1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 30: hệ thống khởi động

11 6K 123

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Ví dụ :Xe máy cần phải dùng bàn đạp hoặc ấn nút khởi động, máy phát điện trong gia đình dùng dây giật quay bánh đà ,… => Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là dùng một lực tác động làm quay

Trang 1

Bài 30:

Trang 2

I/ Nhiệm vụ và phân loại.

1/ Nhiệm vụ.

Ví dụ :Xe máy cần phải dùng bàn đạp hoặc ấn nút khởi động, máy phát điện trong gia đình dùng dây giật quay bánh đà ,…

=> Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là dùng một lực tác động làm quay trục khuỷu động cơ đến

tốc độ nhất định đủ để nổ máy cho động cơ.

Trang 4

2/ Phân loại.

Từ những cách làm cho động cơ nổ được như trên thì ta có thể phân loại hệ thống khởi động gồm có:

-Hệ thống khởi động bằng tay :

+Đặc điểm: Dùng sức người để làm quay trục khuỷu của động cơ( tay quay, giật dây quấn, đạp chân,…)

+Ứng dụng: Động cơ cỡ nhỏ như xe máy, xe công nông, máy nông nghiệp,… +Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, có thể khởi động nhiều lần

+Nhược điểm: Tốn sức người, không an toàn

-Hệ thống khởi động bằng động cơ điện:

+Đặc điểm: dùng động cơ điện làm quay trục khuỷu của động cơ đốt trong +Ứng dụng: động cơ cỡ nhỏ và trung bình kể cả động cơ xăng và động cơ điezen như xe máy, ô tô,…

+Ưu điiểm: khởi động dễ, không tốn sức người, thời gian khởi động ngắn +Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, dễ hỏng về phần điện

Trang 5

- Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ:

+Đặc điểm: dùng động cơ xăng 2 kỳ có công suất khoảng 20% công suất của động cơ chính làm quay trục khuỷu

của động cơ chính.

+ Ứ ng dụng : động cơ điezen cỡ lớn như máy kéo, máy ủi,

máy xúc,…

+Ưu điểm: khởi động rất chắc chắn, số lần khởi động

không hạn chế.

+Nhược điểm: cấu tạo, sử dụng phức tạp, phải bảo

dưỡng cả 2 động cơ.

- Hệ thống khởi động bằng khí nén:

+Đặc điểm: đưa khí nén vào các xilanh để làm quay trục khuỷu.

+Ứng dụng: động cơ điezen cỡ trung bình và cỡ lớn.

Trang 6

II/.Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

1/.Cấu tạo.

1.Động cơ điện;

2.Lò xo;

3.Lõi thép;

4.Thanh kéo

5.Cần gạt;

6.Khớp truyền động;

7.Trục roto của động cơ điện;

8.Bánh đà động cơ đốt trong;

9.Trục khuỷu động cơ.

Trang 7

-Động cơ điện 1 làm việc nhờ dùng điện một chiều của ăcquy; trục động cơ có cấu tạo rãnh then hoa để lắp với moay-ơ của khớp truyền động một chiều 6.

-Bộ phận truyền động là khớp truyền động 6 chỉ truyền chuyển động một chiều từ trục động cơ điện tới vành răng bánh đà Vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng trên bánh đà động cơ 8 khi khởi động.

-Bộ phận điều khiển gồm: thanh kéo 4, lõi thép 3 và cần gạt 5, các chi tiết này được nối với nhau Đầu dưới của cần gạt gài vào rãnh của khớp 6.

Trang 8

2/.Nguyên lí làm việc.

-Khi bật công tắc khởi động Rơle có điện sẽ hút lõi thép 3, thanh kéo 4 chuyển động sang trái khiến cho cần gạt 5 gạt khớp truyền động 6 sang phải cùng với vành răng ăn khớp với vành răng của bánh đà.

-Khi Rơle tác động sẽ đóng công tắc vào động cơ điện Động cơ điện truyền momen quay đến khớp truyền động 6 và vành răng bánh đà làm cho bánh đà và trục khuỷu quay, động cơ khởi động.

-Khi động cơ đã nổ, tắt khoá khởi động, Rơle và động cơ điện

mất, lò xo 2 dãn ra khiến cho các chi tiết trở về vị trí ban đầu.

CỦNG CỐ:

-Nhiệm vụ và các phương pháp khởi động của hệ thống.

-Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

Trang 9

Phần củng cố kiến thức.

1.Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay bộ phận nào của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được?

2.Đầu trục roto của động cơ có cấu tạo như thế nào?

Trang 10

Bộ phận truyền động là có đặc điểm chỉ truyền động từ động cơ điện tới .

Bộ phận điều khiển gồm có thanh kéo 4 với lõi

thép 3 và với cần gạt.

khớp truyền động 6

bánh đà

động cơ điện

một chiều nối khớp

nối cứng nối liền

hai chiều

Ngày đăng: 17/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w