1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Táo mèo khô ppt

7 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Táo mèo khô Thursday, 18 November 2010 14:45 administrator Táo mèo khô thường được gọi là Sơn tra là một vị thuốc trong bài thuốc của đông y, Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), táo mèo quả chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Khi làm thuốc, táo mèo có tính năng giống như vị thuốc sơn tra trong Đông y. Trong những bài thuốc có sơn tra có thể dùng táo mèo thay thế, điều trị vẫn đạt kết quả tốt. Nó có tác dụng tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, sát trùng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kháng khuẩn tốt, bảo vệ gan, chống ung thư. Lương y Huyên Thảo giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng sơn tra - táo mèo. Tính vị qui kinh: Vị chua ngọt, tính hơi ôn. Qui kinh Tỳ Vị Can. Theo các sách Y học cổ: * Sách Tân tu bản thảo: vị chua lạnh, không độc. * Sách Bản thảo cương mục: chua ngọt hơi ôn. * Sách Nhật dụng bản thảo: vị ngọt chua không độc. * Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc dương minh, thái âm kinh. * Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập Tỳ Can nhị kinh. * Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ kinh. Thành phần chủ yếu: Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc, trong Sơn tra có: acid citric, acid crataegic, acid cafiic, vitamin C, hydrat cacbon, protid, mỡ, calci, phospho, sắt, acid oleanic, ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin. Tác dụng dược lý: A.Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền: Tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ. Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt, sán khí, đau tinh hoàn. Trích đọan Y văn cổ: * Sách Bản thảo kinh tập chú: "nấu lấy nước rửa lở sơn". * Sách Tân tu bản thảo: " uống chủ lợi thủy, gội đầu tắm trị chàm lở". * Sách Nhật dụng bản thảo: " hóa thực tích, hành kết khí, kiện vị, khoang cách, tiêu khí tích huyết cục". * Sách Trấn nam bản thảo: " tiêu nhục tích trệ, hạ khí trị ợ chua". * Sách Bản thảo kinh sơ: " hóa ẩm thực, kiện tỳ vị, hành kết khí, tiêu ứ huyết". B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Theo các nhà nghiên cứu dược lý Trung quốc Sơn tra có tác dụng: 1. Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim. Nước cất Sơn tra bắc trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng và giảm bớt thiếu máu cơ tim thực nghiệm. 2. Có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu cholesterol. 3. Sau khi uống Sơn tra lượng enzym trong bao tử tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn. 4. Sơn tra có tác dụng ức chế các trực khuẩn thương hàn, lî, bạch hầu, mũ xanh, liên cầu beta, tụ cầu vàng. Phương pháp bào chế khác nhau không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của thuốc. Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thẩm thẩu của mao mạch và làm co cơ tử cung. Ứng dụng lâm sàng: 1.Trị chứng thực tích bụng đầy đau, rối loạn tiêu hóa: * Quân khí tán: Sơn tra, Thanh bì, Mộc hương lượng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần 3g, ngày 2 lần uống với nước sôi nguội. * Sơn tra sống, Sơn tra sao mỗi thứ 15g sắc uống trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa. * Sơn tra sao cháy 10g tán bột mịn uống với nước sôi nguội trị tiêu chảy, có thể gia đường đỏ vừa đủ cho dễ uống. * Trị trẻ em tiêu chảy: Lưu đại Phát dùng Xirô Sơn tra cho trẻ uống, mỗi lần 5 - 10ml, ngày uống 3 lần. Đã trị 212 ca, kết quả đều khỏi, trong 2 - 3 ngày khỏi có 176 ca (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1985,4:28). 2.Trị tắt kinh do ứ huyết hoặc sau sanh bụng đau do ứ trệ dùng: * Sơn tra 30g sắc bỏ xác cho trộn 25g đường mía uống. Kinh nghiệm của Chu Đan Khê chỉ dùng độc vị Sơn tra, trường hợp đau kinh, sau sanh đau bụng, nước ối ra không dứt có thể gia thêm Đương qui, Xuyên khung, Ích mẫu thảo. Trường hợp sán khí (sa ruột) bụng đau căng tức, có thể cùng dùng với Hồi hương, Quất hạch. 3.Trị kiết lî cấp, viêm đại tràng cấp : dùng Sơn tra 60g sao cháy nhẹ gia 30g rượu trắng trộn đều sao lại cho khô rượu, cho nước đun trong 15 phút (cho 200ml nước) bỏ xác cho đường đỏ 60g sắc sôi, uống lúc thuốc còn nóng ngày 1 thang, thường chỉ 1 thang là đủ. Trị 100 ca đều khỏi (Báo Tân y học 1975,2:111). Với phương pháp trên một báo cáo khác dùng trị 51 ca lî cấp khỏi 41 ca, kết quả tốt hơn dùng Clorocid (Báo cáo của Chu Kiến Viễn, Báo Tân y học 1977, bìa 3). Có tác giả dùng thang thuốc có Sơn tra sao cháy 120g và Hoa đậu ván trắng 30g, ngày 1 thang sắc uống trị lî cấp và viêm đại tràng cấp 91 ca, có kết quả 97,80% và có nhận xét Sơn tra trị lî tốt hơn, còn Hoa đậu ván trắng đối với viêm đại tràng tốt hơn (Thông tin trung thảo dưọc 197,3:31). * Sơn tra 30g, sắc nước cho vào đường mía 30g, lá trà nhỏ vào nước thuốc sôi nóng khuấy đều 30 phút, uống trị lî mới bắt đầu. 4.Trị chứng lipid huyết cao: tác giả dùng Sơn tra, Mạch nha cô chế thành dạng trà, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói 30g, mỗi liệu trình 2 tuần. Trị cholesteron cao 127 ca có kết quả 92% (Tạp chí Trung y Liêu ninh 1979,5:23). 5.Trị cơn đau thắt tim, bệnh mạch vành: tác giả dùng chiết xuất lá Sơn tra chế thành viên, mỗi viên 25mg, mỗi lần uống 4 viên, ngày 3 lần, một liệu trình 4 tuần. Dùng trị 219 ca cơn đau thắt ngực. Kết quả khỏi triệu chứng tỷ lệ 92,2%, điện tâm đồ được cải thiện 47,1% (Báo cáo của Ông Duy Lương, Báo Y học Bắc kinh 1986,2:101). 