MỤC TIÊU- Sự giống nhau và khác nhau trong cấu tạo rễ, thân, lá cây hai lá mầm và cây Một lá mầm; trong cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ, thân cây Hai lá mầm.. Hình thái rễ Cấu
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
HỌC PHẦN:HÌNH THÁI- GIẢI PHẪU HỌC
THỰC VẬT
Chương 3 – CƠ QUAN SINH DƯỠNG
(RỄ)
Trang 2Chương 3 – CƠ QUAN SINH DƯỠNG
I MỤC TIÊU
- Khái niệm chung về cơ quan sinh dưỡng của
thực vật bậc cao (rễ thân, lá) Vai trò của cơ quan sinh dưỡng trong sinh trưởng và phát triển của
Trang 3I MỤC TIÊU
- Sự giống nhau và khác nhau trong cấu tạo rễ, thân, lá cây hai lá mầm và cây Một lá mầm; trong cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ, thân cây Hai lá mầm.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế, sản xuất có liên quan đến
cơ quan sinh dưỡng
- Hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức về cơ
Trang 41 KHÁI NIỆM CHUNG
Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan:
cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá; chúng tiến hoá theo hướng tăng bề mặt cơ thể, làm
cho diện tiếp xúc với các điều kiện dinh dưỡng tăng, giúp quá trình hấp thu ánh sáng, chất
dinh dưỡng nhanh, nhiều và hiệu quả.
Trang 52 CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1 Rễ
Trang 62.1 Rễ
2.1.1 Định nghĩa
Rễ là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất Chức năng chủ yếu của rễ là hút nước, các ion khoáng; rễ néo chặt cây vào đất; một số rễ còn làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Rễ có thể mang chồi nhưng không bao giờ mang lá.
Trang 72.1.2 Hình thái rễ
Cấu tạo của rễ rất đa dạng, phù hợp với chức năng sinh lý, thích nghi với các môi trường sống khác nhau nơi cây sinh trưởng và phát triển
Rễ thường có hình trụ, đầu hơi nhọn, phân nhánh mang nhiều rễ con, lông hút, làm tăng diện tiếp xúc với môi trường.
Trang 8Hình 3.1 Các kiểu rễ
A Rễ cọc; B Rễ chùm; C Rễ phụ ở Chi Ficus
Trang 92.1.2.1 Các kiểu rễ
a Rễ cọc (rễ trụ)
Rễ cọc đặc trưng cho các cây thuộc nhóm Hai
lá mầm, gồm rễ chính và các rễ bên Rễ chính phát triển từ rễ mầm trong phôi, đâm thẳng
xuông đất (hướng trọng lực dương) Rễ chính còn gọi là rễ cấp 1, phân nhánh thành những rễ bên gọi là rễ cấp 2, từ rễ cấp 2 lại phân nhánh thành rễ cấp 3
Trang 10a Rễ cọc (rễ trụ)
Sự hình thành các rễ bên theo thứ tự hướng ngọn nghĩa là rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn, đẩy các rễ già về phía gốc rễ Tất cả những rễ trên tạo thành hệ rễ trụ.
Ví dụ: cải, cà chua, ớt, táo, ổi, chanh, mít, lim
Trang 11b Rễ chùm
Đặc trưng cho các cây thuộc lớp Một lá mầm, không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều; không có khả năng
sinh trưởng thứ cấp Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm
được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm
Hình thái của rễ, chiều ăn sâu, lan rộng của rễ phụ thuộc vào điều kiện sống và đặc tính di truyền của
từng loài cây Chúng có thể phát triển theo hướng
đâm sâu vào lòng đất hay mọc ngang lan rộng ra xung quanh hoặc cả hai hướng
Trang 122.1.2.2 Các miền của rễ
- Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất
- Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài
ra Khi miền sinh trưởng bị gảy thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con
Trang 132.1.2.2 Các miền của rễ
- Miền hấp thụ : là miền quan trọng nhất của
rễ có chức năng hấp thu nước và muối khoáng,
có mang nhiều lông hút sống và hoạt động
trong thời gian nhất định, chết và rụng đi.
- Miền trưởng thành : có lớp biểu bì bao
ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền
Trang 142.1.3 Biến dạng của rễ
A Rễ củ ở cây sắn; B Rễ bám ở cây trầu không;
Trang 172.1.4 Cấu tạo giải phẫu của rễ
Trang 182.1.4.1 Chóp rễ
Chóp rễ là phần tận cùng của rễ Phù hợp với chức năng bảo vệ mô phân sinh ngọn, các tế bào ở phía ngoài thường có vách hoá nhày,
hoá bần có tác dụng giảm bớt ma sát khi rễ
đâm vào đất.
Các tế bào chóp rễ là những tế bào sống, thuộc
mô mềm, bên trong thường chứa tinh bột.
Trang 192.1.4.2 Miền sinh trưởng
Mô phân sinh ngọn nằm trong miền sinh trưởng, phân hoá cho ra 3 loại mô phân sinh sơ cấp của rễ
- Ngoài cùng là mô phân sinh bì (lớp nguyên bì): cho ra biểu bì của rễ
- Giữa là tầng sinh vỏ (mô phân sinh cơ bản): sinh ra
các tế bào của vỏ sơ cấp và vỏ trong
- Trong cùng là tầng sinh trụ (tầng trước phát sinh): cho
ra trụ giữa chứa mô dẫn, tầng phát sinh và vỏ trụ
Trang 202.1.4.3 Cấu tạo sơ cấp của rễ
- Biểu bì: gồm các tế bào dài, có vách mỏng, xếp sát nhau, có thể hóa cutin hoặc hóa bần Biểu bì rễ
thường có một lớp, ở rễ không khí (họ Lan) biểu bì rễ
có nhiều lớp gọi là lớp velamen gồm những tế bào có
màng dày, khi trời hanh chúng chứa đầy không khí, khi trời mưa chúng chứa đầy nước Đây là mô hấp thu
và dự trữ nước
Trên biểu bì của rễ có các lông hút, lông hút mọc thêm ở phần non và chết đi ở phần già nên độ dài của đoạn rễ mang lông hút không đổi
Trang 22b Vỏ sơ cấp
Vỏ ngoài : gồm một hoặc nhiều lớp tế bào dưới biểu bì, vách tế bào thấm bần tế bào vỏ ngoài đôi khi cũng có đai caspari và phiến suberin ở phía trong vách sơ cấp Phiến suberin này có khi rất dày có khi hóa gỗ.
Trang 24Hình Rễ cây khí sinh và rễ cây thủy sinh
Trang 25thực hiện nhờ đai caspari.
Đối với cây Hai lá mầm, đai caspari là một khung hoá bần tại các vách xuyên tâm của tế bào vỏ trong; còn với cây Một lá mầm, khung hoá bần có hình chữ
U do vách tế bào trong dày lên đáng kể ở cả 3 phía
Trang 27b Vỏ sơ cấp
+ Hệ thống dẫn : gồm các bó gỗ và bó libe xếp thành dải riêng biệt xen kẽ nhau, nằm dưới vỏ trụ và xếp thành vòng quanh trụ giữa Cũng có khi gỗ giữ vị trí trung tâm và hình thành những dải lồi ra phía ngoài vào mô mềm ruột.
Trang 28b Vỏ sơ cấp
Gỗ phân hóa hướng tâm, gỗ trước xuất hiện đầu tiên nằm dưới vỏ trụ, quanh trụ giữa, gỗ sau nằm phía gần giữa
Libe cũng phân hóa hướng tâm như gỗ Chỗ xuất
hiện đầu tiên của gỗ và libe trước gọi là cực trước, số
lượng cực gỗ và cực libe thường bằng nhau
Ở một số cây Một lá mầm, toàn bộ phần giữa của
rễ chỉ có một bó mạch dẫn lớn duy nhất (hành, tỏi)
Trang 29b Vỏ sơ cấp
Libe trước nằm ở phía ngoài không có tế bào kèm, libe nằm ở phía trong có tế bào kèm bên cạnh mạch rây, ngoài ra còn có cả mô mềm và sợi libe (sợi libe chỉ gặp ở một số cây họ Đậu, họ Na, họ Bông…)
Ở các cây Hạt trần, libe ở rễ mới chỉ có các tế bào rây chứ chưa có mạch rây
Ruột của rễ gồm các tế bào mô mềm Ở rễ trưởng thành, các tế bào mô mềm của các yếu tố dẫn thường biến thành thể cứng (những tế bào đá đặc biệt)
Trang 30Hình Cấu trúc sơ cấp của rễ
1 Biểu bì; 2 Vỏ; 3 Vỏ trong với đai Caspari;
4 Libe; 5 Gỗ
Rễ lưỡi đòng
Rễ chuối
Trang 31Rễ đậu xanh
Rễ cây si
Trang 322.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ
Trang 342.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ
Cấu tạo thứ cấp của rễ do sự hoạt động của 2 tầng phát sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Trang 352.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ
- Tầng phát sinh vỏ: sinh ra phía ngoài là lớp bần và
phía trong là lớp tế bào vỏ lục
Bần hoạt động làm cho nội bì và vỏ sơ cấp chết
đi, bong ra và được thay thế bằng lớp chu bì Tầng
sinh vỏ chỉ hoạt động một thời gian rồi ngừng, sau đó xuất hiện tầng sinh vỏ khác
Tập hợp tất cả các mô nằm bên ngoài tầng sinh
vỏ mới xuất hiện tạo thành thụ bì.
Trang 362.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ
- Tầng phát sinh trụ (mô phân sinh bên, mô phân sinh thứ cấp)
Tầng sinh trụ hoạt động hình thành nên libe thứ cấp ở phía ngoài và gỗ thứ cấp ở phía trong
Ngoài ra nó còn sinh ra tia ruột thứ cấp gồm các
tế bào có vách mỏng bằng xenlulozơ làm chức năng trao đổi chất và trao đổi khí giữa mô mềm ruột với các tổ chức bên ngoài
Trang 372.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ
Cấu tạo thứ cấp của rễ gồm:
- Vỏ thứ cấp:
Vỏ thứ cấp là toàn bộ phần tách ra khỏi gỗ, có giới hạn trong cùng là tầng sinh trụ Thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp là libe thứ cấp Các tế bào mô
mềm libe có kích thước lớn, tích luỹ tinh bột, inulin, tinh thể Ngoài ra, trong libe thứ cấp còn có các sợi
Do sự hoạt động của tầng sinh vỏ mà bên ngoài rễ xuất hiện lớp chu bì hay thụ bì, còn bên trong là lớp
Trang 382.1.4.4 Cấu tạo thứ cấp của rễ