Bài giảng Bệnh suy dinh dưỡng nhằm trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em; trình bày được cách phân loại suy dinh dưỡng; nêu được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng; kể được 12 bước của phác đồ cấp cứu bệnh suy dinh dưỡng nặng của Tổ chức y tế thế giới; nêu được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng; trình bày được việc thực hiện tuyên truyền và giáo dục được nội dung của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia.
1 BỆNH SUY DINH DƯỠNG * Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. 2. Trình bày được cách phân loại suy dinh dưỡng. 3. Nêu được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng. 4. Kể được 12 bước của phác đồ cấp cứu bệnh suy dinh dưỡng nặng của Tổ chức y tế thế giới. 5. Nêu được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng. 6. Trình bày được việc thực hiện tuyên truyền và giáo dục được nội dung của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia. * Nội dung 1. Định nghĩa Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thường trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protéin - năng lượng hay còn gọi là suy dinh dưỡng thiếu protéin năng lượng (Protéin - Energy malnutrition - PEM). Bệnh lí này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 3 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần, và trí thông minh của trẻ. 2. Dịch tễ học 2 Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Và bệnh suy dinh dưỡng góp phần vào 55% tỉ lệ tử vong của trẻ em toàn cầu. Ở Việt Nam, theo điều tra về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em các tỉnh phía Nam của Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao cho thấy: - Tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng theo tuổi: 24% ở trẻ dưới 6 tháng, 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và 70% ở trẻ dưới 15 tuổi. - Suy dinh dưỡng mãn tiến triển chiếm tỷ lệ 10%, suy dinh dưỡng cấp và suy dinh dưỡng mãn di chứng có tỉ lệ gần bằng nhau là 45%. - Ở các khu lao động nghèo và các trại mồ côi: 60% ở trẻ dưới 5 tuổi và gần 100% ở trẻ dưới 18 tuổi. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu mà tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (%) 53,0 47,9 45,6 44,9 43,9 40,6 39,8 36,7 33,8 Theo Trung tâm Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 1980 1996 1999 2001 3 Tỉ lệ (%) 50,0 28,5 18,1 13,2 Theo Khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng I: tỉ lệ suy dinh dưỡng nội trú trong bệnh viện: SDD I SDD II SDD III TỔNG CỘNG Năm 1998 23,1 13,3 6,9 47,1% Năm 2001 24,28 4,74 3,62 32,6% 3. Nguyên nhân Suy dinh dưỡng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cấp so với nhu cầu về các chất dinh dưỡng. 3.1.Tình trạng làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng 3.1.1. Thiếu kiến thức nuôi con: đây là nguyên nhân phổ biến nhất - Trên 60% các bà mẹ không biết nuôi con theo khoa học. - Thay thế sữa mẹ bằng sữa bò hoặc nước cháo (Mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa) ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Không biết cho trẻ ăn dặm hợp lý, không biết cách tăng năng lượng trong khẩu phần ăn. - Không biết lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và rẻ tiền. - Cho ăn quá ít lần. - Không biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ. - Kiêng ăn quá đáng, nhất là khi trẻ bị bệnh. 3.1.2. Thiếu thực phẩm 4 - Thu nhập thấp. - Xa chợ, thiên tai. - Gia đình đông con. 3.1.3. Nguyên nhân khác - Mẹ thiếu dinh dưỡng trước và hoặc trong thai kỳ. - Cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc. 3.2. Nhiễm trùng và ký sinh trùng - Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh. - Trẻ không được chủng ngừa đầy đủ theo lịch. 3.3. Nguyên nhân thứ phát: - Các tình trạng làm tăng nhu cầu: nhiễm trùng, chấn thương, ung thư. - Tăng mất năng lượng: bệnh lý kém hấp thu, sốt. - Giảm lượng ăn vào: chán ăn, ung thư. - Các dị tật bẩm sinh: hệ tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bệnh nhiễm sắc thể. Trên thực tế đối với mỗi đứa trẻ các tình trạng trên thường phối hợp với nhau. 4. Phân loại suy dinh dưỡng Cho đến nay các chỉ số nhân trắc thường được sử dụng nhất để xếp các loại tình trạng suy dinh dưỡng là: - Cân nặng theo tuổi. - Chiều cao theo tuổi. - Cân nặng theo chiều cao. 5 - Vòng cánh tay: ở trẻ từ 1-5 tuổi trung bình là 14-16 cm. + 13-14 cm: Suy dinh dưỡng nhẹ. + 12-13 cm: Suy dinh dưỡng vừa. + < 12cm: Suy dinh dưỡng nặng. 4.1. Cân nặng theo tuổi (CN/T): Để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp, theo tác giả GOMEZ (1956) - CN/T đạt 80% chuẩn: Trẻ bình thường. - CN/T đạt 71-80% chuẩn: suy dinh dưỡng nhẹ (Nằm trong khoảng -2 SD đến - 3 SD độ lệch chuẩn). - CN/T đạt 61-70% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa (-3 SD đến - 4 SD). - CN/T đạt ( 60% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng (trên -4 SD). Theo tính toán thống kê, 1 SD của cân nặng theo tuổi vào khoảng 10% (Có tài liệu là 11-12%) như vậy -2 SD vào ngưỡng 80%. 4.2. Dựa vào chiều cao theo tuổi (CC/T): Để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng mãn: - CC/T > 90% chuẩn: Trẻ bình thường. - CC/T đạt 86-90% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CC/T đạt 81-85% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CC/T < 80% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng. Theo tính toán thống kê, 1 SD của chiều cao theo tuổi tương đương 5% trung bình, như vậy -2SD vào khoảng 90%. 6 4.3. Dựa vào tỷ lệ cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Dựa vào tỷ lệ này có thể đánh giá được trẻ đang được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với nhu cầu hay thiếu hoặc dư thừa. - CN/CC > 80% chuẩn: Chế độ ăn phù hợp với nhu cầu. - CN/CC > 90% chuẩn: Chế độ ăn thừa, gây béo phệ. - CN/CC < 80% chuẩn: Chế độ ăn thiếu, gây suy dinh dưỡng. Để phân loại suy dinh dưỡng dựa vào tỷ lệ CN/CC ta có các chỉ số sau đây: - CN/CC đạt 71-80% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CN/CC đạt 61-80% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CN/CC đạt < 60% chuẩn: Suy dinh dưỡng nặng. Theo tính toán thống kê, 1 SD của cân nặng theo chiều cao tương đương 10% như vậy -2SD ở vào khoảng 80%. 4.4. Phân loại theo WaterLow Để cán bộ y tế có thể sắp xếp ưu tiên trước sau trong điều trị, WaterLow phối hợp hai tỷ lệ: CN/CC và CC/T để chia suy dinh dưỡng thành 3 nhóm: 7 CN/CC CC/T 80% < 80% 90% Trẻ bình thường SDD cấp < 90% SDD mãn, di chứng SDD mãn, tiến triển 4.4.1. Suy dinh dưỡng cấp Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đáp ứng với nhu cầu do đó CN/CC < 80% gây SD, nhưng chưa ảnh hưởng đến chiều cao, CC/T đạt 90% của chuẩn. Vì vậy nếu được điều chỉnh chế độ ăn kịp thời trẻ sẽ phục hồi, ở đây chỉ cần giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ. 