1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khen tặng bảng danh dự hàng tháng cho học sinh - một biện pháp quản lý của hiệu trưởng để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường thpt nguyễn đình chiểu, tỉnh bình định

16 929 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

KHEN TẶNG BẢNG DANH DỰ HÀNG THÁNG CHO HỌC SINH - MỘT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BÌNH

Trang 1

KHEN TẶNG BẢNG DANH DỰ HÀNG THÁNG CHO HỌC SINH - MỘT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BÌNH ĐỊNH

–— ] –—

Th.S Lê Văn Dư

Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

A - MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục phổ thông nước ta đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh…”

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có nhiều biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, như: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ; điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa; đổi mới kiểm tra, đánh giá; đầu tư trang thiết bị dạy học; đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…

Có thể khẳng định rằng, các giải pháp mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đã và đang chỉ đạo đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường

Đối với trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu-tỉnh Bình Định, trong các năm qua, Ban Giám hiệu cũng đã tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp mà Bộ và Sở Giáo dục-Đào tạo đã chỉ đạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường cũng đã được nâng lên Tuy nhiên, với đặc thù của nhà trường: học sinh đầu vào đều xét tuyển từ những học sinh không trúng tuyển vào các trường trung học phổ thông công lập, nên các em thiếu động cơ, động lực học tập; chất lượng học lực yếu kém; thêm vào đó cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn thiếu thốn Đã vậy, việc động viên, khen thưởng những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức hoặc học sinh biết được kết quả học tập của mình phải đợi đến sơ kết học kỳ 1, tổng kết năm học

Chính sự động viên, khen thưởng; học sinh biết được kết quả học tập của mình thiếu kịp thời như vậy đã làm giảm động lực thi đua học tập, rèn luyện đạo đức của các

em, nhất là học sinh có nhiều hạn chế, yếu kém về học lực như trường chúng tôi

Trang 2

Trước những suy nghĩ và trăn trở về chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập của học sinh nói riêng của nhà trường, cùng với các giải pháp nâng cao chất

lượng dạy học khác, chúng tôi đã xây dựng biện pháp: Khen tặng Bảng danh dự hàng

tháng cho học sinh để vinh danh những em có thành tích trong học tập có vị thứ từ

nhất đến năm ở mỗi lớp và tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp này từ gần 2 năm qua

2 Ý nghĩa và tác dụng của biện pháp

Khen tặng Bảng Danh dự hàng tháng cho học sinh để vinh danh những học sinh

có thành tích tốt trong học tập, học sinh biết được thứ hạng của mình trong tháng đã giúp cho tất cả học sinh có động lực để phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức ngày càng tốt hơn Đồng thời qua đó, thúc đẩy giáo viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Biện pháp Khen tặng Bảng danh dự cho học sinh đã được nghiên cứu và thực hiện ở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

II Phương pháp tiến hành

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1 Cơ sở lý luận của biện pháp trao tặng Bảng danh dự

1.1.1 Sơ lược vấn đề nghiên cưú

Trong các phương pháp cách mạng, thi đua là phương pháp mang tính đòn bẩy; khen thưởng thúc đẩy thi đua phát triển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thi đua và khen thưởng phải luôn gắn bó với nhau Khen thưởng kịp thời, thường xuyên sẽ giúp cho con người có động cơ, động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đang quyết tâm thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước thì vấn đề khen thưởng kịp thời, liên tục cho những học sinh có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện đạo đức chính là động lực để tất cả các em phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

Có thể khen thưởng học sinh có thành tích bằng nhiều hình thức, như: tặng Giấy khen, Bảng danh dự, tặng phẩm…Nhưng vinh danh học sinh có thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức hàng tháng thì trao tặng Bảng danh dự có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần đối với các em

1.1.2 Một số khái niệm

a/ Danh dự:

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

Trang 3

Như vậy, danh dự được đánh giá và công nhận của xã hội Trong nhà trường, danh dự của học sinh chính là thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức của một học sinh được nhà trường đánh giá và công nhận

b/ Bảnh danh dự:

