đề tài nghiên cứu “ những lỗi phổ biến trên bài tập của học sinh

21 724 1
đề tài nghiên cứu “ những lỗi phổ biến trên bài tập của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê nghiên cứu vừa là trách nhiệm cao cả của những ngời đang học tập. Đặc biệt đối với giáo viên s phạm theo chuyên môn ngữ văn. Trong quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học không chỉ tăng thêm lợng kiến thức phong phú mà còn là hành trang giúp giáo viên tự tin hơn trong nghề nghiệp. Với đề tài nghiên cứu những lỗi phổ biến trên bài tập của học sinh chủ yếu là học sinh lớp 6. Tôi sẽ trình bày một số lỗi cơ bản mà số đông học sinh thờng mắc phải nh lỗi chính tả, dùng từ thừa, từ lặp, lỗi dùng sai dấu câu (chấm, phẩy) và lỗi viết hoa, viết tắt tuỳ tiện. Mong rằng với bài tập nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc sửa lỗi cho các em học sinh, để các em sẽ viết đúng hơn, hay hơn trong bài viết của mình. Nh thế cũng là một phần đóng góp vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu tôi rất mong đợc sự giúp đỡ , cổ vũ, góp ý của đồng nghiệp cùng các em học sinh để tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học này. Với đề tài nghiên cứu này, mong các thầy cô và bạn bè góp ý kiến chân thành để bài viết của tôi đợc hay hơn có tác dụng tốt với học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bảo Thắng, ngày 04 thnág 11 năm 2006 Phần I: Phần mở đầu I- Lý do chọn đề tài: Nh chúng ta đã biết môn ngữ văn là một trong những bộ môn vo cùng quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu của tr- ờng PTCS, không phải ngẫu nhiên mà môn ngữ văn lại có vị trí nh vậy. Muốn có vị trí đó môn ngữ văn phải tạo ra sức thuyết phục khi dùng ngông từ chính xác. Cách đây hơn bốn thập kỷ bản Tuyên ngôn độc lập củ Hồ Chí Minh đã thuyết phục đợc cả nhân loại. Thực tế là nh vậy nhng hiện nay ta thấy trong các trờng phổ thông, môn ngữ văn còn tự học sinh coi nhẹ từ việc học lý thuyết đến thực hành. Chính vì thực trạng trên mà trong giao tiếp hàng ngày các em mắc rất nhiều lỗi. Trong các bài làm văn, các em còn sử dụng sai về từ, ngữ pháp cách đặt câu mà các em không biết. Các em không hiểu đợc rằng khi viết một van bản mà mắc nhiều lỗi nh vậy thì ngời đọc và ngời nghe sẽ khó tiếp nhận. Chính điều đó sẽ làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan trên cho nên tôi đã chọn đề tài này. Đề tài: Những lỗi phổ biến trên baìo tập của học sinh. II- Đối tợng Phạm vi nghiên cứu: - Là những lỗi phổ biến mà học sinh thờng mắc phải trong khi làm bài tập. - Đề tài này chỉ giới hạn cho học sinh ở một lớp, đặc biệt là trong các bài viết văn, hoặc giao tiếp hàng ngày. III- Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu Các lỗi thờng mắc ở lớp 7 là một mục đích mà nghiên cứu khoa học thờng hớng tới. Nghiên cứu để thấy đợc thực trạng của học sinh trong lớp đã đợc khảo sát qua một số bài viết văn, một số quyển vở ghi bài tập Tiếng Việt mà các em làm. Từ đó tìm ra nguyênnhân để khắc phục sửa chữa. Khi tìm ra thực trạng, nguyên nhân rồi tôi sẽ đề xuất một số biện pháp cách sửa chữa cho học sinh nhằm mục đích: Một mặt giúp các em nâng cao thành tích học tập, mặt khác giúp các em hoàn thiện mình hơn khi bớc váo các lớp cao hơn. Đó cũng là cách làm giàu thêm trí thức cho mình, là: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. IV- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích này; đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khảo sát các lỗi mà các em thờng mắc. - Các nguyên nhân và điều kiện ảnh hởng. - Dạy thực nghiệm tìm cách sửa chữa và biện pháp khắc phục phạm vi nghiên cứu. V- Các phơng pháp nghiên cứu: Điều tra bằng cách theo doic thờng xuyên vở của học sinh thông qua bài viết, bài kiểm tra, một tiết, 15 phút, bài làm ở nhà để tìm ra các lỗi, thống kê, phân tích, đánh giá đo đến giải pháp sảe chữa cho học sinh. Phần II: Nội dung Chơng I Cơ sở lý luận cơ sở thực tiễn I- Cơ sở lý luận: Những kiến thức khoa học, giáo dục có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Có thể nói rằng bớc lên lớp 6 các em đã chuyển mình từ bậc tiểu học để bợc vào một chặng đờng mới đó là chặng đờng THCS. ở lứa tuổi này trí thức của các em đã phát triển thế nhng do mải chơi, việc nắm bắt trí thức cha sâu. Một số em để hổng kiến thức lúc nào không hay, đặc biệt là môn ngữ văn. Vì thế mà các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi bài giảng. Điều đó dẫn đến các em không yêu thích môn học, lời trau dồi về từ ngữ, cách viết văn. Vì thế kết quả học tập kém, các em khi phải tiếp xúc với môi trờng xung quanh. Đây là vấn đề cơ bản có liên quan đến bộ môn ngữ văn, bởi vì có tiếp thu, có tiếp nhận thông tin hay không, trớc hết phải rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Đó là chìa khoá của của sự nhận thức học vấn, của sự phát triển trí tuệ. 1- Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy học môn ngữ văn trong nhà trờng phổ thông. a- Vị trí môn ngữ văn: Để xác định đợc vị trí môn học này trớc hết ta phải xác định đợc bản chất của môn ngữ van với t cáh là một môn học và mối quan hệ của nó với các môn học khác. b- Nhiệm vụ của môn ngữ văn trong nhà trờng: Nâng cao hoàn chỉnh cho học sinh những trí thức về Tiếng Việt những trí thức có tính chất lý thuyết về hệ thống các đơn vị của Tiếng Việt, về ngữ, nghĩa, phong cách, nghệ thuật ngôn từ. Tiếp tục nâng cao hoàn chỉnh cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ, các kỹ năng mà ở bậc tiểu học các em đã đợc hình thành, học sinh cần phái có năng lực, tạo lập tốt các loại văn bản nh: kể chuyện, miêu tả, năng lực và viết đúng chính tả. Cần tạo cho học sinh năng lực cảm thụ văn học thông qua các tác phẩm văn chơng trong nhà trờng góp phần hình thành thế giới quan khoa học, bồi dỡng lòng yêu quê hơng, đất nớc, gia đình, bạn bè, ý thức giữ gìn bản sắc của Tiếng Việt, một thứ của cải vô cùng phong phú, vô cùng lâu đời của dân tộc nh Hồ Chí MInh đã dạy . II- Cơ sở thực tiễn: Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn của tr- ờng THCS tôi nhận thấy bên cạnh một số bộ môn ngữ văn đạt đợc là còn rất hạn chế. Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên. Các em cha chuyên tâm, hứng thú học tập, cha tìm ra một phơng pháp học tập tối u hay các em cha hiểu rõ vai trò, chức năng môn học này nên xem thờng và cho là dễ học hơn, các bộ môn khoa học khác. Để giải quyết thực trạng này, chúng ta xác định trớc tiên để học tốt bộ môn ngữ văn thì các em phát âm chính xác, viết chuẩn chính tả, biếtd dùng từ, đặt câu, sử dụng đấu câu, diễn đạt lu loát đây là những yếu tố cơ bản để các em có thể viết đợc những bài văn hay, nói năng, ứng xử giao tiếp tốt. Thế nhng qua thực tế giảng dạy môn ngữ văn ở trờng THCS tôi thấy đa số học sinh cha làm tốt những thqao tác này. Vì vậy tỷ lệ học sinh mắc những lỗi trên là khá cao, học sinh viết sai chính tả, không biết dùng từ , đặt câu, câu văn còn lủng củng, rờm rà là còn rất phổ biến. Đứng trớc thực trạng này nhiệm vụ quan trong của ngời giáo viên là phải sửa lỗi đó cho các em, giúp các em tự nhận ra và sửa chữa các lỗi của mình thờng mắc phải. Nếu làm tốt công việc này sẽ giúp các em có những kỹ năng cơ bản để đi sâu học tập bộ môn, là chắc chắn chất lợng bộ môn ngữ văn sẽ đợc nâng cao. Mục đích của sự nghiệp giáo dục nói chung là đào tạo ra những con ngời có trí thức, có nhân cách và có khả năng ứng xử giao tiếp tốt, vì lẽ đó mà bên cạnh các bộ môn khoa học khác, bộ môn ngữ văn ở trờng phổ thông, có vai trò rất quan trọng. Sửa những lỗi phổ biến mà học sinh thờng mắc là một công việc của ngời giáo viên và rất quan trọng đối với học sinh khi còn đang trên ghế nhà trờng cũng nh trong cuộc sống sau này. Chơng II Các lỗi học sinh thờng mắc nguyên nhân và điều kiện ảnh hởng I- Các lỗi học sinh thờng mắc: 1- Các lỗi chính tả về các cặp phụ âm, nguyên nhân, các dấu thanh: a- Lỗi về các cặp phụ âm đầu: Ch/tr, s/x, r/d, gi , l/n Ví dụ: ở chên cây Hùng ném từng chái dừa suống phía dới. Nhận xét: Các từ gạch chân trong ví dụ trên đều sai về chính tả, các cặp phụ âm đều bị lẫn lộn là: tr/ch, s/x - Lỗi phụ âm đầu: s/x Ví dụ: Sông sanh nh dải lụa sa mờ trong x ơng xớm ánh mặt tời xua tan màn x ơng khiến cho dòng sông càng sôn sao mùa xanh sao xuyến. - Lỗi phụ âm đầu: l/n. Ví dụ: Nói lăng là một nét đẹp làm lên nhân cách con ngời. Lời nói nh những bông hoa nở trên lền văn hoá. - Lỗi phụ âm đầu: r/d/gi Ví dụ: Chiều hè trên con đê chạy dọc Sông Hồng, có hàng chục đứa bé thả giây dong cho con diều lựa theo chiều gió lên cao. b- Lỗi về các cặp phụ âm cuối: - Cặp phụ âm: c/t Ví dụ: Tiêng tiếc: một số em đọc và viết sai thanh tiêng tiết, tiên tiết. Ví dụ: Xanh biếc; một số em và viết sai thành xanh biết. Ví dụ: Ngênh ngang: một số em đọc và viết sai thành nghênh ngan, nghên ngan. Ví dụ: Tuềnh toàng: mộy số em đọc và viết sai thnàh tuền toàn, tồn toàn. c- Lỗi về các cặp nguyên âm: Ví dụ: Nhân quyền: một số em đọc và viết sai thành nhân quền Ví dụ: Chạy nhảy: một số em đọc và viết sai thành chại nhải Ví dụ: Quay phải: một số em đọc và viết sai thành quai phải. d- Lỗi về các dấu thanh: Ví dụ: Đỏng đảnh: một số em đọc và viết sai thành đõng đãnh. Ví dụ: Thủ thỉ: một số em đọc và viết sai thành thũ thĩ. Các thnah hỏi các em đều viết sai bằng các thanh ngã. 2- Lỗi về dùng từ thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa, đúng câu: a- Dùng từ thừa, từ lặp: Ví dụ 1: Phải quý trọng hạt cơm mà đó cũng là do chính mình lao động thì mới làm đợc hạt cơm để ăn cho nên ta phải quý trọng hạt cơm. Ví dụ 2: Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cung thchs những nhân vật trong câu chuyện này những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhận xét: Trong các ví dụ trên học sinh sử dụng nhiều từ lặp, từ thừa làm cho câu văn, mạch văn bị lủng củng mất đi cái hay của nó, ngời đọc khó hiểu. Các em dùng từ không có tính mục đích, biểu hiện sự nghèo nàn về vốn từ vì phải dùng đi dùng lại một từ. b- Dùng từ không đúng nghĩa: Ví dụ 1: Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con ngời. Ví dụ 2: Có một số bạn còn bàng quang với lớp. Ví dụ 3: Vùng này còn khá nhiều thủ tục nh: ma chay, cới xin đều cỗ bàn linh đình, ốm không đi viện mà ở nhà cúng bái Ví dụ 4: Anh ấy đã có một nhận xét rất tinh tuý. Ví dụ 5: Mọi ngời chúng ta đều ghi nhớ công sức của tất cả các vị anh hùng liệt sỹ đã chết vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhâ dân. Nhận xét: Các từ gạch chân trong ví dụ trên đều sử dụng không hợp lý không đúng với ý nghĩa của câu văn. 3- Lỗi về câu: a- Câu thiếu chủ ngữ: Ví dụ 1: Qua truyện Dế mèn phiêu lu ký cho thấy dế mèn rất phục thiện. Ví dụ 2: Với kết quả năm học đầu tiên ở trờng THCS đã động viên em rất nhiều. Nhận xét: Câu thiếu thành phần biểu thị sự vật hiện t- ợng đợc miêu tả (bộ phận chủ ngữ). b. Câu thiếu bộ phận vị ngữ: [...]... không hiểu về quy định các cách viết hoa và viết thờng sau mỗi loại dấu câu Đây là dạng phổ biễn trong học sinh do không học hành bài vở đến nơi đến chốn Theo thống kê của chúng tôi những học sinh khi bớc vào phổ thông cơ sở thờng mắc phải lỗi này nhiều hơn ( 40 60% ) có điều rất kỳ rằng: có học sinh sau dấu ( ) và ( ! ) thì không hề viết hoa nhng sau dấu (,) (-) lại viết hoa Chơng III Biện pháp khắc... Ra đời cách đây 5 thế kỷ nhng bài Cáo vẫn còn giá trị Ví dụ 4: Bác Hồ là một nhà thơ lớn, một nhà Chính Trị lỗi lạc Các từ gạch chân đều sai lỗi chính tả do viết hoa tuỳ tiện II- Nguyên nhân và điều kiện ảnh hởng 1- Lỗi về các cặp phụ âm, nguyên âm, các dấu thanh - Do thiếu rèn luyện thờng xuyên - Do sự phát âm của các vùng miền khác nhau + Nh học sinh miền Bắc thờng mắc lỗi các cặp phụ âm ( tr/ch,... Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Nguyễn Đình Thi Những ví dụ trên học sinh dùng thừa dấu ngoặc kép Ví dụ 3: ong còn thể hiện tình cảm của mình bằng những bài thơ nh cây chuối Câu thiếu dấu ngoặc kép Cây chuối Ví dụ 4: Vầng trăng ai sẻ làm đôi Đờng trần ai vẽ ngợc xuôi hỡi chàng Đa nhau một bớc lên đàng Cỏ xanh hai lối hàng hàng châu sa ca dao Nhầm dấu ngoặc đơn thành dấu ngoặc kép 5- Lỗi. .. thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa, đúng âm: Để chữa lỗi dùng từ cho học sinh giáo viên cần phải giúp học sinh tìm và phân tích kỹ nguyên nhân mắc lỗi Nêu những cách sửa lỗi Khi nói đặc biệt là khi viết phải hết sức tránh lặp từ và một cahc svô ý thức khiến cho lời nói trở lên nặng nề, dài dòng Chỉ dùng từ nào mà mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm * Sửa lỗi lặp từ: Ví dụ: Em rất thích đọc truyện dân gian... Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm những từ dùng sai âm và nêu nguyên nhân cũng nh các chữa những từ đó Ví dụ: Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc Trong câu này: Mấp máy ( cử động khẽ và liên tiếp ) học sinh nhớ không chính xác thành nhấp nháy là mở ra nhắm lại liên tiếp Chữa các từ dùng sai trong câu: Ví dụ 1: Anh ấy đã có một nhận xét rất tinh tuý Tinh tuý học sinh. .. học giỏi nhất lớp 6A Chủ ngữ: Bạn Lan Phụ chủ: ngời học giỏi nhất lớp 6A Vị ngữ: không có Ngoài ra nguyên nhân mắc lỗi còn là do học sinh không biết chấm câu vì vậy những câu sai về cấu tạo ngữ pháp thờng thiếu tính lôgíc khi diễn đạt Câu sai do việc sử dụng từ có thể là không hiểu nghĩa của các thực từ Sai do nhầm lẫn giữa các thành phần ngữ pháp của câu Sai do không biết dùng dấu chấm câu, không biết... trọng của câu 4- Lỗi về câu: Do không nắm đợc nguyên tắc dùng các loại đấ câu, ký hiệu, chức năng của từng loại dấu câu ấy Dùng dấu chấm khi nào, dấu phẩy khi nào, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép đợc dùng trong nững trờng hợp nào 5- Lỗi viết hoa, viết thờng sau các dấu câu: Hình thành do sự tuỳ tiện của ngời viết Do không hiểu về quy định các cách viết hoa và viết thờng sau mỗi loại dấu câu Đây là dạng phổ. .. Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán Ví dụ: Bạn Nam học giỏi (trần thuật khảng định ) Bạn Nam học giỏi? ( nghi vấn, có phần phủ định sự học giỏi của Nam Bạn Nam học giỏi ! ( thán phục) v.v Việc dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp ngời đọc hiểu đúng nghĩa của câu Để đặt đúng (?) ta phải xác định câu nào là câu nghi vấn câu nào không...Ví dụ 1: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể Ví dụ 2: Hình ảnh Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù Ví dụ 3: Bạn Lan ngời học giỏi nhất lớp 6A Nhận xét: Trong các ví dụ trên chỉ có thành phần chủ ngữ thiếu thành phần vị ngữ c- Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: Ví dụ 1: Mỗi khi qua cầu Long Biên Ví dụ 2: Bàng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ... b) Dấu phẩy: Dấu phẩy đợc dùng để đánh dấu danh giới giữa các bộ phận của câu, giữa bộ phận chính và bộ phận phụ, giữa bộ phận nòng cốt và ngoài nòng cốt - Làm gianh giới giữa phần khởi ngữ và phần chính của câu Ví dụ 1: Lan ơi, Phơng về rồi đấy Ví dụ 2: Bài hát ấy, tôi đã nghe cô hát nhiều lần rồi - Làm gianh giới giữa các vế của câu . tài này. Đề tài: Những lỗi phổ biến trên baìo tập của học sinh. II- Đối tợng Phạm vi nghiên cứu: - Là những lỗi phổ biến mà học sinh thờng mắc phải trong khi làm bài tập. - Đề tài này chỉ. dạy, nghiên cứu khoa học không chỉ tăng thêm lợng kiến thức phong phú mà còn là hành trang giúp giáo viên tự tin hơn trong nghề nghiệp. Với đề tài nghiên cứu những lỗi phổ biến trên bài tập của. sáng của tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu tôi rất mong đợc sự giúp đỡ , cổ vũ, góp ý của đồng nghiệp cùng các em học sinh để tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học này. Với đề tài nghiên

Ngày đăng: 17/07/2014, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan