skkn dạy một số tác phẩm tự sự trong trường thpt từ góc độ tình huống truyện.

20 780 0
skkn dạy một số tác phẩm tự sự trong trường thpt từ góc độ tình huống truyện.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG SƠN1 NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG D¹y mét sè t¸c phÈm tù sù trong trêng thpt Tõ gãc ®é t×nh huèng truyÖn HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ ĐẠM ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1 Đông Sơn, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC 1. Tóm tắt đề tài:Trang 3 2.Giới thiệu: Trang 4 a. Lời nói đầu: Trang 4 b.Phương pháp nghiên cứu: Trang 5 - Khách thể nghiên cứu: Trang 5 - Thiết kế: Trang 5 - Quy trình nghiên cứu: Trang 5 - Đo lường và thu thập dữ liệu: Trang 5 - Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: Trang 6 c. Kết luận và khuyến nghị: Trang 7 3. Tài liệu tham khảo: Trang 7 4. Phụ lục: Trang 8 2 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới đối với bộ môn văn học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu có tính chiến lược để có một sự thay đổi về chất. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học văn nói riêng từ lâu đã được bàn đến ở nhiều góc độ. Đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT bao gồm nhiều vấn đề, nhiều khâu. Từ việc đổi mới chuẩn bị bài giảng, đổi mới việc tổ chức giờ học trên lớp đến đổi mới việc kiểm tra đánh giá năng lực cảm thụ văn chương của học sinh đối với tác phẩm văn chương… là một yêu cầu tất yếu, cần thiết để năng cao chất lượng của những giờ đọc văn trên lớp. Có một thực tế là trong các giờ đọc văn trên lớp, khi các thầy cô đặt câu hỏi thì học sinh hoặc là im lặng, hoặc là trả lời qua quýt, rất ít học sinh hăng hái, nhiệt tình thể hiện những rung cảm, những hiểu biết của mình về cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như : môn văn khó học, ngành nghề của môn văn không đa dạng, khi ra trường các em khó xin được việc làm. Giáo viên chưa thực sự đầu tư tâm huyết với các bài giảng… Vậy làm thế nào để các em hứng thú trong các giờ đọc văn? Theo tôi khâu quyết định nâng cao hiệu quả giờ đọc văn trên lớp chính là vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc trưng thể loại nhằm khêu gợi năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy dạy các tác phẩm tự sự có nhiều cách khai thác như phân tích nhân vật, chi tiết, cốt truyện… Một trong những cách tiếp cận tác phẩm tự sự đạt hiệu quả là khai thác từ cách xây dựng tình huống truyện. Bởi vì trong số các truyện ngắn trong chương trình THPT đa số các tác phẩm đều có tình huống truyện độc đáo hấp dẫn. Các tác giả đều đã rất dụng công để xây dựng nên những tình huồng truyện để qua đó bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 12A5 (lớp thực nghiệm) và 12A7 (lớp kiểm chứng) của trường THPT Đông Sơn 1. Ở lớp thực nghiệm khi dạy các truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Vợ nhặt của Kim Lân… tôi tập trung khai thác từ tình huống truyện để làm nổi bật tính cách của nhân vật cũng như tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đối với lớp kiểm chứng, tôi khai thác các truyện ngắn này từ cốt truyện, nhân vật. Kết quả cho thấy việc làm có tác động rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Học sinh ở lớp thực nghiệm hứng thú hơn trong những giờ đọc văn. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 7.83 Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 5.82. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p< 3,5.10 -23 , có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng dạy một số tác phẩm tự sự trong trường THPT từ tình huống truyện đã năng cao kết quả học văn cho học sinh. 3 GIỚI THIỆU I. Lêi nãi ®Çu Văn học là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của con người. Vì vậy việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông là một hoạt động vô cùng quan trọng. Ở đó học sinh được tiếp xúc với những tác phẩm văn chương tiến bộ nhất của dân tộc và nhân loại. Mỗi giờ dạy- học văn mở ra trước mắt các em một thế giới Chân- Thiện- Mĩ, thông qua những rung động thẩm mĩ sâu sắc, mãnh liệt. Từ đó, dần dần các em hoàn thiện được nhân cách của mình. Dạy học văn trong nhà trường không thể tách rời đặc trưng của môn học. Bởi văn học là một môn nghệ thuật độc đáo và có sức hấp dẫn lớn. Mỗi tác phẩm văn học là sự tái hiện cuộc sống bằng hình tượng thông qua các ngôn từ nghệ thuật tinh tế và biểu cảm. Quá trình học văn là quá trình người học khám phá phát hiện sức hấp dẫn của tác phẩm văn học ở ngôn từ, hình tượng, ở các lớp ý nghĩa và tư tưởng của tác phẩm…Có nhiều phương diện nghệ thuật của tác phẩm gây hứng thú cho người đọc. Một trong những phương diện gây hứng thú là yếu tố tình huống truyện trong các tác phẩm tự sự, nhất là thể loại truyện ngắn. Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện. Thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề là tình huống truyện. Tình huống truyện là một phương diện rất quan trọng giúp tác giả tạo ra cốt truyện, liên kết các chi tiết, tình tiết, triển khai câu chuyện tự nhiên hợp lí, thể hiện tâm trạng và tính cách nhân vật. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm. Tình huống truyện còn thể hiện cá tính sáng tạo của người viết truyện. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Một nhà nghiên cứu đã từng khẳng định : Nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm còn tình huống truyện là nền móng của tác phẩm. Như chúng ta đã biết, truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Việc khai thác tìm hiểu truyện ngắn một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh. Có nhiều cách để tìm hiểu, khai thác và giảng dạy một truyện ngắn.Như có thể đi từ bố cục, cốt truyện, khai thác các tình tiết quan trọng, phân tích tìm hiểu nhân vật…Nhưng "vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó"( Nguyễn Viết Chữ- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể-NXB ĐHSP- 2006). Hay nói như nhà văn Nguyên Ngọc: "truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt…Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che dấu trong muôn mặt cuộc sống hành ngày". Hơn nữa, trong các truyện ngắn có trong chương trình, thì mỗi truyện được nhà văn xây dựng với những ý đồ nghệ thuật và thi pháp khác nhau. Do đó không thể khai thác truyện nào cũng như truyện nào. Mà tốt nhất giáo viên nên sắp xếp thành các nhóm để có những cách tiếp cận phù hợp. 4 Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy có một số tác phẩm tự sự được đưa vào chương trình THPT đều có tình huống truyện độc đáo và đặc sắc như Vợ nhặt ( Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu), Những đứa con trong gia đình( Nguyễn Thi)…thì cách khai thác phân tích phù hợp nhất là đi từ tình huống truyện. Đây là một trong những yếu tố nghệ thuật tôi đặc biệt để tâm khai thác, tổ chức cho học sinh cảm thụ tác phẩm theo hướng tư duy mở của cách dạy học hiện đại. Vì vậy học sinh cảm thụ tác phẩm một cách lôi cuốn và say mê hơn. Điều đó khiến tôi thấy tự tin, yêu nghề hơn sau mỗi giờ đứng lớp. Tôi mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp.Đó là những lí do khiến tôi tâm huyết với đề tài: " Dạy một số tác phẩm tự sự trong trường THPT từ góc độ tình huống truyện." II. PHƯƠNG PHÁP a.Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn hai lớp 12A5 ; 12A7; trường THPT Đông Sơn1 để tham gia nghiên cứu. Hai lớp có nhiều điểm tương đồng về sĩ số, tỉ lệ giới tính. Về ý thức học tập : Tất cả các em ở hai lớp đều tích cực chủ động trong học tập b.Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn - Lớp 12A5 là nhóm thực nghiệm. -Lớp 12A7 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động.Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. c. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị bài của giáo viên: -Lớp 12A7: Nhóm đối chứng.Quy trình chuẩn bị bài tìm hiểu khai thác một số tác phẩm tự sự từ các chi tiết và phân tích các nhân vật, diễn biến của cốt truyện… -Lớp 12A5 : Nhóm kiểm nghiệm. Quy trình chuẩn bị bài theo phương pháp đổi mới.Trong đó tập trung khai thác một số tác phẩm tự sự từ tình huống truyện. * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. d. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chất lượng đầu năm theo đề của tổ. Bài kiểm tra sau tác động là bài làm kiểm tra ngay sau khi học sinh được học xong các tác phẩm có tình huống truyện. Câu hỏi kiểm tra dưới dạng câu hỏi tự luận. *Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi dạy xong các tác phẩm truyện có tình huống truyện, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra hai tiết theo phân phối chương trình( Nội dung kiểm tra ở phần phụ lục) Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 5 *Phân tích dữ liệu và kết quả: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Kiểm nghiệm Điểm trung bình 5,82 7,83 Độ lệch chuẩn 0,68 0,50 Giá trị p của T-test 3,5.10 -23 Chênh lệch giá trị TB chuẩn(SMD) 2,96 Như trên đã chứng minh kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=3,5.10-23 cho thấy sự chênh lệc điểm giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà chủ yếu là do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =2,96 Theo bảng tiêu chí Cohen,chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= 2,96 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy một số tác phẩm tự sự từ tình huống truyện đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài:" Dạy một số tác phẩm tự sự trong trường THPT từ góc độ tình huống truyện" đã được kiểm chứng. *Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình= 7,83. Kết quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình= 5,82. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là: 3,01. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD= 2,96 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p= 3,5.10 -23 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động , nghiêng về nhóm thực nghiệm. *Hạn chế: Nghiên cứu này tập trung khai thác tình huống truyện trong một số tác phẩm tự sự ở trường THPT. Để có thể khai thác tìm hiểu tác phẩm đạt hiệu quả nhất, người giáo viên không những phải nắm thật vững lí luận văn học. Cụ thể là nắm vững các khái niệm như tác phẩm tự sự, tình huống truyện …mà còn phải biết vận dụng linh hoạt các cách tiếp cận tác phẩm tự sự khác vào việc khai thác, để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Và điều đặc biệt là người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp dạy học, biết gợi mở dẫn dắt để học sinh hiểu và cảm được tác phẩm. *Kết luận và khuyến nghị: *Kết luận: Việc đọc hiểu một số tác phẩm tự sự ở trường THPT từ góc độ tình huống truyện thay thế cho cách đọc hiểu từ cốt truyện, hay phân tích nhân vật đã 6 nâng cao kết quả học tập của học sinh. Học sinh hiểu bài hơn, có hứng thú với việc đọc hiểu tác phẩm văn học hơn. *Khuyến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như cung cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy học cho môn văn. Đặc biệt là băng hình các tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp đổi mới ở các dạng và các thể loại phong phú. - Đối với giáo viên: Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để hoàn toàn chủ động chiếm lĩnh kiến thức, có bản lĩnh trong tiếp nhận và cảm thụ các tác phẩm văn chương. Trong quả trình giảng bài , người giáo viên cần chú ý đến sự liền mạch, rõ ràng để tạo cho học sinh lối tư duy gợi mở, chắt lọc, phát huy khả năng liên tưởng phong phú nhưng sắc nét và mang đậm đặc trưng bộ môn.Điều đặc biệt là cần căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa chọn cho mình một hướng xây dựng và tiếp cận tác phẩm cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Tài liệu tham khảo 1.Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê – NXB Đà Nẵng-2005 2. Tự sự học-một số vấn đề lý luận và lịc sử-NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2004 3.Phương pháp dạy học tác phẩm văn chườn theo loại thể - Nguyễn Viết Cữ- NXB ĐHSP 2006 4.Mỹ học –Hêghen NXB KHXH 1995 5.Nhập môn văn học- Trường viết văn Nguyễn Du- NXBHà Nội 1992 6.Trang giấy trước đèn- nguyễn Minh Châu-NXB Hà Nội 1994 Phô lôc cña ®Ò tµi Phần 1 I.Về khái niệm tình huống truyện: 7 Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức(1770-1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: " Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được qui định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật". Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu, sáng tác cũng bàn luận về vấn đề này. Như trong trong Nhập môn văn học ; (Trường viết văn Nguyễn Du, NXB Hà Nội,1992,tr.36), Nguyễn Minh Châu (Trang giấy trước đèn, NXB Hà Nội,1994, tr.258) ; Nguyễn Kiên, Nguyên Ngọc (Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000 tr 44, tr 28,) Từ các ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau : Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả được bộc lộ sắc nét nhất. II. Về phân loại tình huống: Hiện nay có nhiều cách phân loại tình huống khác nhau. Cơ bản có ba cách phân loại chính sau đây: *Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống- kịch; Tình huống- tâm trạng; Tình huống – tượng trưng. *Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống- thắt nút; Tình huống –tương phản; Tình huống –luận đề. *Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức. Trong ba cách phân loại trên thì cách phân loại thứ ba dễ chấp nhận hơn cả, phù hợp với giáo viên và học sinh THPT. Đây cũng chính là cách phân loại mà SGV Ngữ văn 12 Nâng cao đã đưa ra. Theo cách phân loại này. Thì ba loại tình huống nêu trên tạm thời được phân biệt như sau: Tình huống hành động là loại tình huống chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật; Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm , cảm xúc của nhân vật; Còn tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút "giác ngộ" chân lí của nhân vật. III.Vai trò của tình huống và việc khai thác tình huống trong giảng dạy truyện ngắn. Trong phần nêu khái niệm ở trên, khi nói đến tình huống thực chất là đã nêu vai trò trong đó. Ở đây xin dẫn ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu và tiến sĩ Chu Văn Sơn để chúng ta hiểu hơn về vai trò của tình huống truyện"… Tình thế 8 truyện không cần những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực ý định của tác giả, ví như cây cọc vững chắc để dây bí leo lên mà ra hoa trái…"( Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH,tr.252). Từ ý kiến trên có thể khẳng định rằng, đặt vào tình huống, tính cách, tâm lí nhân vật tự bộc lộ rõ nét, đồng thời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc. Ngoài ra tình huống truyện còn tác động đến kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. Do đó, " Tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn. Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền đề khá vững chắc cho thành công của cả truyện ngắn. Còn người đọc nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa khóa tin cậy để mở vào thế giới bí ẩn của tác phẩm"( TS Chu Văn Sơn). IV. Làm thế nào để rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy tác phẩm tự sự ? Các tác phẩm được trích giảng trong chương trình phổ thông đều là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện tác giả muốn chuyển đến người đọc những vấn đề về nhân sinh trong cuộc sống. Việc tìm hiểu nhân vật hay giá trị nội dung tác phẩm sẽ thuận lợi và thấu đáo hơn nếu ta biết khai thác tình huống truyện. Và khi phân tích truyện theo tình huống ta cần chú ý đảm bảo các bước sau đây: Xác định tình huống, nhận diện loại tình huống, diễn biến của tình huống và ý nghĩa của tình huống. V.Tình huống truyện trong một số truyện ngắn ở bậc THPT V.1 Tình huống truyện Những đứa con trong gia đình( Nguyễn Thi) Là truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975, Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một trong những thành công của tác phẩm là đã tạo được nhân vật tâm trạng điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Hay nói cách khác, nhà văn đã chọn cho nhân vật của mình một tình huống rất độc đáo của văn xuôi chống Mĩ: vừa mang hơi thở không khí khốc liệt của thời đại đánh Mĩ, vừa tạo cho người đọc về một nhân vật không thể lẫn với bất kì một người nào, dù là ngoài đời hay trong văn học. Toàn bộ câu truyện nhịp theo dòng hồi tưởng miên man với những khoảng đứt nối của nhân vật Việt. Đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt để các dòng chảy của các ý nghĩ, các cảm xúc, cảm giác thường xuyên chen nhau, đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phơi bày hoạt động và bí mật nội tâm của nhân vật. Truyện kể về một anh chiến sĩ tên Việt bị thương trong một cuộc đọ lê dữ dội giữa bộ đội ta và quân Mĩ trong một cánh rừng cao su. Anh bị ngất đi và bị lạc đồng đội giữa chiến trường. Từ lúc đó, anh cứ ngất đi rồi lại tỉnh lại trong hoàn cảnh cô độc giữa chiến trường đầy bóng tối- bóng tối của màn đêm và bóng tối do mắt Việt bị thương không thể nhìn thấy gì ở xung quanh. Chỉ còn 9 dòng ý thức của Việt là thao thức khôn nguôi trong hồi tưởng, liên tưởng miên man; nó cứ trôi về những bến bờ kỉ niệm với quê hương, người thân, gia đình Ngòi bút của Nguyễn Thi theo dòng tâm tư chảy trôi mà ghi lại những khoảnh khắc tâm lí đặc biệt của nhân vật. Mỗi khi neo đậu bến bờ nào của kỉ niệm thì tâm trạng của nhân vật lại hiện lên chân thực, tự nhiên, thời gian và không gian cùng con người và sự việc của quá vãng, của hiện tại hiện lên chân thực, tự nhiên. Thời gian, không gian và con người, sự việc của hiện tại đồng hiện lên nhiều chiều, nhiều màu vẻ, sinh động. Tác giả đã đặt nhân vật của mình vào một hoàn cảnh, một không gian nghệ thuật rất đặc biệt. Một chàng tân binh bị thương, hai mắt không nhìn thấy gì, hoàn toàn đơn độc giữa trận địa vắng lặng đến ghê rợn, cái chết vẫn rình rập chung quanh, chỉ một âm thanh lạ cũng có thể làm anh ta bật