1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12

21 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 544,46 KB

Nội dung

Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đó phương pháp sử dụng đồ dùng trực

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Mã số:…………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Người thực hiện: HOÀNG VĂN TÂM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: 

Phương pháp dạy học bộ môn LỊCH SỬ 

Phương pháp giáo dục: 

Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2010-2011

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: HỒNG VĂN TÂM

2 Ngày tháng năm sinh: 20- 04 -1973

8 Đơn vị cơng tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 1995

- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên mơn cĩ kinh nghiệm: giảng dạy mơn lịch sử

- Số năm cĩ kinh nghiệm: 13 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã cĩ trong 5 năm gần đây:

+ “SỬ DỤNG KÊNH HÌNH VÀ VĂN THƠ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ” năm học 2006-2007

+ “MỘT VÀI KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” năm học 2007-2008

+ MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIẾM TRA MIỆNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” năm học 2008-2009

+ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆP THPT MƠN LỊCH SỬ” năm học 2009-2010

Trang 3

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2010-2011

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG

ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP

- Có giải pháp hoàn toàn mới 

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2 Hiệu quả:

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp

dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp

dụng tại đơn vị có hiệu quả 

3 Khả năng áp dụng

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính

sách: Tốt  Khá  Đạt 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực

hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt

hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG

Trang 4

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội Vì vậy, phương pháp

và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đó phương pháp sử dụng

đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp cơ bản của lí luận dạy học Bởi lẽ, việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ theo quy luật nhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể trực tiếp

nhận thức ( tri giác ) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại

nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên

Do đó, dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và

xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học Thông

tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú ( Sinh động và vừa

sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững) lời nói, hình ảnh

cũng như các loại đồ dùng trực quan ( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy

chiếu…) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh nhằm góp phần đạt được mục tiêu dạy học Tuy nhiên trong những năm vừa qua, trong quá trình thực hiện tranh tra hoạt động sư phạm của một số giáo viên dạy

sử trong địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy, vẫn còn không ít giáo viên chưa kết hợp phương pháp này vào dạy học, nếu có chăng cũng chỉ minh họa qua loa, chưa phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong việc khai thác tư liệu lịch sử

ở các đồ dùng dạy học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục

bộ môn lịch sử

Chính vì điều đó, tôi xin mạn phép đưa ra “Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12” để chia sẻ với quý thầy cô nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1/ Cơ sở lý luận

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa

sự vật

Trang 5

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử,

là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan

Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua

Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả một cuộc đấu tranh cách mạng như

“Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931”, hay xem một

cuốn phim tài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” hoặc “ vài hình ảnh về cuộc

đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh” … học sinh có những tình cảm mạnh

mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh……

Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học

tập cho học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực quá khứ khách quan với

đời sống hiện tại

2/ Cơ sở thực tiễn:

Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử, coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử thì không đơn giản, chưa có sự thống nhất, mỗi người sử dụng một cách Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Trong bài viết này, tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch

sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số kinh nghiệm sử dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh

Trang 6

Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức “ Tai nghe-Mắt thấy” tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú, đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực

tư duy trừu tượng của học sinh

Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: không ít giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu

là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng dạy Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập Để đáp ứng yêu cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây, chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan Tuy nhiên đối với mỗi loại, chúng ta cần có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài

3 Nội dung nghiên cứu

Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng riêng Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12

a/ Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK:

Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực, chẳng hạn như bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (hình 27), Lễ thành

lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( hình 39), hay bức ảnh về

“Quân dân miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ” v.v….Những hình ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ Hay các bức ảnh cảnh làng quê đang vào mùa gặt hái với những chiếc máy cày đang thay thế sức trâu hoặc những hình ảnh Thanh niên xung phong tham gia

khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan (1957) ( hình 60 ), toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên (hình 64), thanh niên miền Bắc nô nức tham gia phong trào “3 sẵn sàng ” ( hình 65 ) Qua các hình ảnh này khắc họa cho học

sinh thấy được sự phát triển của cách mạng miền Bắc trong thời kì đầu xây dựng

Trang 7

chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã đảm nhiệm vai trò hậu phương lớn của cách mạng

cả nước

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa Học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung tranh ảnh Sau đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức ảnh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn

Ví như: khi sử dụng bức ảnh “Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền

giải phóng quân” ( hình 39 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và

tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1939-1945 ”

Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Lá cờ biểu hiện điều gì? Ai là người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập? Trang bị lúc đầu như thế nào? Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lãnh đạo lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Họ là những người du kích trong

đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ” và “ Cứu quốc quân ” (5/1945) Tuy số lượng còn ít ỏi ( chỉ có 34 người ) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã

tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng Đồng thời đây là mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này

Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc

Trang 8

tư duy trừu tượng Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú và trong sáng hơn Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan Sau khi quan sát, học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em Trong những điều kiện có thể cần gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó

Sách giáo khoa hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất

Ví dụ :ở bài 22 trang 176 SGK, giáo viên cho học sinh xem hình 70

“Nhân dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi quân Mỹ rút về

nước” và hình 71 “ Thanh niên học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mỹ, chính quyền Sài gòn bãi bỏ lệnh tổng động viên” Qua các kênh hình này giáo

viên có thể phát vấn học sinh “ Em hãy cho biết tình hình nước Mỹ và nước ta trong giai đoạn lịch sử này”? Học sinh trả lời, sau đó giáo viên khái quát: “ Đây

là giai đoạn Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, âm mưu cốt lõi là nhằm “Mỹ hóa”cuộc chiến tranh ở Việt Nam Với việc ào ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu cùng với các phương tiện chiến tranh tối tân do Mỹ viện trợ nhằm đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân ta Nhưng rất đáng tiếc cuộc chiến tranh của Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn Các cuộc phản đối chiến tranh ở Mỹ bùng nổ mạnh mẽ, đòi đưa con em của họ về nước, lên án việc leo thang chiến tranh của GiônXơn Ở Việt Nam các phong trào đấu tranh của mọi giai cấp, giai tầng nổ ra vô cùng mạnh mẽ, phản đối và lên án hành vi xâm lược

Trang 9

của Đế quốc Mỹ, đấu tranh đòi bãi bỏ lệnh tổng động viên mà chính quyền Sài Gòn đưa ra nhằm bắt lính làm bia đỡ đạn cho Mỹ ”

b/ Sử dụng ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử

Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tài đức của các nhân vật lịch sử Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu

tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc Chẳng hạn như khi dạy về Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930, học sinh không thể không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng- người cộng sản trung kiên đã khởi thảo ra bản Luận cương của Đảng Để học sinh hiểu rõ về Trần Phú

Trần Phú (1904-1931)

Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung ( hình 5 ), và

phát biểu những hiểu biết của mình về Trần Phú, sau đó giáo viên chốt lại những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi này

Giáo viên có thể dựa vào đoạn tư liệu sau: “Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Quảng Ngãi ( nguyên quán ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ) Ngay từ thuở thơ ấu Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương cầu thực vô cùng cực khổ, vì cha

Trang 10

mẹ mất sớm Trước cuộc sống quá khó khăn, anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tìm họ hàng nương tựa, nhờ bà con giúp đỡ, Trần Phú vào học ở trường Quốc học Huế Ông học rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bão lớn, rồi sau đó Trần Phú đi theo cách mạng, trở thành người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do Tháng 10/1930 Ông tham gia Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời và được cử làm Tổng bí thư Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị, để viết luận cương, Ông đã dựa vào Chính cương, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc;

đi vào tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chức cao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90 Phố Thợ Nhuộm Tại đây Trần Phú đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới tầng hầm của ngôi nhà

Sau một thời gian hoạt động, vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931 Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (Sài Gòn) Những

tên mật thám khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú ( bắt ngồi vào thùng nước

bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi cho xăng đốt ) Cuối cùng, chúng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép

của người chiến sĩ trẻ tuổi Trước khi chết, Trần Phú đã nhắn lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” Câu nói của Ông đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vào trận đánh Trần Phú hy sinh giữa lúc

27 tuổi đời, tuổi thanh niên rất tươi đẹp” Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc

Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Bởi vì, hình ảnh rõ ràng, cụ thể của kênh hình không những giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em

c/ Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng biểu, sơ đồ

c1 Sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng biểu

- Bản đồ, lược đồ, bảng biểu là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử Nhờ có bản đồ, lược đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử Chúng

ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian, chúng ta

sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó Nắm được địa điểm xảy ra

sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiện của địa điểm đó

Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được

Ngày đăng: 16/07/2014, 19:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w