Đề Cương Ôn Tập Vi Sinh y học

9 3.4K 96
Đề Cương Ôn Tập Vi Sinh y học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC 1.1. Khái niệm – Vi sinh vật y học là môn học NC về các vi sinh vật gây bệnh cho người. – VSV trong tự nhiên có số lượng rất lớn, đa số không gây bệnh, thậm chí một số còn có lợi cho người và môi trường: VSV hoại sinh: chu trình C và N. VSV cố định đạm: làm giàu dinh dưỡng cho đất. VSV lên men: rượu, bia, chế biến thức ăn . VSV sống cộng sinh, ký sinh trên người: giúp tổng hợp một số vitamin và ngăn cản VSV gây bệnh xâm nhập. – Một số ít gây bệnh cho người ® Đối tượng nghiên cứu của y học. 1.2. Lịch sử phát triển và vai trò vi sinh vật trong y học – Quá khứ: Loài người trải qua nhiều vụ dịch – không biết nguyên nhân – Về sau phát hiện ra tính chất lây lan thành dịch bệnh. – 1776 Antoni Van Leuwenhoek: KHV – Lần đầu tiên thấy hình thể những sinh vật nhỏ bé trong nước. Khái niệm VSV lần đầu xuất hiện nhưng không được quan tâm, loài người khi đó cho rằng VSV không có vai trò gì. – Louis Pasteur (1822-1895): Sáng lập chuyên ngành VSV và MD học Chứng minh VSV là nguyên nhân bệnh truyền nhiễm (Thí nghiệm 30/4/1878 tại Viện Hàn lâm khoa học Pari trên 2 lô cừu, một lô gây nhiễm canh khuẩn nhiệt thán đắp trên da đã chà xát gây xước và lô đối chứng đắp nước muối sinh lý, kết quả lô thí nghiệm đắp canh khuẩn bị bệnh). Thí nghiệm này mở đường cho nhiều phát hiện ra căn nguyên khác gây bệnh truyền nhiễm. Quan niệm của loài người về VSV thay đổi và trở nên sợ hãi chúng. Tìm ra nguyên lý phòng bệnh bằng vacxin và sáng tạo ra phương pháp chế tạo vacxin (tả gà, than, dại – 1885). – Robert Koch (1843-1910): Môi trường đặc và VK lao – Fleming (1881 – 1955): phát hiện Penicilline năm 1929 – Ivanovski (1864-1920): Virus – 1998, Prusiner: Prion 1.3. Các kỹ thuật cơ bản dùng trong nghiên cứu và chẩn đoán vi sinh y học 1.3.1 Kỹ thuật hiển vi – Kính hiển vi quang học (độ phóng đại 1000 X) hoặc – KHV điện tử (độ phóng đại hàng trăm ngàn lần) để quan sát hình thể, cấu trúc vi khuẩn, virus. – Đơn giản, nhanh – Không phân biệt được tác nhân gây bệnh và không gây bệnh 1.3.2 Kỹ thuật nuôi cấy – Cơ bản nhất, là tiêu chuẩn ”vàng” trong chẩn đoán VSV gây bệnh: Định danh chính xác + kháng sinh đồ – Dùng để chẩn đoán xác định loài VK, VR; nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hoá, sản xuất vacxin và thử thuốc điều trị. – Nuôi VK thường được được tiến hành trên các môi trường nhân tạo thông thường (thạch dinh dưỡng, các môi trường dinh dưỡng lỏng) – Nuôi virus thường được tiến hành trên các tế bào sống (phôi gà, động vật, tế bào nuôi trong ống nghiệm). – Khó khăn: phức tạp – thời gian lâu – một số VSV chưa nuôi được trên MT nhân tạo. 1.3.3 Kỹ thuật miễn dịch – Dựa trên nguyên lý sự kết hợp đặc hiệu giữa KN – KT tương ứng: Ngưng kết, trung hoà, kháng thể huỳnh quang, MD enzym, MD phóng xạ…. – Ưu: đơn giản, nhanh – Nhược: Một số VSV không tạo được MD chẩn đoán – Giai đọan cửa sổ – nồng độ KN, KT thấp – KT giả, tự miễn. – Tuỳ theo loại kỹ thuật và hoàn cảnh cụ thể vận dụng. 1.3.4 Kỹ thuật gây bệnh thực nghiệm cho động vật – Giá trị cao trong phát hiện khả năng gây bệnh của VSV (hay dùng với VSV mới phát hiện) – Chăm nuôi phức tạp, đặc biệt với mầm bệnh nguy hiểm. – Một số VSV chỉ thích nghi ở người hoặc ĐV – Động vật hay được dùng là chuột, thỏ, khỉ, vượn. 1.3.5 Kỹ thuật sinh học phân tử (kỹ thuật mới – bổ sung gần đây) – Phát hiện ở mức độ gen và biểu hiện gen của VSV, phổ biến là kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction). – Độ nhậy và đặc hiệu cao nhất hiện nay. – Cần trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đồng bộ và con người đào tạo cơ bản. 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI KHUẨN 2.1. Kích thước – Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi – Đơn vị đo VK là micromet: Phần lớn các VK có kích thước là 1 micromet. – Kích thước VK có thể thay đổi theo tuổi và môi trường dinh dưỡng. 2.2 Hình thể VK có nhiều hình đa dạng nhưng có thể xếp thành 3 loại hình cơ bản: hình cầu, hình trực (thẳng) và hình cong. – Hình cầu còn gọi là cầu khuẩn. – Hình thẳng: gọi là trực khuẩn. – Hình cong: Phẩy khuẩn: hình cong ngắn (1/4 vòng tròn). Xoắn khuẩn: có nhiều vòng xoắn dày hoặc thưa. * Lưu ý: Chỉ có giá trị định hướng cho công tác chẩn đoán, phân loại vi khuẩn. Đôi khi có giá trị chẩn đoán cao nếu kết hợp vị trí lấy bệnh phẩm và lâm sàng (Ví dụ như vi khuẩn giang mai tại vết săng, vi khuẩn lậu ở niệu đạo). 2.3 Cấu trúc tế bào vi khuẩn Vi khuẩn có cấu trúc một tế bào tiền nhân bao gồm 2 phần: 2.3.1. Cấu trúc cơ bản: Nhân: – Chưa có màng nhân – Là 1 phân tử ADN hình sợi, uốn vòng kín, tạo nên TNS duy nhất của tế bào VK. Chứa các thông tin di truyền thiết yếu của vi khuẩn Bào tương: Bào tương ở trạng thái gel, chứa nước, các chất hoà tan và hạt vùi và Ribosom. – Các chất hoà tan: protit, lipit, gluxit, muối khoáng, sắc tố, ARN thông tin, ARN vận chuyển, một số men (enzym). – Hạt vùi: Là các không bào chứa lipit, glucogen , các hạt volutin, các plasmit (là các nhiễm sắc thể ngoài nhân). – Là nơi diễn ra các hoạt động chuyển hóa của tế bào VK. Màng bào tương: Bọc bên ngoài bào tương. – Là màng thẩm thấu chọn lọc có các enzym làm nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đổi chất giữa vi khuẩn và môi trường. – Nó còn là nơi chứa nhiều hệ thống enzym quan trọng (enzym hô hấp) và tham gia quá trình sinh tổng hợp protein và quá trình phân chia tế bào. Vách (thành) tế bào. – Bọc ngoài màng bào tương – Là bộ khung tạo hình dạng tế bào VK – Được cấu tạo gồm nhiều lớp glycopeptit (peptidoglycan hay murein. – Một số trường hợp ngoại lệ không có vách tế bào hoàn chỉnh như họ Mycoplasma… 2.3.2. Các cấu trúc phụ. Ngoài 3 thành phần cấu trúc cơ bản trên, một số giống vi khuẩn còn có các phần cấu trúc phụ như: vỏ, lông, pili, bào tử.. Vỏ: một số vi khuẩn tiết ra chất polisaccarit bao bọc bên ngoài thành tế bào, giúp VK lẩn tránh kẻ thù, là một yếu tố độc lực của vi khuẩn và mang tính chất kháng nguyên mạnh. Lông: Một số giống vi khuẩn có lông, là những sợi rất nhỏ và dài (10-20m) bắt nguồn từ bào tương và xuyên qua thành tế bào, giúp VK để di động. Pili: ở một số loài gram (-) mặt ngoài có những sợi ngắn và nhỏ hơn lông gọi là pili. Có 2 loại: pili giới tính để chuyển ADN từ VK này sang VK khác và pili bám giúp VK bám vào các bề mặt. Bào tử: Trong một số trường hợp bất lợi về điều kiện sống một số loài vi khuẩn có khả năng hình thành bào tử (còn gọi là nha bào) để có sức chống đỡ cao hơn. Bào tử có các đặc điểm: thành dày cấu tạo gồm nhiều chất canxi dipicolinat, tỷ lệ nước tự do rất thấp. Bào tử có khả năng chịu đựng cao với hoá chất và nhiệt độ nên diệt bào tử khó hơn nhiều so với diệt vi khuẩn ở thể sinh dưỡng. 2.4 Sinh lý vi khuẩn 2.4.1. Dinh dưỡng: – VK cần lượng thức ăn rất lớn (gấp nhiều lần trọng lượng của VK) – Sự trao đổi chất diễn ra qua toàn bộ bề mặt TB VK – Quá trình trao đổi chất được thực hiện nhờ hệ thống enzyme, gồm Enzyme ngoại bào Enzyme nội bào 2.4.2. Chuyển hoá : gồm 2 quá trình – Phân giải: VK tiết enzyme ra ngoài môi trường để phân giải thức ăn, quá trình này tạo ra những chất trung gian và những sản phẩm riêng biệt với từng loại VK, ứng dụng trong chẩn đoán VK. – Tổng hợp: các chất cần thiết cho TB VK từ những thức ăn hấp thu được. Ngoài ra VK còn tổng hợp nên một số sản phẩm đặc biệt liên quan đến y học : + Độc tố + Kháng sinh +Vitamin + Sắc tố, giúp VK trong quá trình hô hấp 2.4.3. Nhiệt độ: Mỗi loài VK cần khoảng nhiệt độ thích hợp để phát triển, gồm 3 nhóm, – Nhóm ưa lạnh: 10 đến – 5oC – Nhóm ưa ấm: 20 – 45oC – Nhóm ưa nhiệt: 45 – 80oC 2.4.4. pH: Hầu hết các VK gây bệnh phát triển trong khoảng pH 4-9 (chủ yếu 7 – 7,6) 2.4.5. Hô hấp Như mọi TB sinh vật, hô hấp của VK là một chuỗi phản ứng hóa-khử nhằm tạo ra năng lượng cần thiết cho VK hoạt động. Cơ chất sử dụng có thể là vô cơ hoặc hữu cơ. Đa số VK gây bệnh sử dụng cơ chất hữu cơ và đường glucose. Tuỳ theo cách VK sử dụng oxi mà chia làm các nhóm: – ưa khí tuyệt đối: Cần oxi để oxi hóa cơ chất tạo năng lượng – kỵ khí tuyệt đối: Chuyển hóa bằng con đường yếm khí, bị chết khi tiếp xúc oxi vì gián đoạn chuyển hóa khi có oxi – Tuỳ ngộ: Khi gặp oxi thì chúng oxi hóa cơ chất tạo năng lượng, không có oxi thì chúng chuyển sang con đường chuyển hóa yếm khí, có số lượng đông đảo nhất trong các nhóm vi khuẩn. – Vi hiếu khí: chỉ phát triển ở điều kiện nồng độ oxi thấp (5% O2, 10% CO2, 85% N2) 2.4.6. Sự phát triển của VK 2.4.6.1 Cách nhân lên: – Chia đôi theo kiểu trực phân: là chủ yếu – Thể L: phình to rồi vỡ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh phát triển thành một vi khuẩn riêng biệt khi gặp điều kiện thuận lợi (hiếm) 2.4.6.2. Tốc độ nhân lên – Trung bình : 20 – 30 phút / lần – Nhanh : Vi khuẩn tả 5 – 7 phút/lần – Chậm : VK lao 18h/ lần 2.4.6.3. Sự