1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút đầu tư vào malaysia

13 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 42,58 KB

Nội dung

* Tác động tích cực của hoạt động thu hút đầu tư quốc tế đối với các nước đang phát triển: -Bổ sung nguồn vốn phát triển, tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán.. Cũng trong nh

Trang 1

Chủ đề: Phân tích những nội dung cơ bản trong chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Malaysia và qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho VN?

1 Một số lý thuyết về chính sách thu hút đầu tư quốc tế:

1.1 Khái niệm về Đầu tư quốc tế:

Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc

gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia

Phân loại theo dòng chảy của vốn đầu tư quốc tế, một quốc gia có thể là nước đầu tư hoặc nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư quốc tế là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động Kinh tế Quốc tế và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng đầu tư do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập KTQT ngày càng mạnh mẽ

Xét về phương thức quản lý vốn đầu tư, đầu tư quốc tế bao gồm các hình thức sau đây: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, tín dụng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế ở các nước đang phát triển:

Hầu hết các nước đang phát triển có trình độ văn hóa, kinh tế, kĩ thuật lạc hậu, hoặc mới

có sự phát triển, mức sống và năng suất lao động lao động còn thấp, kinh tế bị phụ thuộc tương đối vào các nước phát triển Khi tiến hành công nghiệp hóa, các nước này vấp phải những thách thức và khó khăn như: hạn hẹp về nguồn lực, bất bình đẳng trong dân cư, suy thoái môi trường…Vì vậy mà các quốc gia này cần tranh thủ các nguồn lực, sự trợ giúp về cả nhân lực và tài lực đến từ các nước phát triển trên thế giới

* Tác động tích cực của hoạt động thu hút đầu tư quốc tế đối với các nước đang phát triển:

-Bổ sung nguồn vốn phát triển, tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán

-Tăng năng lực sản xuất, giúp phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường

-Tạo việc làm, tăng thu nhập và đào tạo nguồn nhân lực

-Nâng cao trình độ công nghệ và năng lực quản lý tiên tiến

-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động sử dụng vốn nội địa hiệu quả hơn

-Thúc đẩy tiến trình hội nhập KTQT

* Tác động tiêu cực:

- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là hai loại hình doanh nghiệp chủ yếu ở các nước đang phát triển

- Dẫn đến những tệ nạn tham nhũng, nước đầu tư gây sức ép đối với nước tiếp nhận đầu tư

=> Tuy vẫn tồn tại những điểm tiêu cực, nhưng những lợi ích vĩ mô mà nó mang lại cho quốc gia là không thể phủ nhận Vì vậy, các nước đang phát triển đều tập trung vào thu hút và khai thác nguồn vốn đầu tư này

2 Tổng quan về Malaysia:

Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á Quốc gia bao

gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 kilometre vuông (127.350 sq mi) Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán

đảo và Borneo thuộc Malaysia Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia,

Trang 2

và Brunei, trong khi có biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam, và Philippines Năm

2010, dân số Malaysia là 28,33 triệu, trong đó 22,6 triệu sinh sống tại phần Bán đảo Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính trị quốc gia Hiến pháp tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi bảo vệ quyền tự do tôn giáo Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa trên thông luật Nguyên thủ quốc gia là quốc vương, được gọi là Yang di-Pertuan Agong Ông này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng

3 Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Malaixia trong qúa trình hội nhập

kinh tế quốc tế (1971 - 2012)

3.1 Chính sách thu hút đầu tư quốc tế thời kỳ 1971 – 1996

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế:

a Trong nước:

-Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc, sau ngày giành độc lập, Malaysia muốn thoát khỏi sự ràng buộc với các nước phương Tây, Malaysia tiến hành CNH theo chiến lược hướng nội, hướng vào nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và đạt được một

số thành tựu Tuy nhiên hướng phát triển này đã bộc lộ nhiều hạn chế như: sự tụt hậu về

kĩ thuật và công nghệ dẫn đến tình trạng năng suất lao động không hiệu quả, Malaysia vẫn buộc phải nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài , hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trông chờ và ỷ lại vào Chính phủ khiến Malaysia phải lựa chọn một chiến lược khác cho mình

Đó là CNH hướng vào xuất khẩu

b Quốc tế:

- Sau những năm 50, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng nổ, các nước tư bản phát triển theo chiều sâu, chủ yếu phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao Các ngành công nghiệp truyền thống dần từ các nước phát triển chuyển sang các nước đang phát triển Cũng trong những năm này, nguồn vốn đầu tư quốc tế từ các nước khác chuyển vào các nước đang phát triển tăng mạnh do muốn tận dụng nguồn tài

nguyên, lao động giá rẻ ở các nước này, và muốn mở rộng hệ thống kinh doanh Malaysia

đã tận dụng cơ hội này phát triển theo hướng hướng ngoại để thu hút các nguồn vốn này

3.1.2 Chính sách thu hút đầu tư điển hình:

a Tạo lập môi trường pháp lý, chính trị- xã hội hấp dẫn:

- Malaysia liên tục hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến đầu tư quốc tế nhằm tạo môi trường lí tưởng, thuận tiện và minh bạch thu hút các nước phát triển đầu tư, như: Luật Đầu tư nước ngoài (1968), Luật Thuế thu nhập( 1967), Luật Hải quan (1967), Luật

Trang 3

Thuế thu nhập đặc biệt (1967), Luật Thương mại(1972), Luật Thuế doanh thu(1972), Luật Thuế Môn bài (1976)

- Thực hiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng các qui định về sở hữu, tài sản, tỉ lệ góp vốn…đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước

- Mặc dù là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, thể chế chính trị đa nguyên nhưng Malaysia luôn đảm bảo ổn định chính trị- xã hôi trong nước

b Chính sách ưu đãi về tài chính- tiền tệ:

Malaysia chủ trương thực hiện chính sách tài chính tiền tệ nhằm định hướng các nhà đầu

tư theo định hướng ưu tiên phát triển của đất nước, đặc biệt ưu tiên hình thức FDI hơn các hình thức đầu tư quốc tế khác

-Ưu đãi về thuế thu nhập: Từ năm 1960, Malaysia miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo mức độ vốn đầu tư, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên

-Chính sách tiền tệ: duy trì chính sách tỉ giá ổn định, tăng cường kiểm soát ngoại hối, chống đầu cơ tiền tệ từ nước ngoài, ổn định giá cả, khuyến khích tiết kiệm để đầu tư phát triển Để tạo lòng tin từ các nhà đầu tư và khuyến khích đầu tư dài hạn, Malaysia áp dụng chính sách tiền gửi ở mức thấp nhất và không chênh lệch nhiều với lãi suất ở các nước lớn như Mỹ

c Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ

quá trình tiếp nhận đầu tư, Malaysia đã chuẩn bị chu đáo, dành nhân lực và tài lực vào phát triển đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp từ giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo nghề, đào tạo công nhân lành nghề, đào tạo nhân lực chất lượng cao Tỉ lệ chi cho giáo dục luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng chi ngân sách Chỉ số phát triển nhân lực HDI của

Malaysia vượt trội hơn nhiều nước trong khu vực như Phillipine, Indonesia ở cùng thời điểm

d Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Malaysia rất quan tâm vào hoạt động

nghiên cứu đầu tư và phát triển (R&D) và có chiến lược dài hạn Những năm khủng hoảng kinh tế (1984) Malaysia vẫn tích cực chi cho hoạt động này Nhằm thu hút công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, Malaysia chú trọng ưu tiên các ngành có hàm lượng công nghệ cao, khuyến khích chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, khuyến khích doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở những nước có tiềm lực công nghệ cao như Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Đức…

Trang 4

Bảng: Dòng FDI vào Malaysia giai đoạn 1975- 1996

Năm 1975 1980 1985 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Dòng

FDI

(triệu

USD)

350.7 934.5 700 2333 3704 4704 5254 4192 5816 7296

Nguồn: UNCTAD, WB

MIDA

Nhờ chính sách thu hút vốn đồng bộ, nhất quán, minh bạch với các nhà đầu tư nước ngoài Dòng vốn FDI vào Malaysia tăng nhanh, có vai trò quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển CNH trong giai đoạn này

Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Malaysia theo ngành, lĩnh vực (1971- 1987) %

Công nghiệp

Tài chính-

Các ngành

Nguồn: UKM Malaysia

Chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Malaysia đã hướng vào một số lĩnh vực ưu tiên, từ

đó góp phần xây dựng cơ cấu ngành, lĩnh vực linh động, hiệu quả

Thực hiện chính sách ưu đãi hướng tới các ngành công nghiệp chế tạo Dòng vốn FDI vào ngành này giữ ổn định ở mức 45% Tỉ trọng vào ngành nông nghiệp và mỏ giảm dần qua các năm Khu vực tài chính ngân hàng nổi lên từ năm 1971 (10%) đến 1985 (25.2%), sau đó giảm mạnh tuy nhiên vẫn duy trì ở mức trên 21%

Trang 5

3.2 Chính sách thu hút đầu tư quốc tế thời kỳ 1996 - 2012

3.2.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế:

a Trong nước:

