Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 27 - 31)

Trong xu thế hội nhập hiện nay, thị trường được mở rộng, người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp trong một thị ttrường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại. Sản phẩm được phục vụ cả trong nước lẫn xuất khẩu bởi vậy sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị trường tiêu thụ. Để tồn tại và phát triển trên thị trường mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế đều có chiến lược phát triển riêng.

Thuỷ sản là ngành cung cấp sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng, hơn nữa sản phẩm thuỷ sản không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn tham gia xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản ngày càng có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm nhằm bảo về sức khoẻ người tiêu dùng. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành thuỷ sản cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Mục tiêu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới là tăng trưởng và phát triển bền vững, cung cấp những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản. Để đạt được các mục tiêu đề ra, một số giải pháp với ngành thuỷ sản nước ta:

Thứ nhất: Năng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp:

- Đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản sản phẩm ở khâu chế biến.

- Phổ biến giống và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiến tiến để đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh san toàn thực phẩm, kinh nghiệm nuôi trồng cho thấy sử dụng nguồn nước ô nhiễm, sử dụng các chất kích thích đều làm khó các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu.

- Các công ty thuỷ sản nên lập các phòng phát triển sản phẩm, phòng này có chức năng tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường đồng thời kiểm tra được chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sao để tăng giá trị xuất khẩu.

- Liên doanh đầu tư với nước ngoài nhằm tăng nguồn vốn đầu, cải thiện kỹ thuật tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường.

- Trong chế biến thủy sản:

+ Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu thuỷ sản đầu vào nhằm đảm bảo ngay từ đầu chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống HACCP trong quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí, đồng thời giảm giá sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và làm tăng khả năng xuất khẩu khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP.

+ Áp dụng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn, mô hình nuôi sạch và hướng dẫn người nuôi thục hiện quản lý chất lượng sản phẩm. Tăng cường kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm cá. Đối với các hộ nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu các mô hình tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nuôi trồng theo cộng đồng để cùng nhau quản lý tốt về thức ăn, chế phẩm sinh học, sử dụng thuốc kháng sinh, quản lý môi trường…

Thứ hai: Nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm.

- Tổ chức bảo quản sản phẩm ngay sau khâu thu hoạch để giảm lượng hàng thuỷ sản bị mất phẩm chất, bị trả lại khi xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả, sử dụng công xuất của các nhà máy chế biến ổn định. - Phối hợp tổ chức sản xuất phụ từ phế liệu của ngành hải sản làm kèm: nước mắm, mắm,… đây cũng là biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm.

- Tận dụng giá nhân công rẻ để tạo ra những sản phẩm tinh chế có thể sử dụng được ngay.

Thứ ba: Quản lý an toàn nguyên liệu thuỷ sản nhằm cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến

- Chủ động hơn với những yêu cầu của các nước nhập khẩu thuỷ sản nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho các công ty chế nbiến cũng như người nuôi trồng thuỷ sản để khi xuất khẩu hàng các doanh ngiệp không phải lo lắng: “Không biết sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu không?”.

- Quản lý, kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như trong kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, tránh kiểm tra sản phẩm ở khâu cuối cùng - thực hiện tốt quan điểm kiểm soát hệ thống.

- Bên cạnh việc xây dựng các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn, cần chuyển sang thực hiện kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu thuỷ sản trước khi đưa vào chế biến hoặc tiêu thụ nội địa. Tổ chức các chợ bán buôn thuỷ sản tại các trọng điểm và đầu mối giao lưu giao thông.

- Thực hiện đăng ký kinh doanh đối với toàn bộ các hộ sản xuất kinh doanh nguyên liệu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn về sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nhanh chóng phân cấp thẩm quyền, tập trung xây dựng năng lực các cơ quan kiểm soát địa phương để đủ sức đảm nhận việc quản lý toàn bộ các khâu sản xuất và kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản khu vực trước chế biến.

- Huy động các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn từng tỉnh và vận động, giáo dục đấu tranh chống các hành bi gian lận, bơm chích tạp chất hoặc vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công nhận để đưa vào hướng đẫn thực hiện, sớm cửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về sử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn.

KẾT LUẬN

Thuỷ sản là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, ngang tầm với các ngành công nghiệp- dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng tiên tục, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo việc làm cho lao động làm giảm áp lực thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân đặc biệt là ngư dân. Ngành thuỷ sản đang dần khẳng định vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay có nhiều dự án được nghiên cứu, đầu tư phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm thuỷ sản trên thị trường. Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng đó là dư lượng kháng sinh có lẫn trong sản phẩm thuỷ sản làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nền kinh tế và ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngành. Do vậy, nâng cao chất lượng thuỷ sản là điều cần thiết hiện nay để các doanh nghiệp thuỷ sản có thể đưa sản phẩm của mình tới các thị trường tiêu thụ trên thế giới vượt qua các rào cản thương mại kĩ thuật kể các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada… Tuy nhiên hiện nay thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có tốc độ tăng tưởng nhanh nhưng vẫn vô danh. Trong điều hiện hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình để các bạn hàng, người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp; và khi đó các doanh nghiệp sẽ không còn bị ép giá khi bán sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH

1. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao Động- Xã Hội 2004, từ trang 5 đến trang 40.

2. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thành Độ- TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình Quản trị kinh doanh (Nguyên lý chung cho các loại hình doanh nghiệp), Nxb Lao Động- Xã Hội- 2004, từ trang 273- 322.

3. Chủ biên: TS. Lưu Thanh Tâm: Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- 2003, từ trang 223- 227. 5. Giáo trình Kinh tế thuỷ sản, từ trang 6-14.

Một phần của tài liệu Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w