1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng HCM về văn hóa

16 534 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 330,89 KB

Nội dung

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 1 - LỜI MỞ ĐẦU Nước Việt Nam ra đời và tồn tại hơn 4000 năm lịch sử, qua thời gian, chúng ta xây dựng và lưu trữ lại trong từng con người những truyền thống Văn hóa quý báu như truyền thống yêu nước, truyền thống lá lành đùm lá rách…Cùng với đó là những lễ hội, những làng nghề, những phong tục tập quán mà đặc trưng không một quốc gia nào khác trên thế giới có được. Tuy nhiên, nền Văn hóa của Việt Nam ta đang phát triển thế nào? Và mỗi người dân Việt Nam hiểu được bao nhiêu về Văn hóa nước nhà, cần làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống Văn hóa quý báu ấy? Hơn nữa, đối với thế hệ trẻ, thì đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng với trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước. Và biểu hiện đầu tiên của trách nhiệm ấy là mỗi người phải có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về thực trạng tình hình Văn hóa đất nước, qua đó thấy được những mặt tích cực và tiêu cực còn tồn tại để kịp thời đưa hướng giải quyết cho mỗi cá nhân và toàn xã hội. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở giúp cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc nội dung vấn đề quan trọng đó. Đó chính là lý do đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa ở Việt Nam” được đưa vào nghiên cứu. Chúng em mong rằng, sau khi hoàn thành đề tài này, chúng em có thể hiểu rõ hơn về những truyền thống Văn hóa quý báu của dân tộc,đồng thời thấy được những khó khăn trong việc phát triển nền văn hóa ấy, từ đó nhận thức đúng đắn những việc mình có thể làm để góp công dựng một nước Việt Nam phát triển Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù hết sức cố gắng tuy nhiên chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được những đóng góp quý báu của cô giáo để những đề tài sau được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn Nhóm Sinh Viên Thực hiện Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 2 - MỤC LỤC Nội dung Trang I. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về Văn hóa 3 1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa 3 Định nghĩa về Văn hóa 3 Luận điểm về xây dựng một nền Văn hóa mới 3 Quan hệ giữa Văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội 3 2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới 4 3. Quan điểm về chức năng của văn hóa 4 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của Văn hóa 5 1. Văn hóa giáo dục 5 2. Văn hóa văn nghệ 6 3. Văn hóa đời sống 6 III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xậy dựng Văn hóa – Đạo đức trong Đảng hiện nay 7 IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay 8 V. Thực trạng và đánh giá về nền Văn hóa Việt Nam hiện nay 8 1. Thực trạng nền Văn hóa Việt Nam hiện nay 8 a. Những thành công. 8 b.Những mặt hạn chế còn tồn tại 10 c. Một việc có thể làm ngay. 15 2. Đánh giá về thực trạng Văn hóa Việt Nam hiện nay 15 Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 3 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA. 1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa  Định nghĩa về Văn hóa: Trong quá trình tìm đường cứu nước, trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới, từng bước xây dựng lý luận văn hóa. Tháng 8-1943, Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" Như vậy, văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất.  Luận điểm về xây dựng một nền Văn hóa mới: 5 luận điểm lớn  Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường  Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.  Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.  Xây dựng chính trị: dân quyền  Xây dựng kinh tế.  Quan hệ giữa Văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội: Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau:  Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.  Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.  Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa: Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh không bao giờ nói phát triển văn hóa trước kinh tế). Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 4 -  Tuy "kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được", nhưng điều đó không có nghĩa là văn hóa "thụ động", Văn hóa có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. 2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá mới mà chúng ta chủ trương xây dựng là nền văn hoá có tính hất dân tộc, khoa học và đại chúng.  Tính dân tộc của nền văn hóa thể hiện ở đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc của nền văn hóa. Nó là kết quả của sự kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.  Tính khoa học của nền văn hóa thể hiện ở sự phù hợp của nền văn hóa dân tộc với sự tiến hóa chung của nền văn hóa nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, ở khả năng đóng góp của văn hóa vào sự nghiệp cải tạo xã hội.  