Bản ý kiến phúc thẩm thể hiện quyết định tập thể của một số thẩm phán. Thẩm phán là người viết bản ý kiến đó phải tính đến suy nghĩ của các thẩm phán khác trong hội đồng xét xử hoặc tại toà toàn thể (en banc) và phải đưa suy nghĩ của cả nhóm vào trong phần cơ sở của bản ý kiến đó. Đôi khi, một số thẩm phán tham gia vào việc chuẩn bị một bản ý kiến. Ví dụ, khi bản ý kiến được viết cùng nhau, hoặc khi các thẩm phán bình luận và có ý kiến về một văn bản mà một thẩm phán là người được giao viết bản ý kiến đó. phần này sẽ trình bày một số những cân nhắc giữa các đồng nghiệp khi viết bản ý kiến chung.
Biên bản ý kiến chung
Tại một số toà khu vực, mức độ phức tạp và số lượng vấn đề liên quan trong một vụ việc dẫn đến phải có bản ý kiến chung. Ý kiến chung được coi là ý kiến trước toà (per curiam). Tuy nhiên, đôi khi vụ việc liên quan tới từng phần khác nhau trong ý kiến chung đó lại được nêu tên rõ ràng. Ví dụ, khi xem xét các hồ sơ hành chính dài và mang tính kỹ thuật của, Toà Khu vực D.C, thường đưa ra các bản ý kiến đó như: Xin xem một số ví dụ tại National Wildlife Federation v. Hodel, 839 F.2d 694 (Toà khu vực D.C. 1988) và Ohio v. U.S. Department of Interior, 880 F.2d 432 (Toà khu vực D.C. 1989). Và Chemical Manuracturers Association v. Environmental Protection Agency, 870 F. 2d 177 (Toà khu vực số 5. 1989).
Khi hội đồng xét xử quyết định đưa ra bản ý kiến chung, cần có kế hoạch và phối hợp thỏa đáng giữa các thẩm phán và thư ký tòa (law clerk) để bảo đảm rằng bản ý kiến là có thể đọc được, mạch lạc và chặt chẽ. Có thể cần tổ chức một hội thảo phù hợp sau giai đoạn thảo luận để bàn về việc hoàn thiện bản ý kiến, trong đó cần đề cập tới mối quan hệ giữa các phần ý kiến với nhau, các giải định chung hoặc những khẳng định dựa vào tình tiết của vụ việc. Trình tự các phần có thể cần phải thiết kế nhằm bảo đảm dễ hiểu và tránh lặp lại các tình tiết cơ bản cũng như lặp lại các phân tích pháp lý. Nhìn chung, một thẩm phán của hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm điều phối và gửi các bản tóm tắt và sơ lược của các phần theo dự định trước khi tất cả bắt đầu viết. Một thẩm phán, thường là thẩm phán điều phối, cũng sẽ có trách nhiệm viết phần lời nói đầu và phần kết luận, trong đó có bao quát mọi phần trong bản ý kiến đó. Phần lời nói đầu thường là tóm tắt và thường là tuyên bố về việc khiếu kiện đó được đưa ra toà xét xử. Các chi tiết và các tình tiết của vụ việc cần được trình bày trong các phần cụ thể sau đó của văn bản.
Sau khi những người được giao nhiệm vụ hoàn thành phần dự thảo của mình thì thẩm phán điều phối sẽ có trách nhiệm lắp ghép, xem xét điều chỉnh có tính kỹ thuật (không thay đổi nội dung) nhằm tránh sự chồng chéo hoặc tránh các khác biệt về văn phong trong toàn bộ văn bản.
dụng bản ý kiến chung để tránh chậm trễ và lệ thuộc vào một thẩm phán. Do đó,nếu có kế hoạch một cách khoa học, thì cách làm này cần áp dụng vì nó vừa tiết kiệm thời gian và vẫn duy trì được chất lượng đối với loại văn bản này.
Bình luận về một dự thảo do một thẩm phán khác viết
Các thẩm phán sẽ gửi bản thảo ý kiến cho các thẩm phán khác trong hội đồng xét xử hay toàn bộ các thẩm phán của toà để xin ý kiến nhận xét nhằm bảo đảm rằng bản ý kiến đã có nhận xét của đại đa số thẩm phán. Khi nhận xét về bản ý kiến viết bởi một thẩm phán khác, thì nên nhận xét vào nội dung của bản ý kiến, chứ không nên nhận xét về văn phong. Khi đó, để xác định rạch ròi giữa văn hong và nội dung, thì một bình luận là phù hợp nếu vấn đề đang nói đến là tiếng nói của tòa án. Do đó nội dung của nhận xét là thông điệp của tòa án mà không đại diện cho quan điểm của các cá nhân.
