1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phát triển phôi sớm

62 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 818 KB

Nội dung

Sự tạo nhau thai- Đầu tiên lớp dưỡng bào bên trên nút phôi phát triển mạnh sau đó lan sang các phần khác.. - Phôi vị hóa là giai đoan tiếp theo của giai đoạn phân cắt nhưng tốc độ phân

Trang 1

Nhóm 5

Nguyễn Văn Quang

Đỗ Thị Minh Phương

Nguyễn Thị Nhung Đinh Thị Minh Nguyệt

Trang 2

MỐI QUAN HỆ GiỮA

SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ VÀ SỰ PHÁT SINH LOÀI

3

Trang 5

1 Phân cắt trứng

- Kiểu phân cắt: Sau khi tạo thành, hợp tử lưỡng cư

phân cắt theo kiểu hoàn toàn phóng xạ.

- Kết quả phân cắt: Tạo một phôi nang lệch.

+ Ở bán cầu thực vật: Thành phôi dày, nhiều lớp tế bào lớn, chứa đầy noãn hoàng.

+ Ở bán cầu động vật: Gồm một lớp tế bào nhỏ hơn.

+ Ở vành đai chuyển tiếp: Gồm các tế bào có kích thước trung bình

Trang 6

Phân cắt trứng Ếch

Trang 7

2 Tạo phôi vị

• Tạo phôi vị 2 lá:

- Sự tạo phôi vị giống như ở lưỡng tiêm, khác biệt ở chỗ: Cực thực vật ở phôi Ếch gồm các tế bào lớn, rất giàu noãn hoàng nên có sức ì lớn Chúng không lõm vào xoang phôi nang mà bị đẩy sâu vào do:

+ Cuộn vào của môi lưng.

+ Sự lan phủ của các tế bào cực động vật.

+ Sự cuộn vào của môi bên và môi bụng.

- Phôi khẩu xuất hiện như là một khe lõm ở bán cầu thực vật, dưới liềm xám.

- Nguyên liệu liềm xám qua môi lưng đi vào rất nhanh tạo phần nóc của xoang phôi vị.

Trang 8

- Hai khe môi bên được tạo nên do hai bên mép lưng

của phôi khẩu lan dần sang cộng với sự lan phủ của bán cầu động vật.

- Cung khe lan dần và bán kính của cung nhỏ dần, khi

xuất hiện môi bụng thì nó khép kín thành “vòng tròn phôi khẩu”.

- Khối noãn hoàng chưa vào hết tạo nên nút noãn

hoàng nút lấy miệng phôi khẩu.

- Lực kéo của thành xoang phôi và lực đẩy của các

môi làm khối noãn hoàng cuộn vào trong tạo đáy ruột nguyên thủy, phôi khẩu nhỏ dần và khép lại, trung bì và nội bì lộn vào trong.

=> Kết quả: tạo phôi 2 lá: lá ngoài là ngoại bì, lá trong chứa nội bì, trung bì, dây sống.

Trang 9

• Tạo phôi vị 3 lá:

- Khi nút noãn hoàng gần khép kín, cả một vùng rộng lớn trên toàn phần lưng của phôi thấp xuống tạo tấm TK.

- Vùng rìa của tấm nhô cao tạo bờ TK.

- Tấm TK chìm sâu xuống, bờ TK cao dần lên đồng thời phôi dài dần ra làm tấm TK có dạng máng và được gọi là máng TK.

- Máng TK cuộn lại, hai bên bờ máng dần tiếp xúc nhau tạo ống TK.

- Một thời gian ống TK vẫn có lỗ thông với bên ngoài gọi

là lỗ TK.

- Phần máng TK phía sau khi khép lại sẽ trùm lên cả phôi khẩu hình thành nền ống TK ruột.

Trang 10

- Song song với quá trình trên là sự tách trung bì theo

kiểu túi.

+ Dây sống cuộn lại thành một ống trụ.

+ Trung bì lan xuống phía dưới chen vào giữa 2 lá nội bì

và ngoại bì.

+ Nội bì lan lên lưng, bám theo mặt trong của trung bì rồi gặp nhau ở giữa lưng, dưới dây sống.

- Kết quả: Tạo phôi 3 lá: Nội bì, ngoại bì, trung bì với 3 mặt

đối xứng đầu–đuôi, lưng–bụng,

phải-trái

Trang 13

- Ngoại bì cho ra:

+ Hệ thần kinh chiếm 1/3 diện tích ngoại bì.

