1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cẩm nang soạn thảo văn bản tố tụng

39 3,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

Các văn bản tố tụng cần được trình bày theo một trình tự có khoa học và đặc biệt phải tuân theo các quy định của pháp luật. Mỗi một văn bản tố tụng đều thể hiện tính pháp lý, có giá trị thể hiện quyền lực hành chính, tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức là đối tượn hướng đến của văn bản tố tụng đó

Trang 1

Trung tâm Tư pháp Quốc gia

1991

Ấn phẩm này của Trung tâm Tư pháp Liên bang được thực hiện trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Các ý kiến phân tích và khuyến nghị nêu trong ấn phẩm này là của Ban Biên tập Đối với các vấn đề chính sách, Trung Tâm chỉ phát ngôn thông qua Hội đồng của mình được thành lập theo quy định của pháp luật.

*Chú thích của Dự án USAID STAR-Plus: Tên gọi của tài liệu trong bản gốc tiếng Anh là Judicial Writing Manual (tạm dịch là Sổ tay soạn thảo ý kiến tư pháp) Nội dung của sổ tay này nhằm hướng

dẫn thẩm phán và thư ký Tòa án tại Hoa Kỳ soạn thảo ý kiến tư pháp “Ý kiến Tư pháp” là văn bản giải trình của tòa án về các phán quyết mà tòa đưa ra Đây là một dạng văn bản tố tụng rất phổ biến trong hệ thống Luật Chung (Common Law) Nội dung Sổ tay được các thẩm phán và thư ký tòa án ở Hoa Kỳ đánh giá rất cao Mặc dù Việt Nam không phải là một nước theo hệ thống Luật Chung, song chúng tôi thiết nghĩ nội dung của cuốn Sổ tay này có thể sẽ hữu ích cho các thẩm phán và thư ký của tòa án Việt Nam trong quá trình soạn thảo các văn bản liên quan tới công việc chuyên môn của mình.

Để tiện theo dõi, chúng tôi xin dùng khái niệm “văn bản tố tụng” thay cho thuật ngữ “ý kiến tư pháp” trong tài liệu này.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Lời cám ơn 5

Dẫn nhập 6

Xác định phạm vi nội dung của một văn bản tố tụng 8

Các yếu tố cần cân nhắc 8

Chuẩn bị viết một văn bản tố tụng 13

Phác thảo đề cương 13

Sử dụng thư ký tòa án 14

Các tài liệu cần xem xét lại 15

Tổ chức và viết một văn bản tư pháp 16

Bố cục 16

Phần giới thiệu 16

Trình bày về các vấn đề 17

Các sự kiện 18

Thảo luận về các nguyên tắc pháp lý 19

Đoạn/Câu kết 21

Xét xử theo thủ tục rút gọn 22

Hội đồng xét xử thể hiện ý kiến pháp lý bằng lời 22

Ngôn ngữ, văn phong, và tự biên tập 23

Đặc điểm của một văn bản soạn thảo không tốt 23

Hướng dẫn để soạn thảo đúng cách 24

Chú thích và trích dẫn 25

Biên tập cẩn thận 26

Phản đối, nhất trí và viết cùng các Thẩm phán khác 28

Biên bản ý kiến chung 28

Bình luận về một văn bản tố tụng do một thẩm phán khác soạn thảo 29

Trang 3

Bản ý kiến Phản đối 29

Ý kiến Nhất trí (Ý kiến ngắn gọn) 30

Đọc để Viết 31

Các đầu sách 32

Các bài viết 32

Các tài liệu khác 32

Phụ lục A: Mẫu Biên bản ý kiến 33

Phụ lục B: Mẫu lệnh Tóm tắt 34

Phụ lục C: Các tiêu chuẩn xem xét lại 35

Phụ lục D: Mẫu đoạn kết 36

Phụ lục E: Mẫu Ý kiến Phản đối 37

Phụ lục F: Mẫu Ý kiến Ngắn gọn 39

Trang 4

Lời nói đầu

Mối liên hệ giữa Tòa án và người dân được thể hiện bằng những gì được viết ra dướidạng văn bản, đó là những văn bản tố tụng mà tòa án muốn trao đổi với các bên tranhtụng, luật sư, các tòa án khác và với người dân nói chung Cho dù hiến định và luậtđịnh về thẩm quyền của tòa án là gì đi chăng nữa thì cuối cùng văn bản do tòa án viết

ra vẫn là khởi nguồn và là thước đo thẩm quyền của tòa án

Chính vì vậy, một quyết định chính xác của tòa án vẫn là chưa đủ - quyết định đó phảicông bằng, hợp lý và dễ hiểu Một phán quyết mà tòa đưa ra phải được giải thích,thuyết phục và làm cho cả thế giới hài lòng vì quyết định đó là quyết định đúng đắn và

có cơ sở Tòa án viết gì và viết như thế nào là những vấn đề quan trọng không kém sovới những gì tòa án quyết định Điều này không chỉ quan trọng đối với người đọc mà

cả đối với người soạn thảo văn bản Bởi vì đây là văn bản do chính tòa án viết ra thểhiện tư duy sâu xa của tòa án Đúng như Ambrose Bierce đã nói trong tác phẩm Viếtcho Đúng cách (Write It Right) của mình: “Soạn thảo văn bản đúng cách, về cơ bản, là

sự hiện hữu hóa tư duy mạch lạc”

Nhằm phục vụ cho việc soạn thảo văn bản tư pháp, Trung tâm Tư pháp Liên bang đãsoạn thảo cuốn sổ tay này Đây không phải là một công bố chính thống về phươngthức soạn thảo đúng cách – vốn là một nội dung đã được đề cập trong nhiều văn bản.Thực chất, đây là sự chắt lọc những kinh nghiệm và thể hiện quan điểm của một nhómcác thẩm phán có kinh nghiệm với sự hỗ trợ của một ban biên tập có chuyên môn.Cuốn sổ tay này không tiếp cận vấn đề soạn thảo một văn bản tố tụng đúng đắn cũngnhư sẽ không mô tả một cách chính xác về quy trình soạn thảo này giống như cách mànhững người khác đã làm, bởi quy trình này là một quy trình mang đậm dấu ấn cánhân của từng thẩm phán Tuy nhiên, những quy tắc và nguyên tắc đã được mọi ngườicùng chấp nhận trong việc soạn thảo một văn bản tố tụng đúng đắn sẽ được thể hiện

và được nêu trong tài liệu này

Chúng tôi hy vọng rằng Cuốn sổ tay này sẽ có tác dụng đối với các thẩm phán và thư

ký tòa án

William W Schawarzer

Trang 5

Lời cám ơn

Trung tâm Tư pháp Liên bang và ban biên tập xin trân trọng cám ơn các thẩm phánsau – những người đã tham gia trả lời phỏng vấn qua điện thoại để trao đổi với chúngtôi về những kinh nghiệm cũng như chia sẻ quan điểm của mình về quy trình soạnthảo các văn bản tố tụng Những ý kiến đóng góp của họ đã góp phần cơ bản tạo nênCuốn sổ tay này

