Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
160,01 KB
Nội dung
CHỐNG MÁY VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC LỌAI THUỐC AN THẦN , GIÃN CƠ Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY – PHẦN 1 Tình trạng kích động của bệnh nhân thường gặp sau khi đặt nội khí quản và bắt đầu thở máy được gọi là hiện tượng chống máy. Nguyên nhân chủ yếu là do lo lắng và chưa thích nghi với nội khí quản. Tuy nhiên nếu tình trạng kích động hoặc những dấu hiệu của suy hô hấp xảy ra trên một bệnh nhân đang thở máy ổn định thì đó là một vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết một cách có hệ thống. ĐỊNH NGHĨA Chống máy là từ dùng để diễn tả tình trạng bệnh nhân thở một đằng, máy đẩy vào một nẻo, còn được gọi là tình trạng suy hô hấp ở bệnh nhân đang thở máy mà trước đó suy hô hấp đã cải thiện. TÌNH HUỐNG XUẤT HIỆN - Xuất hiện kích động hay các dấu hiệu của suy hô hấp ( thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, phập phồng cánh mũi. ) - Báo động một hoặc nhiều thông số cài đặt - Nhìn thấy sự không đồng giữa máy và bệnh nhân BIỂU HIỆN LÂM SÀNG - Thở nhanh. - Môi tím. - Toát mồ hôi. - Phập phồng cánh mũi. - Co kéo cơ hô hấp phụ - Bụng và ngực chuyển động nghịch chiều nhau - Nhịp tim nhanh, có thể có lọan nhịp tim, tụt huyết áp. - Giảm SpO2 - Tăng áp lực đường thở. BẤT LỢI CỦA CHỐNG MÁY - Một số nguyên nhân quan trọng gây chống máy có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân ( tắc nội khí quản, tràn khí màng phổi ) - Toan hô hấp và toan chuyển hóa do gia tăng hoạt động của cơ hô hấp làm tăng sản xuất CO2 và acid lactic. Gia tăng hoạt động của cơ hô hấp còn làm tăng tiêu thụ oxy làm giảm cung cấp oxy cho các tổ chức khác cũng như làm giảm oxy hóa máu ( do giảm cung lượng tim và tăng nhu cầu oxy ) - Gây ra một số biến chứng khác của thở máy ( tụt huyết áp do tình trạng ứ khí hoặc mất đồng bộ giữa máy và bệnh nhân làm giảm tiền tải và cung lượng tim ) NGUYÊN NHÂN 1. Liên quan đến bệnh nhân: - Nguyên nhân liên quan đến đường thở nhân tạo ( nội khí quản ) - Đàm - Co thắt phế quản - Phù phổi - Xẹp phổi - Thuyên tắc động mạch phổi - Tràn khí màng phổi - Rối lọan trung tâm hô hấp - Thay đổi tư thế bệnh nhân - Tác dụng của thuốc - Chướng bụng - Lo âu - Mất đồng bộ giữa bệnh nhân- máy thở 2. Liên quan đến máy thở: - Đường dẫn khí bị hở, sút. - Cung cấp oxy, cài đặt FiO2 không đủ. - Cài đặt thông số máy thở không thích hợp: Hỗ trợ hô hấp không đủ Cài đặt trigger không đúng Cài đặt tốc độ dòng không đúng - Mất đồng bộ giữa máy thở – bệnh nhân. *Nguyên nhân liên quan đến bệnh nhân: 1. Các vấn đề liên quan đến đường thở nhân tạo: - Ống nội khí quản hoặc canule bị đẩy vào quá sâu, đi vào phế quản gốc phải. - Ống nội khí quản bị kéo ra, nằm trên dây thanh âm, tụt ra ngòai Các nguyên nhân này xảy ra thường do thay đổi tư thế bệnh nhân ( gập hay ngửa đầu có thể đẩy vào hoặc kéo nội khí quản ra 2 cm ), cần máy thở đẩy hoặc kéo ống nội khí quản. Trên ống nội khí quản có vạch cm, thường đối với nam ngang miệng là vạch 23 cm, đối với nữ là 21 cm thì ống nội khí quản