Bảo vệ sức khỏe cho tim theo lứa tuổi Luyện tập thể dục thể thao, theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế stress chính là những bí quyết giúp bạn bảo vệ tim, sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, thay đổi sinh học trong cơ thể sẽ diễn ra theo từng độ tuổi, kéo theo những nguy cơ gây hại cho tim ngày càng lớn. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để bạn thực hiện những biện pháp nhằm hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh về tim trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc đời. Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để xây dựng kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho tim bằng những biện pháp phù hợp với từng lứa tuổi. 1. Độ tuổi 20 “Dập tắt” thói quen hút thuốc Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại cho tim. Thậm chí, chỉ cần vài điếu thuốc lá cũng đủ làm trái tim bạn bị tổn thương. Kết quả một nghiên cứu của trường ĐH McGill, Montreal (Canada) cho thấy, chỉ cần một điếu thuốc lá mỗi ngày cũng đủ làm các động mạch bị cứng thêm đến 25%. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng sẽ xóa hết những lợi ích mà hóc-môn estrogen mang lại cho cơ thể. Hóc-môn này bảo vệ cơ thể của người phụ nữ không bị tổn thương bởi các cơn đau tim có thể xảy ra trước khi có kinh nguyệt. Chọn biện pháp phòng tránh thai phù hợp Bạn cần nhớ rằng các loại thuốc tránh thai có tác động đến hóc-môn, làm tăng khả năng xuất hiện các cục máu đông, dù chỉ ở mức độ nhẹ. Do đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Nếu đang hút thuốc lá, bạn không nên dùng các loại thuốc tránh thai vì điều này rất nguy hiểm đối với tim. Kiểm soát việc tiêu thụ chất cồn Việc sử dụng chất cồn ở mức điều độ (không quá 140g/ngày) có thể mang lại lợi ích cho tim. Dùng quá nhiều chất cồn có thể làm tăng lipid (chất béo trung tính), tăng huyết áp kéo theo việc tăng cân. 2. Độ tuổi 30 Hạn chế stress Khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống gia đình, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách kiểm soát stress. Những căng thẳng không được chế ngự sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp cho tim. Khi tuyến thượng thận liên tục bị “tàn phá”, huyết áp sẽ tăng lên, kèm theo sự hình thành của những mảng bám không ổn định trong động mạch. Đây là những nguyên nhân gây ra các cục máu đông và những cơn đau tim. Giảm cân sau khi sinh con Dĩ nhiên, bạn không thể giảm cân ngay sau khi vừa sinh được 6 tháng nhưng cần cố gắng xây dựng kế hoạch để lấy lại vóc dáng ngày xưa trong vòng từ một đến hai năm sau khi sinh con. "Gánh" thêm vài kg có vẻ không nhiều nhưng sẽ dẫn đến nhiều rắc rối cho sức khỏe như lượng cholesterol gia tăng, cao huyết áp và những yếu tố nguy hiểm khác cho tim. Độ tuổi từ 30 đến 40 là khoảng thời gian dễ giảm cân nhất vì lúc này, sự trao đổi chất diễn ra chậm hơn so với những độ tuổi khác. Hòa nhập với mọi người Kết nối với bạn bè và gia đình là điều quan trọng vì chúng có lợi cho tinh thần và tim của bạn. Cuộc nghiên cứu do trường Đại Học Y khoa Pittsburgh (Mỹ) thực hiện cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ở một mình có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 76% so với bình thường. Nếu xây dựng được những mối quan hệ xã hội chặt chẽ, có thể giúp hạ thấp huyết áp và cải thiện các chức năng của hệ thống tim mạch. Tốt nhất bạn nên dành thời gian để gọi điện, gặp gỡ bạn bè từ một đến hai lần mỗi tuần hoặc sắp xếp thời gian để dùng bữa tối cùng mọi người mỗi tháng một lần. 3. Độ tuổi 40 Chăm chút cho giấc ngủ Xung quanh thời điểm mãn kinh, sự dao động lên xuống bất thường của mức hóc-môn có liên quan đến giấc ngủ ngon. Nếu thường xuyên không ngủ đủ giấc (ít nhất bảy giờ mỗi ngày), bạn có thể bị tăng huyết áp, tăng mức hóc-môn gây stress là cortisol và làm giảm khả năng kháng viêm. Tất cả những vấn đề này đều nguy hiểm đối với các mạch máu và tim- theo nhận định của chuyên gia tim mạch Jennifer H. Mieres, trường Đại học Y khoa New York (Mỹ). Thiếu ngủ còn liên quan đến việc tăng cân. Chính vì vậy, bạn nên tập thói quen tốt là đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần. Ngoài ra, cần để cho cơ thể được thư giãn trước giờ đi ngủ như đọc sách, xem một chương trình ti vi yêu thích… Đánh giá lại những ảnh hưởng tiêu cực Bạn có thể phát hiện mức cholesterol, huyết áp và đường huyết đã thay đổi trong độ tuổi 40, ngay cả khi bạn không làm điều gì khác lạ so với trước đây. Trên thực tế, theo thống kê của Viện nghiên cứu Tim, Phổi và Máu của Mỹ, khoảng 22% phụ nữ trong độ tuổi 40 mắc chứng huyết áp cao và khoảng 50% có mức cholesterol cao (hơn 38% so với những phụ nữ trong độ tuổi 30). Bên cạnh đó, cần phải chắc chắn rằng chỉ số tuyến giáp của bạn nằm ở mức khoảng 45 vì sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp - vốn phổ biến ở phụ nữ khi cơ thể già đi - có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho mức cholesterol cũng như tim. Từng bước luyện tập để tăng cường sức khỏe Hệ thống cơ bắp sẽ bắt đầu giảm sút nhanh chóng khi bạn bước vào tuổi 40, làm cho quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại vì cơ bắp đốt cháy nhiều calo hơn chất béo. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi bạn lại rất dễ tăng cân trong độ tuổi này. Để giúp duy trì cơ bắp và giữ cho hoạt động trao đổi chất luôn tốt, cần cố gắng thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho hệ thống cơ khoảng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần 15 phút. Dành thời gian cho bản thân Công việc và gia đình đã chiếm hết quỹ thời gian trong ngày của người phụ nữ ở độ tuổi 40, khiến cho họ khó có thể tìm kiếm khoảng thời gian dành riêng cho mình. Tuy nhiên, việc dành một ít thời gian cho bản thân rất quan trọng vì nó không chỉ giúp phòng tránh stress mà còn bảo vệ chúng ta khỏi chứng chán nản - vốn có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Hãy cố gắng dành cho mình ít nhất 10 phút trong ngày để làm điều bạn mong muốn, thậm chí chỉ để làm những việc đơn giản như gọi điện thoại cho một người bạn… 4. Độ tuổi 50 Vận động nhiều hơn Xung quanh giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường có xu hướng tăng cân ở vùng bụng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, viêm nhiễm và gây căng thẳng cho tim. Hoạt động của hệ thống tim mạch cũng bắt đầu suy yếu, đặc biệt là ở những người ít tham gia tập luyện các hoạt động thể dục thể thao. Ở thời điểm này, phụ nữ phải tìm cách đốt cháy nhiều calo hơn để giữ cân. Hãy sử dụng cầu thang bộ thay vì ấn nút thang máy, đi dạo nhanh ở siêu thị hoặc chạy bộ… Bất kỳ hoạt động nào giúp cơ thể vận động cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực hiện những thay đổi tuy nhỏ nhưng sẽ mang lại hiệu quả lớn. Tiến hành kiểm tra ECG (điện tâm đồ) Những diễn biến bất thường và âm thầm ở tim sẽ trở nên phổ biến khi bạn bước vào độ tuổi 50. Kiểm tra điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra hoạt động điện tim sẽ giúp bạn phát hiện ra những rắc rối. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra thêm tình trạng căng thẳng về tinh thần. Vấn đề này là yêu cầu quan trọng nếu bạn vừa mới bắt đầu các hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Tăng cường thêm chất xơ Bên cạnh những lợi ích cho mức cholesterol và đường huyết, việc tăng cường thêm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón - vấn đề phổ biến khi tuổi tác càng cao do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại lương thực thô như bột yến mạch, gạo nâu và hạt lanh…, cùng với các loại đậu, trái cây và rau xanh. 5. Độ tuổi 60 Cảnh giác hơn với nguy cơ gây bệnh tim Khi giai đoạn mãn kinh qua đi, cơ thể đã già hơn, mức huyết áp và cholesterol luôn có xu hướng gia tăng, các mạch máu cũng sẽ cứng hơn. Do đó, bạn cần tiến hành kiểm tra lượng đường huyết, huyết áp và cholesterol hàng năm. Cân nhắc việc dùng thuốc Nếu đã bị cao huyết áp hoặc có lượng cholesterol cao, bạn có thể sẽ phải cần đến các loại thuốc để kiểm soát căn bệnh. Khi cơ thể trở nên già cỗi, bạn cần sử dụng nhiều liệu pháp mạnh mẽ hơn trong việc chữa trị bệnh. Nếu trước đây bạn chỉ dùng một loại thuốc để chữa trị chứng cao huyết áp thì ở độ tuổi này, bạn phải cần đến ba loại thuốc mới có thể khống chế bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn đang cần hoặc điều chỉnh các loại thuốc để kiểm soát những yếu tố nguy hiểm tốt hơn. Tỉnh táo trước mọi triệu chứng Đây chính là thời điểm xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh tim. Vì vậy, vấn đề rất quan trọng là việc nhận biết những diễn biến bình thường và các dấu hiệu bất thường, đáng lo ngại: khó chịu ở ngực, thở ngắn hoặc những thay đổi về khả năng chịu đựng khi tập thể dục (đột nhiên cảm thấy khó thở khi đi lên cầu thang hoặc thấy mệt bất thường, không có lý do rõ ràng ). Nếu những triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Hồng Xuân (Theo PNO/Womansday.com) . Bảo vệ sức khỏe cho tim theo lứa tuổi Luyện tập thể dục thể thao, theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế stress chính là những bí quyết giúp bạn bảo vệ tim, sống khỏe mạnh. Tuy. hoạch bảo vệ sức khỏe cho tim bằng những biện pháp phù hợp với từng lứa tuổi. 1. Độ tuổi 20 “Dập tắt” thói quen hút thuốc Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại cho tim. . vẻ không nhiều nhưng sẽ dẫn đến nhiều rắc rối cho sức khỏe như lượng cholesterol gia tăng, cao huyết áp và những yếu tố nguy hiểm khác cho tim. Độ tuổi từ 30 đến 40 là khoảng thời gian dễ giảm