6.Trị viêm thận bể thận: mỗi ngày dùng Sơn tra sống 100g sắc với nước lạnh sôi trong 15 - 20 phút, sắc 3 lần, mỗi lần 500ml (lượng người lớn, trẻ em dùng 1/3 - � lượng người lớn), một liệu trình 14 ngày, đã trị 105 ca, trong đó có 45 ca cấp tính, kết quả chung là 91,1%, số mạn tính 60 ca, tỷ lệ kết quả 88,3% (Báo cáo của Lôi chấn Giáp, Báo Tân trung y Thiễm tây 1975, 1:35). 7.Trị nấc cụt: uống nước sắc Sơn tra sống, người lớn mỗi lần 15ml, ngày 3 lần. Đã trị 85 ca nấc cụt khó khỏi, phần lớn trong một ngày khỏi.( Đoạn quần Lục và cộng sự, Báo Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,5:315). 8.Trị Polip thanh đới: mỗi ngày dùng lượng Tiêu Sơn tra 24 - 30g sắc 2 lần được 1500ml nước thuốc, để nguội từ từ uống hết. Tác giả đã trị 10 ca kết quả đều tốt (Trương hữu Quyền, Báo Y dược Thiên tân 1977,6:281). 9.Trị hóc xương cá: Sơn tra 15g sắc đặc với 200ml nước ngâm một lúc lâu rồi nuốt. Còn dùng nấu nước tắm trị ghẻ lở, lở sơn dị ứng. Liều dùng và chú ý: * Liều: 10 - 30g sắc uống. * Dùng thận trọng đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược. Giấm Táo Mèo - Chữa nhiều bệnh rất hiệu quả Giấm Táo mèo được chế biến từ Táo mèo tươi ngâm với chuối tây để tạo thành giấm, có màu vàng chanh nhạt, vị chua, dùng để uống giảm béo và chữa một số bệnh rất hiệu quả nhất là khi dùng cùng với mật ong rừng * Giấm táo mèo 1/ Cao huyết áp : Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo meo hay nho trong hay ngoài bửa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho bột mì và gạo. Kiêng ăn mặn. 2/ Hay chóng mặt : Mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi. 3/ Đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có fa 1 thìa giấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẵn. 4/ Viêm khớp : Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước fa 10 thìa nhỏ giấm táo và mật ong đủ ngọt : 5/ Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn giấm táo (thìa ăn xúp) và một thìa nhỏ tinh dầu thông ( essence thérébenthine ) bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh. 6/ viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn một cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng. 7/ Đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong thì nước tiểu sẽ rất tốt. 8/ Viêm thận : (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước co fa 2 thìa giấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẵn. 9/ Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước fa sẵn 3 thìa nhỏ giấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau ½ giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được lại uông 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng tiếp mãi mãi. 10/ Nhức đầu mãn tính : Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong fa vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả. 11/ Béo phì, thừa cân : Đều đặn hàng ngày : 3 thìa giấm tào fa vào một cốc nước, uống sau mổi bửa ăn. 12/ Bệnh Zona : Bôi giấm táo nguyên chất lên chổ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non. 13/ Bớt chàm ngoài da : Lấy giẻ nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại. 14/ Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy giấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa giấm táo. 15/Chốc lỡ đầu trẻ em : Bôi giấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2,3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày. 16/ Bệnh nấm tóc (teigre) : Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy. có khi có mủ. Dùng giấm táo xoa nơi có nấm ngày 6 lần cách đều nhau. 17/ Say rượu nặng : Cứ 20 phút uống 6 thìa giấm nhỏ pha mật ong. Chỉ 3 lần là giã rượu. 18/ Bỏng : Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp. 19/ Mồ hôi trộm : Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm táo Cách làm giấm táo: Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại. Hạ lượng mỡ trong máu bằng Táo Mèo Sample image Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng quả táo mèo: Kích thích tiêu hóa: 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần. Chữa rối loạn lipid máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Giúp hạ mỡ máu: Táo mèo và lá sen, mỗi vị 15g đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại sắc uống, mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày. Trị chứng đầy bụng: 30g táo mèo phơi khô sắc nước uống thay trà hàng ngày. Dùng trong 3 ngày. Đặc biệt, quả táo mèo có công dụng rất tốt trong trị bệnh tăng huyết áp và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Bài 1: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp cho những người bị tăng huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài. Uống trong 10 ngày. Bài 2: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400 ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, phù hợp cho người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não (mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi ). Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại tiếp tục uống. Bài 3: Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; táo mèo bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, dùng cho người tăng huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát Uống liên tục trong 20 ngày. (SK&ĐS) . Táo mèo khô Thursday, 18 November 2010 14:45 administrator Táo mèo khô thường được gọi là Sơn tra là một vị thuốc trong bài thuốc của đông y, Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), táo mèo. mỡ trong máu bằng Táo Mèo Sample image Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp. uống. * Dùng thận trọng đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược. Giấm Táo Mèo - Chữa nhiều bệnh rất hiệu quả Giấm Táo mèo được chế biến từ Táo mèo tươi ngâm với chuối tây để tạo thành giấm, có màu vàng

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w