Bảo vệsứckhỏe cho
“tuổi vàng”ngàyhè
Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa trung
ương những ngày nắng nóng vừa qua vẫn không ngừng gia tăng.
Giữ nhịp độ sinh hoạt đều đặn là biện pháp bảo vệsứckhỏe quan trọng với
người cao tuổi - Ảnh: Tiến Thành
Th.S Nguyễn Trung Anh - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Lão khoa
trung ương - cho hay sự gia tăng bệnh nhân có nguyên nhân chủ yếu từ chế
độ sinh hoạt không điều độ của người già, chứ không nằm ở căn nguyên
bệnh lý.
Uống trên 1,5 lít nước/ngày
Ông Trần Anh Minh (65 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) vốn được con cháu tự hào
vì có tinh thần thể thao không thua gì người trẻ. Gần đến tuổi thất thập cổ lai
hi nhưng mỗi sáng ông đều đi bơi tại một khách sạn gần hồ Tây. Không ngờ
mới vào đầu hè năm nay ông đột nhiên thấy sứckhỏe yếu hẳn, người đổ mồ
hôi nhiều, tiểu rát và táo bón.
Kết quả thăm khám tại Bệnh viện Lão khoa cho thấy ông không mắc bệnh lý
cụ thể nào, nhưng những dấu hiệu xấu của cơ thể bắt nguồn từ việc ông uống
quá ít nước. Theo bác sĩ Trung Anh, ở người già, trung tâm báo khát của não
kém đi khiến nhiều người không có cảm giác khát, dù lượng nước trong cơ
thể bị thiếu hụt so với nhu cầu. Do đó, người cao tuổi không nên chờ đến lúc
khát mới uống mà cần chủ động dung nạp đủ lượng nước cho cơ thể. “Bình
thường, mỗi ngày các cụ nên uống đủ 1,5-1,8 lít nước.
Với các cụ có thói quen tập luyện thể thao như bơi lội, cầu lông, bóng bàn ,
dễ ra nhiều mồ hôi thì cần bổ sung nhiều hơn, khoảng 2 lít nước/ngày. Trời
nóng, vã mồ hôi là uống nước ngay, bổ sung vitamin, tăng cường rau và hoa
quả tươi”, bác sĩ Trung Anh cho hay.
Nguy cơ ngộ độc từ tủ lạnh
Với những ngày nhiệt độ lên quá cao (trên 370C) tốt nhất người già nên hạn
chế ra ngoài. Việc tập thể dục theo thói quen cũng nên sớm hơn, về nhà
trước 7 giờ sáng, tránh nguy cơ say nắng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Tuy không có thói quen ăn cơm ngoài hàng quán, nhưng nguy cơ ngộ độc
thực phẩm vẫn rình rập người già. “Nhiều bác hằng ngày vẫn cẩn thận chế
biến món ăn, không ăn bên ngoài, nhưng lại tiếc những thực phẩm cũ để lâu
ngày trong tủ lạnh, đem ra ăn và bị ngộ độc rất nguy hiểm”, bác sĩ Trung
Anh khuyến cáo.
Mới đây bệnh viện đã tiếp nhận một cụ bà chỉ vì tiếc miếng cá kho cất kỹ
trong tủ lạnh mà bị tiêu chảy trường kỳ dẫn đến mất nước, suy kiệt. “Bác sĩ
phải đưa ra so sánh thế này các cụ mới thôi tiếc: miếng cá ngon cùng lắm
cũng chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng đã động đến thuốc kháng sinh điều trị
thì mất đến tiền trăm ngàn, tiền triệu mà sứckhỏe vẫn cần thêm thời gian để
phục hồi”, thạc sĩ Trung Anh chia sẻ.
Quan niệm xưa nay cho rằng bệnh tăng huyết áp gây tai biến thường xảy ra
nhiều khi gặp tiết trời lạnh, mạch máu co lại, nhưng trời nóng cũng là yếu tố
thúc đẩy nguy cơ gây hại đối với bệnh nhân cao huyết áp. Mối nguy phổ
biến đối với bệnh nhân cao huyết áp vào mùa nóng là chứng hạ huyết áp tư
thế. Người bệnh cao huyết áp có mối lo lớn nhất là bị lên cơn tăng huyết áp
kịch phát. Với người già, nỗi sợ này càng tăng lên, đa số tuân thủ rất nghiêm
“lịch” uống thuốc theo giờ bác sĩ đặt ra. Sáng dậy uống thuốc, rồi đều đặn,
trưa - tối.
Tuy nhiên, vào mùa hè trời nóng, mạch máu dễ giãn ra, nhiều người rơi vào
trạng thái hạ huyết áp tư thế lúc nào không hay. “Huyết áp hạ, lại uống thuốc
hạ huyết áp thì quá nguy hiểm chosức khỏe. Cho nên khi ngủ dậy hay
chuyển từ tư thế nằm sang ngồi/đứng mà thấy cơ thể choáng váng thì người
bệnh nên đo huyết áp trước khi quyết định dùng thuốc hay không. Huyết áp
giảm, phải dừng uống thuốc ngay và xin tư vấn của bác sĩ điều trị”, Th.S
Trung Anh nói.
.
Bảo vệ sức khỏe cho
“tuổi vàng” ngày hè
Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa trung
ương những ngày nắng nóng. pháp bảo vệ sức khỏe quan trọng với
người cao tuổi - Ảnh: Tiến Thành
Th.S Nguyễn Trung Anh - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Lão khoa
trung ương - cho