, với những lý lẽ vừa mềm dẻo, vừa rắn rỏi mà chặt chẽ. Mặc dầu ý nguyện không thành, song triều đình Xiêm cũng khó lòng gây căng thẳng. Thư của triều đình Nguyễn có đoạn: " Trong thoảng hai năm Bính Dần (1746) và Mậu Thìn (l748), khi thuyền đỏ vào cảng, giả sử hoặc bọn sai nhân vì tham mà trưng thu quá lệ thì đương lúc đó cũng không được nghe báo gì. Vả theo lệ nước tôi cứ ba năm làm một lần xét công, năm năm làm một lần cắt bổ, đã có phép thường, có dung những bọn tham ô đâu! Khi có giấy đến, truy cứu nguyên lai thì người già đã chết, người tội đã truất, việc trải năm tháng, hai bên đều không có bằng cứ gì. Phải thế hay không phải thế? Vậy hãy để đó không bàn. Lại năm Quý Dậu (1753), thuyền của Dương Thành Chương nói từ Quảng Châu đến, cả thuyền hóa vật không có chút gì, không cho vào cảng, đó là lệ thường của bản gốc vậy. Y tự khẩn cầu theo lệ vào cảng thì hữu ty cứ trưng thu, không phải là quá lạm, nào có cớ gì khác đâu? Nếu bọn ấy làm hết cả tài vật mang theo, chẳng phải do vũ nữ ca nhi thì cũng là do điềm rượu sòng bạc, rồi khi trở về tìm cách nói dối, đó là những lời không căn cứ vào đâu, thế mà lại nghe lời một bên mà đòi trả bạc, thực đúng như câu ngạn ngữ "Trương công uống rượu, Lý công say”. Đó là điều chúng tôi chưa hiểu được … " Đáp lại việc vua Xiêm biếu lễ vật, triều đình Nguyễn cũng cho người mang lễ vật sang biếu. Chúa Nguyễn cũng trực tiếp viết thư gửi vua Xiêm với lời lẽ vừa mềm dẻo vừa rắn rỏi, thể hiện bản cách của một đất nước, một "Quốc vương có chủ quyền, ngang hàng với các nước khác. Thư có đoạn: " … Lại trong thư có nói rằng trước kia nước An Nam đều chưa có người làm xằng bậy, đánh cướp miền ven biển, mà vài năm lại đây lại thường thường xâm lấn cõi biên, cướp bóc cư dân. Tôi xem tới đó bất giác ngùi ngùi mà than rằng: trong tai ta chưa từng nghe có lời ấy bao giờ! Nhà nước tự có phép độ há dung những loài quỷ quái xem thường pháp luật hay sao? Nếu giả có thật thì đó là do thú tướng ngăn cấm hãy còn sơ hớ, trời biển mênh mông tôi làm sao mà biết hết được! Lấy tình hai nước thân nhau hiểu nhau thì sao lại có sự ngồi trông dân nước láng giềng mắc phải cái thảm họa cướp bóc mà để ngoài bụng nghĩ được! Tưởng quý quốc cũng lượng xét cái lòng nghĩ cấm bạo để hòa mục với nước láng giềng của tôi đấy. Từ nay tôi nghiêm sắc cho các thú tướng ở miền ven biển đều nên cấm răn dân ngoài biển không được cướp bóc thuyền buôn các nước trên đường biển. Nếu còn giữ thói cũ thì xử vào tội nặng, quyết không nhẹ tha. Vả quý quốc còn thương người dân xiêu giạt, cho về bản quán, thì tôi há nỡ dung túng bọn vô lại ở ven biên để cho quấy rối con đỏ của nước láng giềng ư?. Nhưng trong thư trả lời có vài câu nói không thể không bàn lại được, xin hãy vì quốc vương mà tỏ bày: như câu nói "An Nam hướng hóa rất là đáng khen”, lại nói “An Nam lấy lòng thành mà tiến cống với hướng hóa”, cứ những câu nói như thế không biết nước Xiêm coi nước tôi vào bực nước nào? Điều đó tôi chưa hiểu rõ. Phàm trên lấy ở dưới thì gọi là phú, dưới cung lên trên thì gọi là cống, nghĩa chữ "cống" là dưới dâng lên trên. Còn hai chữ “hướng hóa" là nước ngoài mộ phong hóa của trung triều vậy. Nước Xiêm La cùng với nước An Nam cũng như các nước Tề, Sở, Yên, Triệu là những nước bằng hàng với nhau, sao lại có sự nước bằng hàng biếu nhau mà gọi là tiến cống, nước láng giềng giao hảo với nhau mà gọi là hướng hóa, sao danh thực không xứng với nhau như thế? Tôi tưởng người bầy tôi cầm bút của quý quốc thích viết lời tự tôn tự đại mà không biết nói như vậy là sai. Quốc vương là bậc thông minh anh duệ, há không biết từ xưa nước An Nam là nước văn hiến mà lại nói như thế? Ơn cho quà biếu hậu đã thu nhận rồi. Đa tạ, đa tạ!" (Những thư trao đổi giữa chúa Nguyễn và triều đình Xiêm đều chép trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn). Quan hệ giữa Xiêm và Việt Nam ở thế kỷ XVIII không phải chỉ hạn chế trong những chuyện bắt giữ [...]... bành trướng sang phía đông của Xiêm Trong nửa cuối thế kỷ XVIII, Xiêm nhiều lần đánh chiếm Hà Tiên mong lấy đó làm bàn đạp đánh lên phía bắc Việt Nam và đánh sang Chân Lạp Nhưng âm mưu không thành Tới khi một Hoa kiều ở Xiêm là Trịnh Tân, người Triều Châu (Trung Quốc) nổi loạn cướp ngôi vua Xiêm, tự lập làm vua, thì kế hoạch đánh Việt Nam được đẩy mạnh Năm 1771, vị vua Xiêm người Trung Quốc ấy cho hai... vong Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ, lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đánh đuổi, chạy sang Xiêm cầu cứu Vua Xiêm vội nắm lấy cơ hội, mượn cớ giúp Nguyễn Ánh để tiến hành xâm lược Việt Nam Nhưng quân Xiêm tiến vào Gia Định thì bị Nguyễn Huệ đánh cho đại bại, quân sĩ tiêu tan, mộng xâm lược cũng tiêu tan Kết quả là Xiêm sợ quân Tây Sơn như cọp" . Chương tám NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần 2 3. Quan hệ với Xiêm Họ Nguyễn từ khi hưng khởi chưa thông hiếu với Xiêm, chỉ có mâu thuẫn, tranh. nên giao tiếp với Thống chánh sứ ty để cho yên việc với nước láng giềng. Quan hàn lâm viện nội các đại học sĩ soạn văn thư, đặc sai hai viên chấp sứ thần là Lãng-phi- văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao. gió đưa trả lại để cho sứ thần là bọn Lãng-phi-văn-khôn và Khu-sa-lũ-thao điểm rõ rồi hộ tống ra ngoài cõi để về nước, ngõ hầu không mất tình hòa hậu với nước láng giềng. Cảm ơn thực không bờ

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan