Trường THCS Tố Hữu được thành lập theo Quyết định số: 463QĐUBND ngày 1452009 của UBND huyện Sông Hinh. Trường đặt tại thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh. Trường THCS Tố Hữu là đơn vị sự nghiệp công lập, trường hạng III, trực thuộc phòng GD ĐT huyện Sông Hinh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Được thực hiện quyền tự chủ một phần về tài chính. Nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của Điều lệ trường phổ thông, các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành; là cơ quan tham mưu trực tiếp với Phòng GD ĐT huyện Sông Hinh, UBND xã Đức Bình Đông về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương xã.
1 PHÒNG GD&ĐT SÔNG HINH TRƯỜNG THCS TỐ HỮU Đ ức Bình Đông 9/ 2013 2 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013-2014 Trên cơ sở quán triệt tinh thần NQ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 về GD&ĐT và NQ Chi bộ Nhà trường; Căn cứ Chỉ thị số: 3004/CT-BGDĐT, ngày 15/8/2013 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014; Căn cứ Công văn số 820/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2013 của Sở GD& ĐT Phú Yên V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2013-2014; Triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 và công văn số 151/PGDĐT ngày 23/9/2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS của phòng GD&ĐT Sông Hinh, Trường THCS Tố Hữu xây dựng phương hướng và quyết tâm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ sau đây: I. Đặc điểm Nhà trường Trường THCS Tố Hữu được thành lập theo QĐ số: 463/QĐ- UBND ngày14/5/2009 của UBND huyện Sông Hinh. Trường đặt tại thôn Bình Giang, thuộc địa bàn thôn đặc biệt khó khăn, tình hình ANQP ổn định, người dân gồm nhiều thành phần dân tộc như: Ê đê, BaNa, Tày, Nùng, Dao, Mường Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Diện tích khuôn viên trường là 10.140m 2 , có cổng, tường rào, có 04 phòng học, 01 phòng dạy Tin học, 01 phòng Thư viện- Thiết bị, các TBĐDDH cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng làm việc của Ban giám hiệu còn thiếu. Năm học 2013-2014, Trường THCS Tố Hữu có 04 lớp với 143 học sinh (trong đó: có 01 lớp 6 với 42 học sinh; 01 lớp 7 với 38 học sinh; 01 lớp 8 với 31 học sinh; 01 lớp 9 với 32 học sinh). Học sinh DTTS chiếm 59.44%; HS nghèo và cận nghèo: 81%. - Tổng số CBCC-VC: 23 người. Trong đó: CBQL: 02 người; GV: 15 người; NV: 06 người. - Nhà trường có: 02 Tổ chuyên môn và 01 Tổ Văn phòng; có Chi bộ Đảng và các đoàn thể: Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Đội Thiếu niên. II. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 1. Quán triệt, triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ GD và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của ngành với chủ đề “ năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. 2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và sáng tạo các cuộc vận động, các phong trào thi đua bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả gắn với việc đổi mới công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm trong công việc, kỷ cương, nề nếp, ý thức chấp hành pháp luật trong đơn vị. 3 3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, đổi mới công tác Thi đua- Khen thưởng; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; thực hiện dạy học sát đối tượng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đẩy mạnh ứng dụng CNTT; thực hiện nghiêm túc việc dạy học các chủ đề tích hợp, lồng ghép giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường; quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh, sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học- giáo dục. 4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, công tác chủ nhiệm lớp; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. 5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học- giáo dục; đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện trong HĐSP, phát huy vai trò và trách nhiệm các cá nhân, đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường. Triển khai thực hiện các giải pháp- phối hợp đồng bộ nhằm giảm tối đa tỷ lệ học sinh yếu- kém, lưu ban, bỏ học; tiếp tục duy trì công tác bồi dưỡng tạo nguồn học sinh giỏi từ lớp 6- 9; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo mũi nhọn đảm bảo đạt chỉ tiêu PGD giao về học sinh giỏi các cấp. 6. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm giai đoạn 2013-2014; đánh giá CBCC và đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp CB-GV nghiêm túc; thực hiện đánh giá KĐCLGD, kiện toàn hồ sơ minh chứng; tăng cường công tác tham mưu, từng bước đầu tư CSVC, TBDH theo các tiêu chuẩn, tiêu chí; chú trọng công tác xây dựng cảnh quan nhà trường Xanh- Sạch- Đẹp. 7. Thực hiện đánh giá, rà soát, điều chỉnh bổ sung đề án chiến lượt phát triển nhà trường, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chuẩn bị các điều kiện theo lộ trình để đảm bảo xây dựng trường đạt chuẩn năm học 2014-2015. 8. Sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH sẵn có; giữ vững chuẩn phổ cập THCS, phát huy công tác XHHGD, tranh thủ mọi nguồn lực trong việc hổ trợ đầu tư CSVC và các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác dạy và học. II. Nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp cụ thể 2.1. Chỉ tiêu 1. Xây dựng tập thể nhà trường * Chỉ tiêu: - Tập thể đoàn kết, không xảy ra khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đơn thư nặc danh. - 100% không vi phạm nội qui, qui chế, ATGT; không vi phạm Chỉ thị số : 23-CT/TU ngày 03 tháng 06 năm 2013 của ban thường vụ Tỉnh uỷ Phú Yên. - 100 % xếp loại CBCC cuối năm đạt: Khá và Xuất sắc. Trong đó, xuất sắc: 74%.(17/23 người) - 100% CB-GV xếp loại chuẩn nghề nghiệp đạt: Khá và Xuất sắc. Trong đó, xuất sắc: 82%.(15/17 người) 4 * Biện pháp: - Chú trọng công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần đoàn kết, tự học và sáng tạo trong CB-GV-NV và HS. - Tăng cường giáo dục nề nếp, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật, nội qui, qui chế, qui chế chuyên môn. - Thực hiện đánh giá xếp loại công chức kết hợp với công tác thi đua như sau: + Xét CSTĐCS trở lên: Đối với GV-NV được xếp loại CBCC xuất sắc; Loại Xuất sắc phải có thành tích nổi bậc trong các hoạt động ( đạt và vượt chỉ tiêu giao). + Xét LĐTT: Đối với GV-NV được xếp loại CBCC từ khá trở lên; Loại Khá phải đạt mức chỉ tiêu trường giao. 2.2. Chỉ tiêu 2: Chất lượng thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua 2.2.1. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” * Chỉ tiêu: - 100% CB-GV-NV xếp loại tốt về phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện nghiêm túc việc chào cờ và học tập dưới cờ. - Mỗi tổ chức: Đoàn, Đội, mỗi Tổ phải có 01 công trình hoặc mô hình hưởng ứng cuộc vận động trong năm 2013. * Biện pháp: - Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên; Chi bộ, Nhà trường và các đoàn thể hưởng ứng cuộc vận động tích cực; mỗi CB-GV-NV tự lập kế hoạch học tập và làm theo bằng 01 việc làm cụ thể. - Nâng cao nhận thức, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện PCCT, lối sống, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong hoạt động giáo dục. Tự ý thức về trách nhiệm công việc, cách sống, cách làm và cách sinh hoạt của từng CB-GV-CNV. 2.2.2. Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung * Chỉ tiêu: - 100% thực hiện nghiêm túc, không vi phạm; tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phụ huynh và học sinh. - Công khai về: CSVC, chất lượng giáo dục và tài chính trên Website và bảng thông tin. - Mỗi lớp làm 01 bảng công khai chỉ tiêu chất lượng treo tại lớp. * Biện pháp: - Triển khai thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy thực chất, kiểm tra, thi cử, đánh giá xếp loại học sinh đúng thực chất, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của phụ huynh, nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện cho học sinh. - HS xem tài liệu, vi phạm qui chế kiểm tra, thi được xem xét để xếp loại đạo đức. - Thực hiện nghiêm túc các qui trình xét thi đua khen thưởng, đảm bảo xét và bầu chọn khách quan, đúng các đối tượng. 5 2.2.3. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” * Chỉ tiêu: - Thực hiện nghiêm túc 5 nội dung của phong trào. Mỗi lớp là 01 lớp học thân thiện. - Trường- lớp Xanh- Sạch- Đẹp; Tổ chức, tham gia tốt các hoạt động phong trào. - Triển khai phát động mô hình ”lớp học thân thiện- học sinh tích cực”. - Làm vườn Sinh vật trong năm 2013. - Thực hiện phong trào đạt theo lộ trình kế hoạch trường chuẩn. * Biện pháp: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 Của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục đào tạo; công văn số 1730/GDTrH ngày 17/11/2008 của Sở GD-ĐT V/v thực hiện nề nếp trong dạy và học. Củng cố BCĐ, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động cụ thể, xây dựng các qui chế phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS-HCM, chỉ đạo Đội TNTP-HCM trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc 5 nội dung của phong trào. Thực hiện phong trào“ Xanh – Sạch – Đẹp” trường- Lớp học, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể đảm bảo vệ sinh, mỹ quan trường- lớp học. 2.3. Chỉ tiêu 3. Chất lượng giáo dục và PC- THCS. 2.3.1. Tuyển sinh đầu cấp và duy trì sĩ số học sinh * Chỉ tiêu: Hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học thấp hơn 01%; tuyển sinh 100% trên địa bàn. *Biện pháp: - Quan tâm giáo dục HS để tránh hiện tượng tảo hôn, tăng cường mối quan hệ giữa GVCN với phụ huynh để nắm rõ tình hình học sinh. - Phát huy vai trò ban tiếp bước cho em đến trường, phối hợp với địa phương thường xuyên vân động học sinh đến lớp. - Tiếp tục thực hiện mô hình ”GV chủ nhiệm phụ” để quản lý học sinh sâu sát hơn. - Thực hiện khoán mỗi GV chịu trách nhiệm về chuyên cần 9-10 HS làm cơ sở để bầu xét thi đua. - Mỗi tổ chức: Đoàn, Đội, Tổ: phải nhận đỡ đầu 01 HS (hoàn cảnh thật sự khó khăn). 2.3.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh * Chỉ tiêu: Tốt: 86%; Khá: 14%; Không có TB; Yếu. * Biện pháp: - Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội thông qua các buổi chào cờ, các hoạt động chủ điểm, sinh hoạt Đội, hoạt động GDNG, giáo dục qua các môn học đặc biệt là môn GDCD, nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN, Đội cờ đỏ cũng như trách nhiệm quản lý HS trong toàn hội đồng, phát hiện và uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái trong học sinh. - Duy trì công tác giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục y tế học đường, nâng cao cảnh giác không để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. 6 - Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát huy vai trò tự quản của học sinh. 2.3.3. Chất lượng Học tập văn hóa * Chỉ tiêu: - Xếp loại học lực: Giỏi:14% (20/143); Khá: 32 %(46/143); Yếu dưới: 2,1%(2/143). (sau thi lại) - Tỷ lệ TN-THCS: 100%. - Học sinh giỏi các cấp: - Cấp huyện:18 giải. Trong đó: Văn hóa: 08 giải; TNTH:02; Tiếng Anh qua mạng: 08; Toán Casio:1; Toán Internet:4. - Cấp tỉnh: 03 HS.( Văn hóa, TNTH và Tiếng Anh qua mạng). * Biện pháp: - Nghiêm túc triển khai dạy học sát đối tượng theo chuẩn kiến thức và kỹ nămg; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả TBDH. - Kiểm tra đánh giá: + Đề kiểm tra định kì đảm bảo có 01 đề chính và 01 đề dự phòng/1 lần kiểm tra, có ma trận đề. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, ý thức tự học, tự rèn luyện cho mỗi học sinh. Kết quả các bài kiểm tra phải thể hiện sự tiến bộ của học sinh một cách thực chất. + GV đánh giá đúng trình độ HS, khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. + GVBM đánh giá xếploại HS phải đủ số lượt kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên theo quy định của từng bộ môn. Động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho HS yếu có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập + Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên, tổ chức các chuyên đề chuyên môn. - Dạy phụ đạo và Bồi dưỡng: + Căn cứ vào kết quả của năm học trước và khảo sát chất lượng đầu năm, ngay đầu năm học chuyên môn lên kế hoạch cụ thể phụ đạo học sinh yếu kém, chú trọng, môn Toán, Văn và môn Anh văn lớp 6 (thời khóa biểu, môn học, giáo viên giảng dạy, danh sách học sinh, hồ sơ theo dõi việc dạy của GV và học của học sinh); + Tổ chức dạy học hai buổi/ ngày các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn, Sử, Địa, Ngữ văn. 3 buổi/tuần. + Chuyên môn, GVCN, GV bộ môn tuyên truyền, vận động, khuyến khích HS tham gia các đội tuyển HS giỏi các cấp ở mọi hình thức. + Duy trì công tác đào tạo nguồn từ lớp 6-9; tổ chức thi tự chọn HS giỏi khối lớp 8,9 cấp trường; Thành lập các đội tuyển và có kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển cả năm học. - Thực hiện khoán chất lượng HS và số lượng HSG cho giáo viên để làm cơ sở bầu chọn thi đua. - Chỉ xét thi đua các danh hiệu đối với những giáo viên hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đăng ký đầu năm. Xét các danh hiệu CSTĐ, cấp khen thưởng huyện, tỉnh khi giáo viên có HS đạt giải theo cấp tương ứng. Riêng giáo viên các bộ môn không có tổ chức thi HSG các cấp thì phải đạt GVG cấp huyện trở lên; LĐTT phải đạt GVG cấp trường trở lên. 7 * Khoán chỉ tiêu chất lượng các lớp- bộ môn và HSG các môn ( phụ lục kèm theo) 2.3.5. Tham gia các hội thi - Giáo viên đạt GVG: Cấp huyện: 80% số GV tham gia; Cấp tỉnh 100% ( được chọn tham gia). - HS: Có xếp giải toàn đoàn khi tham gia các hội thi cấp huyện. 2.3.6. Công tác Phổ cập THCS * Chỉ tiêu: Duy trì giữ vững chuẩn PC-THCS trên địa bàn xã (phụ trách khu vực Buôn Thung và Bình Giang) * Biện pháp: - Thường xuyên rà sót, điều tra, cập nhật số liệu, mở các lớp phổ cập nghiêm túc. - Tăng cường phối hợp với mặt trận các thôn buôn và chính quyền địa phương để vận động HV đến lớp. Phối hợp TT-HTCĐ xã mở lớp. 2.4. Chỉ tiêu 4. Cơ sở vật chất. - Ban giám hiệu tăng cường công tác tham mưu lãnh đạo ngành và địa phương hổ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng, trang bị CSVC cho nhà trường từng bước theo kế hoạch trường chuẩn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Các hạn mục cấp thiết: Nhà hiệu bộ, Thư viện, sân, đường nội bộ. - Phát huy công tác xã hội hóa giáo dục. 2.5. Chỉ tiêu 5. Xây dựng các tổ chức đoàn thể, các bộ phận và Thi đua khen thưởng. * Chỉ tiêu: - Các đoàn thể nhà trường hoạt động phát huy hiệu quả. - Các tập thể, cá nhân đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra, đạt danh hiệu thi đua đã đăng ký. + Nhà trường đạt tập thể LĐXS, UBND Tỉnh khen, cờ huyện, tỉnh; Cá nhân LĐTT: 23; CSTĐCS: 11; Huyện khen: 05; Tỉnh khen: 02; CSTĐ tỉnh: 04. + Chi bộ Đảng: Chi bộ trong sạch vững mạnh: Đảng bộ huyện khen. + Công đoàn: Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Công đoàn ngành, LĐLĐ huyện tặng giấy khen. + Chi Đoàn Thanh niên: Chi đoàn vững mạnh xuất sắc, huyện Đoàn khen. + Liên Đội: Vững mạnh xuất sắc, Hội đồng đội huyện tặng giấy khen. Liên đội phụ trách “phát thanh măng non” 02 lần/tuần. * Biện pháp: - Chi bộ, Nhà trường, các bộ phận, đoàn thể tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, giám sát. Tăng cường đổi mới quản lý, ứng dụng CNTT, phối hợp chặc chẽ trong đơn vị. - Hoạt động theo đúng điều lệ, qui định, qui chế của tổ chức mình. 2.6. Chỉ tiêu 6. Công tác xây dựng trường chuẩn quấc gia và KĐCLGD * Chỉ tiêu: - Đánh giá rà soát, bổ sung kế hoạch; làm tốt công tác tham mưu để từng bước đầu tư xây dựng các hạn mục đến năm 2015 đạt chuẩn về CSVC. 8 - Nhà trường có kế hoạch đánh giá các chỉ tiêu và giao nhiệm vụ thực hiện các tiêu chuẩn. Tiếp tục triển khai kế hoạch chiến lược giai đoạn 2010- 2015 và tầm nhìn 2020. + Các tiêu chuẩn đạt: 4/5: Tổ chức nhà trường; CBQL-GV-NV; Chất lượng giáo dục; Công tác xã hội hóa giáo dục. + Tự đánh giá KĐCLGD theo các tiêu chí. * Biện pháp: - Nhà trường có kế hoạch xây dựng trường chuẩn; Tích cực tham mưu UBND xã đầu tư theo qui hoạch của chương trình Nông thôn mới trong năm 2014; - Tham mưu lãnh đạo ngành và địa phương đầu tư thực hiện Tiêu chuẩn về: Cơ sở vật chất. 2.7. Chỉ tiêu 7. Các mặt công tác khác 2.7.1. Công tác hổ trợ, phục vụ - Kế toán- Thủ quĩ: Quản lý hồ sơ kế toán, tài sản, tài chính nhà trường; Lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp; Tham mưu về công tác kiểm tra, quản lý tài sản, tài chính kịp thời, theo đúng qui định; quản lý, thu-chi ngân quĩ; giao dịch rút, nhận, chuyển tiền theo yêu cầu. Xếp loại: Tốt - Y tế: Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trong nhà trường, xây dựng các chương trình kế hoạch; đề xuất các giải pháp, phương pháp quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành phục vụ hoạt động của đơn vị; Sơ cứu ban đầu, phối hợp trạm Y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, quản lý, cấp phát thuốc, chuyển viện các trường hợp bệnh nặng. Xếp loại: Tốt - Thiết bị: Quản lý hồ sơ, sổ sách, quản lý thiết bị và tài sản của Nhà trường; thực hiện báo cáo kịp thời đúng qui định. Nhận thiết bị, đồ dùng dạy học từ cấp trên và giáo viên làm. Cấp phát và thu hồi thiết bị, đồ dùng dạy học khi cho mượn. Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý, kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường. Xếp loại: Tốt - Thư viện: Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị và tài sản của trường; thực hiện báo cáo kịp thời đúng qui định. Nhận sách giáo khoa, tài liệu tham khảo từ cấp trên.Cấp phát và thu hồi Sách giáo khoa, sách tham khảo khi cho mượn; tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong việc mua, quản lý, kiểm tra sách giáo khoa, sách tham khảo của nhà trường 5 triệu/ năm. Xếp loại: Tốt - Văn thư: Tiếp nhận quản lý Công văn đi- đến; sắp xếp, lưu trữ văn bản, hồ sơ, sổ sách nhà trường; trực tiếp công dân; viết các giấy tờ theo biểu mẫu; chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín; quản lý và đóng dấu các văn bản; đánh máy, sao in các văn bản tài liệu. Xếp loại: Tốt - Bảo vệ: Trực bảo vệ nhà trường 24/24 giờ, sửa chữa bàn, ghế, sửa chữa điện, nước; giữ ANTT, an toàn nhà trường, công tác PCCC; Phối hợp giải quyết vấn đề về ANTT nhà trường; chăm sóc cây xanh; vệ sinh phòng làm việc, phục vụ nước uống. Xếp loại: Tốt 2.7.2. Giáo dục pháp luật, ngăn chặn tệ nạn XH - Đảm bảo công tác an toàn giao thông, an ninh, trật tự trường học; thực hiện tốt không để xảy ra bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước. 2.7.3. Ứng dụng công nghệ thông tin. 9 - Sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý Hệ thống quản lý nhà trường V.mis và chương trình Smax 2.0 do Viettel cung cấp. - Tất cả CB-GV-NV và HS tham gia học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra đánh giá; - Tất cả CB-GV-NV phải có địa chỉ và hoạt động có hiệu quả Email cá nhân ( thông tin liên lạc). Khai thác có hiệu quả mạng Internet; Website của nhà trường hoạt động thường xuyên và hiệu quả. - Nhà trường thực hiện tốt cải cách hành chính, gắn với cải cách giáo dục, cải cách thông tin, liên lạc hai chiều, quản lý kết quả học tập. 2.7.4. Công tác kiểm tra nội bộ, Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và dạy thêm học thêm - Kiểm tra nội bộ theo các chuyên đề sau: + Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề việc thực hiện chủ đề năm học. + Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua. + Kiểm tra việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. + Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội quy nhà trường. + Kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. - Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: + Kiểm tra việc dạy phụ đạo cho HS yếu-kém; kiểm tra việc dạy bồi dưỡng các đôị tuyển học sinh giỏi; kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình; kiểm tra giáo án, kiểm tra chuyên đề chuyên môn, kiểm tra hồ sơ các tổ chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. + Kiểm tra toàn diện 60% GV; chuyên đề 100%. - Triển khai nghiêm túc các hướng dẫn, chỉ đạo về các qui định dạy thêm, học thêm. 2.7.5. Tích hợp, lồng ghép các hoạt động giáo dục - Nhà trường thành lập Ban phụ trách HĐGDNGLL; phụ trách công tác Đội, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể; TPT, GVCN soạn giảng đầy đủ các hoạt động sinh hoạt chủ điểm hàng tháng theo đặc thù đơn vị, địa phương. - Phối hợp với TT-GDTX-DN Sông Hinh tổ chức dạy nghề phổ thông cho HS khối 8,9 đảm bảo đạt chỉ tiêu. - Chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề cho HS lớp 9, phân luồng học sinh sau TN-THCS. 2.7.6.Công tác xã hội hóa giáo dục và hoạt động khuyến học Tranh thủ sự quan tâm của Ngành, chính quyền địa phương, cha mẹ HS và CB-GV-CNV trong nhà trường để khuyến khích tinh thần CB-GV và HS trong việc giảng dạy và học tập. Nhà trường và công đoàn phối hợp vận động các doanh nghiệp, cửa hàng trên địa bàn ủng hộ ghế đá. 10 Phần III KIẾN NGHỊ 1. Phòng GD-ĐT - Tạo điều kiện tốt nhân lực, cơ sở vật chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. - Tăng cường đầu tư theo lộ trình của đề án trường chuẩn, làm sân đường nội bộ. 2. Chính quyền địa phương - Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, mặt trận các thôn, buôn, gia đình học sinh cùng phối hợp tốt trong việc vận động HS và HV đến lớp. - Nâng cao hiệu quả của Ban tiếp bước cho em đến trường. - Đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo kế hoạch chương trình nông thôn mới. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD; để duyệt - UBND xã; - Các tổ chức đoàn thể nhà trường; Nguyễn Hồng Sử - Lưu. PHÒNG GD&ĐT SÔNGHINH Duyệt [...]...PHÒNG GD& ĐT SÔNGHINH TRƯỜNG THCS TỐ HỮU BẢN ĐĂNG KÝ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC- BỘ MÔN- HSG CÁC CẤP Lớp MÔN XL- HL XL- HK Ngữ Văn Lịch Sử Địa lý Tiếng Anh Toán Vật Lý Hóa học Sinh học GDCD Thể dục Âm nhạc Mỹ thuật Tin học Công nghệ XL HL XL HK Lưu ban HS Bỏ học 6 7 8 9 Số lượng HS Giỏi các cấp TB TB TB TB Giỏi% Trở lên Giỏi% Trở lên Giỏi% trở lên trở lên Huyện Tỉnh . nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2013- 2014; Triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2013- 2014 và công văn số 151/PGDĐT ngày 23/9 /2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS của phòng. 15/8 /2013 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013- 2014; Căn cứ Công văn số 820/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9 /2013 của Sở GD& ĐT Phú Yên V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 1. Quán triệt, triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ GD và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 2014 của ngành với chủ đề “ năm