Tính đại chúng của nền văn hóa thể hiện ở chỗ nền văn hóa đó do quần chúng nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể hưởng thụ những giá trị của nền văn hóa đó. Nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc:  Nội dung xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hóa trong thời đại  mới.  Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. 3. Quan điểm về chức năng của văn hóa Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:  Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để bồi dưỡng nâng cao tư tưởng cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn. Phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân "có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng" Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 5 -  Nâng cao dân trí. Văn hóa luôn gắn với dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí, làm cho người dân biết đọc, biết viết, hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa Nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".  Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA VĂN HÓA: 1. Văn hóa giáo dục Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thốngnhất nước nhà. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:  Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục:  Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.  Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội.  Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng.  Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động  Phương châm, phương pháp giáo dục:  Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành,; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.  Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục.  Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 6 - 2. Văn hóa văn nghệ  Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng tin tưởng vào của Đảng và Nhà nước.  Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ. Văn nghệ sĩ có quyền hư cấu, song phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, phải hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. Quần chúng là những người làm ra lịch sử. Họ là những người đánh giá trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần.  Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại. Phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm. Tác phẩm văn hóa, văn nghệ hay vừa làm gương mẫu cho các thế hệ hôm nay, vừa giáo dục nhắc nhở con cháu đời sau. Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu, nghèo nàn. 3. Văn hóa đời sống Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất.  Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.  Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.  Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình. Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 7 - III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC TRONG ĐẢNG HIỆN NAY. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng ta nêu rõ rằng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết TW V, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước " và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức §ảng và nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội". Nhắc lại các nghị quyết nói trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay; cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng được tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức của Đảng và bộ máy của Nhà nước Đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh, ta càng thấy rõ vai trò quan trọng biết dường nào của Văn hóa - đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng. Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người nói về Đảng và đặc biệt nhấn mạnh với đại ý: Đảng là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần Văn hóa - đạo đức cách mạng, phải làm mọi cách giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, có những văn hóa ứng xử đúng mực với nhân dân, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, ngày nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 8 - IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY. Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những nội dung sau:  Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới.  Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.  Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.  Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.  Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ. V. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Thực trạng nền Văn hóa Việt Nam hiện nay: a. Những thành công trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Nội dung công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều vấn đề thiết thực, Đảng ta đã vận dụng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 3 vÊn ®Ò. Thứ nhất, xây dựng nếp sống văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng đời sống cho nhân dân phải được tiến hành xây dựng nếp sống văn hóa. Quan điểm xây dựng đời sống mới của Chủ tịch Hồ Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 9 - Chí Minh hết sức rõ ràng: "Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì mới cũng làm. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu mọi người đều làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường." Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đang thấm sâu vào từng người, từng gia đình, với sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể trở thành cuộc vận động văn hóa rộng lớn chưa từng có. Niềm tin của dân với Đảng ngày càng gắn bó. Đến nay, cả nước có 11.720 hương ước, quy ước văn hóa được xây dựng đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa; 12.831.887/17.900.665 hộ gia đình (71,46%), 42.053/88.704 làng, ấp, khu phố (47,40%) và 13.523 cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hóa; gần 5.000 khu dân cư tiên tiến xuất sắc. Tổng số kinh phí huy động được từ nhân dân và các lực lượng xã hội đầu tư cho xây dựng đời sống văn hóa trong 5 năm (2000 - 2005) là 3.461 tỉ 904 triệu đồng. Thứ hai, xây dựng thiết chế văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân, việc quan trọng là xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở. Thiết chế được hiểu là thiết lập, tạo dựng lên; là sự chế định và luật lệ đặt ra (thành văn và không thành văn) của mỗi cộng đồng, quốc gia. Bất kỳ một thời đại nào, chế độ xã hội nào cũng cần có những thiết chế văn hóa để chuyển tải văn hóa chính thống của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với yêu cầu chuẩn mực, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của thời đại đó. Xã hội càng văn minh, nhu cầu hưởng thụ của con người càng cao, thiết chế văn hóa thông tin cơ sở càng có vị trí, vai trò quan trọng. Thiết chế văn hóa thông tin cơ sở lấy quần chúng làm đối tượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Thực tiễn đã và đang cho thấy, khi công nghệ khoa học phát triển với trình độ cao, phương tiện nghe nhìn phát triển, các hoạt động của thiết chế văn hóa thông tin cơ sở càng trở nên quan trọng không thể thiếu được trong diện mạo, trong đời sống văn hóa ở các địa phương và địa bàn dân cư. Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm IV - Lớp Đ4-H1 ______________________________________________________________________________ - 10 - Thứ ba, về xây dựng môi trường văn hóa Theo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, xây dựng đời sống mới phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa. Môi trường văn hóa bao gồm cả giá trị di sản văn hóa truyền thống và cách mạng, những giá trị sáng tạo mới và tinh hoa văn hóa nhân loại. Môi trường văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Môi trường văn hóa ở cơ sở bao gồm các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, công - nông - lâm trường, trường học, bệnh viện, các khu dân cư như làng, ấp, bản, xã, phường, khu phố Bảo đảm môi trường văn hóa lành mạnh, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, tiếp nhận thông tin, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí của mọi thành viên là cái cần có để phòng, chống tốt nhất tệ nạn xã hội. Hồ Chí Minh đã hết lòng chăm lo cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người. Người đã chỉ đạo việc nêu gương “người tốt, việc tốt”. Người nhận định "phải xúc tiến văn hóa để đào tạo con người mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc". Khẳng định vai trò của việc đào tạo con người, Người dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người". Trong điều kiện xã hội diễn biến càng phức tạp, chúng ta càng tin tưởng rõ rằng phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với nếp sống văn minh, lành mạnh, thiết chế văn hóa thông tin cơ sở hoàn chỉnh và môi trường văn hóa trong lành sẽ là nhân tố đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi tới thành công. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và các nội dung mục tiêu đạt được sẽ trở thành pháo đài vững chắc trước các thế lực thù địch, đánh bại các biểu hiện phản văn hóa và chống lại các tệ nạn xã hội mà không một loại hình, phương thức hoạt động nào có thể thay thế hữu hiệu hơn b. Những mặt hạn chế còn tồn tại: Cùng với công tác thực hiện tốt đời sống Văn hóa cho người dân của Đảng và nhà nước, chúng ta thêm tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp, nhưng bên cạnh những thống kê tích cực trên vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm, những chỉ đạo mang tính vụ lợi của một bộ phận nhà trức trách Quá trình hiện đại hóa đã được khởi động từ đầu thế kỷ XX, nhưng lúc đó đất nước đang còn là một xứ thuộc địa, cộng đồng chưa trải qua một cuộc tự nhận thức [...]