Bảng ghi tên và thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức hàng tháng của mỗi học sinh được nhà trường công nhận và khen tặng

Mẫu Bảng danh dự gồm 5 màu, ứng với vị thứ từ nhất đến năm

Trang 4

c) Khen thưởng, khen tặng:

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích

bằng lợi ích vật chất, tinh thần đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Khen tặng là một thức khen thưởng cụ thể khen thưởng Trong nhà trường, khen tặng Bảng danh dự cho học sinh hàng tháng là một hình thức khen thưởng để công nhận, biểu dương, tôn vinh học sinh đó có thành tích tốt trong học tập, tu dưỡng đạo đức Sự khen tặng này có sức mạnh mãnh liệt để tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy học trong nhà trường ngày càng tốt hơn

1.2 Tính thực tiễn

Từ năm học 2010-2011, nhà trường đã tổ chức khen tặng Bảng danh dự hàng tháng dưới cờ để vinh danh học sinh có thành tích học tập từ nhất đến năm theo lớp Sau gần hai năm thực hiện, tinh thần thi đua trong học tập, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên Rất nhiều học sinh có học lực đứng vị thứ thấp trong lớp đã nỗ lực học tập để vươn lên ở vị thứ cao hơn, cứ thế ngày qua ngày các em tranh đua nhau trong học tập để vươn lên Từ sự tranh đua trong học tập, bản thân từng học sinh cũng không ngừng rèn luyện đạo đức, tác phong của mình tốt hơn Mặt khác, với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp này đã thúc đẩy cán bộ, giáo viên thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tìm ra giải pháp

2.1 Các biện pháp tiến hành

2.1.1.Nghiên cứu Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học; Luật Giáo dục; Điều lệ trường phổ thông…

2.1.2 Xây dựng bảng tính điểm trung bình môn hàng tháng ở mỗi lớp

2.1.3 Xây dựng và cấp mã số cho giáo viên bộ môn để nhập điểm

2.1.4 Tạo mẫu Bảng danh dự

2.1.5 Tổ chức thảo luận, quán triệt nội dung của giải pháp và xác định nhiệm

vụ của cán bộ, giáo viên để thực hiện biện pháp trao tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh

2.1.6 Xử lý bảng điểm, in Bảng danh dự và tổ chức trao tặng Bảng danh dự 2.1.7 Giáo viên chủ nhiệm công bố kết quả xếp loại học lực học sinh

2.2 Thời gian tiến hành: Từ năm học 2010-2011, chúng tôi đã tiến hành thực

hiện các biện pháp để thực hiện khen tặng bảng danh dự hàng tháng cho học sinh

–— ] –—

Trang 5

B - NỘI DUNG

I Mục tiêu của đề tài

Xác định thực trạng chất lượng học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp: Khen tặng bảng danh dự hàng tháng cho học sinh để vinh danh các em có thành tích học tập tốt từ vị thứ nhất đến năm nhằm tạo động lực thúc đẩy học sinh thi đua học tập và rèn luyện đạo đức, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị

II Mô tả biện pháp để thực hiện khen tặng bảng danh dự cho học sinh

1 Thuyết minh biện pháp

1.1 Tổ chức tuyên truyền, quán triệt trong giáo viên và học sinh

Khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh ở mỗi lớp nhằm tạo động lực thúc đẩy và nâng cao chất lượng học tập của học sinh là một biện pháp mới, mang tính đột phá trong công tác quản lý nhà trường Để giải pháp này thực hiện thành công, đòi hỏi mỗi giáo viên, học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Do vậy, trước khi tổ chức thực hiện, chúng tôi đã tổ chức quán triệt trong chi bộ Đảng, trong cán bộ lãnh đạo, giáo viên và tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh về mục đích, ý nghĩa, tác động, nội dung, kế hoạch và các bước để tiến hành thực hiện biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường

1.2 Xây dựng bảng điểm

Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ Giáo dục – Đào tạo, chúng tôi xây dựng bảng tính điểm hàng tháng cho mỗi lớp Bảng điểm gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Địa lý, Kỹ thuật Mỗi môn có từ 1 đến 2 cột điểm

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THÁNG…… LỚP… TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2011-2012

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

TT

Họ

tên

học

sinh

Điểm các môn học

TB môn

Vị

thứ

Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh

Công dân Tin

Kỹ thuật

Cấu trúc Bảng điểm hàng tháng

Trang 6

1.3 Đưa bảng điểm lên website của nhà trường

Sau khi xây dựng bảng điểm, chúng tôi post bảng điểm của mỗi lớp lên thư mục điểm hàng tháng ở website của nhà trường

1.4 Quy định hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, nhập điểm kiểm tra hàng tháng, thời gian nhập điểm

Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ Giáo dục-Đào

tạo, nhà trường quy định hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra,

nhập điểm kiểm tra hàng tháng vào bảng điểm như sau:

a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết hoặc trên 1 tiết, kiểm tra thực hành

b) Số lần kiểm tra: Trong một tháng, mỗi môn học có từ 1 đến 2 cột điểm để nhập vào bảng điểm Nếu tháng đó, môn học nào có bài kiểm tra theo quy định trong phân phối chương trình, thì lấy điểm kiểm tra đó nhập vào bảng điểm hàng tháng Môn học nào không có quy định kiểm tra theo phân phối chương trình, thì giáo viên tự tổ chức kiểm tra viết 15 phút hoặc kiểm tra miệng để lấy điểm

c) Hệ số bài kiểm tra: Môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2 Các môn học còn lại tính hệ số 1

d) Nhập điểm kiểm tra hàng tháng: Căn cứ vào địa chỉ Email cá nhân, căn cứ vào phân công giảng dạy của giáo viên, nhà trường cấp cho giáo viên đó mã số của lớp

mà mình dạy Giáo viên nhập điểm vào bảng điểm hàng tháng của lớp theo hai cách:

+ Giáo viên vào địa chỉ Website của trường, vào mục tra cứu điểm hàng tháng, nhập mã số nhà trường đã cấp, khi đó danh sách học sinh của lớp mình dạy sẽ xuất hiện, giáo viên tiến hành nhập điểm

+ Giáo viên vào email của mình, nhập mã số nhà trường đã cấp, khi đó danh sách học sinh của lớp mình dạy sẽ xuất hiện, giáo viên tiến hành nhập điểm

e) Thời gian nhập điểm: Từ ngày 01 đến ngày 28 hàng tháng giáo viên phải hoàn thành việc nhập điểm vào danh sách các lớp mà mình dạy

1.5 Điều kiện học sinh được trao tặng Bảng danh dự

Bảng danh dự chỉ trao tặng cho những học sinh có vị thứ từ nhất đến năm nếu thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

+ Điểm trung bình các môn học: Đạt từ 6,5 điểm trở lên

+ Hạnh kiểm: Được giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại trong tháng từ khá trở lên

1.6 Xử lý kết quả điểm hàng tháng, in và tổ chức khen tặng Bảng danh dự

Trang 7

Sau khi giáo viên đã hoàn thành việc nhập điểm theo quy định, nhà trường kiểm

tra và xuất dữ liệu các lớp ra Excel như mẫu sau:

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THÁNG 11 LỚP 11A7

TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2011-2012

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

T

T

Họ và tên

học sinh Toán Lý Hóa Sinh Tin Văn Sử Địa

Anh văn Công Dân Công Nghệ

TB môn

Vị thứ

1 Nguyễn

Ngọc Ẩn 6 8 4 7 8 7 8 9 6 7 6 6.8 5

2

Nguyễn

Thị An

Bình

9 9 8 4 10 7 8 6 9 8 5 7.6 1

3 Vương

Thái Bình 8 5 4 3 8 5 7 5 4 6 4 5.0 44

Bảng điểm tháng 11của lớp 11A7

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

Căn cứ kết quả điểm và vị thứ, nhà trường tiến hành in Bảng danh dự cho

những học sinh có vị thứ từ nhất đến năm mỗi lớp và trong tiết chào cờ đầu tháng, tiến

hành khen tặng Bảng danh dự cho các em

Bảng danh dự đã được hoàn thiện để khen tặng học sinh

Trang 8

1.7 Thông báo kết quả học tập của học sinh

Hàng tháng, trong giờ sinh hoạt lớp của tuần thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập trong tháng cho từng học sinh; nhắc nhở, động viên các em tiếp tục thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức Đồng thời giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh học sinh biết thông qua sổ liên lạc hàng tháng

2 Khả năng áp dụng

2.1 Thời gian áp dụng

Biện pháp khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh đã và đang được nhà trường triển khai thực hiện từ năm học 2010-2011

2.2 Hiệu quả của biện pháp

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tất cả học sinh trước và sau khi triển khai thực hiện biện pháp Kết quả cụ thể như sau:

2.2.1 Kết quả khảo nghiệm về chất lượng học tập bộ môn văn hóa

Trước và sau khi tiến hành thực hiện biện pháp, chúng tôi đã tổ chức khảo nghiệm kết quả học tập bộ môn của học sinh 3 khối lớp Kết quả cụ thể như sau:

2.2.1.1 Khối 10:

a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 10 trước khi thực hiện biện pháp:

Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công

dân Tin Kỹ thuật

Tỉ lệ (%) học

sinh đạt từ yêu

cầu trở lên 63,4 60,6 60,3 51,8 61,9 72,4 78,7 58,8 76,6 79,8 75,5

Bảng tổng hợp kết quả học tập các môn khối 10 trước khi thực hiện biện pháp

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

0 10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Biểu đồ mô tả kết quả học tập các môn học của học sinh khối 10 trước khi thực hiện biện pháp

Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh Công dân Tin học

Kỹ thuật

Trang 9

b) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 10 sau thời gian thực hiện biện pháp

Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công

dân Tin Kỹ thuật

Tỉ lệ (%) học

sinh đạt từ yêu

cầu trở lên 73,6 72,7 72,7 62,3 73,2 89,5 84,0 65,2 89,3 92,6 93,6

Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 10 sau thời gian thực hiện biện pháp

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối 10 sau khi thực hiện biện pháp

Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh Công dân Tin học

Kỹ thuật

2.2.1.2 Khối 11:

a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 11 trước khi thực hiện biện pháp

Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công

dân Tin Kỹ thuật

Tỉ lệ (%) học

sinh đạt từ yêu

cầu trở lên 50,4 58.6 57.3 65.8 57.9 70.6 51.7 48.4 69.6 57.8 70.8

Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 11 trước khi thực hiện biện pháp

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

0 10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối

11 trước khi thực hiện biện pháp

Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh Công dân Tin học

Kỹ thuật

Trang 10

b) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 11 sau thời gian thực hiện biện pháp

Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công

dân Tin Kỹ thuật

Tỉ lệ (%) học

sinh đạt từ yêu

cầu trở lên 63,8 73,8 67,3 85,6 69,2 86,5 65,3 55,4 80,6 62,7 81,6

Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 11 sau thời gian thực hiện giải pháp

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối 11 sau

thời gian thực hiện biện pháp

Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh Công dân Tin học

Kỹ thuật

2.2.1.3 Khối 12:

a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 12 trước khi thực hiện biện pháp

Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công

dân Tin Kỹ thuật

Tỉ lệ (%) học

sinh đạt từ yêu

cầu trở lên 50.4 58.6 57.3 51.8 50,5 63.8 70.7 49.4 70.3 78.9 67.5

Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 12 trước khi thực hiện biện pháp

( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Biểu đồ mô tả kết quả khảo sát các môn học khối

12 trước khi thực hiện biện pháp

Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Anh Công dân Tin học

Kỹ thuật

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w