1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài các biện pháp phát triển kỹ năng nói cho học sinh trong giảng dạy môn tiếng anh lớp 8

28 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 ĐỀ TÀI : CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 8. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP. III. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KỸ NĂNG NÓI. IV. CÁC LOẠI HÌNH BÀI TẬP ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH. GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 V. MINH HOẠ MỘT TIẾT THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI. PHẦN III: KẾT LUẬN GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội cũng như các sự kiện chính trị trên toàn thế giới.Đất nước ta đang trên đường đổi mới, chúng ta đang quyết tâm công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ với nhiều nước khác. Đặc biệt sau khi Việt nam gia nhập WTO, tiếng Anh được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn ngay cả ở chính tại Việt nam. Do vậy việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng đã được coi trọng và giảng dạy một cách nghiêm túc trong các trường PTCS và PTTH Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi những giáo viên dạy Anh văn ở cấp THCS có trách nhiệm trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để các em có thể học tốt môn tiếng Anh ở cấp THPT hay có thể giao tiếp những câu thông thường với người nước ngoài.Chúng tôi luôn cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy, các đồng nghiệp, GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 cũng như tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, hấp dẫn học sinh, không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề “ Làm thế nào để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Khối lớp 8” Sau những lần được tập huấn về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn hè, tham dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp cũng như bản thân tự tìm tòi tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong việc dạy kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh với các đối tượng khác nhau và đã thu được một số kết quả nhất định. Sau đây tôi xin trình bày rõ nội dung này để các đồng nghiệp tham khảo và góp ý thêm. GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 PHẦN II: NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh LỚP 8 “Nói “ là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh phổ thông của ta còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc , viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên. GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học.thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ : Ôn cũ - luyện mới . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới. “ Học thầy không tày học bạn “ , trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo. Thông qua thực hành nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh. giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. II. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói cho học sinh 1/ Thuận lợi GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Công nghệ thông tin đang rất phát triển ở Việt nam, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây. 2/ khó khăn Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ. Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự. Thầy , Cô giáo không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng tiếng việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. III .Phương pháp tổ chức thực hiện kỹ năng nói GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 1- Giới thiệu mục đích và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh. Nói có thể luyện tập cá nhân hoặc thực hành theo cặp, nhóm. Nếu thực hành theo cặp, nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp, nhóm trước để học sinh biết mình phải luyện tập với ai. Giáo viên cũng phải yêu cầu kỷ luật khi luyện tập. 2- Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục, theo phương châm từ dễ đến khó. 3- Tuỳ theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. 4- Thực hiện phần luyện nói trong từng phần của bài học.  Phần gây hứng thú đầu giờ ( warm up ) : Giáo viên có thể cho từng cặp học sinh hỏi đáp về thời tiết, ngày tháng, tình hình lớp học, về việc đã làm trong ngày nghỉ  Phần giới thiệu ngữ liệu mới ( presetation ) : Kỹ năng nói thường được thực hiện trong phần giới thiệu ngữ cảnh ( set the scene ) và phần giới thiệu cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build , Concept checking.  Phần luyện tập ( Practice ) : Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như : Bài tập GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 thay thế ( Substitution drills ), dùng Prompts hay picture cues hay các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học.  Phần nói tự do ( Production ) : Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh thực hành nói theo cặp hay nhóm. Ở phần này giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngoài sách giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như tả trường của em, tả nhà của em , tả bạn em sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài, vừa đem lại hiệu quả, kích thích được học sinh nhiệt tình luyện tập 5- Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói  Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi.  Trong luyện tập các giáo viên có hai chức năng chính :một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; Hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh.  Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa, có hiệu quả.  Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực.  Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi.  Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện ví dụ như gặp khách nước ngoài, có bà con từ Mỹ, Anh, Úc trở về ( nhất là các em bé hoặc bạn bằng tuổi). IV.Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 10 [...]... GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 24 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 20 08 Lê Thanh Mai GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 25 Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh Năm học 2007 - 20 08 26 Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài : CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 Năm học 2007 - 20 08 Ký hiệu : Loại đề tài : Chuyên... Những học sinh yếu kémcũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn Với phương pháp dạy học mới “ Lấy học sinh làm trung tâm “ thì phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh Nhưng... quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn Giờ nào ,tiết nào tôi cũng động viên được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động Nhũng lớp tôi dạy theo phương pháp này đều có kết quả tốt, đều là những lớp có kết quả cao trong khối.Bản thân tôi cũng nắm chắc được điểm mạnh ,điểm yếu của từng học sinh ,rút ra được những vấn đề cân bổ sung cho. .. chung của cả nhóm cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 15 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 20 08 V Minh hoạ một tiết thực hành kỹ năng nói : Grade 8 - Unit 7 : My neighborhood Speak Kỹ năng nói được thực hành qua từng bước lên lớp bằng các dạng bài tập sau 1- Warm up : Kim’s game - Giáo viên chia lớp học ra làm hai đội , đội A và... cho học sinh nào đó Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo Học sinh này có nhiệm vụ GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 12 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 20 08 trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục + Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển. .. Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007... cho các bài sau ,bổ sung trong giáo trình giáo án của mình Trên đây là một số kinh nghiệm để phát triển kĩ năng nói cho học sinh mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp tham khảo để góp phần thúc đẩy việc dạy môn ngoại ngữ có hiệu quả hơn trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay Rất mong được sự góp ý , trao đổi của các bạn đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn Đà Nẵng, tháng 2 năm 20 08 Người... notebook GV: Lê Thanh Mai - Trường: Nguyễn Chí Thanh 22 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN III: Năm học 2007 - 20 08 KẾT LUẬN Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng... chí, tem .trên bàn cho cả lớp quan sát Sau một phút đem cất đi rồi cho các đội lần lượt đọc tên các đồ vật bằng tiếng Anh Đội nào đến lượt mình mà không đọc ra được từ đúng hay đọc từ đã có trước đó là đội thua cuộc.Đội còn lại là đội thắng cuộc ( Trong khi học sinh kể ra từ nào đúng thì giáo viên có thể xác nhận bằng cách giơ vật đó ra và nhắc lại bằng tiếng Anh để cho tất cả học sinh có thể nhớ được... tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã học + Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh + Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như : “ What is happening in picture A ?” “ What do you see in picture B ?’’ + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh . Năm học 2007 - 20 08 ĐỀ TÀI : CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ. dẫn học sinh, không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề “ Làm thế nào để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Khối lớp 8 Sau. Nguyễn Chí Thanh 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 20 08 PHẦN II: NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh LỚP 8 Nói “ là một trong bốn kỹ năng quan

Ngày đăng: 17/07/2014, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w