BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

20 4.1K 5
BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN HÓA DƯỢC  BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ Học viên : TRẦN THỊ BÍCH HỢP Mã học viên : 1211028 Lớp : Cao học 17 HÀ NỘI – 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của các khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát làm cho điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh. Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến gen từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới dạng các khối u. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối. Hiện nay, ung thư là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đang được cả thế giới quan tâm. Số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Qua ghi nhận ung thư hàng năm cho thấy, tổng số ca ung thư mới mắc trên thế giới như sau: Năm 1980: 6,4 triệu Năm 1985: 7,6 triệu Năm 2000: 5,3 triệu ung thư ở nam, 4,7 triệu ung thư ở nữ Năm 2002: có 10,9 triệu người mới mắc ung thư và tỷ lệ hàng năm là 202100.000 ở nam, 158100.000 ở nữ. Ung thư phổi là một loại ung thư có ý nghĩa thời sự trong y học nói chung và ung thư học nói riêng vì nhiều lý do. Thứ nhất vì ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ngày càng có chiều hướng gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở hầu hết các nước cũng như nạn hút thuốc lá, nghiện ma túy… Thứ hai, chi phí điều trị lớn song hiệu quả lại rất thấp; mặc dù y học ngày nay đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi song việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng khó khăn, tốn kém, do đó khả năng chữa khỏi hẳn bệnh là rất hạn chế, thời gian sống trung bình trong đa số trường hợp, chỉ trên dưới một năm. Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (Thế giới: 6070%; Việt Nam 9093%). Ngay ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 1999, đã có tới 158.800 trường hợp tử vong do loại ung thư này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN HÓA DƯỢC  BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ Học viên : TRẦN THỊ BÍCH HỢP Mã học viên : 1211028 Lớp : Cao học 17 HÀ NỘI – 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của các khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát làm cho điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh. Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến gen từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới dạng các khối u. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối. Hiện nay, ung thư là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đang được cả thế giới quan tâm. Số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Qua ghi nhận ung thư hàng năm cho thấy, tổng số ca ung thư mới mắc trên thế giới như sau: - Năm 1980: 6,4 triệu - Năm 1985: 7,6 triệu - Năm 2000: 5,3 triệu ung thư ở nam, 4,7 triệu ung thư ở nữ - Năm 2002: có 10,9 triệu người mới mắc ung thư và tỷ lệ hàng năm là 202/100.000 ở nam, 158/100.000 ở nữ. 2 Ung thư phổi là một loại ung thư có ý nghĩa thời sự trong y học nói chung và ung thư học nói riêng vì nhiều lý do. Thứ nhất vì ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ngày càng có chiều hướng gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở hầu hết các nước cũng như nạn hút thuốc lá, nghiện ma túy… Thứ hai, chi phí điều trị lớn song hiệu quả lại rất thấp; mặc dù y học ngày nay đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi song việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng khó khăn, tốn kém, do đó khả năng chữa khỏi hẳn bệnh là rất hạn chế, thời gian sống trung bình trong đa số trường hợp, chỉ trên dưới một năm. Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (Thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ngay ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 1999, đã có tới 158.800 trường hợp tử vong do loại ung thư này. 3 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM UNG THƯ PHỔI Bệnh Ung thư phổi vì bệnh bắt nguồn từ nhóm tế bào tại phổi, các tế bào này tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát, lấn át tế bào bình thường. II. PHÂN LOẠI UNG THƯ PHỔI a, Bảng phân loại mô bệnh học các khối u phổi năm 1999 của WHO 1. Ung thu biểu mô tế bào vảy 2. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 3. Ung thư biểu mô tuyến 4. Ung thư biểu mô tế bào lớn 5. Ung thư biểu mô tuyến vảy 6. Ung thư biểu mô tuyến với các thành phần đa hình thể, sarcom 7. U carcinoid 8. Ung thư biểu mô dạng tuyến nước bọt 9. Ung thư biểu mô không xếp loại. Ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô không tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Trong 9 loại ung thư biểu mô phổi trên, các ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ của phổi gồm ung thu biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan chậm hơn. b, Phân loại TNM của WHO về ung thư phổi 2009 (là hệ thống định giai đoạn hiện nay với ung thư biểu mô phổi được dùng rộng rãi) - T: kích thước và sự lan tràn khối u nguyên phát 4 + Tis: ung thư tại chỗ. + To: không thấy khối u nguyên phát. + T1: khối u có kích thước lớn nhất ≤ 3cm, được bao quanh bởi nhu mô phổi hoặc lá tạng màng phổi, không xâm lấn vào phế quản thùy. + T1a: khối u ≤ 2cm. + T1b: khối u > 2cm nhưng ≤ 3cm. + T2: khối u > 3cm nhưng ≤ 7cm hoặc khối u có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: xâm lấn vào lá tạng màng phổi, xâm lấn vào phế quản gốc nhưng cách cựa khí quản ≥ 2cm, xẹp/viêm phổi do tắc nghẽn có thể lan đến rốn phổi nhưng không gây xẹp toàn bộ phổi. + T2a: khối u > 3cm nhưng ≤ 5cm. + T2b: khối u > 5cm nhưng ≤ 7cm. + T3: khối u > 7cm hoặc có xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, cơ hoành, thần kinh hoành, màng phổi trung thất hoặc lá thành màng tim. Hoặc khối u trong phế quản gốc cách carina < 2cm; hoặc xẹp/ viêm phổi do tắc nghẽn toàn bộ một phổi, hoặc có một khối u hoặc nột riêng biệt cùng thùy. + T4: khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào tim, mạch máu lớn, khí quản, dây thần kinh quặt ngược, thực quản, cột sống, hoặc cựa khí quản. Hoặc có khối u hoặc nột riêng biệt khác thùy cùng bên. - N: sự có mặt của xâm nhập hạch bạch huyết vùng + No: không có di căn vào hạch vùng. + N1: di căn hạch cạnh phế quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các hạch đó. + N2: di căn đến hạch trung thấ cùng bên và/hoặc hạch dưới cựa khí quản. + N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bê, hạch cơ bậc thang cùng bên hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn. - M: có hay không có di căn xa + Mo: không có di căn xa. 5 + M1a: có các khối riêng birtj ở một thùy đối bên. Hoặc khối u có các phổi ở màng phổi hoặc có các tổn thương ác tính ở màng phổi. + M1b: di căn xa. - Xếp giai đoạn theo TNM T Dưới nhóm N0 N1 N2 N3 1T1 T1a T1b Ia Ia IIa IIa IIIa IIIa IIIb IIIb T2 T2a T2b Ib IIa IIa IIb IIa IIb IIIb IIIb T3 T3 IIb IIIa IIIa IIIb T4 IIIa IIIb IIIb IIIb M1 IV IV IV IV III. NGUYÊN NHÂN Các yếu tố nguyên nhân của ung thư phổi gồm: • Hút thuốc lá • Di truyền, đột biến gen • Nghề nghiệp • Môi trường • Chế độ ăn • Virus 6 1. Hút thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu. Khoảng 85-90% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Khoảng 1 trong số 10 người hút thuốc lá sẽ phát triển thành ung thư. Có sự tỉ lệ thuận giữa số lượng thuốc, thời gian hút và tuổi bắt đầu hút thuốc lá với ung thư phổi. Người hút thuốc có nguy cơ cao gấp 20 lần người không hút (hút dưới 100 điếu trong đời). Nguy cơ càng cao nếu hút thuốc trên 20 năm. Khi ngừng thuốc lá thì nguy cơ sẽ giảm dần. Hút thuốc lá thụ động là hít khói thuốc trong môi trường cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. 2. Di truyền Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có vai trò quan trọng vì chỉ có khoảng 10% ngưòi hút thuốc sẽ bị ung thư phổi trong cuộc đời. Những nghiên cứu gần đây thấy một số đột biến gen liên quan đến ung thư phổi như: p16, PIK3CA, EGFR… 3. Nghề nghiệp Ung thư phổi liên quan nghề nghiệp chiếm khoảng 9-15%. 7 Công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với một số hoá chất có nguy cơ bị ung thư phổi. Có 5 chất có vai trò quan trọng trong ung thư phổi nghề nghiệp: các chất phóng xạ, nicken, chrome, amiante, và các chất phát sinh khi chưng cất hắc ín. Nguy cơ này càng tăng nếu có kèm nghiện thuốc lá. Chloromethyl và radon thường liên quan đến ung thư tế bào nhỏ. 4. Môi trường Ung thư phổi gặp nhiều ở thành phố công nghiệp hơn ở nông thôn. Người ta đã chứng minh tác dụng gây ung thư phần lớn là do các chất benzopyren trong các chất hữu cơ của bụi thành phố, khói xăng, nickel Hàng ngày chúng ta hít thở 10.000 lít không khí. Những chất có nguy cơ gây ung thư trong không khí được hít thở và tích tụ và có thể gây bệnh. Ô nhiễm môi trường trong nhà như khói thuốc lá (thường tụ rất lâu trong nhà), vật liệu xây dựng, khói gas, than, khói do nấu bếp… 5. Virus Thử nghiệm cho thấy virus có thể gây ung thư phổi trên động vật. Nghiên cứu cũng cho thấy HPV (human papillomavirus) có liên quan đến ung thư phổi. Siman virus 40 có liên quan đến mesothelioma. EBV (Epstein Barr virus) có liên quan đến mesothelioma và lymphoma ở phổi. 6. Chế độ ăn Vai trò của chế độ ăn đối với nguy cơ ung thư phổi cũng được nghiên cứu nhiều. Chế độ ăn cần nhiều rau và trái cây sẽ ít nguy cơ bị ung thư phổi hơn vì trong rau và trái cây có các chất vi lượng có hoạt tính chống oxy hóa, chống ung thư. IV. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHỔI Bệnh ung thư phổi diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng gì đặc biệt. 98% bệnh nhân ung thư phổi chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã có những triệu chứng bất ổn phải đi khám bệnh. Một số ít được phát hiện một cách tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. A/ Triệu chứng thường gặp • Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn. 8 • Thường xuyên thấy đau ngực. • Ho ra máu. • Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng. • Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại. • Phù nề vùng mặt và cổ. • Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân. • Mệt mỏi. B/ Triệu chứng di căn, xâm lấn: Các triệu chứng liên quan đến các cơ quan bị di căn như: 1. Di căn hạch hoặc xâm lấn trực tiếp trung thất gây hội chứng trung thất, hạch to có thể gây tắc bạch huyết, hay xâm lấn bạch huyết lan tỏa. 2. Di căn ống ngực gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp. 3. Di căn não, tủy sống, các dây thần kinh (buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác, cảm giác, vận động, ), xương, C/ Một số hội chứng đặc biệt: * Hội chứng Pancoast – Tobias: Gặp ở các u ở đỉnh phổi. Gồm: - Triệu chứng rễ thần kinh: Đau xuất hiện sớm nhất, ban đầu ở vùng trên đòn và bả vai, sau đó lan xuống ngực và cánh tay, có thể đau dữ dội. - Triệu chứng giao cảm: Hội chứng Claude Bernard – Horner: sụp mi, co đồng tử, rối loạn vận mạch làm da phù nề, đỏ và tiết nhiều mồ hôi nửa bên mặt. - X quang: Bóng mờ ở đỉnh phổi, đôi khi xuống dưới xương đòn. Khi u ăn vào thành ngực sau, nó có thể phá hủy cung sau của xương sườn thứ nhất và thứ hai. Đôi khi hủy xương lan đến mỏm ngang và thân đốt sống lưng thứ nhất và thứ hai. * Hội chứng cận ung thư - Là những biểu hiện ngoài phổi không do di căn của ung thư phổi. - Gồm ngón tay dùi trống, to đầu chi, sưng đau các khớp, rối loạn thần kinh cảm giác, vận động, thay đổi ở da, các hội chứng nội tiết như tăng ACTH, tăng ADH, tăng Calci máu, V. ĐIỀU TRỊ 9 5.1. Điều trị bệnh Phân loại ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ có ý nghĩa trong điều trị. a, Điều trị ung thư biểu mô tế bào nhỏ Định giai đoạn TNM khó áp dụng với ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Phẫu thuật chỉ có thể áp dụng cho 1 số ung thư biểu mô tế bào nhỏ ngoại vi thuốc giai đoạn lâm sàng I. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ trước hết được coi là 1 bệnh hệ thống và vì vậy chủ yếu được điều trị hóa chất. Phối hợp xạ trị cho những khối u có kích thước lớn hoăc có hạch trung thất, hạch thượng đòn nhiều. b, Ung thư phổi không tế bào nhỏ * Mục tiêu điều trị Giai đoạn bệnh khi chẩn đoán có 30% là GĐ I- IIIa, 70% GĐ IIIb- IV. Ở GĐ IIIb- IV bệnh nhân tiên lượng xấu, tỷ lệ sống còn 01 năm ~ 33%, 02 năm ~11%. Vì vậy mục tiêu điều trị là: + Làm chậm tiến triển bệnh. + Kéo dài thời gian sống toàn bộ. + Làm chậm sự xấu đi của triệu chứng. + Duy trì hay cải thiện chất lượng cuộc sống. * Các yếu tố tiên lượng xấu + Có các triệu chứng của phổi. + Bướu > 3 cm. + Mô học không phải tế bào vẩy. + Di căn đến nhiều hạch trong xếp hạng TNM. + Xâm nhiễm mạch máu. * Các phương pháp điều trị gồm: + Phẫu thuật + Điều trị tia xạ + Điều trị bằng hóa chất + Điều trị hỗ trợ  Giai đoạn IA, IB, IIA, IIB: chỉ định phẫu thuật (cắt bỏ phân thùy, một thùy hoặc một phổi). 10 [...]... - Điều trị hỗ trợ Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều. .. gồm 50% ethanol và 50% dầu caster đã được polyethoxyl hoá (Cremophor EL) và truyền chậm (3- 24 h) 16 + Chuyển hóa nhờ CYP450 + Khoảng 10% được thải trừ nguyên dạng qua nước tiểu - Chỉ định: + Điều trị ung thư buồng trứng đã kháng cisplatin + Tác dụng tốt trong điều trị các loại ung thư khác như: ung thư vú, phổi, thực quản, đầu và cổ - Chống chỉ định: người bệnh có số lượng bạch cầu trung tính < 1500/mm... khối u khi nó còn nhỏ (thư ng có đường kính 6 cm) và không có di căn Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh - Điều trị bằng hóa chất Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng... điều trị kịp thời Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả 5.2 Điều trị triệu chứng * Ho: cho Terpin codein 4 – 6 viên/ngày * Ho máu: ho máu nhẹ thư ng không phải xử trí.Ho máu nặng > 200mL/24 giờ thư ng... sợi hoặc giữa các sợi của phân tử AND, làm thay đổi cấu trúc của AND, do đó ức chế sự tổng hợp AND - Dược động học + Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể 13 + Thời gian bán thải: 3h + Carboplatin và cá chất chuyển hoá được thải trừ chủ yếu qua việc lọc ở tiểu cầu thận và bài xuất qua nước tiểu - Chỉ định: Ung thư buồng trứng Kết hợp ung thư phổi tiến triển,... hóa trị liệu sau đó phẫu thuật Giai đoạn IIIB: hóa trị liệu sau đó xạ trị Giai đoạn IV: hóa trị liệu khi toàn trạng còn tốt - Phẫu thuật loại bỏ khối u Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài - Điều trị tia xạ Phương pháp. .. Chỉ định: ung thư vú, ung thư xương ác tính và u xương Ewing, u mô mềm, u khí phế quản, u lympho, ung thư biểu mô tuyến giáp, ung thư đường tiết niệu và sinh dục - Tác dụng phụ: chèn ép tuỷ, độc với tim, buồn nôn, nôn và rụng tóc - Chống chỉ định: bệnh tim, mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB, 5.3.6 BLEOMYCIN SULFAT (kháng sinh) - Cơ chế: làm đứt các đoạn AND (liên kết trực tiếp với AND + tạo thành các gốc... định: điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển hoặc di căn Kết hợp với cisplatin trong u biểu trung mô màng phổi ác tính - Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc - Tác dụng phụ: mệt mỏi, đau dạ dày, đau ngực, tổn thư ng thận, kích ứng da - Liều dùng: 500mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch 10 phút, trong 21 ngày * Lưu ý: bổ sung folate và vitamin B12, sử dụng trước các corticosteroid để giảm tổn thư ng... là ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư đầu, cổ - Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB, suy tuỷ, suy thận nặng - Tác dụng phụ: suy tuỷ xương, tai biến về tiêu hoá, thần kinh, mắt, tai và thận - Liều dùng: dựa vào đáp ứng lâm sàng, sự dung nạp thuốc và độc tính, sao cho có kết quả điều trị tối ưu với tác dụng có hại ít nhất 5.3.5 DOXORUBICIN HYDROCHLORID (kháng sinh antracyclin) - Cơ chế: gắn vào... diphosphat và triphosphat, làm ức chế tổng hợp ADN Thuốc có tác dụng trên pha S của chu trình tế bào - Dược động học: + Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa bởi cytidine deaminase của gan, thận, máu và các mô khác + Độ thanh thải ở phụ nữ thấp hơn nam giới 25% + Thời gian bán thải: 42-94 phút phụ thuộc vào tuổi và giới - Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư tụy và vú . của phổi gồm ung thu biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn .Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thư ng gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thư ng. MÔN HÓA DƯỢC  BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ Học viên : TRẦN THỊ BÍCH HỢP Mã học viên : 1211028 Lớp : Cao học 17 HÀ NỘI – 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh lý ác. tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân. Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan