LỜI NÓI ĐẦU Giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, hầu hết các trường trên toàn quốc đều có đội ngũ giáo viên phổ thông đảm bảo số lượng, trình độ chuyên môn được nâng cao, để đáp ứng cho thời đại mới, mỗi giáo viên cần rèn luyện để có chất lượng, thực sự nhiệt huyết và say mê nghề nghiệp. Tất nhiên dạy học không chỉ cần trí tuệ, sự nhiệt huyết của tấm lòng, tình cảm mà còn là năng khiếu nghề nghiệp và không phải ai cũng có được năng khiếu đó. Có những giáo viên có kiến thức nhưng không có năng lực truyền thụ. Có những giáo viên rất tâm lý với học sinh nhưng tri thức thầy cô cần phải mang đến cho các em trong mỗi tiết học chưa đủ để thuyết phục lòng say mê học tập của các em. Đặc trưng của mỗi bộ môn đòi hỏi người giảng dạy phải có sự ứng biến linh hoạt với từng bài cụ thể. Điều đó cần phải có sự đầu tư thời gian, sự tìm tòi học hỏi đồng nghiệp hay tự học trên Internet. Chẳng những quan tâm nâng chất lượng đại trà mà giáo viên cần quan tâm giáo dục, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh cá biệt (lớp nào, khối nào, năm nào cũng có). Bởi vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần đổi mới trong mỗi giờ lên lớp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê tâm huyết của mỗi giáo viên. Nhân tố người thầy là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục trong thực tế hiện nay. Người giáo viên giỏi không phải là người truyền thụ cho học sinh tất cả những gì mình biết. Không ai có thể dạy cho các em được hết các kiến thức trong cuộc đời này mà cái chính là biết khơi dậy trong các em tình yêu đối với bộ môn, khơi dậy ngọn lửa của lòng đam mê đọc sách, khao khát tìm hiểu, để từ đó các em có thể tự tìm đọc và tự học. Để tạo ra sự hấp dẫn trong mỗi tiết học, người thầy phải tìm cách đổi mới từ những cái nhỏ nhất mỗi khi lên lớp như cách đặt vấn đề cho bài giảng, hệ thống câu hỏi phát vấn, thảo luận, hình thức kiểm tra bài, đổi mới ngay cả cách ghi bảng, tên đề mục, cần tạo được sự chú ý của học trò ngay từ những nét phấn đầu tiên bắt đầu một bài giảng. Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo tài liệu và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.” Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và các bạn Chân thành cảm ơn
TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN. CHUYÊN ĐỀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI. HẢI DƯƠNG – NĂM 2014 LỜI NÓI ĐẦU Giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, hầu hết các trường trên toàn quốc đều có đội ngũ giáo viên phổ thông đảm bảo số lượng, trình độ chuyên môn được nâng cao, để đáp ứng cho thời đại mới, mỗi giáo viên cần rèn luyện để có chất lượng, thực sự nhiệt huyết và say mê nghề nghiệp. Tất nhiên dạy học không chỉ cần trí tuệ, sự nhiệt huyết của tấm lòng, tình cảm mà còn là năng khiếu nghề nghiệp và không phải ai cũng có được năng khiếu đó. Có những giáo viên có kiến thức nhưng không có năng lực truyền thụ. Có những giáo viên rất tâm lý với học sinh nhưng tri thức thầy cô cần phải mang đến cho các em trong mỗi tiết học chưa đủ để thuyết phục lòng say mê học tập của các em. Đặc trưng của mỗi bộ môn đòi hỏi người giảng dạy phải có sự ứng biến linh hoạt với từng bài cụ thể. Điều đó cần phải có sự đầu tư thời gian, sự tìm tòi học hỏi đồng nghiệp hay tự học trên Internet. Chẳng những quan tâm nâng chất lượng đại trà mà giáo viên cần quan tâm giáo dục, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh cá biệt (lớp nào, khối nào, năm nào cũng có). Bởi vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần đổi mới trong mỗi giờ lên lớp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê tâm huyết của mỗi giáo viên. Nhân tố người thầy là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục trong thực tế hiện nay. Người giáo viên giỏi không phải là người truyền thụ cho học sinh tất cả những gì mình biết. Không ai có thể dạy cho các em được hết các kiến thức trong cuộc đời này mà cái chính là biết khơi dậy trong các em tình yêu đối với bộ môn, khơi dậy ngọn lửa của lòng đam mê đọc sách, khao khát tìm hiểu, để từ đó các em có thể tự tìm đọc và tự học. Để tạo ra sự hấp dẫn trong mỗi tiết học, người thầy phải tìm cách đổi mới từ những cái nhỏ nhất mỗi khi lên lớp như cách đặt vấn đề cho bài giảng, hệ thống câu hỏi phát vấn, thảo luận, hình thức kiểm tra bài, đổi mới ngay cả cách ghi bảng, tên đề mục, cần tạo được sự chú ý của học trò ngay từ những nét phấn đầu tiên bắt đầu một bài giảng. Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo tài liệu và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.” Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và các bạn! Chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG: PHẦN I: Những nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò người giáo viên. PHẦN II : Tăng tính sáng tạo trong dạy học để bớt học "vẹt" PHẦN III: Làm thế nào để có tiết dạy hay, hiệu quả PHẦN IV: Làm thế nào để trang bị kỹ năng sống cho học sinh? PHẦN V: Dạy học sinh: Phương pháp học thế nào có hiệu quả nhất. PHẦN VI: Ứng xử với học sinh… cá biệt như thế nào? PHẦN VII: Làm thế nào không Bỏ rơi học sinh cá biệt. PHẦN VIII: Giáo dục HS cá biệt như thế nào? PHẦN I: Những nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò người giáo viên. Có óc hài hước Một giáo viên có óc hài hước sẽ giúp làm dịu những căng thẳng xảy ra trong lớp. Hơn nữa, khướu hài hước còn giúp người giáo viên đem lại niềm vui và sự hứng thú học cho học sinh, khiến chúng háo hức và mong chờ được đến lớp học. Điều không kém phần quan trọng mà óc hài hước đem lại đó là làm bạn trở thành người vui vẻ và tích cực trong cuộc sống dù có gặp khó khăn hay căng thẳng trong công việc . Thái độ tích cực Một thái độ tích cực, lạc quan là tài sản vô giá trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh nhất có thể. Ví dụ, ngày đầu tiên đi dạy, bạn đã dạy nhầm bài 2 thay vì bài 1. Điều này sẽ không trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu bạn có cái nhìn thoáng rằng ai cũng có lúc nhầm và bạn xin lỗi học trò sau đó tiếp tục bài giảng của mình. Không cần nghiêm trọng hóa vấn đề dù đó là nhỏ hay lớn, sai thì sửa; quan điểm lạc quan này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn. Biết đặt kỳ vọng nơi học sinh Nếu bạn thờ ơ với việc học của học sinh, bạn không đặt ra mục tiêu nơi chúng thì chúng cũng sẽ buông xuôi việc học. Bạn cần tỏ thái độ rằng bạn tin chúng có thể đạt được những mục tiêu bạn đã đặt ra và bạn truyền cho chúng niềm tin đó. Sự kỳ vọng của bạn chính là nhân tố quan trọng kích thích học sinh học tốt và đạt được kết quả cao. Tính kiên định Để tạo ra môi trường học tích cực và sôi nổi học sinh cần có được lịch học cụ thể để có thể chuẩn bị bài trước. Bạn cần giữ và làm đúng theo kế hoạch đã đưa ra đó. Ví dụ, học sinh có thể dễ dàng thích nghi được với nhiều giáo viên trong một ngày nhưng chúng sẽ không thích khi các kế hoạch cứ liên tục thay đổi. Bạn không thể đến lớp và bảo chúng làm bài kiểm tra chỉ vì bạn chưa chuẩn bị bài giảng từ hôm trước. Công bằng Là một giáo viên, việc đối xử với các học sinh một cách công bằng trong bất cứ tình huống nào là điều rất quan trọng. Khi có bất cứ sự than phiền nào từ phía học sinh rằng bạn đối xử với nhóm học sinh này thiên vị hơn so với nhóm khác thì hậu quả của nó không chỉ dừng ở việc bạn mất đi sự tôn trọng nơi học sinh mà bạn cũng sẽ bị mất đi sự tín nhiệm từ phía ban giam hiệu. Linh hoạt về thời gian Để có thể lấy lại cân bằng và “sạc” thêm năng lượng bạn có thể xin nghỉ dạy một ngày hoặc vài ngày tùy từng thời điểm. Thời gian nghỉ không dài vì thế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh mà điều này lại có thể giúp bạn làm mới đầu óc và thấy vui vẻ khi quay lại công việc. PHẦN II: Tăng tính sáng tạo trong dạy học để bớt học "vẹt" Việc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá. Nói chung việc giảng dạy hiện nay chủ yếu là dạy kiến thức mà ít (hoặc không để ý đến) dạy cho học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, độc lập và sáng tạo. Để đánh giá một quá trình dạy và học, tất nhiên phải có kiểm tra, thi cử. Thế nhưng do cách kiểm tra, thi cử hiện nay ở nước ta quá lạc hậu (từ cách thức đến nội dung) nên dẫn tới việc dạy và học mang tính đối phó như đã nói ở trên. Bên cạnh vấn đề thi cử thì nội dung chương trình, sau nhiều lần cải tiến, xem ra vẫn quá nặng nề, ôm đồm tạo khó khăn cho việc dạy và học một cách khoa học. Vậy thì chúng ta phải thay đổi theo hướng nào? 1. Cần phải tinh giản mạnh mẽ chương trình học ở bậc phổ thông. Nên quan niệm sách giáo khoa chỉ là một tài liệu hỗ [...]... cho giáo viên; cần để cho giáo viên có khoảng không gian sáng tạo trong nghề nghiệp Do đó cần có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau; nhờ thế giáo viên mới có điều kiện tham khảo, so sánh, chọn lọc để từ đó thiết lập nên bài giảng của riêng mình Sự thống nhất là do việc xây dựng chương trình một cách chặt chẽ rồi công bố rộng rãi cho mọi người biết để thực hiện và quan trọng nhất là cơ quan quản lý giáo. .. PHẦN III: Làm thế nào để có tiết dạy hay, hiệu quả 40 - 45 phút ngồi trên lớp chỉ lắng nghe cô giáo giảng thật là khoảng thời gian dài và nặng nề Vậy làm sao khắc phục tâm lý chán nản và ngắt những cơn buồn ngủ “bủa vây” học sinh (HS)? Làm sao giúp các em hứng thú với môn học là điều mà mỗi giáo viên lên lớp rất quan tâm Chúng tôi đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi với nhiều thầy cô giáo có nhiều thành. .. thái độ đúng đắn, lịch sự cần có trong giao tiếp xã hội để được mọi người yêu quý Vì vậy, phương pháp nghe để trở thành người có năng lực biết lắng nghe là phương pháp học cóhiệu quả nhất và cũng là cần thiết trước nhất Chúc các bạn đạt nhiều thành tựu trong học tập PHẦN VI: Ứng xử với học sinh… cá biệt như thế nào? Một nghiên cứu ở Anh mới đây cho thấy có khoảng 50% giáo viên không biết cách đối phó... các em môn học nào cũng đều quan trọng và phải tạo cho các em áp lực “không học môn này không được” Và thầy cô cũng nên đem thực tế vào quá trình dạy để minh chứng điều mình đang nói, tạo cho bài giảng thêm phong phú, thu hút hơn Để có tiết học hay, hiệu quả và kích thích các em yêu thích, chịu phát biểu ý kiến là phụ thuộc phần lớn ở tài “cầm trịch” của mỗi giáo viên PHẦN IV: Làm thế nào để trang... cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó,... nghĩ độc lập của học sinh Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta Chân thành cảm ơn PHẦN VII: Làm thế nào không Bỏ rơi học sinh cá biệt Ông bà ta có câu:... động bạo lực xảy ra trong lớp Tất nhiên những hành động bạo lực đó đều do những học sinh "cá biệt" gây ra? Còn ở trong nước, giáo viên giải quyết như thế nào trước tình trạng này? Cô Phạm Hồng Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 - Những em cá biệt thường có đặc điểm thích chơi hơn học, thích phá bĩnh, "nổi loạn", bướng bỉnh, kết quả học tập kém Nhưng tất nhiên nói vậy không có nghĩa học sinh cá biệt nào. .. ấy, lớp tôi có hai học sinh được coi là "cá biệt" và hôm ấy cả hai học sinh này đều bị ghi tên vì trốn tiết Nhưng làm thế nào để cho một trong hai học sinh này phải nhận là thủ phạm "phi tang" sổ ghi đầu bài Tôi gọi hai học sinh này lên nhưng tách riêng hai em mỗi người một phòng, tôi hỏi dồn dập hàng loạt các câu hỏi để xem các em trả lời ra sao: các tiết học hôm đó gồm môn gì, giáo viên nào, mặc trang... hội sẽ làm cho các em luôn băn khoăn, trăn trở “tại sao nó lại như thế? ” Có câu hỏi đó, các em sẽ muốn tự mình tìm hiểu, khám phá, giải đáp thắc mắc Từ đó các em tự vận động, nghĩ ra nhiều câu hỏi để chất vấn giáo viên ở các tiết học Chính sự trao đổi qua lại giữa thầy và trò làm tiết học thêm sôi động và hiệu quả hơn rất nhiều trong việc giúp HS nắm bắt và hiểu thật sâu bài học Ngoài ra, thực tế làm. .. học rất tốt các môn mà các em yêu thích Vậy để các em thấy hứng thú với môn học thì mỗi thầy cô nên tạo cho các em sự yêu thích môn học Để làm được điều đó không phải là đơn giản Trước tiên, các em phải xóa dần tâm lý phân biệt giữa môn chính và môn phụ, vì đây là nguyên do khiến các em lơ là với những môn mà các em cho là phụ Tâm lý ấy sẽ làm cho tiết học rất nhàm chán Các em thụ động và tiếp tục . TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN. CHUYÊN ĐỀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI. HẢI DƯƠNG – NĂM 2014 LỜI NÓI ĐẦU Giáo viên là yếu tố quan. và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC GIỎI.” Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và các bạn! Chân thành cảm ơn! TÀI. chất lượng giáo dục. Hiện nay, hầu hết các trường trên toàn quốc đều có đội ngũ giáo viên phổ thông đảm bảo số lượng, trình độ chuyên môn được nâng cao, để đáp ứng cho thời đại mới, mỗi giáo viên cần