sẽ ở vị trí đúng: trên X quang phổi đầu của nội khí quản nằm ngay phía trên quai động mạch chủ - Bóng nội khí quản ( canule ) thóat vị , phủ lên đầu của ống nội khí quản, canule. - Bóng nội khí quản ( canule ) bị vỡ, - Xoắn ống nội khí quản - Bệnh nhân cắn ống nội khí quản - Vật lạ - Vỡ động mạch không tên: tỉ lệ 0,4- 4,5% các trường hợp mở khí quản; thường xảy ra trong 3 tuần đầu sau mở khí quản; nguyên nhân do cố định canule không tốt và nhiễm trùng, Xử trí : ngay sau khi thấy máu chảy ra từ lỗ mở khí quản thì bơm bóng ( cuff ) của canule thật căng, nếu vẫn còn chảy máu dùng ngón tay len giữa canule và khí quản để ép vào động mạch, sao đó xử trí ngọai khoa, tỉ lệ tử vong cao. - Dò khí quản – thực quản. 2. Nghẹt đàm: Nên nghĩ đến đầu tiên ở các trường hợp máy báo động áp lực cao, đàm khô đặc dẫn đến tắc ống nội khí quản, thường do khí thở vào có độ ẩm không đủ. 3. Tràn khí màng phổi: - Lâm sàng: bệnh nhân khó thở, lồng ngực căng phồng, gõ vang, nghe âm phế bào giảm. - Chụp X quang để xác định chẩn đóan - Ngay sau khi nghi ngờ chẩn đóan : chọc kim số 14 hoặc 16 vào liên sườn 2 đường giữa đòn để dẫn lưu khí tạm thời trong khi chờ đợi xác định chẩn đóan và dẫn lưu bằng ống lớn. 4. Co thắt phế quản: - Áp lực đỉnh đường thở cao liên tục, nghe phổi có ran rít , ngáy; gặp ở các trường hợp hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. - Xử trí: thuốc giãn phế quản, corticoid. 5. Phù phổi: - Phù phổi cấp do tim, do quá tải hoặc hội chứng nguy ngập hô hấp cấp ( ARDS ) - Các trường hợp này gây giảm oxy máu nặng, ngòai điều trị nguyên nhân phải sử dụng oxy liều cao kết hợp với PEEP. 6. Thuyên tắc động mạch phổi: - Đột ngột gây suy hô hấp nặng ở bệnh nhân đang thở máy, khó chẩn đóan nếu bệnh nhân không có viêm tắc tĩnh mạch sâu trước đó. - Chẩn đóan xác định dựa vào chụp động mạch có cản quang. 7. Phổi bị căng phồng quá mức: - Ứ khí phế nang dẫn đến auto PEEP làm cho bệnh nhân khó trigger máy thở và gây ra những vấn đề về tim mạch như tụt huyết áp, giảm cung lượng tim 8. Bất thường của trung tâm hô hấp: - Thở quá nhanh có thể do đau, lo âu, sốt, thuốc, thiếu oxy, cài đặt các thông số máy thở không thích hợp - Thở quá nhanh gây ra mất đồng bộ giữa máy thở- bệnh nhân và thở khỏang chết 9. Thay đổi tư thế bệnh nhân: - Trong lúc thay đổi tư thế mà bệnh nhân bị suy hô hấp có thể do ống nội khí quản hoặc canule bị sút, ống nội khí quản bị xoắn, tắc ống nội khí quản do đàm, giảm oxy máu do thay đổi vùng thông khí và tưới máu, thuyên tắc phổi do di chuyển của cục máu đông. 10. Ảnh hưởng của thuốc: - Một số thuốc sử dụng trong điều trị có thể gây ra co giật, xấu đi rối lọan thông khí và tưới máu có sẵn, gây lo âu và tăng mức độ liệt cơ. 11. Chướng bụng: - Chướng bụng ép vào cơ hòanh làm hạn chế sự di chuyển xuống dưới của cơ hòanh gây ra xẹp phổi vùng đáy, bất thường thông khí và tưới máu, giảm oxy. - Nguyên nhân chướng bụng ở bệnh nhân thở máy có thể do dạ dày bị giãn, liệt ruột, báng bụng , xử trí tùy nguyên nhân: dẫn lưu dịch dạ dày, tháo dịch báng [...]