- 1996: Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 7( 1996-2000) và Kế hoạch phát triển CN lần thứ 2- IMP2(1996-2005)

- 7/1997: Bị cuốn vào cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Khu vực, gây ra hậu quả nặng

nề, mức tăng trưởng giảm sút từ 8,2%(1996) xuống còn 7,2%(1997) và 7,5%(1998)

=>Dòng vốn đầu tư quốc tế cũng giảm sút mạnh trong thời gian này

b Quốctế:

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng ưu thế từ 65%- 70% GDP

- Từ những năm 1990, xu hướng dòng FDI cũng có những biến động mạnh, ¾ nguồn FDI được các nước phát triển đầu tư vào nhau, ¼ nguồn FDI được đầu tư vào các nước đang phát triển

=>Điều này dẫn đến việc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI ngày càng trở nên quyết liệt

3.2.2 Chính sách thu hút đầu tư điển hình:

Trước bối cảnh hết sức khó khăn do phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng ,vốn nước ngoài ngắn hạn ồ ạt rút ra khỏi đất nước và dòng FDI chảy vào giảm sút mạnh, buộc Malaysia phải có những điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế- xã hội nói chung, chính sách thu hút FDI nói riêng Trong hệ thống chính sách của Malaysia có chính sách mang tính cấp bách, tình thế, có những chính sách mang tính chiến lược lâu dài đối với thu hút FDI Những chính sách mà Malaysia đã thực hiện trong thời kỳ này như:

Điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tiếp tục mở rộng tự do hóa đầu tư, thực hiện các ưu đãi về tài chính, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện các chính sách trọng tâm hướng tới thu hút vốn FDI, ngoài ra nâng cao năng lực quản lí Nhà nước về nguồn vốn FDI một cách hiệu quả…

Sau đây chúng ta sẽ phân tích một vài chính sách điển hình mang tính quyết định trong giai đoạn này:

a Điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ, nhanh chóng ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Trang 6

- Về kiểm soát vốn: Với phương châm “Lùi một bước để tiến hai bước” nhằm hạn chế vốn chảy ra khỏi đất nước Quy định rõ ràng về định mức lượng tiền đưa vào hay đem ra khỏi Malaysia đối với mỗi người là công dân Malaysia hay người nước ngoài thường trú tại Malaysia

Sau ngày 15/9/1999, Malaysia điều chỉnh biện pháp kiểm soát vốn có lựa chọn thông qua điều tiết về giá cả thay cho kiểm soát về số lượng Biện pháp kiểm soát vốn tuy hơi cứng rắn, tạm thời gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thời gian áp dụng không dài và kết quả đã giúp Malaysia tránh được xáo trộn lớn trên thị trường tài chính

và góp phần tạo được sự ổn định cho nền kinh tế

- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất và tỷ giá hối đoái:

+ Áp dụng chính sách cố định tỷ giá áp dụng từ ngày 1/9/1998 Khi vượt qua thời điểm cấp bách của khủng hoảng , Malaysia chuyển sang thực hiện chính sách tỷ giá

“thảnổicóđiềutiết” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư

+ Lãi suất: Thực hiện nâng lãi suất trong thời gian đầu nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài và ngăn ngừa đầu tư quá nóng, sau khi tình hình tạm ổn định, Malaysia nới lỏng dần và thực hiện giảm lãi suất

+ Đối với hệ thống ngân hàng: Tiến hành cơ cấu lại theo hướng sáp nhập thành các ngân hàng có quy mô lớn ,đủ tiềm lực và chất lượng cạnh tranh quốc tế bằng việc quy định vốn tối thiểu cho mỗi nhóm ngân hàng, mỗi cổ đông

Song hành với việc điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ ,Malaysia tiến hành điều chỉnh

cơ cấu kinh tế thông qua “Kế hoạch phục hồi kinh tế đất nước – NERP” để thực hiện mục tiêu : Ổn định đồng RM, phục hồi lòng tin thịtrường, duy trì ổn định tài chính, …

b Chính sách tiếp tục mở rộng tự do hóa đầu tư:

- Thực hiện nới lỏng quy định về tỷ lệ sở hữu, mở rộng phạm vi được đầu tư theo hướng cởi mở, thân thiện, thông thoáng hơn

- Từ năm 1998, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn trong các ngành công nghiệp chế tạo mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì, và được áp dụng cho tất cả các dự

án đầu tư mới cũng như đầu tư mở rộng Trong lĩnh vực dịch vụ thì Malaysia thực hiện chính sách thận trọng hơn

- Từ năm 2000, Malaysia cho phép người nước ngoài và người không phải gốc Mã Lai mua cổ phần trong các công ty lớn thuộc tài sản chiến lược quốc gia mà trước đây chỉ dành cho người Mã Lai

Trang 7

- Cũng như Hàn Quốc và Thái Lan, Malaysia nới lỏng quy định về sở hữu bất động sản đối với người nước ngoài

- Cùng đó Malaysia tiến hành sửa đổi một số Bộ luật liên quan đến hoạt động FDI theo

xu hướng áp dụng bình đẳng, thống nhất đối với mọi nhà đầu tư

Như vậy với việc mở rộng tự do hóa đầu tư, nhất là nới lỏng tỷ lệ sở hữu toàn bộ khu vực chế tạo, cột trụ của nền kinh tế Malaysia đã nỗ lực rất cao để tạo môi trường đầu tư hết sức thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể thách thức với các nước trong việc tìm kiếm FDI

c Chú trọng thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc:

Từ những năm 90 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải bằng việc phân loại rất rõ những ngành ưu đãi đầu tư Ngành được ưu tiên bậc nhất là công nghiệp điện và điện tử từ năm 2001 đến nay Chúng

ta có thể thấy được tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào ngành này (10.2 tỷ USD) cao hơn hẳn các ngành công nghiệp khác qua bảng sau:

Ngành Điện và

điện tử Dầu khí Giấy Hóa chất Phi kim loại Kim loại thô Kim loại chế tạo Nguồn

vốn

(tỷ USD)

Bảng: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Malaysia theo ngành năm 2010

Nguồn: MIDA

4 Bài học thành công và những hạn chế của chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Malaysia đối với Việt Nam:

4.1 Bài học thành công:

- Môi trương kinh tế, chính trị - xã hội ổn định và minh bạch: Là yếu tố quyết định khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trước khi quyết định đầu tư, các nhà ĐT đều xem xét, phân tích kĩ yếu tố này

- Không ngừng đổi mới và chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư:

Ở Malaysia, hoạt động xúc tiến đầu tư được làm thường xuyên dưới nhiều hình thức rất

đa dạng, phong phú và được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau, hoạt động xúc tiếnđầu tư được tiến hành đa dạng nhưng vẫn được quản lý thống nhất nên tránh được tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan, ko có mục tiêu rõ ràng hay chồng chéo giữa các tổ

Trang 8

chức tham gia vận động đầu tư Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia

có điểm đáng chú ý là việc sử dụng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước: Kể từ khi công bố chính sách KT mới năm 1971, cùng với việc thực hiện mục tiêu cải tổ cơ cấu công gnhieepj và khuyến khích phát triển các xí nghiệp hợp doanh theo phương thức nâng đỡ các nhà đầu tư trong nước, chính phủ Malaysia đã quyết định giảm 5% thuế thu nhập cho các xí nghiệp, trong đó phần sở hữu của người địa phương chiêm sít nhất là 50% còn phần của người nước ngoài tối đa ko quá 50% tổng giá trị đầu tư.=> Cho thấy chính sách của Malaysia ưu tiên cho các xí nghiệp hợp doanh trong đó người Malaysia chiếm phần lớn sở hữu, phiếu bầu cùng như ra quyết định Như vậy chính phủ Malaysia rất khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước

-Dành nhiều ưu đãi cho các nhà ĐTNN:

+Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế

Miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Miễn thuế xuất nhập khẩu với các DN có vốn đầu tư nước ngoài; Không có biện pháp cầm, hạn chế xuất khẩu các loại máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu Điều chỉnh và xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan, phi thuế quan

Chính phủ Malaysia rất khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh này được gi

ảm thuế thu nhập

+Tăng cường mối quan hệ hợp tác: Thúc đẩy đầu tư bằng cách thành lập các chương trìn

h đào tạo lao động kỹ năng ,đào tạo chuyên gia ,công nghệ và các hoạt động liên kết giữa các nước thành viên Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách một cửa trong cấp visa cấp giấy phép kinh doanh,giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí và thờ

i gian giảm bớt những phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài

Tăng cường các mối quan hệ hợp tác nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, thông qua việc tăng tính minh bạch của các thủ tục,luật pháp chính sách đầu tư, mở rộng số lượng các đối xử

ưu đãi thuế trong các nước thành viên ASEAN.Các nước thành viên cũng đồng thiết lập các cơ sở dữ liệu về đầu tư

-Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố đặc biệt hấp dẫn các nhà ĐTNN Malaysia rất coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển kỹ năng người lao động Malaysia thực hiện trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học,miễn phí dạy tin học cho mọi đối

tượng, dành nhiều ngân sách cho hoạt động R&D- lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn của đất nước

- Coi trọng đầu tư khoa học công nghệ để thu hút đầu tư chất lượng cao

4.2 Hạn chế:

- Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị

Trang 9

doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế Nhưng FII của Malaysia vẫn chưa thực sự phát triển

-Tỷ lệ thuế quan của Malaysia theo CEPT là tương đối thấp và đang có xu hướng cam kết xóa bỏ thuế quan nhanh trong 11 ngành ưu tiên

-Các ngành dịch vụ trong 11 ngành ưu tiên gồm vận tải, hàng không, thương mại điện tử,

y tế và du lịch của Malaysia vẫn chưa thực sự có những phản ứng tích cực trong việc thực hiện các cam kết tự do hóa Các ngành này tương đối phát triển ở Malaysia nhưng nó không thể là động lực thúc đẩy nền kinh tế nếu như chỉ hướng vào thị trường trong nước, Malaysia cần phải thực hiện những cam kết tự do hóa mạnh hơn nữa trong các ngành này nhằm thu hút FDI và tăng cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài

5 Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về chính sách thu hút đầu tư quốc tế của Malaixia vào Việt Nam:

Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi hết sức sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập KTQT và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ Qua nghiên cứu cho thấy, Malaixia là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đã rất quan tâm, năng động trong xây dựng và thực thi những chính sách thu hút đầu tư quốc tế, đặc biệt là FDIvà đã đem lại những thành công, giúp cho Malaixia có những bước tăng trưởng mạnh và đang dần tiến tới mục tiêu trở thành NIC vào năm 2020 Do đó, việc chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút đầu tư quốc tế trong quá trình hội nhập KTQT của Malaixia có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam hiện nay

VN cần nỗ lực hơn nữa để tạo dựng được hệ thống hạ tầng giao thông cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư NN vào trong nước:

-Hệ thống các chính sách thu hút đầu tư cần phải được xem xét một cách toàn diện nhằm đáp ứng được những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập KTQT hiện nay

- Chính sách ổn định tiền tệ, chống lạm phát Hiện nay vấn đề này đang trở thành vấn đề thời sự đối với điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế nước ta Việc ổn định tiền tệ, chống lạm phát không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chính sách, giải pháp đúng cho một thời kỳ nhất định mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách và hệ thống công cụ để chúng thích nghi được với những biến động nhanh chóng của tình hình thực tế

-Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư an toàn, minh bạch, ổn định để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài :

+Cần nhanh chóng rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật, chẳng hạn quy định về giao dịch vốn, cạnh tranh, bảo hộ sản phẩm nội địa, bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, cải cách hệ thống thuế

+Cần nghiêm túc và nhất quán cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhiều hơn, vì quan

Trang 10

hệ kinh tế thị trường là điều kiện cần thiết thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào đời sống KTQT theo xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư

Từ kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư, nhà nước cần:

+Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư năm 2005 và các luật liên quan đến FDI, FII

+Rà soát loại bỏ các văn bản không còn phù hợp

+Nghiên cứu triển khai quá trình soạn thảo các quy định cụ thể, có tính nguyên tắc lâu dài chế định hoạt động đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị trường

+Bổ sung các quy định quản lý gián tiếp của nhà nước đối với hoạt động của các dự án đã hoàn thành khâu đầu tư nhằm vừa tăng cường khả năng kiểm soát

của nhà nước

+Cần nghiêm túc và nhất quán cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhiều hơn, vì quan

hệ kinh tế thị trường là điều kiện cần thiết thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào đời sống KTQT theo xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư

-Về môi trường pháp lý, cần tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu

tư như chính sách ưu đãi về thuế, chính sách về đất đai

+ Chính sách ưu đãi thuế Nhà nước có thể chuyển sang áp dụng nhiều hơn hình thức

khấu hao nhanh để khuyến khích thực sự các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ Do vậy, cần lựa chọn các tiêu chí ưu đãi sát với mục tiêu cần ưu đãi, tránh ưu đãi tràn lan Chính sách này còn có tác dụng định hướng và thu hút FDI vào các lĩnh vực, các ngành, các địa phương gắn với chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội chung của đất nước

+ Chính sách đất đai Cần tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, quy định miễn, giảm thuế đất trong một số năm đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư; sớm giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng

+ Về lĩnh vực đầu tư và hình thức đầu tư: cần có chính sách xử lý linh hoạt để tăng cường mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam gia nhập WTO, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngoại trừ những lĩnh vực do yêu cầu về an ninh quốc phòng; cho phép các doanh nghiệp liên doanh trong một số trường hợp chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài

Ngày đăng: 19/07/2014, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w