lên; Trong những khoảnh khắc tâm lí đặc biệt ấy, con người sẽ mong muốn điều gì, nghĩ tới ai? Là người chiến sĩ, Việt nghĩ tới đồng đội, nhớ đến anh Tánh, mong gặp lại họ. Đối mặt với cái chết, Việt chưa bao giờ nghĩ đến cái chết, nhưng nếu chết mà không được đi bộ đội nữa thì buồn lắm Việt không sợ chết, chỉ sợ cái đó thôi. Đơn vị chiến đấu, với người lính, là một gia đình lớn, trong đó những người lính là anh em ruột thịt, đồng sinh đồng tử với nhau Nhưng nguồn cội sinh ra ta và cho ta một cuộc đời là gia đình với ông bà cha mẹ, anh chị em như khúc ruột trên khúc ruột dưới Đó là nơi hình thành những tình cảm cao quý, thiêng liêng và cảm động, thiết tha nhất. Khi đối mặt với cái chết và đối diện với bản than, Việt nghĩ nhiều nhất đến gia đình và những người ruột thịt. Nguyễn Thi đã chọn một tình huống vô cùng cảm động để nói được ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người: Là cội nguồn sâu thẳm nhất và truyền thống gia đình là sự thiêng liêng, nó thường hiện lên trong kí ức con người vào thời khắc thiêng liêng nhất. Cần đặc biệt lưu ý là miêu tả tâm lí người tỉnh táo đã khó mà ở đây lại là tâm lí con người luôn nằm trong trạng thái giữa mê và tỉnh, diễn tả thành công tâm lí nhân vật còn khó bội phần. Nhưng nhà văn đã thể hiện xuất sắc trạng thái chập chờn cơn tỉnh cơn mê đó của nhân vật. Những lần Việt tỉnh dậy trên trận địa, mỗi lần Việt nhớ gì, nghĩ gì đều được nhà văn miêu tả chính xác, tinh tế, cụ thể. Thông thường mạch hồi tưởng của nhân vật trong bước khởi đầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dẫn dụ của ngoại cảnh. Tâm lí con người tuy phức tạp nhưng vẫn diễn biến một cách lô gích. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy, nghe tiếng ếch nhái kêu dậy lên, Việt tự nhiên nhớ về những đêm đi soi ếch, nhớ khi ếch đổ vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang.Thế là hình ảnh chú Năm hiện lên với những câu hò và cuốn sổ gia đình cùng ý nghĩa của nó. Lần thứ ba tỉnh dậy, tiếng cu rừng nhắc Việt nhớ tới chiếc ná thun, rồi chiếc ná thun nhắc tới hành trang trong chiếc ba lô ngày nhập ngũ, ngày nhập ngũ là ngày má Việt vừa mất, Thế là nỗi nhớ chuyển sang người má thân yêu. Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong tiếng súng thôi thúc. Sự thôi thúc ấy khiến Việt liên hệ tới ý nghĩ ngày đi bộ đội, liên hệ chuyện chị em giành nhau nhập ngũ trước, sau đó là chuyên mang bàn thờ má đi 10 [...]... n ụng.Anh hiu cỏi lớ ca s cam chu nhng con ngi sng trong vũng võy ca úi nghốo v lc hu, cng nh hiu s an ci ri rm gia tỡnh thng v hnh ng tn nhn, gia nim vui v ni bun trong mt gia ỡnh Vic nghe chuyn ca ngi n b ó khi lờn trong anh cuc i thoi gay gt gia thúi quen suy ngh mt chiu v thỏi chp nhn tớnh phc tp muụn thu ca cuc sng Cui cựng mt cỏi gỡ ú v ra trong u ca v Bao Cụng ca cỏi ph huyn vựng bin Qua nhng... ng ộo le ca ngi n b vựng bin Cỏi v ra trong u khụng phi l hnh vi tha hip vi cỏi ỏc, cỏi lc hu m l s nhn thc sõu sc v nhng nghch lớ trong cuc i Nguyn Minh Chõu khụng dng cõu chuyn sau cuc gp g gia ba ngi tũa ỏn huyn Ngũi bỳt ca nh vn cũn o bi sõu hn vo phn t ý thc ca mi con ngi Cõu chuyn khộp li bng hỡnh nh tm nh chic thuyn ngoi xa trong bin sm m sng c chn in trong b lch nm yó mang chiu sõu nhn thc... hũa v p, mt v p thc n gin v ton bớch" Nú mang n cho ngi ngh s nhip ỏnh nim hnh phỳc kỡ diu khi c thy "cỏi p chớnh l o c v c sng vi khonh khc trong ngn ca tõm hn" ngoi xa, chic thuyn ging nh biu tng ca cỏi ton m, khin khi chiờm ngng nú, trong ta dy lờn nhng cm xỳc trong tro, nh nhừm Song tỡnh hung th nht va chiờm nghim v ngh thut va lm nn chun