1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sử dụng kể truyện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

21 719 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 322 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm: Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục. Trong điều kiện các phương pháp và hình thức giáo dục cũ đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì việc đổi mới trong giáo dục cần mang tính cấp thiết. Việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT, các cấp các ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy rất quan tâm. Giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ đã đặt ra trong quá khứ, song hiện tại điều đó lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với môn GDCD, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Nội dung kiến thức phần công dân với đạo đức giúp học sinh hiểu được đạo đức là gì, phân biệt được đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của bản thân. Đặc biệt nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc, sẽ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, hiểu được hạnh phúc chân chính của con người là ở chỗ biết gắn lợi ích của mình với lợi ích của giai cấp, dân tộc, nhân loại và đấu tranh cho sự giải phóng thực sự của con người. 1 Để cho học sinh thực sự hứng thú với môn học và nội dung bài giảng thì từ trước đến nay giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận đã thu được những kết quả nhất định. Để ngày một nâng cao hiệu quả dạy học, việc sưu tầm và sử dụng các câu chuyện có ý nghĩa giáo dục đạo đức đã trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, để thông qua đó truyền đạt tri thức cho các em. Những câu chuyện, những tấm gương đạo đức sinh động sẽ có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý hơn nữa của học sinh đối với bài giảng vì trong giáo dục đạo đức nêu gương là một hình thức quan trọng. Bác Hồ đã nói: Một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn thuyết. Biện pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập khả năng thực hành và đặc biẹt quán triệt sâu sắc nguyên tắc: “Học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Qua các bài học rất đa dạng trong sách giáo khoa GDCD 10, các mẩu chuyện sẽ là các tình huống khác nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kỹ năng GDCD vào cuộc sống. Sử dụng các câu chuyện, những tấm gương đạo đức để dạy học cũng tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách sống thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Vận dụng phương pháp này giáo viên sẽ giúp cho học sinh hiểu được bản chất, vai trò và nội dung của phần công dân với đạo đức. Từ lý do trên việc sử dụng các mẩu chuyện, các tấm gương đạo đức để dạy học phần công dân với đạo đức ở chương trình lớp 10 trở nên phù hợp, giúp học sinh trở nên chủ động hơn trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD. 2. Mục đích: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” Nhằm mục đích định hướng cho học sinh hiểu được nội dung, tạo tính hứng thú và nhận thức thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, trang bị 2 một cách có hệ thống những tri thức khoa học cơ bản, phổ thông, thiết thực và hiện đại. Thông qua truyện kể giúp cho học sinh hiểu nội dung lồng ghép tri thức một cách chủ động tự giác và vận dụng sáng tạo kỹ năng GDCD vào cuộc sống, liên hệ trực tiếp với những hành động cụ thể như: Có ý thức từ những việc làm, việc học, việc ứng xử với mọi người xung quanh, biết ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ, b iết đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu bảo thủ, biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. Nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn GDCD sẽ giúp giáo viên tránh được những sai lầm về nhận thức và hành động trong quá trình giảng dạy. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. TỔNG QUAN NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các câu chuyện phù hợp với nội dung chương trình dạy học môn GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức. * Phạm vi nghiên cứu: Các câu chuyện đạo đức phù hợp với chương trình GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Đề tài này được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm thu thập các quan điểm lý luận dạy học cơ bản, để có cơ sở lý luận nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thực tiễn: Sưu tầm các tình huống, chuyện kể trong đời sống, trong các tài liệu - Phương pháp so sánh, chọn lọc, phân tích, tổng hợp khái quát hóa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 Để đạt được những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Sưu tầm chọn lọc những câu chuyện đạo đức làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu nội dung chương trình môn GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức từ đó sử dụng các câu chuyện phù hợp trong từng tiết học. - Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các câu chuyện đạo đức trong dạy học và đề xuất biện pháp khắc phục. 4. Thực trạng việc giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường hiện nay * Thuận lợi: - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh - Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp kể chuyện. - Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện có tranh ảnh minh họa, như phòng CNTT, máy chiếu. - Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - HS đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới, nên khá quen thuộc với giờ học. Ngoài ra một số học sinh có kỹ năng kể chuyện nên đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công. - Sử dụng phương pháp kể chuyện phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học, tạo ra cho không khí giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, tương tự, hợp tác lẫn nhau để giải quyết được nội dung của bài học. Qua đây học sinh có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân và nâng cao năng lực giao tiếp của mình, từ đó rút ra được kết luận đúng đắn, những cách ứng xử phù hợp, đồng thời giúp giáo viên giảm bớt thời gian đứng lớp, thuyết trình giảng giải. 4 - Phương pháp kể chuyện dễ kết hợp với các phương tiện và phương pháp dạy học khác như: tranh ảnh, máy chiếu, phương pháp thảo luận, thuyết trình, đàm thoại nhằm làm tăng thêm ý nghĩa của câu chuyện trong giờ học. - Phương pháp kể chuyện phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, trang bị cho học sinh vốn tri thức và những bài học cho cuộc sống của bản thân. *Khó khăn: - Đa số giáo viên cònbị ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học truyền thống, nên việc sử dụng các câu chuyện đạo đức để dạy phần công dân với đạo đức còn mới lạ không tránh khỏi trong một số kỹ năng và nội dung kiến thức. - Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng, phải nắm chắc được nội dung bài dạy, có sự hiểu biết về cuộc sống để lựa chọn các câu chuyện phù hợp, điển hình sát với thực tế cuộc sống, với địa phương, với tâm lý lứa tuổi học sinh sẽ đạt hiệu quả cao. - Sử dụng các câu chuyện để giảng dạy phần công dân với đạo đức nếu giáo viên không có sự lựa chọn các mẩu chuyện phù hợp và không biết cách thâu tóm nội dung câu chuyện mất nhiều thời gian thì đây là một khó khăn cho việc sử dụng phương pháp này. - Do môn GDCD là môn không thi tốt nghiệp nên tâm lý học sinh ít quan tâm sâu sắc như những môn học khác. - Năng lực học sinh không đồng đều đôi khi việc kể chuyện là sự máy móc không hiệu quả. Mặt khác phương pháp kể chuyện của một số giáo viên chưa hấp dẫn, chưa biết biểu lộ được tình cảm yêu ghét, buồn vui, nên chưa tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của học sinh. - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 10 chưa thật phong phú và phổ biến 5 - Học sinh chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở, mải chơi. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể. Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động. - Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1tuần/1 tiết). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực trạng cho thấy, học sinh chưa hứng thú học bộ môn này. * Số liệu thống kê: - Kết quả năm trước chưa thường xuyên áp dụng phương pháp sử dụng chuyện kể trong giảng dạy phần công dân với đạo đức. Lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ 10A1 52 10 19% 20 38,6 18 34,8% 4 7,6% 10A2 51 8 15,6% 17 33,4% 20 39,3% 6 11,7% 10A12 39 3 7,6% 9 23% 24 61,8% 3 7,6% II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhân loại từng bước trải qua các nền văn minh khác nhau, từ nền văn minh nông nghiệp cho đến văn minh tin học hiện đại, dù rằng mỗi thời đại có những lý do khác nhau để tiến hành tổ chức bộ máy Nhà nước hay cách thức để tiến hành quản lý xã hội, thế nhưng ở mọi giai đoạn lịch sử đều có chung một điểm cơ bản đó chính là quan niệm của họ về việc truyền thụ tri thức và giáo dục đạo đức cho con người như thế nào? Và giáo dục những nội dung cơ bản gì? Để vừa thúc đẩy sự phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với quy luật chung của thời đại, người giáo viên giảng dạy môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp truyền thụ tri thức và hình thành nhân cách ở học sinh. Thế nhưng trong đa số chúng ta nói chung và học sinh chúng ta nói riêng khi nói đến bộ môn GDCD hay môn triết học, đạo đức học, kinh tế 6 học chúng ta cùng chung một cảm giác như nhau đó là sự khô khan mang tính triết lý, trừu tượng một cách tương đối khuôn mẫu, bài bản. Nhất là khi tìm hiểu về các vấn đề chính trị, về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thì càng không được hiểu sai lầm về quan điểm cả về tư tưởng, chính vì thế mà khi tiếp xúc với môn học chúng ta đều có chung một thái độ e ngại. Hơn nữa hiện nay một số giáo viên còn quan niệm đây là môn học phụ không thi tốt nghiệp, vì vậy mà việc đầu tư cho bộ môn chưa cao, chưa phát huy tốt những đặc trưng cơ bản của bộ môn với lẽ đó mà vị thế của môn học chưa thật xứng với tầm của nó trong trường phổ thông, từ đó dẫn đến học sinh tỏ ra thái độ thiếu tích cực trong việc tìm hiểu môn học GDCD. Chính vì vậy để tiết học gây được sự hứng thú cho học sinh, tôi đã sử dụng chuyện kể trong giảng dạy để dạy phần công dân với đạo đức. Để làm được tôi đã sưu tầm hệ thống các mẩu chuyện phù hợp với nội dung bài học để học sinh tiếp thu tri thức một cách dễ dàng. Vì vậy việc sưu tầm các mẩu chuyện có chọn lọc, phù hợp, sắc bén mang tính đặc trưng với nội dung kiến thức sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức vừa mở rộng sự hiểu biết của mình đồng thời vận dụng tốt hơn nội dung của bài học vào thực tiễn. Bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng dựa trên cơ sở tâm lý nhất định, nhằm để tạo nên sự mới mẻ, kích thích sự hứng thú, thúc đẩy ham muốn khám phá tìm hiểu chân lý tri thức của học sinh. Thực tiễn dạy học cho thấy rằng những tri thức nào khơi dạy được ở học sinh những cảm xúc tích cực, mạnh mẽ sẽ được các em lĩnh hội một cách nhanh chóng và vững chắc hơn so với nhữn tri thức mà các em dửng dưng, không có thái độ gì đặc biệt đối với nó. Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của HS THPT là sự nhạy cảm với những ấn tượng mới của đời sống. Ở mứ độ nhận thức các em đã biết sử dụng thao tác tư duy để giải quyết những vấn đề đặt ra. Vì vậy khi sưu tầm các mẩu chuyện dạy học môn GDCD lớp 10 giáo viên cần phát 7 huy tính liên hệ thực tiễn của các em, bằng những câu chuyện thường gặp trong đời sống xã hội sẽ có sự liên tưởng tốt hơn và dễ hiểu bài hơn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn phương pháp dạy tốt là rất cần thiết. Giáo viên cần tìm những câu chuyện có tính sắc bén, người thật, việc thật để tác động vào việc nhận thức của các em, các câu chuyện này sẽ có những hiệu quả và tính thuyết phục lớn trong việc giáo dục đạo đức, những tình huống trong câu chuyện sẽ trở thành những bài học cho học sinh làm hành trang bước vào đời. 2. Cơ sở thực tiễn: Sử dụng truyện kể là ví dụ thực tiễn có tính thực tế cao, nó cung cấp cho học sinh những thông tin diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, thông qua câu chuyện mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về câu chuyện đó. Tạo điều kiện cho các em nghĩ đến vấn đề đang diễn ra trong thực tế cuộc sống có liên quan đến bài học, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu biết sâu sắc hơn điều cần học. Các em sẽ củng cố hành vi của bản thân phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua các mẩu chuyện đạo đức thì giáo viên cần phải trực tiếp sưu tầm, tìm hiểu cốt lõi nội dung câu chuyện. Các câu chuyện phải phù hợp với nội dung bài học và phải ngắn gọn để tiết kiệm thời gian. Giáo viên có thể tóm tắt lại tình tiết của câu chuyện cho dễ hiểu và ngắn gọn hơn. Nguồn sưu tầm các câu chuyện để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng, giáo viên có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng Intenet và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể trong bài dạy. Việc sưu tầm các câu chuyện cũng phải chú ý phát huy tính chủ động nhận thức của học sinh, sưu tầm phải dựa trên mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Hơn nữa sưu tầm các câu chuyện cần phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh để tìm ra những câu chuyện phù hợp, các câu chuyện cũng đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển tư duy của học sinh. Các câu chuyện không khó hiểu mà mang tính giáo dục cao 8 đối với học sinh. Các câu chuyện hay có những tình huống mở cho học sinh sẽ kích thích học sinh chăm chú và cùng thảo luận. Nắm bắt được những cơ sở trên việc sưu tầm các câu chuyện để giảng dạy phần công dân với đạo đức sẽ dễ dàng đối với giáo viên đồng thời góp phần trong việc sử dụng nó để giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã từng thực hiện bởi phương pháp này đã và đang mang lại cho tôi nhiều niềm tin trong nhiều giờ dạy. 3. Các giải pháp sử dụng truyện kể để dạy học chương trình GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện vào nhiều dạng khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung có 3 dạng cơ bản thường được các giáo viên sử dụng một cách có hiệu quả. 3.1. Sử dụng câu chuyện để dẫn dắt vào nội dung bài học. Khi giảng giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài học hoặc vào một phần nào đó của cấu trúc bài học, sử dụng các câu chuyện giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài học một cách trực tiếp tạo sự chú ý của học sinh. Có hai hình thức để dẫn học sinh vào bài học: * Sử dụng truyện kể để vào bài mới. Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài thay cho phần thuyết trình vào bài. Từ nội dung của câu chuyện giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng nhữgn câu hỏi có tính liên kết để dẫn học sinh vào bài mới, học sinh sẽ thấy cảm giác hứng thú đê bước vào bài. Chẳng hạn để dẫn học sinh vào bài 10 Quan niệm về đạo đức giáo viên có thể bắt đầu giảng bằng câu chuyện Bác Hồ trong đời thường, qua đó rút ra những kết luận về sự giản dị thanh đạm của Bác Hồ, Bác là người có đạo 9 đức tốt, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Vậy để hiểu rõ hơn về đạo đức chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Sử dụng truyện kể để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học Cũng giống như sử dụng câu chuyện để vào bài mới, chỉ có điều khác ở đây giáo viên sử dụng câu chuyện để vào một phần nào đó, một đơn vị kiến thức nào đó của bài học. Ví dụ: Để dẫn học sinh vào phần kiến thức thứ hai Lương tâm của bài 11: Môt số phạm trù cơ bản của đạo đức. Giáo viên có thể bắt đầu bằng câu chuyện Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời (trích trong Dế mèn phiêu liêu ký của nhà văn Tô Hoài). Để giúp cho học sinh thấy rõ lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. 3.2. Sử dụng truyện kể để làm rõ tri thức. Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện để làm sáng tỏ tri thức của bài học, qua nội dung câu chuyện học sinh sẽ nắm được tri thức bài học hay nói cách khác là thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức bài học cho học sinh. Đây là hình thức củng cố một lượng kiến thức của một phần nội dung bài học. Ví dụ: Trong phần đơn vị kiến thức Nhân nghĩa của bài 13, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện “Trái tim hoàn hảo” (trích trong Quà tặng cuộc sống - NXB Tuổi trẻ). Qua câu chuyện giúp cho học sinh cảm nhận được rằng cuộc sống sẽ thật đẹp đẽ và có ý nghĩa khi chúng ta biết sẻ chia với những người xung quanh, biết yêu thương đồng loại, biết vui cùng niềm vui, biết buồn cùng nỗi buồn của những người xung quanh. 3.3. Sử dụng truyện kể để củng cố bài học. Đây là hình thức sử dụng các câu chuyện sau khi kết thúc bài học. Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học, trong đó nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện tri thức của bài học để củng cố tri thức đã truyền thụ cho học sinh. 10 [...]... áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Khi thực hiện đề tài phải thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt có chiều sâu - Muốn sử dụng các câu chuyện đạo đức để dạy học chương trình môn GDCD lớp 10 thành công giáo viên cần có những phẩm chất và năng lực cần thiết - Sử dụng các câu chuyện để dạy học chương trình GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức là phương pháp dạy học tương đối mới nên khi vận dụng vào bài giảng. .. và hạn chế riêng Các phương pháp sẽ phù hợp với từng loại bài riêng, từng hoạt động trong tiết dạy Do đặc trưng môn GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức nên việc sử dụng phương pháp kể chuyện để dạy học là rất cần thiết, đây là một trong những phương pháp mới đem hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh Với phương pháp dạy học mới này sẽ kích thích tư duy học sinh... tích cực của Ban Giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh 17 - Tổ chuyên môn cần tạo điều kiện thật tốt để giáo viên hoàn thành tốt công việc, góp phần nâng cao vị thế môn học trong nhà trường Trên đây là kết quả của sự tìm tòi của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD, chắc hẳn những kinh nghiệm còn nhiều thiếu... sinh 16 - Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện dẫn dắt vào nội dung bài học, dùng để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học Giáo viên cũng có thể sử dụng các câu chuyện để làm rõ tri thức sau khi đã truyền tải kiến thức cơ bản, đồng thời cũng có thể củng cố bài học - Do vậy việc sử dụng các câu chuyện trong giảng dạy phần công dân với đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh có... hành trang khi bước vào đời Sử dụng phương pháp dạy học này kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có ích cho xã hội Sẽ không có phương pháp vạn năng nhưng cùng với những phương pháp đang được sử dụng, thì thông qua các câu chuyện đạo đức như trên sẽ làm cho tri thức đạo đức dễ khắc sâu hơn vào tâm trí của người học, góp phần phát huy tính tích cực,... của học sinh trong tiếp thu bài học Dạy học phần công dân với đạo đức giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức, hình thành thái độ, mà còn rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh, biến những tri thức đạo đức thành sức mạnh nội tâm bên trong và thôi thúc hành động của họ, tạo ra những con người Việt Nam có đủ cả đức lẫn tài, đem sức trẻ, nhiệt huyết, tài năng và đức độ của mình để xây dựng đất nước... lịch sử diẽn ca, để ca ngợi chủ nghĩa yêu nước lòng tự hào dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử, cho nhân dân ta đọc và noi theo Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời Sử ta dạy cho ta bài học này: “lúc nào dân ta... thể sử dụng truyện kể về nhân vật Cao Bá Quát viết chữ xấu và nhận thức được điểm yếu của mình ông đã kiên trì tập luyện trong suốt mấy năm và chữ viết của ông mỗi ngày một đẹp, ông nổi tiếng khắp nước là văn hay chữ tốt Qua đó học sinh phải tự nhận thức được bản thân và biết hoàn thiện bản thân mình 4 Thiết kế bài giảng theo phương pháp sử dụng các câu chuyện để dạy học môn GDCD lớp 10 phần đạo đức. .. nuôi sống mình với nghề phụ bếp, Bác đã đi tìm đường cứu nước Đánh giá sự kiện này nhà sử học Đinh Xuân Lâm nói: là ý thức của một công dân với một dân tộc 11 b Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam: Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến... hợp với vốn hiểu biết của học sinh và cả trình độ của giáo viên, phải kết hợp khéo léo với các phương pháp dạy học khác để tạo nên sự cộng hưởng và đạt hiệu quả cao nhất - Giáo viên cần sưu tầm được nguồn tài liệu các câu chuyện qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè - Muốn kể chuyện hấp dẫn, phong phú, giáo viên phải có vốn từ ngữ phong phú, phải đọc nhiều sách báo, truyện . dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức Nhằm mục đích định hướng cho học sinh hiểu được nội dung, tạo tính hứng thú và nhận thức thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả. chuyện để giảng dạy phần công dân với đạo đức sẽ dễ dàng đối với giáo viên đồng thời góp phần trong việc sử dụng nó để giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn,. ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm: Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đã tác

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w