... vốn yếu nhất và hầu như là đi vay mượn từ nước ngoài ) Văn hóa là tất cả cái phần làm nên giá trị của một dân tộc Nghĩa của văn hóa rất rộng Văn hóa là cái cách sống cách quan hệ với thiên nhiên, cách làm ăn sinh sống ( văn hóa nông nghiệp, văn hóa cư trú …); là các hoạt động tinh thần ( văn hóa tôn giáo, văn hóa dạy dỗ giáo dục con người ) Văn hóa bao trùm lên cả kinh tế chính trị pháp luật … Nhưng... của mặt trận Việt Minh là Hội văn hóa cứu quốc Tới 1948, còn có Đại hội văn hóa toàn quốc Nhưng sau đó, Hội văn hóa bị giải thể thay vào đấy là những hội văn nghệ, hội sử, các hội khoa học kỹ thuật… Từng hội hoạt động rời rẽ riêng biệt Con người nhà văn hóa trong các trí thức bị đẩy lùi xuống, thay vào đấy là vai trò người chiến sĩ Thay cho văn hóa chỉ thấy nhấn mạnh tư tưởng (là phương diện mà người... chúng ta không hiểu văn hóa, mà việc nghiên cứu văn hóa đân tộc bị hạn chế và nhiều mặt để ngỏ  Trong khi được hình dung một cách trừu tư ng chung chung , đồng thời văn hóa được quan niệm như một cái gì nhất thành bất biến Lịch sử phát triển của nó không được chú trọng, không cần tìm hiểu Quá trình văn hóa Việt Nam trở thành một cái gì đơn điệu, trở đi trở lại, tẻ nhạt - 11 - Tư Tưởng Hồ Chí Minh Nhóm... nhất của việc nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam hôm nay là chúng ta xuất phát từ một quan niệm thiển cận về văn hóa như trên vừa trình bày Những lý luận mới mẻ và đầy sức thuyết phục về văn hóa, từ lâu đã hình thành ở các nước phương Tây, nay được giới thiệu kỹ càng rộng rãi ở Nga và Trung Hoa lục địa, thì ở xứ ta vẫn còn xa lạ Việt Nam từ lâu nay vẫn sống trong một chuẩn mực Văn hóa được tạo dựng nên từ... lạ lẫm Văn hóa Việt Nam đang bị ảnh hưởng quá nhiều Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bộ phận những người yêu Văn hóa, tìm hiểu và khám phá Văn hóa Việt Nam vẫn còn tồn tại trong lòng xã hội Điển hình qua Đại Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trọng đại của cả dân tộc, hàng loạt những cuộc thi tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội đã được phát động, qua đó thế hệ tư ng lai có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa hào... hiểu về văn hóa ở ta hiện triển khai theo hai hướng :  Một là đẩy nó lên thành một cái gì trừu tư ng, và mọi người bằng lòng với những ý niệm chung chung  Hai là thu hẹp văn hóa trong các hoạt động tâm linh, chủ yếu là phần sáng tác thơ văn và một ít thành tựu nghệ thuật như sân khấu âm nhạc, các phong tục, các lễ hội Thực tế là nhiều khi văn hóa bị hạ xuống một thứ “ cờ đèn kèn trống”, nặng về vai... sự chứ không biến đây thành công tác tư tưởng Họ không bị ràng buộc bởi những cấm kỵ Trong lúc chúng ta quen nói về tình trạng thống nhất thì họ nói về những vùng văn hóa khác nhau tồn tại lặng lẽ trong lịch sử Trong lúc chúng ta chỉ thích nhấn mạnh sự độc lập với Trung Hoa cổ thì họ vạch rõ chúng ta đã học đòi và dễ dãi như thế nào trong việc học đòi theo văn hóa của họ Với một thứ chữ nôm mà chúng... cá nhân và tổ chức xã hội, lịch sử văn hóa Văn hóa dân tộc rút lại với nhiều người chỉ còn là cái gì mơ hồ, việc nghiên cứu quy về những lời ca tụng chung chung, sáo rỗng, không thuyết phục được ai Đây cũng là một biểu hiện khác của việc không hiểu thế nào là văn hóa, không thấy sự chi phối của nó với đời sống  Một căn bệnh nặng nề khác của hoạt động nghiên cứu văn hóa vài chục năm gần đây, khiến nó... thuộc của văn hóa ta Nhưng những nhận định như thế, nay bị bỏ qua Đoạn trích nói trên là dẫn theo văn bản Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam năm 1948 Trong các lần xuất bản về sau, cái ý tư ng sáng suốt này bị làm nhẹ đi, lảng tránh, coi là ngẫu nhiên không quan trọng Trong các tài liệu chính thức, kể cả trong các nhà trường, chỉ thấy nhấn mạnh điều ngược lại rằng “ nước ta có một nền văn hóa phát triển... không có thành thị tuy quá trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt, bừa bãi Chúng ta không có các trường đại học theo đúng chuẩn mực quốc tế và không biết bao giờ có nổi, trong khi đại học đang được mở ra đại trà Hoạt động nghiên cứu văn hóa cũng vậy Trong khi văn hóa Việt Nam rất được đề cao, thì các thiết chế nghiên cứu lại chưa hình thành Về mặt phương pháp, văn hóa dân tộc chưa được nghiên cứu như một . điểm về tính chất của nền văn hóa mới 4 3. Quan điểm về chức năng của văn hóa 4 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của Văn hóa 5 1. Văn hóa giáo dục 5 2. Văn hóa văn nghệ 6 3. Văn hóa. chung của Hồ Chí Minh về Văn hóa 3 1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa 3 Định nghĩa về Văn hóa 3 Luận điểm về xây dựng một nền Văn hóa mới 3 Quan hệ giữa Văn hóa với kinh tế, chính. ba, về xây dựng môi trường văn hóa Theo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, xây dựng đời sống mới phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa. Môi trường văn hóa bao gồm cả giá trị di sản văn

Ngày đăng: 21/07/2014, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w