... Không đồng bộ giữa máy thở và bệnh nhân: Sự mất đồng bộ giữa máy thở và bệnh nhân gặp trong nhiều tình huống: - Bệnh nhân thở nhanh , lo âu - Bệnh nhân có auto PEEP - Các nguyên nhân đường thở nhân tạo ( đã trình bày ở trên ), co thắt phế quản - Cài đặt mode th , các thông số trên máy thở không thích hợp - Máy thở: liên quan đến thời gian của 2 giai đ an: Giai đ an trigger Giai đ an sau trigger NGUYÊN... bằng máy - Bóp bóng giúp thở với oxy 100% - Đánh giá nhanh tình trạng bệnh nhân và các thông số theo dõi trên máy thở - Kiểm tra sự t an vẹn của đường thở: h , sút, nghẹt ống nội khí quản hoặc canule ( cho ống hút vào kiểm tra ) - Nếu tính mạng bệnh nhân bị đe dọa, điều trị theo những nguyên nhân thường gặp ( tràn khí màng phổi, tắc ống nội khí quản ) - Khi tình trạng ổn định , thăm khám chi tiết và. .. liên quan đến máy thở: 1 Hệ thống dẫn khí bị h , sút: Khi máy báo động áp lực thấp ( low pressure alarm ), thể tích thở ra thấp ( low volume alarm ), thông khí phút thấp ( low Ve alarm ) thường do hệ thống dẫn khí bị hở , lu1c này cần kiểm tra lại t an bộ hệ thống dẫn khí: - Bóng chèn nội khí quản hoặc canule: không bơm bóng, bơm bóng không đủ thể tích, bóng bị b , - Sút chỗ nối giữa nội khí quản và dây... nội khí quản và dây dẫn khí của máy thở - Sút chỗ nối giữa dây dẫn khí với bầu đựng nước, với bộ phận làm ẩm, với bộ lọc kh , với máy thở - Dây dẫn khí bị nứt, bể - Sút dây dẫn oxy vào bộ làm ẩm - Hệ thống dẫn lưu tràn khí màng phổi bị hở 2 Cung cấp oxy không đ , dây dẫn oxy vào máy bị sút 3 Cài đặt không thích hợp mode th , thể tích khí thường lưu ( tidal volume ) - Sử dụng mode SIMV ở bệnh nhân chưa... tiết và làm thêm các xét nghiệm chẩn đ an cần thiết để xác định nguyên nhân và xử trí thích hợp Sau khi đã rút máy thở ra khỏi bệnh nhân, bệnh nhân được giúp thở bằng bóng với oxy 100 %, đây vừa là một biện pháp điều trị vừa là một biện pháp để chẩn đoán Nếu các dấu hiệu kích động cải thiện , nguyên nhân có thể do máy thở; nếu các dấu hiệu này vẫn còn, chứng tỏ một nguyên nhân liên quan đến đến bệnh... tích khí thường lưu ( Vt ) thấp, tần số thấp so với nhu cầu thông khí của bệnh nhân 4 Cài đặt không thích hợp mức trigger: - Cài đặt mức trigger quá thấp ( vd: cài trigger – 3, -4 cm H2O ở những bệnh nhân chưa đủ sức hít vào sâu đủ gây sự giảm áp lực trong đường thở tới mức – 3, -4 cm H2O ) - Bệnh nhân có auto PEEP - Nước đọng nhiều trong ống dẫn khí làm giảm sự cảm nhận của máy thở 5 Cài đặt tốc độ dòng . CHỐNG MÁY VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC LỌAI THUỐC AN THẦN , GIÃN CƠ Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY – PHẦN 1 Tình trạng kích động của bệnh nhân thường gặp sau khi đặt nội khí quản và bắt đầu thở máy được. thì đó là một vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết một cách có hệ thống. ĐỊNH NGHĨA Chống máy là từ dùng để diễn tả tình trạng bệnh nhân thở một đằng, máy đẩy vào một nẻo, còn được gọi. huyết áp, giảm cung lượng tim 8. Bất thường của trung tâm hô hấp: - Thở quá nhanh có thể do đau, lo âu, sốt, thuốc, thiếu oxy, cài đặt các thông số máy thở không thích hợp - Thở quá nhanh gây