Có thể khẳng định một điều, từ trước tới nay Ấn Độ luôn là một nước lớn của khu vực Châu Á. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới, Ấn Độ đang dần vươn ra ngoài vai trò cường quốc khu vực và bắt đầu mang dáng dấp của một cường quốc thế giới. Ấn Độ với vị trí địa chiến lược quan trọng, cửa ngõ dẫn vào khu vực Trung Đông Bắc Phigiếng dầu của thế giới, nơi có 23 số tàu chở dầu và một nửa số tàu buôn chuyên chở hàng bằng côngtenơ của thế giới đi qua; giữ vai trò nước lớn ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương; được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, dân số 1,237 tỉ người (2012) đứng thứ 2 thế giới và được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới1…Ấn Độ có tiềm lực và có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu và trên thực tế đang đóng vai trò là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Barack Obama có những phát biểu tuy mang tính ngoại giao nhưng không phải là không có cơ sở rằng: “Ấn Độ không phải là một cường quốc đang lên. Quốc gia này là cường quốc lâu rồi”.I.Lí do lựa chọn đề tài.Trong bàn cờ chính trị quốc tế phức tạp và đan xen nhiều yếu tố như hiện nay, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh và phát triển không chỉ của khu vực mà còn cả của thế giới. Ấn Độ đang trở thành một yếu tố không thể bỏ qua đối với Mỹcường quốc số 1 thế giới hiện nay. Quan hệ Mỹ Ấn, theo như lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình của thế kỷ 21. Chính sách đối ngoại của Mỹ với Ấn Độ và chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ sẽ là những nước cờ quan trọng trong ván cờ chính trị quốc tế hiện nay. Mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về chính sách của Ấn Độ với Mỹ, người viết lựa chọn đề tài tiểu luận: “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay “.II.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu mà bài viết hướng đến xoay quanh cơ sở hoạch định, quá trình triển khai triển khai và kết quả của chính sách đối ngoại Ấn Độ. Bố cục bài tiểu luận theo trình tự bình thường của một bài phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia với một quốc gia khác bao gồm: cơ sở hình thành chính sách, nội dung chính sách, quá trình triển khai chính sách, kết quả của chính sách, đánh giá triển vọng mối quan hệ.Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết mong muốn đem đến cho người đọc nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đang áp dụng trong quan hệ với Mỹ từ năm 2009 tới nay. Sở dĩ lựa chọn giai đoạn này là bởi 2009 là thời điểm ông Manmohan Singh một kiến trúc sư của nền kinh tế tự do hóa Ấn Độ, lên nắm giữ vai trò Thủ tướng Ấn Độ, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của nước này trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự…đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại. Trong nhiệm kì của ông Manmohan Singh, hàng loạt hoạt động đối ngoại đã được triển khai mở rộng theo nhiều hướng, đặc biệt là nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ Mỹ Ấn. Đây cũng là thời điểm Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố và thực hiện cam kết chuyển trọng tâm chính sách từ Trung Đông sang Châu Á Thái Bình Dương, hứa hẹn quan hệ 2 nước có nhiều biến chuyển. Vậy chính phủ Ấn Độ của ông Manmohan Singh đã lựa chọn chính sách đối ngoại nào với Mỹ, nội dung bài tiểu luận sẽ cùng người đọc làm rõ.
Trang 1MỞ ĐẦU
Có thể khẳng định một điều, từ trước tới nay Ấn Độ luôn là một nước lớn của khu vực Châu Á Ngày nay, trong xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới, Ấn Độ đang dần vươn ra ngoài vai trò cường quốc khu vực và bắt đầu mang dáng dấp của một cường quốc thế giới Ấn Độ với vị trí địa chiến lược quan trọng, cửa ngõ dẫn vào khu vực Trung Đông Bắc Phi-giếng dầu của thế giới, nơi có 2/3 số tàu chở dầu
và một nửa số tàu buôn chuyên chở hàng bằng công-te-nơ của thế giới đi qua; giữ vai trò nước lớn ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương; được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, dân số 1,237 tỉ người (2012) đứng thứ
2 thế giới và được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới[1]…Ấn Độ có tiềm lực và có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu và trên thực tế đang đóng vai trò là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Barack Obama có những phát biểu tuy mang tính ngoại giao nhưng không phải là không có cơ sở rằng: “Ấn Độ không phải là một cường quốc đang lên Quốc gia này là cường quốc lâu rồi”
I. Lí do lựa chọn đề tài.
Trong bàn cờ chính trị quốc tế phức tạp và đan xen nhiều yếu tố như hiện nay, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh
và phát triển không chỉ của khu vực mà còn cả của thế giới Ấn Độ đang trở thành một yếu tố không thể bỏ qua đối với Mỹ-cường quốc số 1 thế giới hiện nay Quan hệ Mỹ- Ấn, theo như lời Ngoại trưởng Mỹ John
Trang 2Kerry, sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình của thế kỷ 21 Chính sách đối ngoại của Mỹ với Ấn Độ và chính sách đối ngoại của Ấn
Độ với Mỹ sẽ là những nước cờ quan trọng trong ván cờ chính trị quốc tế hiện nay Mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về chính sách của Ấn Độ với
Mỹ, người viết lựa chọn đề tài tiểu luận: “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay “
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu mà bài viết hướng đến xoay quanh cơ sở hoạch định, quá trình triển khai triển khai và kết quả của chính sách đối ngoại Ấn
Độ Bố cục bài tiểu luận theo trình tự bình thường của một bài phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia với một quốc gia khác bao gồm: cơ
sở hình thành chính sách, nội dung chính sách, quá trình triển khai chính sách, kết quả của chính sách, đánh giá triển vọng mối quan hệ
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết mong muốn đem đến cho người đọc nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đang áp dụng trong quan hệ với Mỹ từ năm 2009 tới nay Sở dĩ lựa chọn giai đoạn này là bởi 2009 là thời điểm ông Manmohan Singh- một kiến trúc sư của nền kinh tế tự do hóa Ấn Độ, lên nắm giữ vai trò Thủ tướng Ấn Độ, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của nước này trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự…đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại Trong nhiệm kì của ông Manmohan Singh, hàng loạt hoạt động đối ngoại đã được triển khai mở rộng theo nhiều hướng, đặc biệt là nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ Mỹ- Ấn Đây cũng là thời điểm Tổng thống
Mỹ Obama tuyên bố và thực hiện cam kết chuyển trọng tâm chính sách từ
Trang 3Trung Đông sang Châu Á Thái Bình Dương, hứa hẹn quan hệ 2 nước có nhiều biến chuyển Vậy chính phủ Ấn Độ của ông Manmohan Singh đã lựa chọn chính sách đối ngoại nào với Mỹ, nội dung bài tiểu luận sẽ cùng người đọc làm rõ
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH.
I. Chính sách đối ngoại Ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh.
Sau chiến tranh lạnh, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác thực hiện chính sách đa dạng hóa đa phương hóa quốc tế, liên kết với phương Tây, hướng tới phương Đông với những mục tiêu cơ bản: Củng cố vai trò tại Nam Á, mở rộng quan hệ và ảnh hưởng tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từng bước nâng cao vị thế
II. Mỹ là một trong những sự lựa chọn của Ấn Độ.
Để nhìn nhận ra chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Mỹ cần đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Ấn Độ với phần còn lại của thế giới Đặt cạnh quan hệ với những đối tác lớn khác như Nga, Trung Quốc…thì Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất mà Ấn Độ có trong tiến trình nâng cao địa vị nước lớn của mình Cũng như tất cả các quốc gia khác, Ấn Độ phải giải bài toán làm sao để đạt được cân bằng trong quan hệ với tất cả các đối tác khác, ít nhất là trong vòng Mỹ, Trung Quốc , Pakixtan Trung Đông và Đông Á Tuy nhiên, Mỹ đang có chung rất nhiều mối quan tâm lớn và chia
sẻ những lợi ích chiến lược với Ấn Độ có thể điểm tới như sau
Trang 4III. Những mẫu số chung.
1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Rõ ràng cả Ấn Độ và Mỹ đều không lấy gì làm dễ chịu trước một Trung Quốc đang lớn mạnh từng ngày và ngày càng có những hành động quyết đoán hơn Mỹ và Ấn Độ trong mối quan hệ này cùng chia sẻ quan điểm muốn kiềm chế Trung Quốc Đó là chưa kể Ấn Độ luôn giữ thái độ đề phòng nhất định với Trung Quốc kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1962 , hiện nay, tranh chấp biên giới trên đất liền giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết, Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc vươn lên sẽ đe dọa vị trí siêu cường số 1 thế giới của mình Cả 2 đều không muốn để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở khu vực
2. Kinh tế
Ấn Độ không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường lớn, mà còn là nước lớn đang phát triển, Ấn Độ có thực lực kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Đây là điều Mỹ tìm kiếm trong quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và 2 nền kinh tế này có thể bổ sung cho nhau tương tự như giữa Mỹ và Trung Quốc
Mỹ và Ấn Độ đều là nước bị hại của chủ nghĩa khủng bố, việc tấn công chủ nghĩa khủng bố đã trở thành nhu cầu chung của cả hai nước Ngay từ năm 2000, về vấn đề chống khủng bố, hai nước đã xây dựng nhóm công tác chung Sau “Sự kiện 11/9”, khu vực Nam Á trở thành tuyến đầu của việc Mỹ tấn công các thế lực khủng bố như Taliban và Al-Qeada
Trang 54. An ninh hàng hải
Bảo vệ an ninh biển là mục tiêu chủ yếu của sự hợp tác trên biển giữa
Mỹ và Ấn Độ Hai bên tồn tại lợi ích chung ở Ấn Độ Dương và khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), liên quan đến việc cung cấp dầu mỏ, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt quy mô lớn, buôn bán ma túy, tự do trên biển, anh ninh hàng hải và giải quyết hoà bình tranh chấp lãnh thổ
Hai nước cũng coi nhau là những nền dân chủ lớn nhất thế giới, trong quá khứ cũng không có bất đồng gì quá sâu sắc, chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ không có gì mâu thuẫn mà còn bổ sung tăng cường cho chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ
Đây là những mẫu số chung hai nước cùng chia sẻ mà không phải cặp quan hệ nào cùng có được và làm cho Mỹ có một vị trí quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại Ấn Độ Ấn Độ hiểu rằng, cần và có thể có được
sự ủng hộ của Mỹ- cường quốc số 1 trên thế giới hiện nay trong khát vọng khẳng định vị thế nước lớn trên thế giới của mình, cần tăng cường hợp tác nhiều mặt với Mỹ bao gồm của quân sự Tuy nhiên, trong khi hợp tác với
Mỹ, Ấn Độ cũng tính toán tới lợi ích đa phương để tránh bị lệ thuộc vào
Mỹ (bản thân Ấn Độ đủ khả năng tránh được sự phụ thuộc vào Mỹ), đặc biệt là với một nền chính trị thực dụng như Mỹ, cũng như tránh để mất lòng các đối tác khác
Trang 6CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHÍNH SÁCH.
Vì những cơ sở như vậy, Ấn Độ lựa chọn chính sách Hợp tác nhiều
mặt cùng có lợi trong quan hệ với Mỹ, theo đúng nghĩa của cụm từ này
1. Về chính trị.
Tăng cường giao lưu đối thoại cấp cao với Mỹ
2. Về an ninh quốc phòng.
Cởi mở hơn trong hợp tác quân sự với Mỹ thông qua việc đẩy mạnh mua bán vũ khí và tiến hành những hành động quân sự chung
3. Về vấn đề hạt nhân.
Hoàn chỉnh chương trình hợp tác hạt nhân dân sự với Mỹ
4. Về thương mại.
Đẩy mạnh trao đổi thương mại 2 chiều
CHƯƠNG 3 TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH.
I. Về chính trị.
1. Cơ chế đối thoại chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ.
Tính đến nay Ấn Độ và Mỹ đã xây dựng hơn 20 cơ chế đối thoại về hàng loạt các vấn đề song phương nhằm mở rộng quan hệ 2 nước Trong
đó Đối thoại chiến lược Mỹ- Ấn là cơ chế đối thoại quan trọng nhất và là đối thoại cấp cao nhất giữa 2 nước Cơ chế đối thoại chiến lược Mỹ- Ấn được thực hiện từ năm 2010 và tiến hành hằng năm, cho tới nay là lần đối thoại thứ 4 Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của quan hệ
Trang 7đối tác chiến lược Mỹ Ấn, đồng thời cuộc đối thoại mở đường cho các hoạt động trao đổi ý kiến và thảo luận định kỳ giữa chính phủ hai nước ở cấp ngoại trưởng Nội dung chủ yếu của mỗi kì đối thoại xoay quanh
những vấn đề quan hệ trên các lĩnh vực của 2 nước; những vấn đề của khu vực như vấn đề Afganishtan, Pakistan, Iran; đến những vấn đề của thế giới như chống biến đổi khí hậu, chống khủng bố…
Dưới nhiệm kì của ông Manmohan Singh, người ta cũng chứng kiến hàng loạt chuyến thăm qua lại lẫn nhau của nguyên thủ quốc gia Mỹ và
Ấn Độ Chỉ riêng trong năm 2013, hai nước đã có 55 cuộc trao đổi song phương chính thức và các chuyến công du thăm viếng lẫn nhau, đặc biệt là chuyến thăm chính thức tới Mỹ của Thủ tướng Manmohan Singh năm
2009 và tháng 9 năm 2013 vừa qua, chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng thống Obama năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm
2012 và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 7 năm 2013 vừa qua Con số này phản ánh sự quan tâm, chia sẻ về các vấn đề chung giữa 2 nước cũng như những vấn đề quốc tế mà 2 bên cùng quan tâm
II. Về an ninh.
1. Cơ chế đối thoại an ninh Mỹ- Nhật Bản- Ấn Độ.
Ấn Độ cũng tích cực tham gia Cơ chế đối thoại an ninh 3 bên Mỹ - Nhật
- Ấn được tổ chức lần đầu vào tháng 12 năm 2011, lần 2 ngày 29 tháng 10 năm 2012 tại New Delhi Cuộc đối thoại đề cập tới khả năng hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm cả nạn hải tặc và an ninh của các tuyến
Trang 8đường biển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực
III. Về quân sự.
Tháng 7 năm 2009, trong thời gian Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Ấn Độ, hai nước đã ký kết “Hiệp ước giám sát khách hàng từ đầu đến cuối” về quốc phòng, Mỹ bán công nghệ quốc phòng tiên tiến cho
Ấn Độ Trên thực tế, hiệp ước này khiến cho Ấn Độ giành đựơc một chiếc
“thẻ được phép mua” vũ khí tiên tiến của Mỹ, vì theo quy định của luật pháp Mỹ, chỉ có đạt được “Hiệp ước giám sát khách hàng từ đầu đến cuối” với bên mua, mới được cho phép bán trang thiết bị vũ khí tiên tiến
Gần đây nhất là cuộc tập trận chung Mỹ Ấn ngày 7 tháng 11 năm 2013 mang tên “MALABAR 2013” 1 kéo dài trong 4 ngày tại vịnh Bengal
IV. Về vấn đề hạt nhân.
Tháng 7 năm 2005, khi đến thăm Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống George W Bush con cùng công bố Tuyên bố chung
về hợp tác năng lượng hạt nhân dân dụng giữa hai nước Tuyên bố chung cho rằng Ấn Độ là một “quốc gia trách nhiệm có công nghệ hạt nhân tiên tiến”, “đáng được hưởng quyền lợi và lợi ích giống như các nước khác” Tháng 3 năm 2006, Tổng thống Mỹ George W Bush đến thăm Ấn Độ, cùng với Thủ tướng Manmohan Singh ký “Thoả thuận hợp tác năng lượng hạt nhân dân dụng” Theo thoả thuận, trước tình hình Ấn Độ chưa ký
1 “MALABAR” là chương trình tập trận thường niên giữa hải quân Mỹ và Ấn Độ nhằm mục đích tăng cường quan hệ hàng hải đa quốc gia và phối hợp trong các vấn đề an ninh chung
Trang 9“Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT), Mỹ sẽ cung cấp nhiên liệu hạt nhân và hỗ trợ công nghệ cho Ấn Độ phát triển năng lượng hạt nhân dân dụng Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và IAEA có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ Năm 2008, Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (ANC) giữa Ấn Ðộ và Mỹ chính thức được kí kết Tháng 2 năm 2010, Ấn Độ đã chính thức cho phép các thanh sát viên
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận các lò phản ứng hạt nhân dân sự nước mình Động thái này đã gạt bỏ thêm một trở ngại để thỏa thuận giữa hai nước sớm có hiệu lực[3] Tuy nhiên kể từ đó tới nay, chương trình này luôn được nhắc lại trong các kì đối thoại chiến lược Mỹ-
Ấn hằng năm nhưng chưa có tiến triển nào mới
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG.
1. Sự tín nhiệm từ phía Mỹ.
Từ chính sách tăng cường hợp tác với Mỹ, Ấn Độ có được sự tín nhiệm
từ chính quyền Obama Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010 Tổng thống
Mỹ Obama đã khẳng định: “Ấn Độ là đồng minh tự nhiên quan trọng của Mỹ” Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta mô tả Ấn Độ là "một cột trụ" trong trục xoay Châu Á Thái Bình Dương Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng từng tuyên bố quan hệ Mỹ Ấn là một trong những mối quan hệ mang tính quyết định của thế kỷ 21 tại cuộc đối thoại chiến lược Mỹ Ấn lần thứ 4 Không chỉ là những tuyên bố ngoại giao, nội hàm của nó còn nhấn mạnh Mỹ thừa nhận và đánh giá cao vị thế của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, thể hiện rõ qua việc Mỹ dành cho Ấn Độ rất nhiều
Trang 10ưu tiên trong nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
2. Hợp tác thương mại.
Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ ước đạt 60 tỷ USD/năm (năm 2013 đạt gần 100 tỷ USD) [4] Mỹ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Ấn Độ [5] Nếu đem so với kim ngạch thương mại Mỹ - Trung vào khoảng 550 tỷ USD thì chỉ bằng 1/8 Trong 60 tỷ USD đó buôn bán vũ khí chiếm tỉ trọng khá lớn Điều này dễ khiến người ta đánh giá thấp quan hệ Mỹ -Ấn, rằng mối quan hệ này có lẽ cũng chỉ dừng ở những tuyên bố đầy tính ngoại giao Nhưng phải nói thêm rằng, không phải quốc gia nào Mỹ cũng đồng ý bán vũ khí cho, chỉ có thể là những đồng minh
Mỹ tin tưởng, mà Ấn Độ là một trong số đó Bên cạnh đó Mỹ và Trung Quốc vẫn được gọi là 2 nền kinh tế cộng sinh, con số 550 tỷ USD trong đó phần lớn là hàng tiêu dùng và tuyệt nhiên không bao gồm vũ khí Đây cũng là một ví dụ sinh động cho tình huống quan hệ kinh tế phát triển không theo kịp quan hệ chính trị
3. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Ấn Độ xưa nay vốn khá dè dặp khi đề cập tới hợp tác quân sự thì nay đã tích cực tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ Như lời của Đại sứ của
Mỹ tại Ấn Độ Robert Blackwill đã từng nói: “Hợp tác quốc phòng là một phương diện sống động, có những thành tích rõ rệt và không ngừng mở rộng trong sự chuyển đổi của mối quan hệ Mỹ Ấn” “Sự chuyển đổi của mối quan hệ Mỹ Ấn” ông nhắc tới ở đây là những chuyển biến nhanh
Trang 11chóng trong quan hệ Mỹ Ấn từ bất đồng trong chiến tranh lạnh, lạnh nhạt hậu chiến tranh lạnh và nay là hợp tác, hơn nữa còn là hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng
Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận hợp tác trong các công việc quốc phòng giữa hai nước bao gồm các lĩnh vực như phòng thủ tên lửa đạn đạo, tổ chức tập trận quân sự chung, mở rộng mua bán vũ khí, tăng cường giao lưu nhân viên và tình báo quân sự, nới lỏng việc xuất khẩu kỹ thuật hai chiều Điều này cho thấy sự phát triển của mối quan hệ quân sự Mỹ-Ấn đã được nâng lên một tầng cao mới
II. Đánh giá mối quan hệ Mỹ-Ấn hiện nay.
1. Quan hệ phát triển ổn định.
Tóm lại, sau hàng loạt những nỗ lực từ cả 2 phía, quan hệ Mỹ Ấn hiện nay đang phát triển ổn định, quan hệ đối tác chiến lược không ngừng được tăng cường Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, những gì quan hệ Mỹ Ấn đạt được vẫn chưa tương xứng với những gì 2 bên mong muốn Giữa Mỹ và Ấn Độ còn tồn tại nhiều rào cản
2. Những rào cản còn tồn tại.
a. Sự trênh lệch.
Một thực tế đang tồn tại là sự trênh lệch nhiều mặt giữa Ấn Độ và Mỹ
Ấn Độ dù được đánh giá có trình độ phát triển khoa học kĩ thuật khá cao
so với mặt bằng chung của thế giới, nhưng dù gì cũng là quốc gia đang trong quá trình vươn lên, Ấn Độ không tránh khỏi việc gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với Mỹ Những năm gần đây, Ấn Độ đã đặt mua vũ khí
Mỹ trị giá khoảng 9 tỷ USD Vấn đề đặt ra là ngành quốc phòng Ấn Độ