b cho tỡnh hung gp ng bt ng xut hin Cuc gp g gia ngi ngh... ng Cõu truyn cng tng kch tớnh khi nh vn to nờn cuc gp g th 2 ( ln 2 trong tũa ỏn huyn) Cuc gp g gia u, Phựng, ngi n b lng chi, cõu chuyn v bi kich gia ỡnh ngi ng dõn bt u i vo chiờu sõu Tỡnh hung th 2 ny (cuc i thoi gia u v ngi v) chớnh l cỏi nn Nguyn Minh Chõu xõy dng tỡnh hung bờn trong tỡnh hung nhn thc V.2.2 Tỡnh hung bờn trong tỡnh hung t nhõn thc: Sau tỡnh tit ngi chng hnh h v, din bin cõu... rt tht rt i ch khụng rung b chng Ngũi bỳt Nguyn Minh Chõu tht linh hot , t tỡnh hung bờn ngoi nh vn chuyn sang tỡnh hung bờn trong tỡnh hung t nhõn thc Tỡnh hung bờn trong ny lm bt lờn t tng ch tỏc phm Cú th nhõn vt Phựng l s húa thõn ca tỏc gi Cho anh úng vai ngi k chuyn trong tỏc phm, c t vo rt nhiu tỡnh hung, hon cnh ngu nhiờn ca i thng nhng l dng ý rt mi m, tỏo bo ca nh vn Nguyn Minh Chõu ó... biu th s i mi trong quan nim ca nh vn v tớnh chõn thc ca vn hc, nhm a vn hc thoỏt khi tỡnh trng "minh ha" hay tụ v, cp n nhng chuyn xa l vi mi bn tõm chớnh ca bao con ngi ang phi lao vo cuc mu sinh nhc nhm, trong mt hon cnh t nc ang phi i din vi vụ vn khú khn ca thi hu chin Do ý thc sõu sc v mi quan h gia ngh thut v cuc sng nh mt tuyờn ngụn v quan nin sỏng tỏc thi im cú nhng bc ngot trong s phỏt trin... Chõu trong truyn ngn "Chic thuyn ngoi xa" l ó xõy dng c mt chui tỡnh hung y kch tớnh, an kt gia tỡnh hung bờn ngoi v tỡnh hung bờn trong, ch yu c xõy dng t im nhỡn ca ngh s Phựng v chỏnh ỏn u, c bit l ngh s Phựng- cú th xem õy l nhõn vt t tng ca nh vn V.2.1 Tỡnh hung bờn ngoi - tỡnh hung gp g: Nh vn ó k khỏ chi tit vic " sn nh" ca Phựng ú l phỏt hin bt ng ca Phựng v v p ca mt chic thuyn ngoi xa trong. .. truyn trong mt gi c vn cng ch l mt yờu cu, mt k nng c th tỏc phm n vi hc trũ theo ỳng chc nng ca nú.iu cn thit v quan trng l trong quỏ trỡnh hc sinh chun b bi hc, ngi thy phi kt hp nhiu dng cõu hi khi gi dn dt cú mt gi c vn tht s thnh cụng Phn II: v ỏp ỏn kim tra sau tỏc ng kim tra sau tỏc ng Cõu 1: (3 im)Th no l tỡnh hung truyn? K tờn mt s tỏc phm cú tỡnh hung truyn c ỏo c sc ? 15 Cõu 2: (7 im )Trong. .. hung ca truyn :1.0 im Ngh s nhip nh Phựng n mt vựng bin min Trung chp mt tm nh v thuyn v bin a vo b lch nm sau Anh phỏt hin thy chic thuyn ngoi xa trong ln sng sm p nh tranh v Phựng nhanh chúng bm mỏy thu ly cỏi cnh khụng d gỡ gp c trong i Nhng ngay sau ú t trong chic thuyn p nh m y mt ngi n ụng v mt ngi n b bc ra ngi n ụng ỏnh v dó man, thng con thng m ỏnh li bNhng ngy sau cnh ú li tip din Phựng khụng... ụng mun bỏo hiu l: tng cht ngh s ca Phựng cú c a ngi ta n thỏi d bng lũng vi nhng 13 v p b ngoi ca s vt v hin tng; trong khi i, mi chuyn phc tp hn nhiu Qu vy, khi chic thuyn õm thng vo ch Phựng ng khi u cho vic trỡnh din mt lot truyn d thng, Phựng that u ch bit ng " hỏ mm ra m nhỡn" trong trng thỏi kinh ngc tt Rừ rng Phựng hon ton cha cú ý thc chun b cho mỡnh mt tõm th sn sng i din vi muụn nghch . mức độ ảnh hưởng của dạy một số tác phẩm tự sự từ tình huống truyện đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài:" Dạy một số tác phẩm tự sự trong trường THPT. định tình huống, nhận diện loại tình huống, diễn biến của tình huống và ý nghĩa của tình huống. V .Tình huống truyện trong một số truyện ngắn ở bậc THPT V.1 Tình huống truyện Những đứa con trong. với đề tài: " Dạy một số tác phẩm tự sự trong trường THPT từ góc độ tình huống truyện. " II. PHƯƠNG PHÁP a.Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn hai lớp 12A5 ; 12A7; trường THPT Đông Sơn1 để

Ngày đăng: 18/07/2014, 06:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan