Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng họcsinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thúhọc tậ
Trang 1I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí,vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT Cùng với các môn họckhác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoahọc, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chấtchính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình và bảnthân
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thứcđược tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coithường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung,học theo kiểu chống đối hoặc làm việc riêng Có nhiều nguyên nhândẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là dophương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say
mê học tập ở học sinh Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạyhọc là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi giáo viên nóichung, giáo viên dạy GDCD nói riêng
Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng,những câu chuyện cũng là những bài học cho tất cả mọi người về mọimặt của đời sống Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và
kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng họcsinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thúhọc tập từ đó đạt kết quả tốt hơn Việc khai thác các câu chuyện thôngqua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nềngiáo dục nước nhà Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt
là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
Những câu truyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ,hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò vànghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội đây chính lànguyên nhân quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của họcsinh Hơn nữa khéo léo sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích
Trang 2cực đến kết quả học tập bộ môn cho học sinh mà còn có tác dụngtrong việc gìn giữ văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử; khơigợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc…
Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chươngtrình GDCD thì việc sử dụng những câu chuyện kể về người thật, việcthật càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn Xuất phát từ những lí
do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: “ Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học – Giáo dục công dân lớp 10”.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
+ Truyện kể có tác dụng gì trong giảng dạy và học tập trong bộ mônGDCD ?
+ Để dạy tốt bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD
10 ”cần chuẩn bị như thế nào?
+ Vận dụng truyện kể như thế nào để dạy tốt bài “Một số phạm trù
cơ bản của đạo đức học”?
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phươngpháp sau:
+ Phân tích, tổng hợp (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợpcác kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sáchbáo…)
+ Phương pháp quan sát (trong quá trình giáo dục của giáo viên vàhọc tập của học sinh …)
+ Phương pháp điều tra, đánh giá (điều tra mức độ tiếp thu, hứngthú học tập và kết quả của học sinh sau bài dạy… )
Trang 3+ Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí , giáo dục học có liênquan đến đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, giáoviên, phụ huynh…)
+ Phương pháp thực nghiệm (áp dụng cụ thể với tập thể học sinh,đối tượng học sinh …)
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động củahọc sinh thông qua những câu hỏi nêu vấn đề
+ Phương pháp thực nghiệm
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận của đề tài.
1.1 Cơ sở triết học.
Lênin nói rằng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sựnhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan” Luận điểmtriết học này của Lênin chỉ ra rằng trực quan sinh động và tư duy trừutượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trìnhnhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mớihoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức Nhận thức là mộtquá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọngtrong việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linhhoạt vào bài học nhằm đạt hiệu quả cao nhất Bởi vì: Dạy học là mộtquá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hànhđộng Đó là sự tác động của người dạy vào các giác quan của họcsinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích thích tư duy nhậnthức của người học Do vậy, GV cần sưu tầm có hệ thống và có chọnlọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học nhằm mang lại kếtquả cao nhất
Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh là một hoặcnhiều chu trình của quá trình nhận thức thực tiễn khách quan đó Quátrình học tập của học sinh có đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn hay
Trang 4không phụ thuộc vào việc giải quyết các bước của quá trình nhận thứcnhư thế nào, người giáo viên có vai trò không nhỏ trong việc hiện thựchoá những chu trình nhận thức của học sinh Cụ thể hơn trước khi đểhọc sinh có những nhận thức về lí tính thì giáo viên cần giúp học sinh
có được thật nhanh, thật nhiều những nhận thức về cảm tính Đối vớitừng tiết học cụ thể ta thấy những câu chuyện sẽ tác động rất nhanhđến sự nhận thức cảm tính đó của học sinh Sử dụng chuyện kể chính
là sử dụng những di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về tấmgương sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại phù hợp nhất
để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, từ đó hình thành cho các
em những tư tưởng đạo đức tốt đẹp, các em sẽ yêu thích môn GDCDhơn
1.2 Cơ sở giáo dục học.
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cảicách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ, đápứng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhâncách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sốnglao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Có thể khẳng định rằng Giáo dục, đào tạo con người phát triểntoàn diện về Đức- Trí- Thể- Mĩ đã được đặt ra từ quá khứ, song hiệntại điều đó lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “ …Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh,
sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại.”
Trang 5GDCD nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là môn họckhông thể thiếu trong chương trình của các trường phổ thông hiện nay.Bởi đây là một môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học, vừa gópphần nâng cao nhận thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách bảnthân Tuy nhiên, ngay khi các em mới bắt đầu bước vào lớp đầu tiêncủa khối THPT các em đã tỏ ra coi thường thậm chí học đối phó vìcho đây là môn phụ… Thật vậy, bản thân là giáo viên giảng dạy mônGDCD tôi rất băn khoăn, trăn trở nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi
để làm sao tạo sự hứng thú cho các em trong học tập và đạt được kếtquả cao nhất Đây chính là cơ sở giáo dục học rất quan trọng giúp tôithực hiện đề tài này
1.3 Cơ sở tâm lí học.
Bất kì phương pháp dạy học nào được hình thành cũng dựa trên cơ
sở tâm lí nhất định, nhằm tạo ra sự mới mẻ, kích thích tư duy, hứng thú,thúc đẩy ham muốn, khám phá tìm hiểu chân lí tri thức của học sinh.Tâm lí học cho rằng: Trong khi khám phá thế giới, con người không chỉnhận thức nó mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó Những hiện tượngtâm lí biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thứcđược gọi là đời sống tâm lí con người Đời sống tình cảm của conngười rất phong phú, đa dạng, thể hiện ở nhiều hình thức và mức độkhác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ quá trình nhận thức Thựctiễn dạy học cho thấy, những tri thức nào khơi dậy được ở học sinhnhững cảm xúc tích cực, mạnh mẽ được các em lĩnh hội một cáchnhanh chóng và vững chắc hơn những tri thức mà các em dửng dưng,không có thái độ đặc biệt với nó Một trong những đặc điểm của họcsinh THPT là sự nhạy cảm với những ấn tượng mới trong cuộc sống Ởmức độ nhận thức của các em đã biết sử dụng các thao tác của tư duy
để giải quyết các vấn đề đặt ra Vì vậy khi sưu tầm các câu chuyện giáoviên cần sưu tầm có chọn lọc để các em liên tưởng tốt, vận dụng tốthơn, từ đó khắc sâu kiến thức Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh
để lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết
Trang 6nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trong quá trình giảng dạy và giáodục hiện nay Đây được xem là cơ sở tâm lí học rất quan trọng và thiếtthực.
Phương pháp vận dụng các câu chuyện trong giảng dạy nhằm giúpcho học sinh tham gia chủ động trong quá trình học tập Học sinh tựbiết mình phải noi theo những tấm gương nào, làm điều tốt như thếnào,… và có thể nói những câu chuyện đã tác động đến tâm lí, hành vicủa các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đangcần và mong muốn
1.4 Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng truyện kể trong giảng dạy bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học- Giáo dục công dân lớp 10”
Truyện kể là một kho tàng trí tuệ, là di sản tinh thần quý báu củadân tộc ta Do vậy, khai thác các giá trị đạo đức trong truyện kể, vận
dụng để giảng dạy bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” nó
sẽ góp phần khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh, góp phầnnâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD
- Mục tiêu của bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”
góp phần giúp học sinh nắm vững được các giá trị đạo đức cơ bản của
xã hội như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc, từ
đó biết tôn trọng các giá trị đạo đức, hình thành những hành vi ứng xửphù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội Qua đó giúp học sinhquyết tâm học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoànthiện nhân cách của con người, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng
ta hiện nay là đào tạo ra những con người vừa “ hồng” vừa “chuyên”
- Các câu chuyện phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lí của học sinh và phải mang tính giáo dục sâu sắc
- Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng
Trang 7- Các câu chuyện phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phải mang tínhgiáo dục.
- Các câu chuyện phải được triển khai theo những hướng khácnhau tùy thuộc vào nội dung của từng bài học cụ thể
- GV không được quá lạm dụng truyện kể để giảng dạy, bởi vì quálạm dụng sẽ gây nên sự nhàm chán Do vậy cần có sự kết hợp với cácphương pháp giảng dạy khác để nâng cao hiệu quả giảng dạy mônGDCD
- Quy trình sử dụng truyện kể vào giảng dạy:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện phù hợp với nội dung
bài học Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính, dễ hiểu để đưa vào bài học
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích trả lời
Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích tổng hợp ý kiến
của học sinh, nhận xét và bổ sung, rút ra kết luận
2 Thực trạng của đề tài
Ở bậc học phổ thông, môn GDCD là một trong những môn học
cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Nhiệm vụgiáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh đượcthực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trongnhà trường Nhưng chỉ môn GDCD mới có thể trực tiếp giáo dục chohọc sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định và toàn diện.Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có một bộ phận học sinh chưathật sự chú ý học tập môn GDCD, chưa ý thức được vai trò và vị trícủa môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức sai dẫn đến hànhđộng sai Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sựxuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinhhiện nay Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũgiáo viên và các cơ quan chức năng chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của môn GDCD trong việc hình thành thế giới quan
Trang 8và nhân sinh quan trong mỗi học sinh để góp phần giáo dục nhân cáchcho các em Mặt khác, nội dung chương trình GDCD ở phổ thông cònthiếu tính thời sự, nặng về tính lý luận, phương pháp dạy học chưa phùhợp, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài, không kích thíchđược hứng thú học tập cho học sinh mặt khác, cách thức kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay còn nhiều bất cập(đánh giá còn mang tính định tính, chưa mang tính định lượng) Dovậy, để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ở mỗi tiết học giáoviên cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiếnthức, phương tiện dạy học và năng lực của học sinh Người giáo viêncần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tậpvới các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặctrưng bài học Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh nắm được kiếnthức, có khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để xử lý cácthông tin mà các em tiếp xúc hằng ngày
Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ vận
dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp những cách
thức…làm thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất, gây hứng thú cho
HS nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vậndụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Xuất phát từthực tiễn dạy học và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôinhận thấy rằng sẽ rất hiệu quả nếu giáo viên có thể vận dụng truyện kểtrong việc giảng dạy Vì vậy khai thác giá trị của nó để vận dụng vàogiảng dạy chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của họcsinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hơn thế nữa, giáo dục đạođức cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiếnlược vô cùng quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Đặc biệt, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước sựphát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mặt trái của cơ chế
Trang 9thị trường đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của giới trẻhiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên đã có những biểu hiện xuốngcấp về đạo đức thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nênquan trọng và cần thiết Giáo viên cần khai thác những giá trị của đạođức truyền thống đã được ông cha ta đúc kết trong các câu chuyện đểgiảng dạy cho học sinh qua các giờ học nói chung và giờ học đạo đứctrong môn giáo dục công dân nói riêng Theo tôi, đó là con đường ngắnnhất nhằm giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả.
3 Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1 Sử dụng truyện kể để giới thiệu bài.
Thay thế bằng những cách giới thiệu bài thông thường, giáo viên
có thế sử dụng truyện kể để khơi dậy hứng thú học tập cho học sinhngay từ khi mới bắt đầu bài học
Chẳng hạn giáo viên có thể bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện
Bác Hồ trong đời thường, qua đó rút ra kết luận về sự giản dị, thanh
đạm của Bác Hồ, nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác chohọc sinh noi theo Câu chuyện kể về sự dung dị, thanh cao của BácHồ: Bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, không bao giờNgười quên được những bữa cơm đạm bạc nơi quê nhà Dù làm gì, ởđâu Bác cũng chỉ ăn uống thanh đạm, tiết kiệm và nhường nhịn Bácsống rất gần gũi, thân thiện với những người xung quanh Một lần gặp
cố vấn Vĩnh Thụy- cựu hoàng Bảo Đại tới gặp đúng lúc Bác đang ăncơm, bữa ăn như thường lệ Thấy Bác làm việc nhiều, đôi mắt trũngsâu, má hóp…ngài cố vấn Vĩnh Thụy xin phép được mang thức ăn lại
để Bác dùng, nhưng Người trả lời tự nhiên: “ Cảm ơn ngài cố vấn!
Tôi cùng anh em đã quen lệ rồi” Không chỉ việc ăn uống mà trong tất
cả các sinh hoạt hàng ngày, ở Bác luôn toát lên sự giản dị, thanh tao.Đạo đức của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.Như Người đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũngkhó, có tài mà không có đức là người vô dụng” Như vậy chúng ta cóthể thấy rằng Bác Hồ là một tấm gương đạo đức trong sáng và cao cả
Trang 10Vậy đạo đức là gì? Nó thể hiện qua những phạm trù nào? Chúng tacùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Như vậy bằng những câu truyện kể ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩagiáo viên không những khéo léo đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học mới
mà còn kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức mới sẽ được học
3.2 Sử dụng truyện kể để giảng dạy kiến thức mới.
+ Trong bài: “Một số phạm trù cơ bản của đạo dức học”, ở đơn vị kiến thức 1 Nghĩa vụ, tôi đã sử dụng câu chuyện “Lá cờ thêu sáu chữ
vàng” để minh họa cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh quên
mình vì việc nghĩa của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản Từ đó giúphọc sinh ý thức được nghĩa vụ của mình trong học tập cũng như trongcuộc sống Nội dung câu chuyện có thể khái quát: Mới 15 tuổi, TrầnQuốc Toản đã có chí lớn, muốn được tham gia Hội nghị Bình Than đểbàn việc nước, nhưng không được chấp nhận Trong tay cầm quả cam,chàng thiếu niên đã bóp nát lúc nào không biết Trở về lập nên một
đội quân lớn, với lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo
hoàng ân” Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn ở vị trí tiên
phong, xung trận cùng các tướng lĩnh tạo nên những chiến thắng lừnglẫy Trận chiến đấu oanh liệt bên dòng sông Như Nguyệt, Trần QuốcToản đã anh dũng hy sinh khi mới vừa tròn 17 tuổi
+ Ở đơn vị kiến thức 2 Lương tâm, GV có thể bắt đầu bằng câu
chuyện : Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời ( Trích trong Dế mènphiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để giúp học sinh thấy rõ đượclương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức củabản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội Chuyện kể về
sự ngông cuồng và dại dột của Dế Mèn đã dẫn đến cái chết của Dế
Choắt Nhưng sau hành động của mình, Dế Mèn rất ân hận: “Nào tôi
có biết, cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi ân hận lắm Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ do cái tội ngông cuồng dại dột của tôi Tôi biết làm thế nào bây giờ” Sau khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã tự kiểm
điểm hành vi sai lầm của mình: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học
Trang 11đường đời đầu tiên.Còn về phần Dế Choắt lại rất rộng lượng tha thứ
cho Dế Mèn và cũng không quên khuyên nhủ Dế Mèn: “Thôi tôi ốm
yếu quá rồi, chết cũng được Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
GV hỏi: Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về hành động của
HS trả lời: GV kết luận ( theo kiến thức SGK)
+ Ở đơn vị kiến thức 3 Nhân phẩm và danh dự, GV có thể sử dụng câu chuyện Không nhận lụa ( Trích trong Kho tàng giai thoại
Việt Nam tập 1- Nhà xuất bản Văn học Việt Nam 1994) để minh họa
cho học sinh thấy được đức độ cao thượng liêm khiết của quan Tả Thịlang bộ Hình - Vũ Tụ, người được vua Lê Thánh Tông ban cho hai
chữ “Liêm khiết” đính vào cổ áo mỗi khi vào triều Quan Tả Thị lang,
khi có người đến nhà kính cẩn xin ông nhận tấm lụa quý để tỏ lòngbiết ơn khi vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Vũ
Tụ có phần chiếu cố, Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án
là theo luật lệ Người khách trả lời: Tập tục bây giờ đều là thế, Tấmlụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành Còn đi vào lúc này
là tránh điều dị nghị Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi cũng biết nói điều dịnghị à? Tránh dị nghị sao còn lén lút ? Tập tục thì ta mặc, ta há phảitheo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời, ông bảongười nhà đuổi khách ra khỏi cửa