1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch

97 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Bệnh ở hệ tim mạch tuy không nhiều nhưng do họat động của nó liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể.. Chức năng của các van là đảm bảo cho máu đi theo một chiều từ tâm n

Trang 1

Chẩn đoán phân

biệtcác bệnh ở hệ

tim mạch

Trang 2

1 Đặt vấn đề.

Trong những năm gần đây ngành

chăn nuôi nước ta phát triển nhanh cả về

số lượng và chất lượng Nhiều giống gia

súc gia cầm có năng suất cao được lai tạo

du nhập và sản xuất đã đem lại nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi Chăn nuôi

thật sự đã trở thành nguồn thu nhập

chính cho nhiều hộ gia đình đồng thời đã thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp liên quan như chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y công nghiệp thuộc da, lông vũ…

Trang 3

Song song với sự phát

triển đó ngành chăn nuôi cũng

đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp Hàng năm thiệt hại do dịch bệnh gây ra rất lớn khiến cho

người chăn nuôi chưa thực sự

yên tâm để đầu tư lớn hơn Như chúng ta đã biết bệnh ở gia súc rất nhiều

Trang 4

Mỗi cơ quan bộ phận trong cơ

thể có cấu tạo và chức năng khác

nhau nên bệnh ở các cơ quan đó cũng

có đặc điểm tính chất khác nhau Hệ tim mạch của gia súc có nhiệm vụ

quan trọng là vận chuyển máu đi nuôi

cơ thể Bệnh ở hệ tim mạch tuy không nhiều nhưng do họat động của nó liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể Vì vậy hệ tim mạch bị

tổn thương sẽ dẫn tới hậu quả rất xấu thậm chí ảnh hửơng tới tính mạng của con vật

Trang 5

Cũng vì lẽ đó khám hệ tim mạch, xác định mức độ tổn thương ở hệ tim mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh Xuất phát từ vấn đề trên để có vốn kiến thức phục vụ cho học tập

cũng như công tác sau này chúng em tiến hành chuyên đề nghiên cứu:

“Chẩn đoán phân biệt một số

bệnh thường gặp ở hệ tim mạch của gia súc”

Trang 6

2 Tổng quan tài liệu.

2.1 Sơ lược về hệ tim mạch.

Trang 7

* Tim dê cừu: Trong lồng ngực giống

tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực

hơn.

* Tim ngựa: 3/5 tim ở bên trái, đáy ở nửa ngực đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái cách xương ngực 2 cm Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn

6 Bên phải tim ứng với gian sườn 3 – 4

* Tim lợn: Khoảng 3/5 quả tim ở bên

trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức

khoảng 1,5 cm.

Trang 8

* Tim chó: Khoảng 3/5 quả tim

nằm bên trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nghiêng về sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 – 7, có con đến sụn sườn 8, cách xương ức 1 cm 2.1.2 Cấu tạo.

Tim là một khối cơ rỗng, kích

thước khác nhau tùy từng loài Tim

gia súc nằm trong lồng ngực, được

bao bọc bởi bao tim bằng mô liên kết

Trang 9

Gốc tim nằm phía trước, ở khoảng giữa xương ức, mỏm tim

thon lại nằm phía sau và nằm giữa khoảng gian sườn thứ 5 – 6 Tim

có vách ngăn thành 2 nửa riêng

biệt: Tim trái và tim phải Tim trái lớn hơn tim phải và chiếm khoảng 2/3 tim Tim trái chứa máu đỏ

tươi, tim phải chứa máu đỏ thẫm Mỗi nửa tim lại được chia làm 2

phần: Tâm nhĩ và tâm thất

Trang 10

Cấu tạo tim động vật

Trang 11

Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất, ở nửa tim trái là van

2 lá, ở nửa tim phải là van 3 lá Giữa tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi có van

tổ chim còn gọi là van bán

nguyệt Chức năng của các van là đảm bảo cho máu đi theo một

chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất và

từ tâm thất sang động mạch

Trang 12

2.1.2.1 Cơ tim.

Cơ tim được cấu tạo từ

các sợi cơ tim Về cấu trúc – chức năng sợi cơ tim vừa có tính chất cơ vân vừa có tính chất cơ trơn Sợi cơ tim có

những vân ngang và nhiều

nhân như sợi cơ vân, nhưng nhân không nằm ở gần màng

mà nằm ở giữa sợi cơ

Trang 13

2.1.2.2 Hệ dẫn truyền hưng phấn của tim Nốt Keith – Flack ở phần trước vách tâm nhĩ

phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào

Nốt Aschoff – Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là vách nhĩ thất.

Bó His bắt nguồn từ nốt Aschoff – Tawara,

chia làm 2 nhánh trái và phải.

Chùm Purkinje do hai nhánh bó His phân ra

và tận cùng ở cơ tâm thất.

Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith – Flack, truyền đến cơ tâm nhĩ theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff – Tawara Tâm nhĩ bóp Sau khi đến

nốt Aschoff – Tawara, hưng phấn lan nhanh đến

bó His, chùm Purkinje, và sau tâm nhĩ bóp, tâm thất bóp.

Trang 14

2.2 Các phương pháp chẩn đoán hệ tim mạch.

tim.

Có thể thấy rõ tim đập động ở

những gia súc gầy, nhất là chó

Trang 15

2.2.2 Sờ vùng tim.

Áp tay vào vùng tim.

Chú ý vị trí, cường độ, thời gian tim đập và tính mẫn cảm.

Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động.

Sở tim đập động ở gia súc lớn: Bên trái, khoảng sườn 3, 4, 5 Trâu bò lớn, tim đập động rộng

Trang 16

Tim đập động mạnh : Do tâm thất co bóp mạnh tiếng tim thứ nhất tăng.

Do trời nóng bức, lao động nặng, sốt

cao Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim

cấp tính giai đoạn đầu.

Tim đập động yếu : Lực đập yếu diện tích động hẹp Do thành ngực thủy

thũng, thành ngực tích nước, phổi khí thũng, suy tim, dạ dày giãn, dạ cỏ

trướng hơi, ruột trướng hơi …

Vùng tim đau : Do viêm bao tim, viêm màng phổi

Trang 17

Tim đập động âm tính : Do viêm

bao tim, thành ngực và tổ chức xung quanh dính lại với nhau.

Tim rung : Là những chấn động nhẹ vùng tim do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ

nhĩ thất trái hẹp.

2.2.3 Gõ vùng tim.

Thường gõ vùng tim ngựa, chó Với các loài gia súc khác do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim

không có kết quả

Trang 18

a Vùng âm đục tuyệt đối của tim

Là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau Vùng bao quanh – giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối.

Cách gõ: Gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi Sau đó theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên Nối các điểm lại sẽ có

2 vùng: Âm đục tuyệt đối ở trong, bao

quanh là vùng âm đục tương đối

Trang 19

Ở trâu bò chỉ có vùng âm đục tương đối

giữa gian sườn 3 và gian sườn 4 Vùng âm đục tuyệt đối chỉ xuất hiên khi tim to hoặc khi viêm bao tim.

Ở ngựa: Vùng âm đục tuyệt đối là một hình tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 – 3 cm Cạnh trước

cơ khuỷu giới hạn, cạnh sau là một đường

cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn

6 Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng

âm đục tương đối, rộng khoảng 3 – 5 cm

Vùng âm đục ở dê giống ở trâu bò Ở lợn

thường không xác định được vùng âm đục.

Trang 20

Chó: Vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng

gian sườn 4 – 5

b Các triệu chứng cần chú ý

phía sau 1 hay 2 xương sườn do tim nở dày, viêm bao tim …

phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực

viêm bao tim

Trang 21

2.2.4.Nghe tim

2.2.4.1 Tiếng tim.

Tiếng tim khi tim đập phát ra hai tiếng “pùng

pụp” đi liền nhau Tiếng thứ nhất phát ra lúc

tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; Tiếng thứ hai

phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương.

Tiếng tâm thu do: Tiếng tâm nhĩ co bóp đẩy

máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; Tiếng do cơ

tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng lúc máu

từ tim dồn vào, và thành phần chủ yếu tạo

thành tiếng tâm thu là do tiếng van nhĩ thất trái phải đóng lại gây ra.

Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành

Trang 22

Giữa tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); Sau tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0.45 giây) Một chu kì tim đập được

tiếng thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài

Căn cứ mấy đặc điểm sau đây phân biệt hai tiếng tim:

- Tiếng thứ nhất ầm, dài và trầm; Tiếng thứ hai ngắn và vang

- Quãng nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước

tiếng thứ nhất dài

- Tiếng tim thứ nhất rõ ở đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim

Trang 23

- Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim

bóp, đồng thời động mạch cổ đập; Tiếng thứ hai sau một lúc

- Ở gia súc nhỏ vì tim đập nhanh, hai

quãng nghỉ gần giống nhau, nên căn cứ

mạch đập xuất hiện cùng với tiếng nào để phân biệt

2.2.4.2 Tiếng tim thay đổi

Do bệnh và các nguyên nhân khác, tiếng tim có thể mạnh lên, yếu đi, tách đôi

- Tiếng tim thứ nhất tăng: Do lao động

nặng, hưng phấn, gia súc gầy, lồng ngực lép

Trang 24

Do bệnh: Viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao.

- Tiếng tim thứ hai tăng: Do huyết áp trong động mạch chủ và huyết áp trong động

mạch phổi tăng Huyết áp động mạch chủ

tăng lúc viêm thận, tâm thất trái nở dày

Huyết áp động mạch phổi tăng do phổi khí

thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín,

lỗ nhĩ thất trái hẹp.

- Tiếng tim thứ nhất giảm: Do viêm cơ tim,

cơ tim biến tính, tim giãn.

- Tiếng thứ hai giảm: Do van động mạch

chủ hay động mạch phổi đóng không kín.

- Tiếng tim tách đôi: Nguyên nhân là ở cơ

tim, thần kinh điều tiết tim hoạt động khiến hai buồng tâm thất không cùng co giãn

Trang 25

- Tiếng tim thứ nhất tách đôi: Do hai buồng tâm thất không cùng co bóp, van hai lá, van

ba lá không cùng đóng gây nên Do một

buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc một bên bó His trở ngại dẫn truyền.

- Tiếng tim thứ hai tách đôi: Do van động

mạch chủ và van động mạch phổi không

cùng đóng một lúc.Huyết áp động mạch chủ hay huyết áp động mạch phổi thay đổi, và bên nào huyết áp tăng, áp lức cảm thụ lớn, buồng tâm thất bên đó co bóp trước Còn

nguyên nhân các van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất

không bình thường, có đầy máu hai buồng tâm thất không đồng đều; Và bên nào máu đầy hơn, co bóp dài hơn, van đóng sớm hơn gây nên tiếng tim tách đôi

Trang 26

- Tiếng ngựa phi: Tiếng tim

thứ nhất, tiếng tim thứ hai và kèm theo một tiếng thứ ba,

khi tim đập có điệu ngựa phi + Tiếng ngựa phi tiền tâm

thu.

+ Tiếng ngựa phi tâm thu.

+ Tiếng ngựa phi tâm trương + Tiếng thai nhi.

Trang 27

có hiện tượng loét sùi Bệnh

thường gây hẹp và hở các van tim, từ đó gây các trở ngại lớn đến hoạt động của tim

Trang 28

Quá trình viêm thường xảy ra trên

bề mặt màng trong tim (lớp niêm

mạc trong tim).

Vi khuẩn (liên cầu khuẩn, tụ cầu

khuẩn) là tác nhân chính gây viêm màng trong tim.

3.1.2 Nguyên nhân.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, viêm

phế mạc truyền nhiễm ở ngựa,

đóng dấu lợn.

Trang 29

- Do quá trình viêm lan (từ ổ viêm ở các

cơ quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu đến tim gây bệnh) như: Viêm

họng, viêm tử cung, viêm khớp…

- Do kế phát từ một số bệnh kí sinh

trùng đường máu

- Do trúng độc một số hoá chất, do quá trình trao đổi chất rối loạn vì cơ thể

thiếu các vitamin

Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào tim và gây bệnh

Trang 30

3.1.3 Cơ chế sinh bệnh.

Tính chất viêm phụ thuộc vào tác động và tính chất của bệnh nguyên.

- Nếu độc tính của vi khuẩn kém thì thể hiện

viêm ở thể sùi Độc tố của vi khuẩn tác động và màng trong tim, làm xung huyết nội tâm mạc, sau đó tiết dịch và gây viêm Nếu quá trình

viêm ở van tim thì thường làm hẹp van tim.

- Nếu độc tính của vi khuẩn mạnh thì biểu hiện viêm ở thể loét Độc tố của vi khuẩn gây hoại

tử niêm mạc tim một cách nhanh chóng, gây

hiên tượng loét tại nơi viêm Những mảnh tổ

chức bị hoại tử lẫn vào máu có thể gây hiện

tượng nhồi huyết, hoặc gây viêm cho một số

khí quan khác trong cơ thể

Trang 32

3.1.4 Bệnh tích.

3.1.4.1 Tổn thương trong tim

- Thời kì sơ phát: Tế bào thượng bì nội

bào tương mạc sưng, màu đỏ hay màu

sẫm, có hiện tượng xung huyết hay xuất huyết

- Thể viêm sùi: Các tổn thương ở van tim

có màu từ vàng xám tới vàng sẫm to nhỏ không đều nhau, trên có phủ 1 lớp fibrin Những nốt đó sau tụ lại thành viêm sùi

- Thể viêm loét: Trên van tim có những nốt loét bằng hạt đậu hay bằng đồng xu, trên phủ một lớp mô hoại tử

Trang 33

3.1.4.2 Tổn thương ngoài tim.

- Tắc hoặc giãn động mạch do viêm lan

toả lớp nội mạc

- Gan và lách thường to do phản ứng

phòng vệ của hệ thống võng mạc nội mô

- Thận có hiện tượng viêm cầu thận, có sự xâm nhập nhiều hồng cầu, bạch cầu trong

tổ chức kẽ

3.1.5 Triệu chứng

Phụ thuộc vào vị trí viêm và tính chất

viêm Gia súc sốt 40 – 41oC, ủ rũ, mệt

mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn

Trang 34

Tim đập nhanh, sờ vào vùng tim có hiện

tượng rung tim Nếu viêm ở cả tâm thất trái

và tâm thất phải thì triệu chứng thể hiện rõ

nét hơn viêm một bên

Nếu viêm thể sùi van nhĩ thất, lam trở ngại tuần hoàn nhĩ thất trái, gây ứ huyết phổi, gia súc có triệu chứng phù phổi Trên lâm sàng

ta thấy gia súc có triệu chứng khó thở

Nếu viêm ở van nhĩ thất phải, làm ảnh

hưởng đến tuần hoàn các cơ quan tiêu hoá (gan, lách, ruột) gây hiện tượng bóng nước, gia súc bị phù

Trang 35

Nếu có hiện tượng nhồi huyết thì tuỳ theo

cơ quan trong cơ thể bị nhồi huyết mà có triệu chứng khác nhau.

Ví dụ: Nhồi máu ở gan: Có hiện tượng bóng nước, gia súc bị phù.

Nếu nhồi huyết ở não: Gia súc có hiện tượng bại liệt.

Nếu nhồi huyết ở tim: Gia súc có hiện tượng chết đột ngột.

3.1.6 Tiên lượng.

Nếu không có sự tổn thương van tim, điều trị tích cực, vi khuẩn nhạy cảm với thuốc kháng sinh thì sau 4 – 6 tuần khỏi bệnh.

Nếu có sự tổn thương van tim thì bệnh khó hồi phục.

Trang 36

Nhồi máu cơ tim

Trang 38

3.2 Bệnh viêm ngoại tâm mạc.

3.2.1 Đặc điểm của bệnh.

Quá trình viêm xảy ra ở màng bao

tim Tuỳ theo tính chất viêm và sự

hình thành dịch viêm sẽ có hai trường hợp viêm:

- Viêm dính: Thành phần của dịch rỉ viêm chủ yếu là fibrin, làm cho hai lá của màng ngoài tim trở nên thô ráp, khi tim co bóp, hai lá của màng ngoài trượt lên nhau gây ra tiếng cọ sát.

Trang 39

- Viêm tích nước: Do dịch viêm không được

cơ thể hấp thu và tích lại nhiều trong màng bao tim, khi tim co bóp thường tạo ra một

âm như ta dùng tay khuấy vào nước, âm

này gọi là âm vỗ nước.

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh chia ra:

- Viêm ngoại tâm mạc do ngoại vật:

Thường gặp ở gia súc nhai lại.

- Viêm tâm mạc không do ngoại vật: Gặp

ở tất cả các loài gia súc, bao gồm các

nguyên nhân: Vi khuẩn, virut, ung thư.

Bệnh có tỷ lệ chết cao 90 – 95%.

Trang 40

3.2.2 Nguyên nhân.

3.2.2.1 Viêm do ngoại vật.

Trường hợp này xảy ra đối với loài nhai lại

trong trường hợp ăn phải ngoại vật Ngoại

vật đâm thủng dạ dày và cơ hoành rồi đâm lên bao tim và gây viêm.

3.2.2.2 Viêm không do ngoại vật.

Xảy ra với các loài gia súc nhưng lợn hay

Trang 41

3.2.3 Cơ chế sinh bệnh.

Nếu dịch rỉ viêm tiết ra nhiều, đồng

thời trong dịch có nhiều fibrin thì dịch

đọng lại trong bao tim lam hoạt động

của tim bị trở ngại, gây nên hiện tượng

ứ huyết ở tĩnh mạch, gây phù vùng đầu

và tĩnh mạch cổ sưng to Do phổi bị

xung huyết và tuần hoàn bị trở ngại

gây rối loạn hô hấp, gia súc khó thở Mặt khác, phản xạ đau làm nhu động

của ruột và dạ dày giảm làm rối loạn

tiêu hoá, lúc đầu táo bón sau ỉa chảy.

Trang 42

Do máu về thận ít làm khả năng siêu lọc của thận kém, gia súc ít

đi tiểu Máu vào gan ít, khả năng giải độc của gan giảm, các sản

phẩm trung gian tích lại nhiều và

đi vào máu, gây trúng độc cho

cơ thể, gây co giật Do vi khuẩn tiết nhiều độc tố vào máu, tác

động trung khu điều tiết thân

nhiệt nên gia súc bị sốt cao

Trang 43

3.2.4 Triệu chứng.

3.2.4.1 Thời kì đầu của bệnh

Ở giai đoạn này chẩn đoán bệnh thường hết sức khó khăn Do triệu chứng lâm

sàng thể hiện chưa rõ Quan sát kĩ con

vật thấy: Sốt cao 41 – 42oC, kém ăn hay

bỏ ăn, có biểu hiện đau (nghiến răng,

ngoảnh đầu về vùng tim) Nhu động dạ dày và ruột giảm, con vật bị táo bón Đối với loài nhai lại, dạ cỏ bị chướng hơi mãn tính, con vật đi tiểu ít Ấn vào vùng tim con vật có biểu hiện đau

Trang 44

3.2.4.2 Thời kì cuối của bệnh.

Triệu chứng thường thể hiện rõ: Phù ở

vùng đầu, tĩnh mạch cổ nổi to, con vật

bỏ ăn, khó thở Nghe vùng tim thấy âm

vỗ nước, âm cọ màng bao tim Dùng kim chọc dò xoang bao tim có nhiều dịch

chảy ra Gia súc ỉa chảy, phân lỏng như bùn, màu đen, thối khắm

Cuối cùng con vật hôn mê rồi chết

Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao, độ dự trữ kiềm trong máu

giảm Kiểm tra nước tiểu có protein và

indican

Ngày đăng: 17/07/2014, 15:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành dịch viêm sẽ có hai trường - chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch
Hình th ành dịch viêm sẽ có hai trường (Trang 38)
Hình ảnh hở van hai lá trên siêu âmHình ảnh hở van hai lá trên siêu âm - chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch
nh ảnh hở van hai lá trên siêu âmHình ảnh hở van hai lá trên siêu âm (Trang 74)
Hình ảnh siêu âm sùi van hai láHình ảnh siêu âm sùi van hai lá - chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch
nh ảnh siêu âm sùi van hai láHình ảnh siêu âm sùi van hai lá (Trang 76)
Hình ảnh siêu âm sùi van ba láHình ảnh siêu âm sùi van ba lá - chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch
nh ảnh siêu âm sùi van ba láHình ảnh siêu âm sùi van ba lá (Trang 82)
Hình ảnh 3d giun kí sinh trong timHình ảnh 3d giun kí sinh trong tim - chẩn đoán bệnh ở hệ tim mạch
nh ảnh 3d giun kí sinh trong timHình ảnh 3d giun kí sinh trong tim (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w