+ Biểu bì: Da, sản phẩm của da(móng, tuyến da).

- Nội bì cho ra: biểu mô của ruột, tuyến tiêu hóa, biểu mô hô hấp.

- Trung bì:

+ Trung bì phân đốt(nằm hai bên dây sống):

Phần giáp ngoại bì cho mô liên kết của da(đốt sinh da).

Thành trong và lưng của thể tiết cho cơ(đốt sinh cơ).

Phần còn lại cho sụn và xương.

+ Trung bì không phân đốt: Nằm giữa thành ruột và ngoại bì, cho ra các tấm bên Trong tấm bên hình thành nên khe xoang tách tấm bên thành 2 lá: lá thành và lá tạng.

Lá thành cho cấu trúc trung bì của chi, da.

Lá tạng cho cấu trúc mô liên kết, cơ trơn của ruột, cơ tim, cơ quan trong xoang bụng.

3 Sự biệt hóa của ba lá phôi

Trang 14

1 Phân cắt trứng

2 Tạo phôi vị

3 Tạo các túi ngoài phôi

CHIM

Trang 16

1.Phân cắt trứng

- Sau khi thụ tinh, trứng di chuyển theo ống dẫn trứng

đồng thời phân cắt và tạo phôi nang cho đến khi được đẻ ra.

- Sau khi ra ngoài môi trường, trứng tạm thời ngừng

phân cắt do nhiệt độ bên ngoài thấp Đến giai đoạn

ấp trứng lại tiếp tục phân cắt.

Trang 17

- Trứng phân cắt kiểu không đều hình đĩa tạo

nên đĩa phôi với 2 lá rõ rệt:

+ Lá trên: gồm một số lớp tế bào sắp xếp dạng biểu mô.

+ Lá dưới: gồm một lớp tế bào có kích thước lớn chứa noãn hoàng, chứa nguyên liệu của nội bì.

- Xoang phôi nang: nằm giữa lá trên và lá dưới.

- Xoang dưới phôi: nằm giữa lá dưới và khối

noãn hoàng

Trang 19

2 Tạo phôi vị

- Tạo phôi vị theo kiểu di nhập: là quá trình di

chuyển các cụm tế bào hoặc khu vực tế bào khác nhau của phôi để tạo phôi 3 lá.

- Sự di chuyển của các tế bào bắt đầu từ xung

quanh và phía đầu di chuyển dọc theo hướng đầu đuôi để về phía đuôi tạo nên dải dày đặc tế bào gọi là dải nguyên thủy Phía đầu của dải hơi phình to tạo nút Hensen.

- Các tế bào di cư đến dải nguyên thủy, chui

vào bên trong, phân tán về phía trước và phía bên tạo rãnh nguyên thủy và hố nguyên thủy nằm giữa nút Hensen.

Trang 20

- Nguyên liệu nội bì đi vào bên trong qua phần

trước của dải nguyên thủy, tiếp tục đi về phía trước tạo nên ruột trước Một phần nguyên liệu chuyển về phía sau tạo ruột giữa và ruột sau.

- Trung bì đi vào qua hố nguyên thủy và phần

trước của rãnh nguyên thủy:

+ Phần đi qua hố nguyên thủy đi về phía trước tạo nguyên liệu của trung bì đầu và dây sống.

+ Phần thứ hai đi từ hai bên vào, nằm sát dây sống cho trung bì thể tiết.

+ Phần trung bì đi qua dải nguyên thủy là nguyên liệu của cac tấm bên.

+ Trung bì ngoài phôi đi qua phần sau của rãnh nguyên thủy tham gia vào quá trình lan phủ quanh noãn hoàng.

Trang 21

- Khi các nguyên liệu đi vào, dải nguyên thủy ngắn

dần, nút Hensen lùi dần về phía sau cuối cùng nằm ở phần đuôi của phôi.

- Phôi trở thành 3 lá: ngoại bì, dây sống-trung bì, nội

bì.

- Các quá trình tạo TK và biệt hóa trung bì xảy ra như

ở lưỡng cư.

Trang 22

3 Tạo các túi ngoài phôi

- Ngoại bì của lá trên và nội bì của lá dưới lan phủ rất

nhanh, chen giữa chúng là lá thành và lá tạng của trung bì.