Stephen Breyer, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Gerald, B Tioflat, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Patricia M Wald, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Ruggero J Aldisert, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Richard S Arnold, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Frank S Arnold, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Wilfred Feinberg, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

John J Gibbons, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu

Ruth Bader Ginsburg, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Frank M Johnson, Jr., Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

James K Logan, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Monroe G McKay, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

James Dickson Phillips, Jr., Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Richard A.Posner, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Joseph T Sneed, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

J Clifford Wallace, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

John Minor Wisdom, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Robert E Keeton, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Prentice H Marshall, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Louis H Pollak, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

William W Schawarzer, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Jack B Weistein, Chánh Tòa Khu vực Hoa Kỳ

Lloyd King, Chánh Tòa Phá sản Hoa Kỳ

Robert E Ginsberg, Thẩm phán Phá sản Hoa Kỳ

Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn Chị Carol Krafka, cán bộ của Bộ phận Nghiêncứu – người đã tiến hành phỏng vấn và biên tập các bản viết do Bộ phận Nghiên cứucủa Trung tâm soạn thảo và xin cảm ơn Ông David Marshal và Scot Filderman vì đãgiúp hiệu đính tài liệu này

Trang 6

Phần 1

Dẫn nhập

Văn bản tố tụng có 3 chức năng Chức năng thứ nhất là truyền đạt các kết luận của tòa

và lý do dẫn tới các kết luận đó tới cho các bên đương sự và luật sư của họ Chức năngthứ hai là khi được đăng tải, các văn bản tố tụng góp phần công bố luật pháp áp dụngtới các luật sư, thẩm phán, học giả và những đối tượng quan tâm khác Chức năng thứ

ba là làm rõ các lập luận của Tòa án và thể hiện mức độ hỗ trợ đầy đủ của các án lệ

Ý kiến của tòa án phải rõ ràng, chính xác và khách quan Ý kiến này phải phản ánhđược toàn bộ các tình tiết quan trọng và các quy tắc có liên quan của pháp luật, đồngthời những tình tiết và các quy tắc này phải được thể hiện thông qua việc phân tíchmột cách hợp lý đối với những kết luận được đưa ra Việc trình bày sai các tình tiếthoặc kết luận thể hiện sự cẩu thả, hơn nữa sự cẩu thả này hủy hoại uy tín của Tòa án.Một văn bản tố tụng được soạn thảo không rõ ràng hoặc mơ hồ thể hiện sự thiếu tưduy rành mạch của người viết và ảnh hướng xấu tới chức năng và mục đích của mộtvăn bản tố tụng

Mục đích của Cuốn sổ tay này là khuyến khích các thẩm phán và thư ký suy nghĩnghiêm túc về quy trình soạn thảo các văn bản tố tụng của mình Vấn đề đặt ra làkhông chỉ đưa nội dung gì vào văn bản hoặc loại trừ nội dung gì ra khỏi văn bản tốtụng mà còn làm thế nào để soạn thảo một văn bản tố tụng cho đúng cách văn bản đó.Chúng tôi hy vọng các thẩm phán và các thư ký của tòa án mới được bổ nhiệm sẽ làngười sử dụng chủ yếu Cuốn sổ tay này Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi đối vớivấn đề này chủ yếu đứng từ góc độ mô tả các nội dung cần cân nhắc ở mỗi giai đoạnsoạn thảo và biên tập văn bản; khuyến nghị các kỹ năng về tổ chức, cấu trúc và vănphong; đồng thời giải thích các lý do đưa ra khuyến nghị

Cuốn sổ tay này cũng sẽ có tác dụng giúp các thẩm phán có kinh nghiệm nhìn nhận lại

từ góc độ mới cách thức soạn thảo một văn bản tố tụng của mình Giáo sư RobertLeflat đã viết như sau:

“Thái độ tự mãn của người viết không phải lúc nào cũng xấu Chính thái độ

này có thể giúp con người làm việc chăm chỉ và cẩn thận hơn Những văn bản

tố tụng được soạn thảo nghèo nàn thường là “tác phẩm” của những thẩm phán không biết tự hào về sản phẩm của mình, họ coi đây chỉ là những công việc chán phèo tẻ nhạt Niềm tự hào đối với công việc được hoàn thành một cách chỉn chu là điều dễ gặp trong mọi lĩnh vực kể cả luật pháp Nếu một tài liệu được soạn thảo mà người viết không tự hào về nó thì đó là một điều không tốt”

Mục đích của Cuốn sổ tay này không phải là để tuyên bố về một cách thức đúng đắnduy nhất để soạn thảo một văn bản tố tụng Có thẩm phán đã từng nói “Tôi có mộtquy tắc rất hay Đó là không nên đặt ra bất cứ quy tắc nào hết” Quả thật, trong mộttài liệu hàng đầu bàn về cách thức soạn thảo văn bản đúng đắn, E.B.White đã công

Trang 7

nhận rằng “các quy tắc về văn phong là vấn đề mang tính cá nhân, ngay cả những quytắc ngữ pháp thành văn cũng đều có thể bị nghi vấn”.

Thay vào đó, mục đích của Cuốn sổ tay này là để khuyến khích các thẩm phán (dù cóđồng ý hay không đồng ý với những gì được viết ra ở đây – và chắc chắn là có nhữngđiều không phải ai cũng đồng ý) tư duy về việc soạn thảo các văn bản tố tụng củamình một cách có hệ thống như thể họ làm với công tác xét xử Các thẩm phán nên tựhỏi: mình đang viết theo cách này có phải vì đây là cách mình thường làm không, hay

có thể có cách viết khách hay hơn? Việc soạn thảo văn bản tố tụng theo cấu trúc này

vì có lý do gì? Có lý do gì để đưa vào văn bản tố tụng này các tình tiết cụ thể? Nênbàn đến chi tiết vụ việc này ra sao? Viện dẫn vụ việc này như thế nào? Bản án này đã

rõ ràng hay chưa? Tất cả những từ ngữ sử dụng trong văn bản đã chính xác chưa?

Trong những phần tiếp theo, Sổ tay sẽ hướng dẫn người đọc tìm hiểu toàn bộ quá trìnhsoạn thảo một văn bản tố tụng Phần 2 sẽ đưa ra một số ý kiến đề xuất mà các thẩmphán cần xem xét khi soạn thảo văn bản tố tụng, để họ quyết định xem có nên trìnhbày toàn bộ ý kiến của mình đối với một biên bản ghi nhớ hoặc một ý kiến chưa đượccông bố hay không và khi nào thì cần trình bày ngắn gọn và khi nào thì không nên.Phần 3 bàn về các bước mà thẩm phán cần làm trước khi chắp bút cho văn bản tố tụngcủa mình trong đó bao gồm cả việc lập dàn ý và phương thức sử dụng hiệu quả sự hỗtrợ của các thư ký tòa án Phần 4 bàn về bố cục, kết cấu và nội dung của văn bản tốtụng Phần 5 đề xuất về văn phong, từ ngữ và hiệu đính đối với văn bản tố tụng Phần

6 bàn về những nội dung cần cân nhắc khi nhiều thẩm phán cùng nhau soạn thảo mộtvăn bản tố tụng hoặc nhận xét của một người về ý kiến của các đồng nghiệp khác tạitòa, hoặc bày tỏ sự phản đối hoặc đồng thuận đối với các nhận xét đó Phần 7 baogồm một thư mục về những cuốn sách và bài báo nên đọc dành cho những ai muốntham khảo chi tiết hơn về vấn đề xây dựng một văn bản tố tụng Các phụ lục đi kèmtrình bày một số ví dụ về những nội dung được bàn tới trong tài liệu này

Phần 2

Trang 8

Xác định phạm vi nội dung của một văn bản tố tụng

Văn bản tố tụng là tài liệu có chức năng thông báo cho các bên liên quan về kết quảgiải quyết vụ việc Trong đó người viết nêu ra các quy tắc pháp lý cơ bản làm tiền đề

để đưa ra ý kiến và kết luận đối với vụ việc nhằm cung cấp thông tin cho những người

có liên quan như tòa án, luật sư, giới học thuật và công chúng Vì những quyết địnhthành văn mang cả hai chức năng (chức năng giải quyết vụ án và chức năng làm luật)nên các quyết định này có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau Quyếtđịnh này có thể là một bản án hoặc các lệnh ban hành theo thủ tục tố tụng ngắn gọnkhông được công bố hoặc là văn bản tố tụng theo mẫu đã được quy định Trước khiviết, các thẩm phán cần xác định mục đích của một văn bản tư pháp để từ đó có cáchviết cho phù hợp

Cuốn sổ tay này sẽ đề cập tới 3 loại ý kiến thành văn: Ý kiến đầy đủ, biên bản ý kiến

và các lệnh tóm tắt

Ý kiến đầy đủ được thể hiện trong văn bản tố tụng là các ý kiến được trình bày vàđược phân tích theo một cấu trúc nhất định về các tình tiết, các nguyên tắc pháp lý vàthẩm quyền quyết định Tầm quan trọng hoặc số lượng vấn đề trình bày, tính mới củavấn đề và sự phức tạp của các tình tiết là một trong những yếu tố quyết định liệunhững ý kiến này có được xem là loại ý kiến đầy đủ để đưa vào văn bản tố tụng haykhông

Biên bản ý kiến là hình thức áp dụng phù hợp trong trường hợp không cần phải có sựgiải thích toàn diện đối với quyết định đưa ra song vẫn cần phải giải thích về lý do Cácvăn bản tố tụng thể hiện các ý kiến này nhìn chung thường ngắn gọn và không chính

thức Ý kiến này có thể được công bố hoặc không được công bố Các ý kiến theo tòa

(per curiam) cũng được liệt vào dạng này Phụ lục A có đưa ra ví dụ về một biên bản ýkiến

Lệnh tóm tắt là hình thức chỉ đơn giản trình bày về kết quả giải quyết vụ việc, đôi khi

có thể sẽ trình bày tóm lược về các quyết định và kết luận của tòa Ở hình thức nàythường có rất ít hoặc không có nội dung mang tính giải thích Nhìn chung các lệnhtóm tắt sẽ không được công bố Một ví dụ mẫu về lệnh tóm tắt được nêu trong Phụlục B

Tiếp theo là một số yếu tố các thẩm phán cần cân nhắc trước khi quyết định hình thứcđối với văn bản tố tụng mà mình sẽ soạn thảo

Các yếu tố cần cân nhắc

Có 3 yếu tố tác động tới phạm vi và văn phong của một văn bản tố tụng đó là tínhphức tạp của các tình tiết và bản chất vấn đề; đối tượng độc giả; và liệu ý kiến đó cóđược công bố hay không Mặc dù tài liệu này coi 3 yếu tố này khá độc lập song giữachúng có sự tác động qua lại với nhau

Trang 9

Tình tiết và các vấn đề

Sự phức tạp của các tình tiết và bản chất của các vấn đề pháp lý là các yếu tố cơ bảnquyết định hình thức của một văn bản tố tụng sẽ được soạn thảo Nếu các án lệ đã rõràng và các tình tiết cơ bản không phức tạp thì có thể giới hạn lại phạm vi của văn bản

tố tụng này Nếu luật điều chỉnh vẫn chưa chắc chắn hoặc các tình tiết cơ bản phứctạp hơn, thì cần phải có những giải trình và phân tích để giải thích lý do mà tòa án raquyết định Một số vụ án có tình tiết phức tạp hơn, thì phần giải thích về các tình tiếtcần dài hơn mặc dù luật áp dụng chỉ là vấn đề đơn giản Đối với những vụ án phátsinh các vấn đề pháp lý mới thì văn bản tố tụng cho những vụ án này cần phân tíchrộng hơn về quy định pháp luật và chính sách

Phạm vi của một văn bản tố tụng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của luật

áp dụng trong lĩnh vực này Các thẩm phán cần cân nhắc xem liệu trước đây vấn đềnày đã bao giờ được quyết định một cách chính thống hay chưa? và liệu đã có một vănbản tố tụng khác đã có nhằm hỗ trợ cho việc phát triển hoặc diễn giải luật hay không?Người soạn thảo văn bản tố tụng cũng cần tự hỏi liệu văn bản tố tụng của mình có nên

đề cập tới những gì chưa từng được đề cập trước đây hay không? Nếu một vấn đề nào

đó trước đây đã từng được thể hiện rõ ràng trong những văn bản tố tụng thì văn bản tốtụng mới này không cần nhắc lại nguồn gốc của quy tắc mà chỉ tập trung vào nội dungcần được giải thích Trong một số trường hợp, văn bản tố tụng chỉ cần xác nhận là đủkhi rơi vào trong các trường hợp như: Nếu quyết định của tòa chỉ đơn giản là để xóa

bỏ kẽ hở trong pháp luật hiện hành, thì ngoài việc giải thích các quy tắc áp dụng cũngcần phải nêu lý do tại sao tòa án lựa chọn quy tắc này Nếu quyết định đó góp phầnvào việc phát triển pháp luật, thì nên đưa ra một ý kiến dưới hình thức ý kiến ngắn

gọn, theo tòa (per curiam) được công bố hoặc chỉ là biên bản ý kiến Lệnh tạm thời sẽ

là hình thức phù hợp trong trường hợp chỉ cần áp dụng một cách đơn giản pháp luậthiện hành đã rất rõ ràng với các tình tiết không bị tranh chấp hoặc chỉ bị tranh chấpkhi khiếu nại

Tuy nhiên, nếu một văn bản tố tụng liên quan tới một lĩnh vực pháp luật chưa pháttriển lắm, có tác dụng đặt nền móng cho một quy tắc mới hoặc sửa đổi một quy tắc cũ,thì người soạn thảo cần tư duy không chỉ về việc tại sao mình lại đưa ra quyết định đó

mà còn cả về tác động của quyết định này với tư cách là một án lệ Người soạn thảovăn bản tố tụng cần trình bày và phân tích các án lệ đã có trong lĩnh vực đã nêu, xuhướng mới của luật và hệ quả của quyết định này đối với hệ thống pháp luật hiệnhành Ngay cả khi các đương sự có vẻ như không cần tới một phần giải trình chi tiết

về các tình tiết của vụ việc, thì văn bản tố tụng cũng vẫn cần phải nêu đầy đủ các tìnhtiết để người đọc hiểu được án lệ mà ý kiến tạo ra và phác họa các ranh giới của án lệ

đó Nội dung có liên quan và các chính sách có liên quan cần được phân tích đầy đủ

và chi tiết để người đọc hiểu được cơ sở của phán quyết Một quyết định “ chỉ có

thể được chấp nhận là công bằng và khách quan nếu cơ sở lập luận để đưa ra quyết định đó là thỏa đáng và tất cả những nội dung cần xem xét đã được cân nhắc một cách kỹ lưỡng”.

Trang 10

Độc giả

Vì nội dung của các văn bản tố tụng là để xử lý các vụ án nên thường chúng được viết

ra để dành cho đối tượng độc giả chính là các đương sự và luật sư của các bên và cho

cả các tòa cấp dưới cũng như các cơ quan hữu quan Nếu một văn bản tố tụng dànhcho các bên, thì nội dung của nó phải bao gồm một phần trình bày chính xác và côngbằng toàn bộ những gì mà tòa đã có làm cơ sở đưa ra quyết định Cụ thể là tòa án đãquyết định những gì và lý do gì để đưa ra quyết định đó Thường thì có thể thực hiệnđược các mục tiêu trên mà không cần tới một văn bản tố tụng đầy đủ Trong nhữngtrường hợp này, do các bên đã quá quen thuộc với các tình tiết của vụ việc nên sẽkhông quan tâm tới những nội dung phân tích pháp luật, mà họ chỉ quan tâm tớinhững gì được áp dụng đối với bên thua kiện

Người soạn thảo văn bản tố tụng cần phải tự hỏi xem liệu ngoài các bên đương sựtrong vụ án thì văn bản này có nhằm vào các đối tượng khác nữa hay không? Nếu cóthì nội dung của văn bản này cần bổ sung thêm phần phân tích pháp lý và diễn biếnthực tế gì? Mức độ phân tích ra sao và chi tiết tới đâu là phụ thuộc vào tính chất củavấn đề và đối tượng độc giả Đối với đối tượng luật sư, thẩm phán có thể giả địnhmức độ hiểu biết và trình độ chuyên môn của họ ở một mức độ nhất định Do đó, nếu

vụ án liên quan tới một lĩnh vực luật pháp chuyên sâu nào đó như thuế, lao động…v…v…thì sẽ cần được phân tích thêm về cơ sở pháp luật và thực tế đồng thời cần cânnhắc để tránh sử dụng các ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên ngành

Nếu văn bản tố tụng yêu cầu trả lại vụ án cho tòa cấp dưới để điều tra thêm thì nộidung của văn bản đó phải nêu rõ nội dung cần điều tra Nếu một văn bản tố tụng đưa

ra hướng dẫn cho các tòa án xét xử, thì ý kiến đó phải nêu rõ và đầy đủ các cơ sở thực

tế, cơ sở pháp lý và cơ sở chính sách cho những nội dung hướng dẫn đó để các thẩmphán xét xử có thể áp dụng đúng

Các thẩm phán cũng cần cân nhắc xem liệu phần trình bày về các tình tiết và nội dungphân tích pháp lý vốn rất thỏa đáng để giải thích cho các bên về quyết định của tòa đãđầy đủ chưa để giúp tòa cấp trên hiểu rõ cơ sở ban hành quyết định đó Khi quyếtđịnh về các tình tiết phức tạp, cần phải giải thích chi tiết Hoặc khi một quyết địnhliên quan tới các vấn đề mới hoặc một lĩnh vực luật pháp đang phát triển, thì cần tracứu lại tiến triển trước đây của pháp luật để đưa ra các lý lẽ pháp lý và chính sách chitiết hơn Tuy nhiên, không nên biến các ý kiến tư pháp này thành hồ sơ rút gọn của vụkiện hoặc thành các công cụ tuyên truyền

Người dân bình thường sẽ rất hiếm khi đọc các văn bản tố tụng nhưng nhiều phóngviên của các hãng truyền thông sẽ chuyển tải những gì mà họ cho là nội dung cốt lõicủa một văn bản tố tụng và điều này sẽ thu hút sự quan tâm của công luận Khi mộtvăn bản tố tụng đề cập tới một vấn đề mà công luận quan tâm hoặc có thể sẽ thu hút

sự chú ý của báo giới, thì cần phải đảm bảo rằng văn bản tố tụng phải được soạn thảosao cho dễ hiểu và không được gây nhầm lẫn

Trang 11

Công bố

Tất cả các tòa phúc thẩm đều có các quy tắc, các quy trình thủ tục nội bộ hoặc cácchính sách khác liên quan tới việc công bố hoặc không công bố các văn bản tố tụng.Một số quy định về quy trình thủ tục nêu rất cụ thể các tiêu chí để xác định xem cócần phải công bố một văn bản tố tụng hay không Chẳng hạn, Quy tắc 14(b) của Tòa

án Khu vực D.C quy định như sau:

Một ý kiến, một biên bản hay bất cứ báo cáo nào khác giải trình về cơ sở tiến hành một hành động nào đó của tòa trong quá trình ban hành một lệnh hay ra một phán quyết sẽ phải được công bố nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

1) đối với nội dung chủ đạo của nó, đây là vụ việc có ấn tượng đầu tiên hoặc

là vụ đầu tiên mà tòa xử lý liên quan tới vấn đề này;

2) nội dung của ý kiến, biên bản hay báo cáo đó sửa đổi, thay đổi hoặc giải thích về cơ bản một quy tắc của luật mà trước đây tòa án đã công bố;

3) nội dung của ý kiến, biên bản hay báo cáo đó thu hút sự chú ý tới một quy tắc hiện hành của luật có vẻ như đã bị bỏ qua;

4) ý kiến, biên bản hay báo cáo đó phê phán hoặc hoài nghi về luật pháp hiện hành;

5) nội dung của ý kiến, biên bản hay báo cáo đó là nhằm giải quyết xung đột trong các quyết định trong vùng tài phán hoặc tạo ra xung đột với vùng tài phán khác;

6) ý kiến, biên bản hay báo cáo đó đảo ngược lại một quyết định của tòa án hạt hoặc của một cơ quan nào đó đã được công bố trước đó, hoặc khẳng định lại một quyết định của tòa án hạt trên dựa vào các lý do khác với những ký do nêu trong ý kiến đã được công bố của tòa án hạt đó; và

7) ý kiến, biên bản hay báo cáo đó chứa đựng những yếu tố khác có thể làm cho công luận quan tâm vì thế cần phải công bố.

Rất nhiều các quy tắc của các Tòa án Khu vực khác cũng quy định các tiêu chí tương

tự nói trên liên quan tới việc công bố các văn bản tố tụng

Một số khu vực tài phán khác lại có những hướng dẫn mang tính chung chung để cácthẩm phán có thể tự quyết định có hay không công bố các văn bản tố tụng của mình

Chẳng hạn, quy định của Tòa án Khu vực Thứ 3 đề ra chuẩn mực như sau “một văn

bản tố tụng sẽ được công bố nếu văn bản đó chứa đựng giá trị tiền án lệ hoặc thể chế” (Những ý kiến mà hội đồng cho rằng không có giá trị tiền án lệ sẽ không được công bố) (“Những ý kiến tư pháp không được công bố là những ý kiến được toàn bộ

Trang 12

hội đồng xét xử đồng thuận thống nhất là không bổ sung thêm bất cứ điều gì đáng kể hoặc có giá trị cho luật pháp và không có giá trị sử dụng làm án lệ”)

Ở các tòa án hạt, việc có hay không công bố các văn bản tố tụng trên Hệ thống Đưatin West hoàn toàn là do thẩm phán quyết định Vì các quyết định của thẩm phán hạtchỉ đơn thuần là công việc thuộc thẩm quyền – có nghĩa là các quyết định đó không cógiá trị án lệ ngay cả trong phạm vi hạt của mình – nên việc công bố sẽ là ngoại lệ.Ngoài ra, sự hạn chế về thời gian cũng cản trở việc soạn thảo các ý kiến có tính chínhthống trừ phi quyết định của tòa liên quan tới một vấn đề mới, phức tạp hoặc có ýnghĩa quan trọng đối với công chúng Các hãng đưa tin khác ngoài West cũng thỉnhthoảng in các cuốn “ý kiến không được công bố” Tòa án không kiểm soát hoạt độngnày

Vì, thông thường, các quyết định không được xuất bản chủ yếu là dành cho các bênđương sự, nên thường các tình tiết trong vụ việc hoặc các nội dung pháp luật khôngcần phải được soạn thảo công phu Các ý kiến trong những trường hợp này thường ởdạng biên bản hoặc lệnh tạm thời Việc có hay không công bố kết quả giải quyết vụ

án là vấn đề cần quyết định nhanh, để thẩm phán không phải quá mất nhiều thời giankhông cần thiết để soạn thảo văn bản tố tụng trong trường hợp ý kiến đó không cầnphải công bố

Trang 13

Phần 3 Chuẩn bị viết một văn bản tố tụng

Trước khi bắt đầu viết, các thẩm phán cần suy nghĩa trước xem họ muốn viết gì trongvăn bản tố tụng của mình và viết như thế nào Họ cần cân nhắc phạm vi đề cập củavăn bản đến đâu?, độc giả là ai? và có nên công bố ý kiến này hay không? Họ cần sắpxếp các tình tiết quan trọng, hình thành vấn đề và xác định các quy tắc áp dụng củapháp luật đồng thời họ phải quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp về mặt pháp lý Tómlại họ phải chia vụ án thành nhiều phần khác nhau

Theo sự khắc họa của Giáo sư Richard Wasserstrom, thủ tục đưa ra kết luận giốngnhư “quy trình khám phá vụ việc”, còn thủ tục diễn giải về lý do đưa ra kết luận trênđây giống như “quy trình điều chỉnh” Theo Giáo sư, khi soạn thảo một văn bản tốtụng, tác giả cần phải phân biệt các giai đoạn ra văn bản này Thẩm phán cần phảihoàn thành quy trình phát hiện và ra kết luận trước khi viết văn bản, đồng thời diễngiải các lý do để ra kết luận trong văn bản

Điều này không có nghĩa là các thẩm phán sẽ đổi ý sau khi đã bắt đầu viết Đôi khithẩm phán có thể quyết định trước cái đích mà mình hướng tới, song trong quá trìnhphát hiện họ có thể thấy rằng mình không thể đạt được các đích đó, Chánh án RogerTraynor đã viết rằng, ông

“ nhận thấy không có phép thử nào đối với giải pháp của một vụ án tốt hơn là việc trình bày một cách rõ ràng giải pháp đó bằng văn bản, có nghĩa là phải suy nghĩ thấu đáo nhất

Tuy nhiên, văn bản đó phải thể hiện quyết định cuối cùng của tòa và các lý do đưa raquyết định đó Nếu quyết định là một quyết định đóng, điều này phải được thể hiệntrong văn bản tố tụng Song văn bản tố tụng không nhất thiết phải ghi lại chi tiết từngbước mà người viết đã thực hiện

Dưới đây bàn về một số kỹ năng mà các thẩm phán thường sử dụng để chuẩn bị trướckhi chắp bút một văn bản tố tụng

Phác thảo đề cương

Đề cương giúp người viết sắp xếp nội dung một cách khoa học và logic Đề cương cóthể thể hiện dưới nhiều dạng: đề cương chính thức bằng văn bản do thẩm phán hoặcthư ký tòa án chuẩn bị; một lược đồ các tình tiết quan trọng, các vấn đề và các điểmcần thảo luận mà thẩm phán mở rộng trong quá trình viết; một biên bản ghi nhớ củatòa do thư ký tòa án chuẩn bị trước khi biện luận bằng lời trong đó có những phầnđánh dấu hoặc ghi chú của thẩm phán sau phiên biện luận và sau phiên làm việc; mộtbảng tóm tắc ngắn gọn; hoặc có thể chỉ là một sơ đồ tư duy logic Cho dù hình thứccủa bản đề cương này là gì đi chăng nữa thì điểm cần nhấn mạnh ở đây là các thẩm

Trang 14

phán, cũng giống như các nhà văn nổi tiếng khác, phải biết cấu trúc, sắp xếp nội dungsuy nghĩ của mình trước khi bắt đầu viết.

Thời điểm tốt nhất để xây dựng đề cương là ngay sau khi tiến hành phiên họp thảoluận vụ án và phân công nhiệm vụ soạn thảo văn bản tố tụng, khi mà ý tưởng của bảnthân người viết và của các thẩm phán khác vẫn còn mới mẻ Ngoài tác dụng sắp xếp

tư duy cho tác giả, đề cương này còn có vai trò như một biên bản không chính thức vềnhững nội dung được bàn tại phiên họp thảo luận này

ý kiến trong quá trình soạn thảo, nhận dạng những sai sót hoặc những điểm còn chưa

rõ ràng, đồng thời chau chuốt ngôn từ và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng

Ngay trong quá trình soạn thảo văn bản tố tụng, thẩm phán có thể sử dụng thư ký tòa

án theo nhiều cách khác nhau Một số thẩm phán chỉ nhờ thư ký tiến hành nghiêncứu, chuẩn bị các biên bản cho tòa, biên tập, kiểm tra phần trích dẫn và cho ý kiến vào

dự thảo của thẩm phán Một số thẩm phán lại giao cho thư ký nhiệm vụ viết bản dựthảo đầu tiên trong những vụ án thông thường; còn có thẩm phán lại giao cho thư kýchuẩn bị bản dự thảo đầu tiên đối với những vụ phức tạp nhất vì họ cho rằng nếu dựatrên một dự thảo ý kiến dù là rất sơ sài cũng có tác dụng rất nhiều đối với công việccủa họ Một thư ký tòa án, khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị bản dự thảo đầu tiên phảidựa trên đề cương do mình tự xây dựng hoặc cùng với thẩm phán xây dựng Ngườinày phải nắm được phạm vi, cấu trúc và tác dụng dự kiến của văn bản tố tụng Cónhiều thẩm phán vì cho rằng sử dụng bản thảo do thư ký tòa chuẩn bị sẽ mất nhiềuthời gian hơn, nên họ tự chuẩn bị dự thảo cho mình và sau đó chỉnh sửa Còn một sốthẩm phán khác lại nhờ thư ký xem lại bản thảo đầu tiên do mình chuẩn bị, sau đóngười này sẽ trả lại bản thảo cho thẩm phán để thẩm phán hoàn chỉnh bản cuối cùng

Cách làm của từng thẩm phán phụ thuộc chủ yếu vào thói quen và phong cách củamỗi người và phụ thuộc vào cả năng lực của thư ký tòa Tuy nhiên, thẩm phán luôncần phải nhớ rằng thư ký tòa chủ yếu là các sinh viên mới tốt nghiệp vì thế họ chỉ cókiến thức sách vở chứ kiến thức thực tế thì rất ít Rất hiếm thấy có thư ký tòa án nàolại có trình độ soạn thảo văn bản hoàn hảo để viết được một văn bản tố tụng thỏađáng Các bản trình bày sự kiện, phân tích và các kết luận mà các thư ký tòa soạnthảo thường bị sửa chữa rất nhiều Cho dù các thư ký tòa có năng lực đến đâu, thìviệc soạn thảo các văn bản tố tụng luôn luôn là công việc của thẩm phán, bởi vì thẩmphán không chỉ đơn thuần là những người biên tập một văn bản tố tụng

Trang 15

Các tài liệu cần xem xét lại

Thẩm phán luôn là người có trong tay các bản tóm tắt của các bên và biên bản hộiđồng xét xử do thư ký tòa án chuẩn bị Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn các

hồ sơ ghi chép đầy đủ Khi văn bản tố tụng đề cập tới đặc điểm chi tiết của lời khaihoặc các diễn tiến tại phòng xét xử, thì tài liệu tham khảo duy nhất có thể sẽ là biênbản ghi chép Nếu một vật chứng có ý nghĩa quan trọng thì cần phải kiểm định ngayvật chứng đó Việc tham khảo hồ sơ ghi chép có thể cũng cần thiết để quyết định quytrình thủ tục tố tụng chính xác mà hồ sơ kháng cáo/kháng nghị được đưa ra tòa Vìthế, khi soạn thảo văn bản tố tụng, thẩm phán cần phải tiếp cận và tìm hiểu mọi hồ sơliên quan

Một số tòa phúc thẩm ghi âm lại các phần tranh tụng bằng lời Việc nghe lại các đoạnbăng này trước khi soạn thảo một văn bản tố tụng có thể sẽ giúp thẩm phán nhớ lại cácvấn đề quan trọng và các ý kiến biện luận đã được trình bày

Trang 16

Phần 4

Tổ chức và viết một văn bản tố tụng

Một văn bản tố tụng phải nêu rõ các vấn đề nảy sinh, phải trình bày các sự kiện có liênquan và phải chỉ ra pháp luật áp dụng để điều chỉnh Văn bản tố tụng phải là mộtquyết định rõ ràng và có căn cứ về những vấn đề cần được xử lý để giải quyết vụ việc.Dưới đây là các nội dung hướng dẫn nhằm giúp các thẩm phán viết được những vănbản tố tụng đáp ứng được các tiêu chí nêu trên

Một văn bản tố tụng nếu được cấu trúc một cách rõ ràng và hợp lý sẽ giúp cho ngườiđọc hiểu nội dung một cách dễ dàng Có thể sử dụng các tiêu đề, đề mục, cách đánh

số La Mã hoặc các biện pháp khác để giúp người đọc nhận biết được cách cấu trúc củamột văn bản tố tụng, đặc biệt nếu đó là bản ý kiến có nội dung dài và phức tạp Cáchlàm này không chỉ đóng vai trò là các biển báo cho người đọc mà nó còn giúp chongười viết tổ chức được mạch tư duy của mình và là cách kiểm định tính logic của nộidung văn bản Điều này cũng góp phần giúp người đọc có thể tìm hiểu phần mìnhmuốn biết mà không cần phải đọc từ đầu đến cuối

Dưới đây là phần trình bày về các nội dung chính của một văn bản tố tụng

Phần giới thiệu

Định hướng cho người đọc về một vụ việc là mục đích của phần này Vì thế phần nàycần nêu tóm tắt về nội dung vụ việc, vấn đề pháp lý chủ yếu và kết quả Do đó, phầnnày có thể đề cập tới và nêu một số nội dung sau:

(1) Các bên: các bên đương sự trong vụ việc phải được xác định danh tính nếukhông phải ở phần giới thiệu này thì phải giới thiệu trong phần đầu của văn bản, tốt nhất

là theo tên gọi Danh tính này phải được sử dụng thống nhất liên tục trong toàn văn bản.Việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý chẳng hạn như “bên khiếu nại” hay “bên bị khiếunại” có thể sẽ gây nhầm lẫn nhất là trong những vụ việc có nhiều bên liên quan

(2) Tình trạng tố tụng và quyền tài phán của vụ việc: cơ sở của quyền tài phán,các hoạt động tố tụng có liên quan trước đó và lý do vụ việc được đưa ra tòa này

Trang 17

(3) Vấn đề: (các) vấn đề cần được quyết định, trừ phi các vấn đề đó quá phứctạp đến nỗi phải được trình bày thành từng phần riêng.

Việc tóm tắt tình trạng này ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho người đọc nhất

là các nhà nghiên cứu vì họ có thể quyết định ngay xem nên hay không đọc nốt nộidung còn lại của văn bản Việc tóm tắt một cách ngắn gọn phần luận tội ngay từ đầucũng giúp cho người viết văn bản trình bày vụ việc một cách súc tích và cô đọng.Phần mở đầu của một bản ý kiến nên được hoàn chỉnh lần cuối sau khi đã hoàn thànhtoàn bộ nội dung của văn bản, vì khi đó thẩm phán đã xác định được các vấn đề, kếtluận đưa ra cũng như các nội dung phân tích bổ trợ

Một số thẩm phán thích đưa phần luận tội và kết luận xuống cuối văn bản bởi họ chorằng bản ý kiến sẽ có tính thuyết phục hơn với người đọc nếu người đọc phải tựnghiên cứu và tìm hiểu sự kiện trước khi biết về kết quả giải quyết

Trình bày về các vấn đề

Phần trình bày về các vấn đề là phần chính của một văn bản tố tụng: cách thức xácđịnh vấn đề sẽ quyết định đâu là các sự kiện quan trọng và nguyên tắc pháp lý nào sẽđiều chỉnh vụ việc Thẩm phán không nên phụ thuộc vào các lý lẽ phân tích của luật

sư Thẩm phán phải đưa ra vấn đề theo đúng như những gì mà họ nhìn nhận thấy,ngay cả khi vấn đề đó có thể khác với ý kiến của luật sư Việc một vấn đề được cácbên đặt ra không có nghĩa thì không nhất thiết được đưa vào văn bản tố tụng

Phần trình bày về các vấn đề cần ngắn gọn Mặc dù đôi khi có thể trình bày về 1 hay

2 vấn đề ngay trong phần Giới thiệu là đủ song có những vụ việc do số lượng hay tínhphức tạp của các vấn đề đòi hỏi phải trình bày các vấn đề đó thành các phần riêng

Phần trình bày vấn đề có thể đặt trước hoặc sau phần trình bày về sự kiện Nếu phầntrình bày vấn đề được đặt trước phần trình bày chi tiết sẽ có ý nghĩa hơn với ngườiđọc vì nó sẽ giúp cho người đọc tập trung vào các sự kiện quan trọng Thẩm phán

Frederick G Hamley của Tòa án Khu vực Số Chín đã viết: “Việc trình bày sơ bộ vấn

đề, ngay cả cho dù là bằng các thuật ngữ rất chung, cũng giúp ta đọc và hiểu rõ hơn phần trình bày về các sự kiện Nó giúp người viết chú trọng tới những vấn đề mang tính cơ bản.” Trong một số trường hợp rất khó để trình bày rõ ràng các vấn đề nếu

như người đọc chưa nắm rõ về các sự kiện quan trọng Ví dụ, trong trường hợp vấn

đề mang tính thủ tục và đòi hỏi phải có sự giải thích về bối cảnh

Không nên nhầm lẫn giữa phần trình bày về các vấn đề đang nói tới ở đây với phầntường thuật của các bên trong bản luận cứ của mình Việc trình bày một cách dàidòng các vấn đề tranh luận giữa các bên, mặc dù đôi khi có thể thấy trong các văn bản

tố tụng, song không thể thay thế cho phần phân tích và lập luận

Trang 18

Các sự kiện

Trong một vụ việc chỉ có một vấn đề duy nhất thì tất cả các sự kiện nên được trình bàycùng nhau ngay từ phần đầu của bản ý kiến Song nếu vụ việc có hàng loạt vấn đề, cóthể có những sự kiện chỉ liên quan tới một số vấn đề chứ không phải tất cả Vì thế,điều này đặt ra khó khăn cho thẩm phán là làm sao phải trình bày các sự kiện mộtcách đầy đủ ngay từ đầu để người đọc vẫn có thể hiểu được nội dung văn bản mà sau

đó không phải lặp lại khi bàn về các vấn đề cụ thể đòi hỏi phải phân tích một cách tỉ

mỉ các sự kiện Trong những trường hợp này, phần trình bày các sự kiện từ ban đầuchỉ nên dừng ở bối cảnh lịch sử, còn các sự kiện cụ thể có tính quyết định có thể đưavào phần phân tích vấn đề có liên quan

Chỉ nên đưa vào bản ý kiến những sự kiện cần thiết cho việc giải thích quyết địnhđược đưa ra, song thế nào là những sự kiện cần thiết thì không phải lúc nào cũng dễquyết định và việc quyết định phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng độc giả Đối với mộtvăn bản tố tụng không được công bố mà chỉ dành cho các bên thì không cần phải nêucác sự kiện mang tính lịch sử hoặc về bối cảnh Do đó, văn bản tố tụng này chỉ cần tậptrung vào các sự kiện hỗ trợ cho kết luận được đưa ra mà thôi Tuy nhiên, các sự kiệnmang tính bối cảnh đôi khi có thể có tác dụng bởi nó tạo ra bối cảnh của quyết định vàgiải thích lý do đưa ra quyết định đó Đối với những văn bản tố tụng sẽ được cả côngchúng đọc chứ không chỉ các bên thì phần trình bày các sự kiện có thể dài hơn đểngười đọc nắm rõ bối cảnh cũng như phạm vi của quyết định đưa ra

Việc đưa vào quá nhiều các tình tiết sự kiện có thể làm sao lãng người đọc Chẳng hạnngày tháng năm là các sự kiện có khả năng gây nhầm lẫn vì thế không nên đưa vào trừphi nó có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định được đưa ra và giúp người đọc hiểu rõquyết định đó Mặc dù sự ngắn gọn và đơn giản luôn luôn là điều được khuyến khích,song điều quan trọng hơn cả là phải trình bày đầy đủ và khách quan Không thể bỏqua các sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với bên thua kiện

Một số thẩm phán có xu hướng muốn đưa vào các sự kiện mặc dù không quan trọngnhưng lại bổ sung màu sắc cho văn bản Có thẩm phán đã nói “chúng ta phải đảm bảo

có sự thích thú” Họ cho rằng làm như vậy là thể hiện sự tinh tường của người soạnthảo và làm cho văn bản dễ đọc hơn Tuy nhiên, mối nguy hiểm hiển nhiên của việclàm đó là sẽ khiến cho độc giả cho rằng quyết định đưa ra chủ yếu dựa trên các sựkiện được trích dẫn ngay cả khi các sự kiện đó không có ý nghĩa quan trọng Bêncạnh đó, văn phong – mặc dù với tác giả có thể là rất hấp dẫn – có thể bị các bên đánhgiá là làm tầm thường hóa vụ việc của họ Vì thế cần cân nhắc cẩn thận cách làm này

Điều quan trọng trên hết là một bản tường trình sự kiện phải chính xác Tác giả khôngđược giả định về tính chính xác của các sự kiện nêu trong bản tóm tắt của các bên.Cách duy nhất là phải kiểm tra lại tính đúng đắn của những sự kiện được trích dẫn sovới hồ sơ, ngoài ra không còn cách nào khác Cho dù luật sư có giỏi như thế nào,thẩm phán có lúc có thể thấy rằng các sự kiện nêu trong hồ sơ khác với những gìchúng được nêu trong bản tóm tắt Nếu thẩm phán không có thời gian để tự mình đọc

Trang 19

lại hết toàn bộ hồ sơ thì thẩm phán đó có thể cử một thư ký tòa án đọc và chỉ dẫn chongười này đánh dấu lại toàn bộ các phần có liên quan để mình kiểm tra.

Thảo luận về các nguyên tắc pháp lý

Đây là phần trọng tâm của một văn bản tố tụng Nội dung của phần này phải chứng tỏđược rằng các kết luận mà tòa án đưa ra là có cơ sở và hợp lý Phần này cần thuyếtphục được người đọc về tính chính xác của kết quả giải quyết vụ việc bằng sức nặngcủa sự lập luận chứ không phải bằng cách cổ xúy hoặc lý lẽ Thẩm phán phải xử lývấn đề quyền hạn mà người ta có thể cho là đối lập và các ý kiến phản đối và phải đốidiện với các vấn đề một cách dứt khoát và xử lý dứt điểm Mặc dù bản ý kiến khôngphải đề cập tới từng vụ án và từng luận điểm, song phần tranh luận phải thật đầy đủ đểbên thua kiện thấy rằng mọi yếu tố cơ bản liên quan đến vị thế của bên này đã đượccân nhắc thấu đáo

Dưới đây là hướng dẫn đối với phần thảo luận về các nguyên tắc pháp lý

Tiêu chuẩn xem xét

Văn bản tố tụng cần nêu rõ ngay từ đầu tiêu những chuẩn mực khi áp dụng cácnguyên tắc pháp lý Điều này tạo ra sự chính xác việc phân tích của người viết vănbản Có thể tham khảo các ví dụ về các tiêu chuẩn xem xét trong Phụ Lục C

Trình tự thảo luận

Tòa án không nên đi theo cách tổ chức vấn đề của luật sư và cũng không bắt buộc phảitrình bày các vấn đề theo thứ tự mà luật sư đã sử dụng Việc các vấn đề được trình bàytheo trình tự nào được quyết định bởi cách cấu trúc của văn bản tố tụng Nhìn chung,cần thảo luận về các vấn đề có tính xét định trước Trình tự đặt vấn đề sẽ phụ thuộc vàocách lập luận của văn bản đã được chuẩn bị Nếu cần phải đề cập tới các vấn không cótính xét định – để nhằm mục đích giáo dục hoặc hướng dẫn – thì nên để dành tới phầncuối của văn bản

Đề cập tới vấn đề nào

Theo khuyến nghị chung, một văn bản tố tụng không nên đề cập tới những vấn đềkhác ngoài những vấn đề cần được giải quyết để xét xử vụ việc Nếu tòa án cho rằngcần đề cập tới một vấn đề có tính xét định song không phải do các bên đưa ra thì tòa

án cần thông báo điều này cho luật sư và phải tạo điều kiện để tóm lược vấn đề

Có những vấn đề không cần thiết đối với việc đưa ra quyết định của tòa án song theoyêu cầu của bên thua kiện vẫn phải được mang ra thảo luận nhưng chỉ trong chừngmực hợp lý để chứng tỏ rằng các vấn đề đó đã được xem xét thỏa đáng Tuy nhiên,ranh giới giữa thế nào là cần thiết và thế nào là không cần thiết không phải lúc nàocũng rõ ràng Đôi khi, lý do ra quyết định của tòa án có thể được giải thích đầy đủbằng việc thảo luận về những vấn đề không thuộc phạm vi phần nhận định Hơn thế

Ngày đăng: 17/07/2014, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w