Bản ý kiến phản đối
Bản ý kiến phản đối có một số mục đích khác nhau. Chúng có thể giúp toàn bộ thẩm phán (en banc) có cơ hội để rà soát một lần hoặc xem xét lại vụ việc theo lệnh toà cấp trên hoặc chuẩn bị kỹ hơn nữa để xem xét lại ý kiến của mình. Việc làm này có thể có tác động tới công tác lập pháp để chỉnh sửa những bất cập trong quy định của pháp luật. Các ý kiến phản đối cũng có tác dụng tốt tới các thẩm phán khác cũng như đến luật sư nhằm hạn chế của việc ra quyết định thiếu cân nhắc xảy ra trong tương lai. Theo cách này, ý kiến phản đối có thể sẽ rất hữu ích trong việc đưa ra những thông tin quan trọng đến những người đọc đồng thời giúp cho việc hoàn thiện pháp luật.
Ý kiến phản đối luôn được viết một cách chuẩn mực. Bởi vì một văn bản ý kiến phản đối được viết một cách khoa trương hay giáo điều có thể dẫn đến bất hoà và gây cảm giác không tốt đối với toà án. Điều này có thể làm giảm hiệu lực của bản ý kiến và làm ảnh hưởng uy tín của cả toà án với tư cách là một thể chế. Có nên thể hiện phản đối hay không? câu trả lời có thể phụ thuộc vào bản chất của vụ việc và nguyên tắc đang xét đến. Việc phản đối thường không nên được đưa ra khi nguyên tắc đó đã được giải quyết và quyết định đó có ít tầm quan trọng đối với các vụ việc khác, mà chỉ áp dụng với vụ việc cụ thể đó. Các vụ việc có đề cập tới những nguyên tắc pháp lý mới xuất hiện hoặc những giải thích pháp luật trong những lĩnh vực sẽ tác động đến các hoạt động tương lai của luật sư, công chúng và của chính phủ thường sẽ xứng đáng để phản đối hơn là các vụ việc có phạm vi áp dụng hạn hẹp. Như một thẩm phán đã từng nói: vấn đề phải quan trọng đủ để “khuấy động sự quan tâm” của thẩm phán nhằm hoàn thiện pháp luật hơn nữa, chứ không phải là để trút ra những cảm xúc cá nhân. Các thẩm phán khi cân nhắc có nên đưa ra ý kiến phản đối hay không, thì cần tự hỏi mình liệu những lợi ích mà mình đạt được có cao hơn cái giá có thể phải trả hay không?
Nếu một thẩm phán cho rằng viết bản phản đối sẽ hữu ích, thì nên viết một cách cẩn trọng và có trách nhiệm như là một bản ý kiến của tòa án. Lý lẽ lập luận nên tập trung vào những nguyên tắc quan trọng và phải phân biệt rõ giữa cơ sở của người phản đối và cơ sở của đại đa số. Tuy nhiên, đây là một công cụ để nêu ra những điểm khác biệt, bất đồng một cách hữu hiệu và mạnh mẽ, đồng thời đây cũng là một công cụ để tham gia tranh luận hoặc biện hộ. Một bản ý kiến phản đối không nên chỉ đơn thuần là chỉ chỉ trích ý kiến của đại đa số hoặc của một tác giả. Không nên dùng ngôn ngữ xúc phạm và giọng điệu bề trên để chỉ trích, mặc dù một số thẩm phán cho rằng đôi khi sự xúc phạm hoặc căm phẫn có chừng mực cũng là cần thiết.
Phụ lục E có đưa ra nhiều ví dụ về những bản ý kiến phản đối với văn phong chừng mực và hợp lý khi thể hiện những ý kiến trái với ý kiến của đại đa số.
Ý kiến nhất trí (Ý kiến ngắn gọn)
Hầu hết những điều phải cân nhắc trong các ý kiến phản đối cũng áp dụng đối với những ý kiến nhất trí. Nhất trí là phù hợp khi nhằm định nghĩa chính xác hơn về phạm vi của một bản ý kiến hoặc để thông báo cho các bên và người đọc về những điều mà người viết cho là quan trọng. Một bản ý kiến nhất trí không nên được viết chỉ để bổ sung một quan điểm hoặc một tuyên bố cá nhân mà ý kiến đó còn phải có giá trị giáo dục. Câu hỏi nên đặt ra cho người viết là: Tôi có đang viết cho tôi hay cho tòa? Các thẩm phán nên đưa vào trong bản ý kiến nhất trí của mình một phần trình bày về lý do tại sao họ lại nhất trí cụ thể như vậy. Mục đích không phải là trình bày một ý kiến thay thế của tòa án, mà là để chỉ ra điểm xuất phát của ý kiến cũng như phạm vi ý kiến. Bản nhất trí không nên xào xáo lại những tình tiết và các nguyên tắc pháp lý mà đại đa số đã dùng để đưa ra quyết định đó, trừ trường hợp có khác biệt đáng kể trong những phát hiện tình huống và kết luận pháp lý. Các lý lẽ nên đúng nguyên tắc và phải theo một kiểu cách mang tính xây dựng.
Phần 7