- Các tế bào của lá tạng tạo các ổ tạo máu (các đảo

máu), chúng nối với nhau thành hệ mạch tạo nên vùng máu của phôi.

- Túi noãn hoàng:

+ Do lá tạng và nội bì phủ nên khối noãn hoàng.

+ Vai trò dự trữ dinh dưỡng nuôi phôi.

- Túi ối:

+ Do ngoại bì và lá thành tạo nên.

+ Vai trò tạo môi trường nước bao boc phôi.

Trang 23

+ Vai trò là nơi trao đổi khí, chứa sản phẩm bài tiết của phôi, chế biến một phần lòng trắng và

Trang 24

- Ba túi: túi noãn hoàng, túi ối, túi đệm được hình

thành vào ngày thứ 2 và nửa đầu ngày thứ 3.

- Đồng thời với quá trình hình thành các túi ngoài

phôi, thân phôi dần tách khỏi các phần ngoài phôi và chỉ liên hệ với các túi qua cuống rốn.

Trang 26

ĐỘNG VẬT CÓ VÚ

- Khác với sự phát triển phôi sớm của chim,

quá trình phát triển phôi sớm của thú xảy ra hoàn toàn trong cơ thể mẹ.

- Sau khi trứng rụng, các bộ phận còn lại của

nang trứng phát triển thành thể vàng tạm thời.

- Khi trứng được thụ tinh và di chuyển xuống

tử cung thì thể vàng tạm thời phát triển mạnh thành thể vàng có mang, đảm bảo cho sự phát triển của phôi.

Trang 27

ĐỘNG VẬT CÓ VÚ

1 Quá trình phát triển phôi

2 Sự tạo nhau thai

Trang 28

1 Quá trình phát triển phôi

 Giai đoạn phân cắt:

- Sự phân cắt trứng diễn ra theo kiểu hoàn toàn không đều, không đồng thời Kết quả tạo một phôi dâu có khoảng 16 – 32 tế bào.

- Phôi dâu có 2 nhóm tế bào phân biệt:

+ Nhóm ngoài màu sáng: Tạo lớp dưỡng bào + Nhóm trong màu sẫm: Tạo TB bên trong hay còn gọi là nút phôi Từ nút phôi tạo các

cơ quan phụ ngoài phôi và thân phôi.

Trang 29

- Cuối phân cắt, phôi xuất hiện một xoang lớn

nên gọi là phôi nang.

+ Thành phôi nang (túi phôi) chủ yếu là dưỡng bào.

+ Nút phôi bám vào một cực của thành xoang.

- Các TB nút phôi sau đó phân hóa thành 2 lá:

+ Lá dưới: thường chỉ gồm 1 lớp TB tiếp xúc với xoang túi phôi và ngăn cách xoang với lá trên Lớp này cho nội bì phôi và nội bì ngoài phôi.

+ Lá trên: nằm bên trên xoang túi phôi Một phần của nó tạo màng ối sau này.

Trang 30

 Giai đoạn tạo phôi vị

Quá trình tạo phôi vị theo kiểu di nhập, tương tự như ở chim.

Trang 31

2 Sự tạo nhau thai

- Đầu tiên lớp dưỡng bào bên trên nút phôi phát

triển mạnh sau đó lan sang các phần khác.

- Lớp dưỡng bào này phân chia thành nhiều lớp

Trang 32

- Lớp dưỡng bào sau đó hình thành các lông

nhung sơ cấp cắm vào niêm mạc tử cung mẹ.

- Lông nhung thứ cấp được hình thành khi lông

nhung sơ cấp có các mạch máu nối với hệ của phôi tạo nên vòng tuần hoàn nhau thai.

- Trung bì túi niệu phát triển mạnh, nối tổ hợp

phôi - túi phôi - túi noãn hoàng với dưỡng bào trên phôi tạo nên cuống phôi.

- Vai trò của nhau thai:

+ Cung cấp dinh dưỡng, trao đổi khí.

+ Bảo vệ và khử độc.

+ Chức năng nội tiết

Trang 33

- Phân loại nhau thai:

+ Theo cấu trúc mô học:

Nhau biểu mô-đệm (có ở lợn).

Nhau liên kết-đệm (bộ móng guốc) Nhau nội mô-đệm (thú ăn thịt).

Nhau máu-đệm (người).

+ Theo hình thái học:

Nhau phân tán Nhau nhiều cụm Nhau vành đai

Trang 34

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT

2

I Giai đoạn tạo các tế bào sinh dục và thụ tinh

II Giai đoạn phân cắt

III Giai đoạn phôi vị hóa

IV Giai đoạn phát sinh cơ quan

V Giai đoạn tạo hình

VI Giai đoạn già của sự phát triển

Trang 36

- Cơ sở của sự phân cắt: Do nguyên phân

nhiều lần.

- Kết quả phân cắt tạo phôi nang (túi phôi) với

kích thước tương đương hợp tử.

- Các kiểu phân cắt: phụ thuộc vào khối lượng

và sự phân bố noãn hoàng; kiểu phân chia

TB đặc trưng cho loài mà có các kiểu phân cắt khác nhau:

+ Phân cắt hoàn toàn: có thể đều hoặc không đều theo kiểu phóng xạ, đối xứng hai bên, xoắn ốc.

+ Phân cắt không hoàn toàn theo kiểu hình đĩa hoặc bề mặt.

II Giai đoạn phân cắt

Trang 37

- Sự hoạt động của các gen:

+ Các gen thuộc các vùng khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau theo những hướng phân hóa khác nhau.

+ Khi hợp tử mới bắt đầu phân chia, sự hoạt động gen hợp tử là do protein và mARN của

mẹ tích lũy được trước khi trứng thụ tinh.

+ Tốc độ phân chia của hợp tử cũng gây hoạt hóa một số gen.

Trang 38

- Phôi vị hóa là giai đoan tiếp theo của giai

đoạn phân cắt nhưng tốc độ phân bào chậm hơn.

- Các TB có sự di chuyển và phân bố lại vào

những vị trí đã định sẵn.

- Kết quả tạo phôi 2 lá, 3 lá, định hướng tạo cơ

quan.

- Đặc điểm đặc trưng là tạo ruột nguyên thủy

theo kiểu lộn đầu vào trong để tạo phôi vị với

3 vùng TB: ngoại- trung- nội bì.

III.Giai đoạn phôi vị hóa

Trang 39

- Hiện tượng cảm ứng phôi:

Một nhóm TB có khả năng tác động đến nhóm

TB khác làm chúng phát triển và biệt hóa theo các hướng xác định tạo các mô và cơ quan khác nhau.

Ví dụ: Thí nghiệm của Spemann: Một mảnh môi lưng của phôi khẩu ở giai đoạn phôi vị của

Salamandra được cấy vào mặt bụng hoặc mặt bên

của phôi vị khác sẽ định hướng phân hóa các TB bên cạnh cùng liềm xám tạo ống thần kinh.

IV Giai đoạn phát sinh cơ quan

Trang 40

- Cơ chế tạo hình cơ quan:

+ Sau khi phôi vị được hình thành, mỗi khu vực sẽ tạo một cấu trúc nhất định trong quá trình phát triển bình thường.

+ Quá trình hình thành các cơ quan là do các tế bào di chuyển theo hướng nhất định, thay đổi hình dạng và phân chia với số lượng khác nhau ở khu vực khác nhau

+ Một cơ quan được hình thành phải do các tế bào có thành phần khác với các tế bào tạo cơ quan khác, chúng có tính chất đặc trưng nhất định.

+ Quá trình hình thành cơ quan diễn ra phức tạp và đặc trưng cho loài, nhưng đều phải bắt đầu từ tiềm năng của phôi tức khả năng biệt hóa của nó đặc biệt là ở giai đoạn phôi vị.

Trang 41

- Sự biệt hóa các lá phôi

+ Lá phôi ngoài tạo ra: ngoại bì bọc cơ thể cùng các sản phẩm phụ, hệ thần kinh giác quan, phần trước và sau ống tiêu hóa.

+ Lá phôi trong tạo ra: ruột giữa, tuyến tiêu hóa của ruột già, tuyến gan, tuyến tụy, biểu

mô hô hấp ở động vật có xương sống.

+ Lá phôi giữa tạo ra: mô liên kết, thành mạch máu, bộ xương trong, hệ bài tiết, hệ sinh dục và một số phần còn lại khác.

=> Sự hình thành các cơ quan trong cơ thể có thể diễn ra theo kiểu trực tiếp (không qua

Trang 42

- Quá trình tạo hình được quy định bởi gen thông qua

tổng hợp các phân tử protein.

- Mỗi chu trình sống hoàn chỉnh của cơ thể động vật

được bắt đầu từ lúc hợp tử được hình thành, qua các giai đoạn phát triển cho đến khi cá thể trưởng thành, sinh sản giao tử, qua thụ tinh để tạo một chu trình mới.

V.Giai đoạn tạo hình

Trang 43

- Trong chu trình sống của động vật, sự phát triển cá

thể bắt đầu từ khi cơ thể mới được hình thành đến khi kết thúc cuộc sống Tức trong chu trình sống của

cá thể có thể tạo chu trình sống tiếp theo của cá thể con.

- Sự tạo hình có tính chất đặc trưng cho loài, quá trình

tạo hình các cơ quan được minh họa trên hình 8.3

Trang 45

- Sự phát triển thể hiện rõ rệt nhất là trong chu trình sinh sản của mỗi cá thể Lấy chu trình sinh sản ở người làm VD

Trang 47

- Trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình phát

triển và tồn tại, cơ thể của mỗi cá thể đã có nhiều biền đổi nhất định dẫn đến tuổi già và chết.

- Sự hóa già cá thể có thể quan sát được qua những

biến đổi ở cấp độ tế bào, tổ chức và cơ quan của cơ thể.

VI Giai đoạn già của sự phát triển

Trang 48

1.Những biến đổi ở cấp độ tế bào

- Sự hóa già diễn ra khác nhau ở các mô khác

nhau trong cơ thể.

- Căn cứ vào khả năng phân chia và tốc độ đổi

mới có thể chia ra làm ba loại TB:

+ TB đã biệt hóa hoàn toàn.

+ TB kém biệt hóa.

+ TB chưa biệt hóa đầy đủ về chức năng.

- Sự phân chia trên chỉ mang tính tương đối.

Trang 49

 Sự hóa già của các loại tế bào

- TB không có khả năng sinh sản: nơron TK

- TB gián phân ít: TB gan, biểu mô mắt

- TB thường xuyên đổi mới: TB tủy xương

Trang 50

 Hóa già ở cấp phân tử và tế bào

Hóa già sinh lí là một chương trình di truyền đã định sẵn trong NST của nhân TB, phân tử ADN ở mỗi giống, loài, cá thể.

- Hóa già mức phân tử:

+ Lượng ADN giảm khi tuổi càng cao.

+ Sai sót trong ADN tăng.

- Hóa già mức tế bào:

+ Tất cả những TB có khả năng sinh sản đều tích lũy những sai sót phân tử và tạo những biến dị.

+ ADN sai sót Protein sai sót Hệ thống miễn dịch của CT không nhận ra Tạo kháng thể chống lại Protein sai sót đó Đây chính là tính miễn dịch của tuổi già.

Trang 51

2 Sự hóa già cấp cơ quan

Các cơ quan trong cơ thể hóa già không đồng đều:

- Não bộ:

+ Trọng lượng giảm theo lớp tuổi.

+ Các hồi não nhỏ dần, rãnh não rộng ra.

+ Não teo dần đi về kích thước.

+ Số lượng nơron giảm đặc biệt là nơron miền vỏ.

+ Các tế bào bị Lipofuscin hóa.

Trang 52

- Gan và đường mật:

+ Sự tổng hợp Protein và enzym ở gan giảm theo độ tuổi.

+ TB tích lũy nhiều sản phẩm chuyển hóa.

+ Nhân TB bị hốc hóa, màng nhân gấp nếp.

Trang 54

- Mô liên kết:

+ Mô liên kết khi hóa già, sợi keo dày lên, đặc lại, đặc biệt thấy rõ nhất ở gan, thận, tụy.

+ Các sợi chun teo lại, đứt ra, thưa dần.

+ Sự hóa già mô liên kết đã có sẵn trong chương trình và đã được mã hóa trong nguyên bào sợi.

+ Yếu tố khác tham gia vào quá trình mã hóa: các đại phân tử của các chất căn bản liên kết

bị thoái biến do enzym tiêu hủy: colagenaza, elastaza, glycosydaza.

+ Sự sơ cứng động mạch là sự hóa già của thành mạch do tăng colagen và giảm thành phần chun

Trang 55

I Quá trình phát triển cá thể

II Quá trình phát sinh loài

MỐI QUAN HỆ GiỮA

SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ VÀ SỰ PHÁT SINH LOÀI

3

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w