Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
1,97 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS ĐỂ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG AN HOÀ – THÀNH PHỐ HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Lớp: Quản Lý Đất Đai Địa điểm thực tập: Thời gian thực tập: Giáo viên hướng dẫn: Bộ môn: Năm 2009 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng với việc hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…. ngày càng lớn làm cho áp lực về đất đai ngày càng gia tăng. Điển hình là tình trạng manh mún trong quản lý sử dụng đất khá phổ biến trên hầu hết các địa phương trong cả nước làm hạn chế quá trình đầu tư phát triển kinh tế nước nhà. Vì vậy, việc quản lý sử dụng đất sao cho có khoa học là một việc làm hết sức cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng đất làm tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Do đó vấn đề đặt ra là phải xoá bỏ tình trạng manh mún trong quản lý sử dụng đất, muốn vậy nhất thiết phải tiến hành xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai hoàn chỉnh và triệt để trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của các ngành đan xen nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển ngày càng sâu và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực khoa học và đời sống. Nhờ đó công nghệ quản lý đất đai đã và đang là động lực góp phần làm cho công tác quản lý và lưu trữ, cập nhật, thao tác, phân tích, tổng hợp, trình bày tất cả các dạng thông tin liên quan đến đất đai cũng như việc khai thác và sử dụng thông tin về đất đai hiệu quả, nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Việc quản lý thông tin địa chính như công tác thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đất đai, các loại bản đồ, hồ sơ địa chính…. ở hầu hết các địa phương trong cả nước đang còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Những khó khăn và hạn chế đó là do trình độ phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đang còn chậm, ngành quản lý đất đai chưa áp dụng được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào ngành của mình, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn còn ít, chất lượng và hiệu quả làm việc còn thấp, các thông tin địa chính chưa được cập nhật nhanh chóng và mất khá nhiều thời gian để giải quyết công việc. Vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân. 2 Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã mở đường cho tin học xâm nhập vào các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội Việc ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình thành lập bản đồ địa chính nói riêng và quản lý Nhà nước về đất đai nói chung đã và đang là mục tiêu hướng đến của ngành Quản lý đất đai. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp đẩy nhanh tiến độ thành lập bản đồ địa chính. Ở Thừa Thiên Huế việc sử dụng GIS - Geographic Information System (hệ thống thông tin địa lý) trong công tác thành lập, quản lý và khai thác hệ thống thông tin địa lý đang còn chậm và gặp không ít khó khăn. Nhận thức được vấn đề này cùng với sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông lâm và giáo viên hướng dẫn em tiến hành đề tài: “Ứng dụng GIS để thành lập và quản lý hồ sơ địa chính phường An Hoà – thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2. Mục đích Việc thực hiện đề tài nhằm các mục đích sau: • Xây dựng được hồ sơ địa chính dạng số cho địa bàn nghiên cứu trên cơ sở ứng dụng các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai. • Nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành. • Đánh giá được các điểm mạnh yếu của các phần mềm trong các công việc khác nhau. Từ đó đưa ra kiến nghị sử dụng phần mềm nào cho hợp lý nhất. • Nâng cao vai trò của GIS trong việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính. 1.3. Yêu cầu Việc thực hiện đề tài nhằm các yêu cầu sau: • Nắm được những kiến thức về các phần mềm chuyên ngành có liên quan. • Ứng dụng được các phần mềm chuyên ngành vào việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính. • Tạo ra được kết quả nghiên cứu cụ thể từ đó phân tích tính khả thi và mở rộng của đề tài. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Hồ sơ địa chính 2.1.1. Khái niệm hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hay nói cách khác hồ sơ địa chính là các bản ghi thông tin về thửa đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hồ sơ địa chính là hệ thống bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý của đất đai được lập trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.2. Nội dung hồ sơ địa chính Theo điều 47/ Luật đất đai 2003 qui định hồ sơ địa chính bao gồm: - Bản đồ địa chính - Sổ địa chính - Sổ mục kê - Sổ theo dõi biến động đất đai Bản đồ địa chính: là bản đồ về các thửa đất, được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu tố địa hình liên quan đến sử dụng đất, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Nội dung của bản đồ địa chính gồm thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng; hệ thống thuỷ văn gồm sông ngòi, kênh rạch, sông suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; về giao thông gồm đường bộ đường sắt, cầu; Sổ địa chính là Sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến người sử dụng đất. Nội dung chính bao gồm: Người sử dụng đất gồm tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh 4 của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Các thửa đất mà người sử dụng đất gồm: mã thửa, diện tích hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, Sổ Giấy chứng nhận sử dụng đất đã cấp; Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy định sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng); Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai là Sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất, Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê kiểm kê đất đai. Nội dung sổ mục kê đất đai bao gồm: Thửa đất gồm: số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao đất để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất (khi thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích…) Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn như đường giao thông; hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước, đê đập); công trình khác theo tuyến sông ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng diện tích trên tờ bản đồ, trường hợp đối tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Sổ theo dõi biến động đất đai là Sổ ghi những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Nội dung theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa chỉ của người đăng ký biến động, nội dung biến động về sử dụng đất 5 trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng về chế độ sử dụng đất, quyền của người sử dụng đất, về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). 2.2 Hồ sơ địa chính dạng số 2.2.1. Khái niệm Hồ sơ địa chính dạng số là hệ thống thông tin đất được lập trên máy tính, mà hệ thống thông tin này chứa tất cả các nội dung của bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ theo dõi biến động đất đai và được gọi là hệ thống thông tin đất. 2.2.2. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã. Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại chương XI của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai. Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với giấy chứng nhận và hiên trạng sử dụng đất. 2.2.3. Vai trò của hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất lớn trong công tác quản lý đất đai. Nó tạo ra cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất, theo dõi biến động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao đất, thu hồi đất …, giải quyết tranh chấp về đất đai đồng thời phục vụ cho công tác quy hoạch, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo điều 06 luật đất đai thì nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:[3] - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạn đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; - Quản lý quy hoach, kế hoạch sử dụng đất; 6 - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thống kê, kiểm kê đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai; - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 2.3. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư 09/2007/TT – BTNMT[2] 2.3.1 Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: a. Được cập nhật chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu với các nội dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định của Thông tư này; b. Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được: - Giấy chứng nhận; - Bản đồ địa chính theo tiêu chuẫn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; - Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định tại Thông tư này; - Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; - Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau); 7 c. Tìm được thông tin thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất; d. Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, khích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của nguời sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; Sổ phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận; e. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. 2.3.2. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính phải đảm bảo các yêu cầu: a. Bảo đảm nhập dữ liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư này; b. Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; đảm bảo việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy nhập thông tin trong cơ sở dữ liệu; c. Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu; d. Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử; e. Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ; 8 f. Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu khác, phần mềm ứng dụng đang phổ biến tại Việt Nam. 2.3.3. Lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: a. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước được ưu tiên thực hiện theo trình tự dưới đây: - Đối với các phường, thị trấn phải thực hiện trước năm 2010; - Đối với các xã ở đồng bằng, trung du phải được thực hiện trước năm 2015; - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn thì có thể thực hiện sau khi đã hoàn thành cho các phường, thị trấn và các xã đồng bằng, trung du; b. Trong thời gian chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện như sau: - Trường hợp địa phương chưa lập hồ sơ địa chính trên giấy thì khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về sử dụng đất phải lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định tại Thông tư này; - Trường hợp địa phương đã lập hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng, cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất trong quá trình quản lý đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư này; c. Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành có liên quan lập và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm theo đúng lộ trình hướng dẫn tại Thông tư này để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của địa phương. 2.4. Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu 2.4.1. Khái niệm về GIS và các ứng dụng của GIS 2.4.1.1 GIS là gì? GIS (hệ thống thông tin địa lý) là hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ lớp giải quyết rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. 9 Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp những nguyên lý, phương pháp, công cụ và dữ liệu không gian được sử dụng để quản lý, duy trì, chuyển đổi, phân tích mô hình hoá, mô phỏng và làm bản đồ phân bố không gian địa lý. GIS là là một tổng thể gồm 4 phần: phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế hoạt động có hiệu quả nhằn phục vụ cho công việc xử lý, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin có liên quan đến vị trí không gian.[6] 2.4.1.2. Khái lược về chức năng của GIS Các chức năng của GIS được phân chia thành 4 loại sau đây a. Cập nhật dữ liệu Cập nhật dữ liệu là tiến trình thu thập và xử lý số liệu thành các định dạng mà GIS sử dụng được. Chức năng cập nhật dữ liệu cho phép người sử dụng có thể nhập trực tiếp dữ liệu từ phần mềm, chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng dữ liệu khác, hoặc tổng hợp dữ liệu từ nguồn dữ liệu có sẳn. Cập nhật dữ liệu là giai đoạn khó khăn và chiếm nhiều kinh phí nhất trong quá trình xây dựng ứng dụng GIS. Dữ liệu GIS được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: [6] Sơ đồ 1. Các nguồn dữ liệu của GIS b. Lưu trữ và truy xuất dữ liệu Dữ liệu GIS khi lưu trữ thường ở dạng cơ sở dữ liệu không gian, mỗi lớp bản đồ sẽ tương ứng với một lớp dữ liệu không gian trong cơ sở dữ liệu. 10 Ghi chép trên máy tính Dữ liệu số Bản đồ giấy Các hồ sơ ghi chép tay GIS ảnh vệ tinh / không ảnh Các nguồn khác Đo đạc thực địa [...]... công tác này gặp không ít khó khăn và để giải quyết vấn đề này chúng ta phải đào tạo một khối lượng cán bộ có chuyên môn để phục vụ công tác này 15 2.5.2 Thực trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Thừa Thiên Huế Việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều thành quả nhất định: nhất là trong việc chuẩn hoá hồ sơ địa chính từ Trung ương đến cơ sở Ngày... đất Việc thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam còn gặp không ít khó khăn do: phương tiện thực hiện công tác này còn nhiều hạn chế như máy tính phần mềm và trình độ của người thực hiện còn hạn chế Nhưng ở nước ta công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính cũng thực hiện được nhiều thành quả nhất định như ở Thừa Thiên Huế Ở nước ta hiện nay việc ứng dụng GIS trong thành lập hồ sơ địa chính. .. công tác quản lý đất đai cũng như công tác xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính đã chuyển sang giai đoạn mới nhờ ứng dụng thành công các phần mềm như: MicroStation, MapInfo, Famis…phần mềm lập cơ sở dữ liệu như: Cesdata, Caddb, Cilis Việc ứng dụng GIS trong công tác thành lập hồ sơ địa chính ở Thừa Thiên Huế vẫn còn chậm chưa được tiến hành phổ biến ở các địa phương như An Hoà, Hương Sơ, An Đông, An Tây….Mặt... 2008 * Quản lý địa giới hành chính Từ năm 2007 đến nay do được chia tách về địa giới hành chính và trở thành phường An Hoà nằm về phía Tây của xã Hương Sơ cũ Sau khi có quyết định chia tách phường và kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính phường gồm có 34 mãnh Bên cạnh đó, phường An Hoà phối hợp với đoàn đo đạc công ty 205 rà soát, đối chiếu hồ sơ đo chỉnh lý để tiến hành ký xác nhận Biên bản ranh... trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam Trong những năm qua, ngành địa chính Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các trung tâm lưu trữ trên toàn bộ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai Trong công tác quản lý đất đai, việc chuẩn hoá hồ sơ địa chính cũng đã được chú trọng Năm 1998 tổng cục địa chính nay là Bộ Tài nguyên và. .. cơ sở dữ liệu thông tin địa lý 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành lập và quản lý hồ sơ địa chính bằng các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai như MicroStation và MapInfo 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn phường An Hoà - Thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế ( cụ thể là mãnh bản... của phường An Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội - Tình hình quản lý và sử dụng đất - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính của phường Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Xây dựng dữ liệu thông tin thuộc tính và nhập thông tin cho từng thửa đất Tạo sự liên kết giữa dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ... sở Ngày nay với những tiến bộ của khoa học công nghệ thì công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính đã có nhiều thuận lợi, chính nhờ sự hổ trợ của các phần mềm tin học mà công tác thành lập quản lý hồ sơ địa chính ở Thừa Thiên Huế không ngừng hoàn thiện và phát triển Tuy nhiên cũng không khác gì ở Việt Nam nói chung mà Thừa Thiên Huế cũng tồn tại không ít những khó khăn nhất định như nhân lực còn... không gian) và cơ sở dữ liệu bản đồ, các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng lại liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua chỉ số ID (yếu tố để nhận dạng các đối tượng) được lưu giữ và quản lý chung cho các loại bản ghi nói trên Hình 2: Giao diện với phần mềm MapInfo 14 2.5 Thực trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế. .. xã Hương Sơ cũ, nơi có đường Quốc lộ 1A đi qua, còn phía Đông thuộc về phường Hương Sơ Phường An Hoà nằm ngay cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, có vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp với xã Hương Toàn - huyện Hương Trà + Phía Đông giáp với phường Hương Sơ, thành phố Huế + Phía Tây giáp với xã Hương Chữ, xã Hương An - huyện Hương Trà và xã Hương Long- thành phố Huế + Phía Nam giáp với phường Phú . đất đai của địa phương. 2.4. Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu 2.4.1. Khái niệm về GIS và các ứng dụng của GIS 2.4.1.1 GIS là gì? GIS (hệ thống thông tin địa lý) là hệ thống bao. quá trình xây dựng ứng dụng GIS. Dữ liệu GIS được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: [6] Sơ đồ 1. Các nguồn dữ liệu của GIS b. Lưu trữ và truy xuất dữ liệu Dữ liệu GIS khi lưu trữ thường ở dạng. MapInfo 14 2.5. Thực trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế 2.5.1. Thực trạng ứng dụng GIS trong thành lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam Trong