4.4.2. Suy dinh dưỡng mãn, tiến triển Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đầy đủ, kéo dài nhiều ngày, gây sụt cân và giảm chiều cao: CN/CC < 80% và CC/T < 90%, đây là đứa trẻ bị đói thật sự, cần giúp đỡ bà mẹ cả về kiến thức dinh dưỡng và kinh tế gia đình. 4.4.3. Suy dinh dưỡng mãn, di chứng Trẻ đã được điều chỉnh chế độ ăn do đó cân nặng đã được phục hồi: CN/CC <80%, nhưng chiều cao thì không phục hồi, đây là đứa trẻ có di chứng lùn: CC/T <90%. Những trẻ suy dinh dưỡng mãn di chứng là những trẻ thiếu ăn triền miên, thể này có tỷ lệ cao ở những nước đang phát triển, nhất là khu lao động nghèo, trại mồ côi. 4.5. Phân loại theo WIJNAND KLAVER 8 Để phân biệt mức độ nhẹ vừa và nặng trong thể cấp và mãn WIJNAND KLAVER phối hợp 3 chỉ số: CN/T, CN/CC, CC/T. Theo cách phân loại suy dinh dưỡng của WIJNAND KLAVER chúng ta dễ dàng theo dõi diễn biến của bệnh: từ vùng 1 trẻ bình thường và sẽ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu ở vùng 7, và nếu các bà mẹ không được giáo dục dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn trẻ sẽ bị sụt cân: vùng 2 và sẽ đưa đến suy dinh dưỡng cấp thể nhẹ-vừa: vùng 3a hoặc nặng: vùng 3b và dần dần sẽ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn, tiến triển thể nhẹ- vừa: vùng 4a hoặc nặng: vùng 4b hoặc đã bắt đầu được điều chỉnh chế độ ăn: 5a và 5b. 9 Theo bảng phân loại WIJNAND KLAVER, chúng ta có 10 vùng như sau: 1 7 6 5a 4b 5b 2 4a 3a 3b CN/CC < 80% CN/CC 80% CN/T > 80% 60%< CN/T<80% CC/T 90% CC/T < 90 % CN/T <60% 10 - Vùng 1: CN/CC 80% CN/T 80% Trẻ bình thường CC/T 90% - Vùng 2: CN/CC 80% CN/T < 80% Trẻ bắt đầu sụt cân CC/T 90% - Vùng 3a: CN/CC < 80% CN/T < 80% SDD cấp thể nhẹ, vừa CC/T 90% - Vùng 3b: CN/CC < 80% CN/T < 60% SDD cấp thể nặng CC/T 90% - Vùng 4a: CN/CC < 80% CN/T < 80% SDD mãn, tiến triển thể nhẹ, vừa CC/T < 90% - Vùng 4b: CN/CC < 80% CN/T < 60% SDD mãn, tiến triển thể nặng CC/T < 90% - Vùng 5a: CN/CC 80% CN/T < 80% SDD mãn, tiến triển thể nhẹ, vừa đã được CC/T < 90% điều chỉnh chế độ ăn. [...]... hấp cấp tính (A.R.I), 11 Phòng bệnh 11.1 Cấp 0 : Giáo dục cho bà mẹ và người nuôi dưỡng trẻ về tác hại của bệnh suy dinh dưỡng 11.2 Cấp 1: Giáo dục nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 11.3 Cấp 2: Phát hiện sớm bệnh SDD và điều trị sớm 11.4 Cấp 3: Điều trị một số biến chứng và phục hồi di chứng nếu có 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tạ Thị Ánh Hoa (1996), Bệnh Suy dinh dưỡng , Bài giảng nhi khoa tập I – Bộ môn... điều hòa đường huyết và thân nhiệt 7 Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định suy dinh dưỡng dựa vào: - Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao - Phân loại WATERLOW - Phân loại theo WIJAND KLAVER - Phân loại theo BMI theo tuổi và giới (WHO 2007) Để đánh giá suy dinh dưỡng cấp, suy dinh dưỡng mãn tiến triển, suy dinh dưỡng mãn di chứng để có thể xếp ưu tiên trước sau trong điều trị Ngoài... nhi khoa tập I – Bộ môn nhi TPHCM, Tr 79 - 91 2 Nguyễn Thị Hoa và Hoàng Lê Phúc (2009), Suy dinh dưỡng , Phác đồ điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, tr 659 – 665 3 Ngô Thị Kim Nhung (2006), Bệnh suy dinh dưỡng, Bài giảng nhi khoa tập I, Bộ môn nhi TPHCM, Tr 132 - 147 4 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em (chương trình IMCI của UNICEF 2008) 5 Lewis A Barness (1996), “Malnutrition”,... nghĩa Tất cả các trẻ sanh đủ tháng mà cân nặng dưới 2500g gọi là SDD bào thai Đây là thể sớm nhất của bệnh SDD 5.1.2 Nguyên nhân - Mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai - Mẹ mắc bệnh mãn tính trong thời gian mang thai: Bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phổi và đặc biệt là các bà mẹ bị thiếu máu, bị suy dinh dưỡng 5.1.3 Lâm sàng SDD bào thai được phân loại theo 3 mức độ: nhẹ vừa và nặng dựa vào các chỉ số:... chống suy dinh dưỡng quốc gia 10.1 Ở Việt Nam chương trình này đã được thực hiện từ năm 1983 do: - SDD có tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ dưới 5 tuổi: 35-45% - Bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng: + Trước mắt làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ 22 + Lâu dài: hạn chế sự phát triển về chiều cao và trí tuệ - Trên 60% nguyên nhân của bệnh là do mẹ chưa biết cách nuôi con theo khoa học, chúng ta có thể hạn chế được bệnh. .. dẫn những điều sau: - Cách phòng bệnh SDD - Cách phát hiện sớm bệnh SDD dựa vào theo dõi vòng cánh tay, cân nặng và chiều cao - Cách phục hồi dinh dưỡng tại nhà 10.2.2.Đối với cán bộ y tế cơ sở - Biết phân loại SDD để có hướng xử trí thích hợp - Biết lồng ghép chương trình phòng chống SDD quốc gia với các chương trình quốc gia khác: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh khô mắt, phòng chống nhiễm khuẩn... hạ tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 20 % 1 Dinh dưỡng: Phải chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ thông qua chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ một cách hợp lý Sau khi trẻ ra đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ Cần có chính sách đúng đối với những bà mẹ cho con bú Cần tuyên truyền giáo dục tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ 2 Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn: bằng cách thông qua công... to nhỏ không đều + Thay đổi màu: đỏ nâu đen Đây là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do da bị thiếu dinh dưỡng bị khô, bong vẫy dễ bị hăm đỏ, lở loét - Gan to, chắc do thoái hóa mỡ, nếu nặng có thể tử vong do suy gan - Tiền sử ăn nhiều bột trong nhiều tháng - Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn biểu hiện ở các cơ quan khác: + Thiếu vitamin D: Răng sậm màu, dễ sâu răng, dễ rụng hoặc mọc chậm so... 20ml 20ml khoáng Hỗn hợp vitamin 140mg 140mg Nước 1000ml 1000ml 10 Điều trị biến chứng: hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hạ Calci huyết, suy tim 11 Chăm sóc trẻ bằng chính tình thương của cha mẹ: ủ ấm, cho bú, ép ăn 20 12 Khi trẻ xuất viện cần giáo dục kiến thức dinh dưỡng, cách chế biến thức ăn cho các bà mẹ, hướng dẫn mẹ cách theo dõi biểu đồ cân nặng của trẻ và hẹn trẻ tái khám để theo dõi sức khỏe... chứng thần kinh và tâm thần vẫn đe dọa tương lai của trẻ 5.1.4 Phòng bệnh SDD bào thai Theo tổ chức y tế thế giới, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ đẻ ra bị thiếu cân 22%, gần bằng tỷ lệ mẹ bị SDD 18-19% Mọi cố gắng hiện nay để bảo vệ bào thai là tăng cường chăm sóc và bồi dưỡng phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng cuối, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là: - Tất cả các bà mẹ mang thai phải được khám . hiệu lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng. 4. Kể được 12 bước của phác đồ cấp cứu bệnh suy dinh dưỡng nặng của Tổ chức y tế thế giới. 5. Nêu được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng. 6. Trình. 14-16 cm. + 13-14 cm: Suy dinh dưỡng nhẹ. + 12-13 cm: Suy dinh dưỡng vừa. + < 12cm: Suy dinh dưỡng nặng. 4.1. Cân nặng theo tuổi (CN/T): Để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cấp, theo tác. trạng suy dinh dưỡng mãn: - CC/T > 90% chuẩn: Trẻ bình thường. - CC/T đạt 86-90% chuẩn: Suy dinh dưỡng nhẹ. - CC/T đạt 81-85% chuẩn: Suy dinh dưỡng vừa. - CC/T < 80% chuẩn: Suy dinh dưỡng