phát triển trong môi trường lỏng: đục, cặn lắng, váng, vẩn lơ lửng Gồm 4 giai đoạn: 2015-11-19_083943 Ứng dụng: Khi vi khuẩn xâm nhập gây hại nên can thiệp sớm, ngay trong giai đoạn vi khuẩn đang thích ứng với môi trường chưa sinh sản. Ví dụ: cần phải bố trí trạm cấp cứu hoả tuyến sao cho có thể băng bó và xử trí sớm vết thương trong 5 – 6 giờ đầu. Muốn nghiên cứu những tính chất điển hình của vi khuẩn, cần lấy vi khuẩn nuôi ở giai đoạn tăng mạnh. Muốn thu nhiều vi khuẩn làm vắc xin, kháng nguyên, lấy ở giai đoạn tối đa. 2.4.6.4. Sự phát triển của Vk ở môi trường đặc – Tạo thành khuẩn lạc – Các hình thái khuẩn lạc: S: chủ yếu gây bệnh R: chủ yếu hoại sinh M: nhầy 2.5. Xếp loại và đặt tên vi khuẩn – Đơn vị phân loại VK cơ bản là loài (Species): Các VK trong cùng một loài có cùng một nguồn gốc, cùng kiểu gen, cùng tính chất sinh học và di truyền được. – Trên loài là Chi (genus): Những loài có chung một số tính chất cơ bản được xếp thành một Chi. – Trên Chi là họ, nhiều họ thành một bộ. – Dưới loài là típ (type) hoặc là chủng (souche). – Viết tên VK đầy đủ gồm: tên chi viết hoa – cách một ký tự – tên loài không viết hoa. – VD: Staphylococcus aureus – Khi lặp lại nhiều trong một bài có thể viết tắt: viết chữ cái đầu tên Chi và viết hoa, đặt dấu chấm sau tên Chi, cách một ký tự viết tên loài không viết hoa: VD: S. aureus. Tài liệu tham khảo: 1- Vi sinh y học, Học viện quân y, 2011 2- Vi sinh y học, NXB Y học, 2008 3- Prescott; Harley, and Klein’s; Microbiology, 8th edition by Mc Graw Hill, Higher Education, 2013.

ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 1 CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT Câu 1: Khi bệnh nhân thử phản ứng dương tính với kháng huyết thanh cần tiền hành: A. Ngưng, không sử dụng kháng huyết thanh đó. B. Dùng thuốc kháng histamin. C. Áp dụng phương pháp giải mẫn cảm Bedreska. D. Tất cả đều đúng. Câu 2: Sự hỗ trợ hoạt động trong miễn dịch, của Lympho T và Lympho B gọi là: A. Sự di truyền tế bào. B. Sự hợp tác tế bào. C. Sự tương tác tế bào. D. Sự biệt hoá tế bào. Câu 3. Câu nào sau đây liên quan đến khả năng lây bệnh cúm? A. Virus xâm nhập vào ký chủ qua các giọt nước nhỏ ngoài không khí B. Thường có nhiễm virus huyết C. Không có nhiễm virus huyết trước khi có các triệu chứng D. Viêm phổi không liên quan với nhiễm vi khuẩn thứ phát Câu 4: S. aureus kháng kháng sinh họ β – lactam theo cơ chế chủ yến nào A. Tiết enzyme β – lactam B. Bơm thải kháng sinh C. Tiết enzyme β – lactamase D. Thay đổi con đường biến dưỡng Câu 5. Bệnh SXH có miễn dịch tồn tại? A. Từ 1 – 2 tháng B. Từ 3 – 4 tháng C. Từ 3 – 6 tháng D. Suốt đời ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 2 Câu 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của vi khuẩn A. Ở nhiệt độ rất thấp vi khuẩn vẫn sống và phát triển B. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt ở nhiệt độ 37 0 C C. Ở nhiệt độ 100 0 C thì nha bào bị tiêu diệt D. A và B đúng Câu 7: Hình thể vi khuẩn do cấu trúc nào quyết định? A. Màng tế bào B. Vách tế bào C. Lông bao xung quanh thân D. Không phải các đáp án trên Câu 8. Những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ? A. Những người chích xì ke dùng chung kim và bơm tiêm B. Những người có quan hệ tình dục không an toàn C. Người được truyền máu không được kiểm soát loại trừ HIV D. Cả A, B và C đều đúng Câu 9: Đặc điểm của virus viêm gan B A. Acid nhân là ARN B. Kháng nguyên bề mặt là HbeAg C. Kháng nguyên lõi là HbsAg D. Tỷ lệ mắc ở trẻ sơ sinh cao nêu mẹ có cả HbsAg (+) và HbeAg (+) Câu 10. Khi 1 tế bào nhiễm virus khả năng có thể xảy ra là? A. Tạo ra các thế hệ virus có khả năng gây nhiễm B. Tạo ra các thế hệ virus không có khả năng gây nhiễm C. Nhiễm trùng ẩn D. Cả A, B và C đểu đúng Câu 11: Virus viêm gan có màng bọc ngoài, cấu trúc nhân DNA ? A. HAV B. HCV C. HBV D. HDV Câu 12: Nhiễm liên cầu thứ phát (hậu nhiễm liên cầu) A. Viêm màng trong cơ tim, viêm màng não, rối loạn tiêu hóa B. Viêm amydal, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng vết mổ C. Viêm khớp, viêm màng trong cơ tim, viêm cầu thận cấp ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 3 D. Viêm màng não, viêm cầu thận, suy tim, rối lạo tiêu hóa Câu 13: Tính chất nào không phù hợp với Streptococcus ? A. Gram (+) hình chuỗi B. Có cặn lắng trong môi trường C. Môi trường nuôi cấy cần nhiều chất dinh dưỡng D. Khó bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường Câu 14: Kháng sinh đồ là phương pháp A. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh lên vi khuẩn B. Xác định khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn C. Xác định đột biến kháng thuốc D. Xác định cơ chế tác động của kháng sinh Câu 15. Khi có bệnh dại trong cộng đồng, cần phải theo dõi con chó hoặc con vật đã cắn người bao lâu? A. Ít nhất là 3 ngày B. Ít nhất là 5 ngày C. Ít nhất là 12 ngày D. Ít nhất 1 tháng Câu 16: Người trưởng thành chỉ dùng vaccine phòng bệnh lao khi kết quả ? A. Tuberculin (+) B. Tuberculin (-) C. Widal (+) D. Widal (-) Câu 17: Cấu trúc của tế bào vi khuẩn chủ yếu gồm ? A. Nhân, bào tương, vỏ, pili B. Bào tương, vỏ, lông C. Nhân, bào tương, vách, vỏ D. Vách tế bào, màng nguyên sinh chất, nguyên sinh chất, nhân Câu 18. Vius có thể giữ được hoạt tính nhiễm trùng trong nhiều năm ở trạng thái đông khô và nhiệt độ: A. Từ -10 0 C đến -5 0 C B. -5 0 C đến 0 0 C C. 0 0 C đến 5 0 C D. 5 0 C đến 10 0 C ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 4 Câu 19: Trên thạch TCBS, khúm tả có màu điển hình ? A. Vàng hoa cau B. Tím ánh kim C. Đỏ D. Tráng xám Câu 20: Virus viêm gan A có đặc điểm? A. Nhân chứa ADN, có bao ngoài B. Đề kháng cao hơn với hoạt chất và ngoại cảnh C. Nhân chứa ARN, không có bao ngoài D. Câu B và C đúng Câu 21. Điều nào sau đây KHÔNG đúng với kháng huyết thanh ? A. Là chất lọc từ canh cấy vi khuẩn B. Chứa kháng thể đặc hiệu C. Gây miễn dịch thụ động D. Miễn dịch không bền vững Câu 22: Vaccin tạo ra loại miễn dịch nào A. Miễn dịch đặc hiệu B. Miễn dịch tế bào C. Miễn dịch thụ động nhân tạo D. Miễn dịch chủ động nhân tạo Câu 23. Đặc điểm nào không đúng khi mô tả về virus A. Có hệ thống enzym hoàn chỉnh B. Kí sinh nội bào bắt buộc C. Có vật chất di truyền là ADN hoặc ARN D. Kích thước khoảng 10 -6 mm Câu 24: Nhiễm khuẩn không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, chỉ phát hiện được bệnh bằng xét nghiệm, gọi là: A. Thể bất định B. Thể ẩn. C. Thể mạn tính. D. Thể cấp tính Câu 25: Đặc điểm hình thể của tụ cầu khuẩn ? ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 5 A. Hình tròn xếp thành chuỗi ngắn, bắt màu gram (+) B. Hình tròn xếp thành từng đám, bắt màu gram (+) C. Hình tròn xếp thành chuỗi ngắn, bắt màu gram (-) A. Hình hạt cà phê xếp thành từng đôi, bắt màu gram (+) Câu 26: Lớp kháng thể vừa có ở huyết thanh vừa có ở dịch niêm mạc là lớp A. IgA B. IgG C. IgE D. IgM Câu 27: Tên nhà bác học người Hà Lan chế tạo kính hiển vi đầu tiên A. A.V. Leewenhoek B. A.J. Yersin C. Albert Calmette D. Louis Pasteur Câu 28: Dùng kháng huyết thanh đưa vào cơ thể là để gây miễn dịch A. Đặc hiệu chủ động B. Đặc hiệu thụ động C. Tạo miễn dịch tự nhiên D. Tạo miễn dịch nhân tạo Câu 29: Thứ tự các giai đoạn phát triển của vi khuẩn ? A. Thích ứng, suy tàn, tăng nhanh, bình nguyên B. Tăng nhanh, bình nguyên, thích ứng suy tàn C. Suy tàn, thích ứng, tăng nhanh, bình nguyên D. Thích ứng, tăng nhanh, bình nguyên, suy tàn Câu 30: Tính chất nào sau đây KHÔNG liên quan đến vi khuẩn Clostridium perfringens ? A. Trực khuẩn Gram dương B. Tiết ngoại độc tố C. Di động D. Nha bào có khả năng đề kháng cao với điều kiện môi trường ngoài Câu 31: Độc tố ruột Enterotoxin của Shigella tác động lên ? A. Hệ thần kinh B. Hệ tiêu hóa ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 6 C. Hệ tuần hoàn D. Hệ bài tiết Câu 32. Type Virus HPV có khả năng gây ung thư cao và thường gặp nhất A. Type 16 B. Type 18 C. Type 1 D. A và B đúng Câu 33: Phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen dùng để quan sát vi khuẩn: A. Vi khuẩn kháng cồn kháng acid B. Vi khuẩn lao C. Vi khuẩn có lớp peptidogycan dày D. A và B đúng Câu 34: Hình dạng của vi khuẩn lao ? A. Hình que ngắn B. Dài mỏng C. Trực cầu khuẩn D. Xoắn Câu 35: Một trong những biện pháp để hạn chế kháng thuốc ở vi khuẩn là A. Phối hợp kháng sinh với liều lượng cao và kéo dài B. Chỉ khi nào có kết quả kháng sinh đồ mới tiến hành sử dụng kháng sinh C. Chọn lựa kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ D. Sử dụng kháng sinh có hoạt phổ rộng Câu 36: Pili của tế bào vi khuẩn gồm ? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. Cả A, B và C đều sai Câu 37: Khả năng gây bệnh của virus A. Một virus có thể gây ra nhiều hội chứng khác nhau B. Một hội chứng có thể do nhiều virus khác nhau gây ra C. Nhiễm virus có thể không có triệu chứng D. Cả ba phương án trên ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 7 Câu 38: Phương pháp sử dụng nhiệt khô tiệt trùng dụng cụ trong nuôi cấy vi sinh vật được thực hiện ở nhiệt độ A. 170 o C/2-3h B. 120 o C/30 phút C. 170 o C/30 phút D. 120 o C/2-3h Câu 39. Trong các bệnh nhiễm trùng, kháng thể nào xuất hiện muộn nhưng tồn tại lâu dài? A. IgM B. IgA C. IgD D. IgG Câu 40: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG nói về virus bệnh dại A. Bệnh lây qua vết cắn của động vật ăn thịt B. Vị trí vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng dài C. Các mô có thể bị nhiễm virus dại : lách, niêm mạc mắt, thận D. Là bệnh viêm não-màng não Câu 41: Clotridium tetani là vi khuẩn gây bệnh ? A. Tả B. Uốn ván C. Hoại thư sinh hơi D. Thương hàn Câu 42. Virus viêm não Nhật Bản có vỏ cappsid là ? A. Protein B. Glycoprotein C. Lipoprotein D. Peptidoglucan Câu 43. Vi khuẩn có thể phát triển được cả trên môi trường có O 2 và không có O 2 , gọi là vi khuẩn ? A. Yếm khí B. Kỵ khí C. Hiếu khí tùy nghi D. Hiếu khí tuyệt đối ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 8 Câu 44: Kháng nguyên nào là độc tố cơ bản của Helicobacter pylori ? A. VacA B. Kháng nguyên thân O C. Kháng nguyên N D. Kháng nguyên H Câu 45: Sự tiến triển từ HIV đến AIDS trải qua? A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 46: Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao A. Trực khuẩn hình que, mảnh, hơi cong, sinh sản nhanh B. Trực khuẩn hình dùi trống, có nha bào, sinh sản chậm C. Trực khuẩn hình que, có lông, có nha bào, gram (+) D. Trực khuẩn hình que, mảnh, sinh sản chậm Câu 47: HBsAg là ? A. Kháng nguyên bề mặt B. Kháng nguyên hòa tan C. Kháng nguyên lõi D. Tất cả đều sai Câu 48. Thứ tự đúng hóa chất trong phương pháp nhuộm Ziehl – Neelsen A. Carbol fucshin, iod, cồn – acid, xanh methylen B. Xanh methylen, cồn – acid, carbol fucshin C. Safarin, iod, cồn, xanh methylen D. Carbol fucshin, cồn – acid, xanh methylen Câu 49. Kháng nguyên H của virus cúm gồm A. Từ N 1 – N 7 B. Từ N 1 – N 8 C. Từ N 1 – N 9 D. Từ N1 – N13 ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 9 Câu 50. Con đường truyền bệnh chính của virus Sars A. Đường tiêu hóa B. Đường máu C. Đường tiếp xúc ngoài da D. Đường hô hấp CHÚC CÁC BẠN ÔN THI TỐT! PTH . hóa B. Vi m amydal, vi m cầu thận cấp, nhiễm trùng vết mổ C. Vi m khớp, vi m màng trong cơ tim, vi m cầu thận cấp ĐỀ CƯƠNG ÔN VI SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO(LƯU HÀNH NỘI BỘ) Page 3 D. Vi m. thuốc ở vi khuẩn là A. Phối hợp kháng sinh với liều lượng cao và kéo dài B. Chỉ khi nào có kết quả kháng sinh đồ mới tiến hành sử dụng kháng sinh C. Chọn lựa kháng sinh theo kết quả kháng sinh. Ziehl Neelsen dùng để quan sát vi khuẩn: A. Vi khuẩn kháng cồn kháng acid B. Vi khuẩn lao C. Vi khuẩn có lớp peptidogycan dày D. A và B đúng Câu 34: Hình dạng của vi khuẩn lao ? A. Hình que

Ngày đăng: 20/07/2014, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan