Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp…Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.18%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Môi trường Bảo hiểm tại Việt Nam hiện đang là mảnh đất rất màu mỡ, để các tập đoàn tài chính tiếp tục chia sẻ thị phần. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, PVI cũng đạt được những thành tựu đáng khen ngợi và hứa hẹn sẽ gặt hái được thêm nhiều thành công mới trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực tập tại phòng tài chính kế toán của PVI, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị trong Phòng, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam”. Nội dung khoá luận được chia làm ba chương: Chương I: Tổng quan về bảo hiểm và công tác đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Chương II: Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVI.
Trang 1LOI MO DAU
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng vì mục đích lợi nhuận Vì vậy, mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh đoanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu
Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Trong bối cảnh bat lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.18%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng
của thị trường bảo hiểm Môi trường Bảo hiểm tại Việt Nam hiện đang là
mảnh đất rất màu mỡ, để các tập đồn tài chính tiếp tục chia sẻ thị phan Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với su ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cá doanh nghiệp trong và nước ngoài Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao Khơng nằm ngồi sự phát triển chung đó, PVI cũng đạt được những thành tựu đáng khen ngợi và hứa hẹn sẽ gặt hái được thêm nhiều thành công mới trong những năm tiếp theo
Trong quá trình thực tập tại phịng tài chính - kế toán của PVI, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị trong Phòng, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá kết quả và hiệu quá kinh doanh cúa Tổng công ty bảo hiểm dầu
khí Việt Nam”
Nội dung khoá luận được chia làm ba chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm và công tác đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 2Chương II: Phân tích kết quả và hiệu quả kinh đoanh của Tổng công ty
bảo hiểm dầu khí Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVI
Trong quá trình thực tập và thực hiện bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cơ Phạm Thị Định cũng như của các anh chị trong phòng tài chính kế tốn của PVI Tuy nhiên do thời gian và điều kiện có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trên công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2009
Trang 3CHUONG I
TONG QUAN VE BAO HIEM VA CONG TAC DANH GIA KET QUA, HIEU QUA KINH DOANH CUA DNBH
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm
1.11 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xay ra Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân:
- Các rủi ro thiên nhiên gây ra như: bão, lụt, hạn hán, động đất, sét làm ảnh hưởng đến sản xuất, đến đời sống và đến sức khoẻ của con người
- Các rủi ro do biến động của khoa học và công nghệ Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển làm tăng năng suất lao động, thúc đấy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người; nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như: tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, tai nạn ôtô và làm tăng nguy cơ mắt việc làm của người lao động
- Các rủi ro do môi trường xã hội Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yêu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội như: ốm đau, dịch bệnh, mat việc làm, trộm cắp, hoả hoạn
Bất kế đo nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mắt hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khắc phục
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi
Trang 4nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro
- Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tồn thất, giảm thiểu rủi ro Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro
+ Tránh né rủi ro là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những biện pháp thích hop dé né tráng rủi ro có thể xáy ra, tức là loại trừ cơ hội dẫn đến tốn thất Chẳng hạn, để tránh tai nạn giao thông người ta hạn chế đi lại để tránh tai nạn lao động người ta chọn những nghề không nguy hiểm Tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể tránh được Nhưng cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể tránh né được
+ Ngăn ngừa tốn thất - các biện pháp ngăn ngừa ton that đưa ra các hành động nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại đo tổn thất gây ra Ví dụ, để giảm thiểu các tai nạn lao động, người ta tổ chức các khoá học nâng
cao chất lượng các hoạt động đảm bảo an toàn lao động
+ Giảm thiểu tốn thất - người ta có thể giảm thiểu tén thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra Ví dụ, như khi có hoá hoạn, để giảm thiểu tốn thất, người ta cố gắng cứu các tai san con ding được
Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc
giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra, người ta không thể lường hết
được hậu quả
- Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tốn that do các rủi ro gây ra nếu có
+ Chấp nhận rủi ro — đây là hình thức mà người gặp phải tốn thất tự chấp nhận khoản tốn thất đó Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự
Trang 5nhiên có thé phân chia làm hai nhóm:
* Chấp nhận rủi ro thụ động: là khi tốn thất xảy ra, người ta khơng có sự chuẩn bị trước và có thể vay mượn để khắc phục hậu quả tốn thất
* Chấp nhận rủi ro chủ động: là khi người ta lập ra quỹ dự trữ, dự phòng và quỹ này chỉ được sử dụng đề bù đắp tốn thất do rủi ro gây ra Tuy nhiên, VIỆC này dẫn đến VIỆC nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hoặc nếu đi vay thì sé bị động và còn gặp phải các vẫn đề gia tăng về lãi suất
+ Bảo hiểm - đây là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý
rủi ro của các tô chức cũng như cá nhân Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyền giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng Theo quan điểm
xã hội, bảo hiểm khơng chí là chuyền giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về tốn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh
Do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thê thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng
Vì vậy, khái niệm “bảo hiểm” trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với
các đơn vị sản xuất kinh doanh Có được quan hệ đó vì bảo hiểm mang lại lợi
ích kinh tế - xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm
Bảo hiểm nói chung hay bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại nói riêng
mang lại lợi ích thiệt thực về kinh tế xã hội
- Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tốn that
do rủi ro gây ra
Rui ro đo thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh
Trang 6hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kê có lúc gây thiệt hại về người Tốn that đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ồn định đời sống, sản xuất kinh doanh Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường Tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia
- Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tồn thất, giúp cho cuộc sống
con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp
Khi tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tồn thất rủi ro đã gây ra Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cự phòng cháy chữa cháy, cùng ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn
- Bảo hiểm góp phần ồn định chỉ tiêu của ngân sách Nhà nước
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, cơng ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tốn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh Như vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi ra dé trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, trừ trường hợp tốn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội rộng lớn
Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách
nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tức tăng thu cho ngân
sách
- Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn đề đầu tư phát triển kinh tế
Trang 7Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động được một số
lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia Số vốn đó ngồi chỉ trả trợ cấp hay
bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn đề đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Đặc biệt đối với bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn huy động được tích luỹ thời gian dài mới sử dung dé chi trả Do đó, các cơng ty bảo hiểm có thể sử dụng để kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu nghĩa là dùng đầu tư và
hoạt động kinh tế dé sinh lời Và như vậy, góp phần tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, làm cho hệ thống tài chính sơi động hơn
- Bao hiểm góp phần thúc đây phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước
thong qua hoạt động tái bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đây nhau phát triển thơng qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro — hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước Như vậy, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp phần ổn định thu, chi ngoại tệ cho ngân sách
- Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần
giảm bớt tình trạnh thất nghiệp cho xã hội Đồng thời hoạt động bảo hiểm
cũng góp phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao động làm việc trong ngành bảo hiểm, góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm quốc nội
- Bảo hiểm là chỗ dựa tỉnh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
Bởi vì, với một giá khiêm tốn (phí bảo hiểm), bảo hiểm có thể giúp đỡ
các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu quả những rủi ro khôn lường
1.13 Bản chất
1.1.3.1 Định nghĩa về bảo hiểm
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm theo các góc độ tiếp cận
Trang 8khac nhau
Về mặt pháp lí:“Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp nên” Định nghĩa này mới đề cập đến phương thức lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương thức sử dụng nó
Về mặt quán trị rúi ro:“Báo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm
cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba” Điều này có nghĩa là người tham gia chuyên giao rủi ro cho người
bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ Khi người tham
gia gặp rủi ro dẫn đến tốn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc
bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia Phạm vi bảo
hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm
và mặt cơ chế hoạt động: Có định nghĩa chỉ rõ đặc trưng riêng của một
loại bảo hiểm Chăng hạn “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo đời sống vật chất
cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mắt an toàn về kinh tế đo bị giảm hoặc mắt khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước” Định nghĩa này chỉ rõ mục đích
của bảo hiểm xã hội là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình
thơng qua sử dụng quỹ huy động từ người tham gia (người sử dụng lao động và người lao động) và sự tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động bị giảm sức lao động (do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ), hoặc mắt sức lao động
1.1.3.2 Quan niệm về bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh
doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý
Trang 9mạng thông tin, bảo hiểm càng khẳng định sự có mặt khơng thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn, các nhu cầu an toàn cũng lớn hơn
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm thương mại mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về BHTM theo các góc độ tiếp cận khác nhau Nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyên giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doing nghiệp hay một tô chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tốn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tat cả những người được bảo hiểm” (AIG)
+ Dưới góc độ kỹ thuật bảo hiểm, BHTM là biện pháp chia nhỏ tốn thất
của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung
bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả năng gặp rủi
ro đó thong qua hoạt động của công ty bảo hiểm Bằng cách chia nhỏ tổn thất như vậy, hậu quả lẽ ra rất nặng nề, nghiêm trọng với một hay một số người, sẽ trở nên khơng đáng kể, có thể chấp nhận được đối với cộng đồng nhưng người tham gia bảo hiểm
+ Dưới góc độ pháp lý, báo hiểm là một thoả thuận qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết trá cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho mình hoặc cho người thứ ba Ngược lại, công ty bảo hiểm cũng cần
dựa vào đó cam kết trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra gây tốn
thất”
BHTM, ở một phương diện khác, chính là tổng thể các mối quan hệ kinh
tế giữa các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm với các công ty bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra dé ốn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh Trong một phạm vi nhất định, bảo hiểm cũng có thê coi là một hoạt động tiết kiệm
Trang 10Cùng với BHXH, BHTM ra đời là một tất yêu khách quan Hoạt động
của BHTM mang lại cho các cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng những tác dụng rất to lớn
1.1.3.3 Bản chất của bảo hiểm
Mục đích chủ yếu của báo hiểm là góp phần ốn định kinh tế cho người tham gia từ đó khơi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản xuất trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro bất ngờ gây tốn thất đối với người tham gia bảo hiểm
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm Điều đó cũng có nghĩa, phân phối trong bảo hiểm khơng mang tính bồi hồn, tức là đù có tham gia đóng góp vào quỹ báo hiểm nhưng không tổn thất thì khơng được phân phối (trừ một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí)
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít” Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá
trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro
Hoạt động bảo hiểm còn liên kết , gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng vì sy 6n định và phồn vinh của đất nước
Bảo hiểm với nguyên tắc “Số đông bù số ít” cũng thế hiện tính tương trợ, tính
xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên 1.2 Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm thương mại
Trang 11động đều mang tính đặt trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hang đầu Để đạt mục tiêu đó, hoạt động KDBH phải có những đặt điểm sau:
e Đối tượng kinh đoanh đa dạng
Khác với BHXH, bảo hiểm thương mại có đối tượng là tài sản, trách
nhiệm dân sự, và con người
Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm giá trị tài sản có thực, ví dụ: bảo hiểm hàng
hoá xuất nhập khâu vận chuyên bằng đường biến, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm trách nhiệm bồi thường của một chủ thể (chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệp) khi đưa tài sản,
doanh nghiệp hay nghề nghiệp vào hoạt động gây thiệt hại cho người thứ ba Chắng hạn, BHTNTS chủ xe cơ giới, BHTNDS chủ sử dụng lao động
BHCN có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khoẻ của con
người, đó là các nghiệp vụ: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn hành khách,
bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật
Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể Mỗi nghiệp vụ là một hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo hiểm phí đó được tính tốn trên cơ sở khoa học đảm bảo thu bù chi, làm nghĩa vụ đối với nhà nước và có lãi cho doanh nghiệp
Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong KDBH càng phát huy tác dụng, do đó mục đích lợi nhuận sẽ đạt được
s Hoạt động kinh doah bảo hiểm có vốn pháp định lớn
Nguồn vốn của DNBH bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi
đầu tư Trong đó, vốn điều lệ phải đảm bảo như: mức vốn pháp định do luật
quy định Theo nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy
định chế độ tài chính đối với DNBH, MGBH, vốn pháp định của DNBH
Trang 12Nhân Thọ là 600 tỷ VNĐ,DNBH Phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, DNBH MGBH
là 4 tỷ đồng Vốn pháp định lớn như vậy là do đặc thù của KDBH - kinh
doanh rủi ro
e Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ln phải có dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm
Doanh nghiệp KDBH phải trích lập DPNV từ phí bảo hiểm của từng
nghiệp vụ (hoặc hợp đồng bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ) đối với phần
trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp Bởi lẽ kinh doanh bảo hiểm có sự tích
luỹ rủi ro, phí bảo hiểm thu được các DNBH phải trích lập dự phòng bồi
thường, dự phòng dao động lớn và dự phịng tốn học
DPNV bảo hiểm của BHNT và phi nhân thọ có khác nhau - Đối với DNBH Nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
+ Dự phòng toán học, đây là quỹ dự phòng lớn nhất và quan trọng nhất Bởi vì, HĐBH Nhân thọ dài hạn sau khi thu phí, DNBH không được sử dụng
hết mà phải trích lập dự phịng, dé trả cho khách hàng khi đáo hạn hợp đồng
hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong
+ Dự phịng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng BHNT ngắn hạn để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng ở năm tiếp theo
+ Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được giái quyết cho đến cuối năm tài chính
+ Dự phòng chia lãi, được sử dụng để chia lãi theo thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
+ Dự phòng đảm bảo cân đối được sử dụng dé trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỉ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật
- Đối với DNBH Phi nhân thọ, DPBH bao gồm:
Trang 13tiép theo
+ Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết
+ Dự phòng bồi thường cho các đao động lớn Cụ thể để bồi thường khi
có đao động lớn về tổn thất hoặc tồn thất lớn xảy ra sau khi đã trừ hai loại DPNV: trên không đủ để trả tiền bồi thường thuộc phần trách nhiệm của
DNBH
e Hoạt động kinh doanh báo hiểm luôn gắn kết với hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Hoạt động đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng quỹ phúc lợi, vừa tăng thu nhập cho người lao động vừa góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế xã hội
Nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng, vốn nhàn rỗi từ
DPNV bảo hiểm
seCác DNBH hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh báo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia
Tuân thủ pháp luật cũng như các điều ước quốc tế nhằm đảm bảo kinh doanh đúng hướng, đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích của người tham gia, lợi
ích của DNBH và Nhà nước
1.3 Đánh giá hiệu quá và kết quả kinh doanh của DNBH 1.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm
và của cả DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu của DNBH phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh trong DNBH Chỉ tiêu này
Trang 14bao gồm các bộ phận cấu thành: doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, và tái bảo hiểm; thu nhập từ đầu tư và các khoản thu khác
Chi phi cia DNBH là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kì phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng l năm
Dựa vào kết quả thu, chỉ sẽ tính được lợi nhuận mà DNBH thu được trong năm Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng - Téng
trước thuế doanh thu chỉ phí
Lợinhuận = Loinhuan - ThuếTNDN
sau thuế trước thuế phải nộp
Các chỉ tiêu doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận cũng có thê tính riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm Nhưng khi tính tốn cần đảm bảo nguyên tắc:
Những khoản thu, chỉ nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được
tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như: phí bảo hiểm, chỉ bồi thường, STBH chỉ trả ) Những khoản thu, chỉ gián tiếp (chỉ quản lí kinh doanh, thu nhập đầu
tư ) phải được phan bé theo tí lệ giữa doanh thu phí báo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung
Kết quả kinh đoanh từng nghiệp vụ và của cá DNBH có thể phân tích
theo các hướng sau:
- Phân tích cơ câu doanh thu và chi phi
- _ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận - Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian
Trang 15Có nhiều phương pháp phân tích song các phương pháp: hồi quy và tương quan, chỉ SỐ, thay thế liên hoàn được sử dụng khá phô biến
1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh 1.3.2.1 Khái niệm
Hiệu quả kinh doanh của DNBH là thước đo sự phát triển của bản than doanh nghiệp và phản ánh trình độ sứ dung chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
- Với tư cách là thước đo sự phát triển của DNBH, hiệu quả kinh doanh
thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau Nhưng không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được phản ánh bằng tỉ lệ giữa kết quả và chỉ phí Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánh chi phí, ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Khi đánh giá tốc độ
phát triển kinh doanh của DNBH có thể dùng nhiều chỉ tiêu để phản ánh như:
Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận nhưng đó chí là những chỉ tiêu
bề nỗi
Các chỉ tiêu “bề sâu” phải là những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Bởi vì tốc
độ, tăng doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quá kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí trong kinh doanh Nếu chỉ phí tăng nhanh
và sử dụng lẵng phí thì về lâu dài, tốc độ tăng đó sẽ khơng có ý nghĩa và hoàn
toàn khơng có hiệu quả
- Việc phản ánh tình hình sử dụng các loại chỉ phí trong việc tao ra những kết quả kinh doanh là nội dung cơ bảo của hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả KHBH nói riêng Nội dung này được phản ánh bởi nhiều chí tiêu Mỗi chỉ tiêu này lại mang tính tương đối, tức là nó phản ánh mức đạt được của một năm để từ đó so với năm trước hoặc những năm trước nữa xem nó tăng, giảm, biến động như thế nào Xu hướng biến động nhanh hay chậm cho thấy sự tốt lên hay xấu đi trong quá trình sử dụng chi phí hoặc các nguồn
Trang 16luc
- Hiệu quả kinh doanh của DNBH luôn gắn với những mục tiêu kinh tế - xã hội Trước hết, là những mục tiêu của doanh nghiệp, sau đó là của ngành bảo hiểm và toàn bộ nền kinh tế xã hội Bởi vì bảo hiểm khơng chỉ mang tính kinh tế, mà cịn mang tính xã hội Cho nên, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà cịn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” trong KDBH càng làm cho tính chất xã hội của nó rõ nét hơn Từ đó, làm cho cơng tác xã hội hố của bảo hiểm ngày càng sâu rộng Bởi vậy, hiệu quả xã hội của DNBH cũng phải được phản ánh ở trình độ sử dụng chỉ phí trong việc tạo ra những kết quả phục vụ xã hội của doanh nghiệp
- Mỗi DNBH không chỉ đơn thuần kinh doanh bảo hiểm, mà còn kinh
doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của mình Những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, quy mô lớn , đặc biệt là doanh nghiệp BHNT thì nguồn vốn nhàn rỗi thường rất lớn, nguồn vốn này rất thực chất là quỹ dự trữ, đự phòng, quỹ chỉ trả bảo hiểm chưa dùng đến Việc đưa số vốn này vào kinh doanh là cần thiết để khắc phục tình trạng lạm phát, tạo thêm lợi nhuận, góp phần tăng trưởng quỹ dự trữ và quỹ chỉ trả Ngoài ra, nếu sứ đụng có hiệu quả, cịn bố sung thêm vào quỹ điều hành để tăng thu nhập cho người lao động Thậm chí cịn dùng để thưởng cho người tham gia báo hiểm liên tục với STBH lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác bảo hiểm sau này
1.3.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của
DNBH
Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh
Trang 17chi phí Chi phí với tư cách là những yếu tô đầu vào của hoạt động kinh doanh rất đa dạng và bao gồm nhiều loại Ỏ góc độ kinh tế vĩ mô, nếu hiểu theo nghĩa rộng, chỉ phí bao gồm tồn bộ nguồn nhân tài, vật lực huy động vào
hoạt động kinh doanh Còn đai lượng kết quả lại được thể hiện ở nhiều chỉ
tiêu khác nhau Việc tính tốn và xác định mỗi chỉ tiêu, việc lựa chọn chỉ tiêu
nào để phán ảnh hiệu quả là những vấn đề phức tạp Vì thế, để đánh giá hiệu
quả kinh doanh của DNBH phải sử dụng một hệ thống chí tiêu Mỗi chỉ tiêu
phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó
Nếu kí hiệu một chỉ tiêu chỉ phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là:
K C
H=- hoặcH=—
C K
Như vậy, về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo ra một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh đoanh tính theo chiều thuận K/C hoặc chiều ngược lại C/K Nếu có n chỉ tiêu kết quả mà m chỉ tiêu chỉ phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2m.n
a) Nếu đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được
đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chỉ phí chỉ ra trong kỳ:
Hd=D/C_ (1) He= L/C (2)
Trong do:
Hd, He : Hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu và lợi nhuận
D : Doanh thu trong kỳ
L : Lợi nhuận thu được trong kỳ Cc : Téng chi phi chi ra trong ky
Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chỉ phí chỉ ra trong ky tao ra bao nhiêu
Trang 18đồng đoanh thu, còn chỉ tiêu (2) phản ánh cứ 1 động chỉ phí chi ra trong ky thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DNBH Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định, doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận
càng tăng
b) Nếu trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau:
KTG Hx= —— (3) CBH KBT Hx= —— (4) Trong đó: CBH
Hx: Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm
CBH: Tổng chỉ phí cho hoạt động KDBH trong kỳ
KTG: Số khách hàng tham gia báo hiểm trong kỳ
KBT: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ
Chỉ tiêu (3) phản ánh một đồng chỉ phí chỉ ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm Cịn chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chỉ phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu Tất cả các chỉ tiêu trên phản ánh tổng hợp nhất mọi mặt hoạt động kinh doanh của DNBH
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau để phục vụ cho quá trình đánh giá
và phân tích hoạt động kinh doanh Tuy vậy, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều
phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng, điều đó có nghĩa là mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó, trong việc tạo ra những
Trang 191.3.3 Các nhân tô tác động đến kết qua, hiệu quả kinh doanh
e Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố quán trị doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường
kinh doanh ngày càng biến động Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu
quả lâu dài của doanh nghiệp
Đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trị quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản tri doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tơ
chức đó
e Nhân tố vốn
Đây là một nhân tổ tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quán lý các nguồn vốn kinh đoanh
Yếu tô vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mơ của doanh nghiệp Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh
se Môi trường chính trị - pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp kết kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một
Trang 20cách lành mạnh, mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý phát triển nội lực, ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến nhằm phát triển kinh doanh của mình
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chỉ phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự ôn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp Sự thay đối của mơi trường chính trị có thê ảnh hướng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại Mức độ hoàn thiện, sự thay đồi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có
ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp
Tóm lại, mơi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô
Bộ Tài chính cơng bố cam kết gia nhập WTO theo đó, cam kết của Việt Nam cho phép các công ty báo hiểm hoạt động tại nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm đối
với vận tải quốc tế, môi giới báo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ về định phí, tư
vấn
Theo cam kết, khơng có hạn chế nào đối việc thành lập pháp nhân của công ty bảo hiểm nước ngoài, ngoại trừ địch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chỉ được mở cửa cho công ty 100% vốn nước ngoài vào đầu năm 2008 Về chỉ
nhánh, cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chỉ nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ sau 5 năm kế từ khi gia nhập WTO và không cho phép thành lập
chỉ nhánh bảo hiểm nhân thọ
e Đối thủ cạnh tranh
Trang 21kinh đoanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí BH để tăng doanh thu, tăng nguồn vốn đầu tư,yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả cao hơn để tạo khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh đoanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiễn bộ trong kinh đoanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối
Trang 22CHUONG II
PHAN TICH KET QUA, HIEU QUA KINH DOANH CUA TONG CƠNG TY CĨ PHẢN BẢO HIẾM DẦU KHÍ VIỆT NAM PVI GIAI
ĐOẠN 2005 - 2008 2.1 Gioi thiệu chung về PVI
2.1.1 Lịch sứ hình thành và phát triển
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVD, thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996 Sau hơn 10 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn
điều lệ 851 tỷ đồng, doanh thu năm 2008 dat 2668 tý đồng và hiện thứ hai về
thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp
Năm 2008 khép lại với bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng, tuy
nhiên kết quả kinh doanh đã thể hiện sự điều hành sáng suốt của Ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của tập thể các thành viên PVI, khẳng định sự phát triển không ngừng của PVI
Tiếp nối những thành quá đã đạt được, cùng với những mục tiêu kinh doanh năm 2009 mà HĐQT & Ban lãnh đạo dé ra, Tổng giám đốc và toàn thé cán bộ, nhân viên PVI cam kết cùng nhau hoàn thành kế hoạch với tổng
doanh thu là 3.006 tỷ đồng
Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình
Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các
biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực, Với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của
Trang 23hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường
bảo hiểm năng lượng Việt Nam Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm
an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế
thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường
ở lĩnh vực báo hiểm hàng hái và xây dựng lắp đặt
Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường
nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc Từ đó PVI thành lập các chỉ
nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các
tỉnh thành trong cả nước Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể Tháng 9/2006, Bộ Cơng nghiệp và
Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với
mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tống công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập
đồn Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cô phần Báo hiểm Dầu khí Việt
Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyên mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo
Năm 2008 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí — PVI và là năm thứ § liên tiếp hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 2668 ty đồng, lợi nhuận đạt trên 171 tỷ đồng
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở
Trang 24thành Tổng công ty Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính (Theo
PVI)
Trang 25Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tô chức của PVI ĐẠI HỘI ĐỒNG BẠN BH
CO DONG NANG LUONG
—— BẠN BH
HOI DONG QUAN BAO KY THUAT
BAN KIEM Si TRI [| HIẾM
GÓC BẠN BH
: HANG HAT
BAN TONG GIAM
ĐÓC BẠN BH
DƯ ÁN
- NHAN TAIBAO HIEM
TAL
[— BAO
HIẾM :
NHƯỢNG TÁI BẢO
HIÊM BAN ( TÀI CHÍNH KÉ TỐN BẠN TĨ CHỨC NHÂN SỰ BẠN KẺ HOẠCH VÀ
PHAT TRIEN KINH
QUAN BAN
LY F] TONG HỢP & PHÁP
VĂN PHÒNG
BAN QUAN LY RUIRO
& BOI THUONG
BAN TIN HOC &
THONG TIN
BAN QUAN LY BAO
HIẾM VÀ ĐÀO TẠO - F—] BẠN a
DAU TU ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
H ni L|
CHÍNH ‘—] BAN CHUNG KHOAN - 7 & DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
——— NG TY THÀNH
CÁC CÔNG VIÊN TRONG NƯỚC:
[| TY THÀNH
VIÊN CONG TY THANH R 5
VIÊN VPĐD NƯỚC
CÁC CÔNG CONG TY CP DAU TU
5 TY LIEN TÀI CHÍNH PVI VAN PHONG DAI KET
DIỆN PHÍA NAM CONG TY CP DAU TƯ ¬ _ & PHÁT TRIEN
* Chức năng của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty
- Ban bảo hiểm Năng lượng: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực tìm
Trang 26kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác, vận chuyến, dầu khí ngồi khơi, trên bờ,
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Ban bảo hiểm Kỹ thuật: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực phi hang hải và bảo hiểm cho các dự án trung và hạ nguồn của ngành dầu khí (trừ bảo hiểm năng lượng)
- Ban bảo hiểm Hàng hải: Kinh doanh báo hiểm hàng hải trong và ngồi
ngành dầu khí, bảo hiểm đóng tàu, báo hiểm dầu thô - Ban Tái bảo hiểm:
+ Đám bảo thu xếp an toàn các hợp đồng báo hiểm lớn hơn quy định giữ lali cua PVI
+ Kinh doanh nhận tái bảo hiểm
+ Tham gia quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm ngoài phân cấp của các PVI thành viên
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển công
tác tái bảo hiểm
- Ban Bảo hiểm dự án:
+ Kinh doanh bảo hiểm cho các dự án ngồi lĩnh vực dầu khí
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển đối với các dự án ngoài lĩnh vực dầu khí
- Ban đầu tư:
+ Sử dụng nguồn lực hiện có, làm cơ sở huy động vốn, tạo lợi nhuận tối
đa cho PVI
+ Tham mưu giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược và trực tiếp huy động vốn đầu tư tài chính, mua bán dự án và quản lý các hoạt động đầu tư của PVI Invest va PVI Finance
- Ban kinh doanh chứng khoán:
+ Kinh doanh chúng khoán, dam bảo an toàn và hiệu quả
Trang 27chứng khoán của PVI
- Ban kế hoạch và phát triển kinh doanh
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phân bố nguồn vốn, phát triển kinh doanh của PVI
+ Là đầu mối thống kê, báo cáo tình hình hoạt động SXKD của PVI qua các kỳ giao ban tháng, quý, năm
+ Phân bố định mức cơ chế kinh doanh, tính tốn hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, chúng khốn,
thâm định các dự án đầu tư của PVI - Ban tài chính - kế tốn:
+ Quản lý, giám sát hệ thống và thực hiện công tác tài chính - kế toán
cua PVI
+ Tham mưu, giúp ban lãnh dao trong việc quan lý, giám sát và thực hiện các hoạt động tài chính - kế tốn của PVI
- Ban Tổ chức — Nhân sự:
+ Xây dựng mơ hình tổ chức của PVI
+ Quản lý phát triển nguồn nhân lực của PVIL
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, tiền lương, tiền thưởng và chế độ chính sách, cơng tác thi đua khen thưởng cho người lao động của PVI
- Ban Tổng hợp — Pháp chế:
+ Chuẩn bị chương trình làm việc, hội họp cho hội đồng quản trị, và ban
lãnh đạo PVI
+ Thực hiện công tác thư ký, tổng hợp
+ Quan lý công tác pháp chế
+ Tham mưu, giúp cho ban lãnh đạo quản lý, điều hành PVI theo đúng
các quy định của PVI và không trái với quy định của pháp luật - Ban quản lý rủi ro và bồi thường:
Trang 28+ Quản lý rủi ro và giải quyết khiếu nại của PVI
+ Tổ chức hệ thống quản lý rủi ro và bồi thường trên phân cấp, các đơn
kiện về bảo hiểm đối với PVI và đòi người thứ 3
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý rủi ro và giải
quyết khiếu nại
- Ban Tin hoc — Thong tin:
+ Xây dung va quan lý hệ thống tin học của PVI
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong công tác quản lý và kinh doanh của PVI
- Ban quản lý kinh doanh và đào tạo:
+ Quản lý nghiệp vụ và phát triển sản phâm bao hiểm mới trong toàn PVI
+ Đào tạo nghiệp vụ và hướng dẫn triển khai sản phẩm mới
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý kinh doanh và nghiệp vụ bảo hiểm của các đơn vị, phát triển sản phâm mới
- Văn phòng đại diện phía Nam:
+ Tập trung phát triển kinh doanh tại địa bàn phía Nam
+ Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh doanh tại khu vực phía Nam
+ Tổ chức các hoạt động của Ban lãnh đạo PVI phía Nam * Nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty:
- Các phòng ban trực thuộc Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban lãnh đạo về thực hiện các công việc theo chức năng đã được
nêu trên
- Quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ban - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định
Trang 29- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công 2.1.3 Hoạt động kinh doanh
Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tư
và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tôn
thất, phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm 2.1.3.1 Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm ø Bảo hiểm dầu khí
PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp địch vụ bảo
hiểm Dầu khí Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và
cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên
90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam
PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên
thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba,
Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, báo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô
trong kho và đang vận chuyền, theo tiêu chuẩn quốc tế
e Bảo hiểm hàng hải
Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự
chủ tầu Ngoài PVN, PVI còn cung cấp báo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt
Nam (Vosco, Vitranschart, .) PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo hiém than tau, trách nhiệm dân sự chủ tàu, Báo hiểm tai nạn cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá,
e Bảo hiểm kỹ thuật /tài sản
Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, Ngồi ra, PVI cịn
Trang 30Việt Nam như các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật bảo hiểm kỹ thuật bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết bị điện tử, Bảo hiểm Đỗ vỡ máy móc, Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài
sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh
e Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư
e Bảo hiểm hàng không
Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt
Nam và các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như
VietAir, Vietjets và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ
của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu
vận chuyền hàng không ngày càng tăng
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế
để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyền
e Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn cá nhân Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
Trang 31Bảo hiểm du lịch trong nước
Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài
e Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và
đối với hành khách trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô
Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới
eBảo hiểm con người trách nhiệm cao “PVI CARE” , “ENERGY GOLDEN CARE”
Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phâm bảo hiểm truyền thống, PVI đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care" và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao
e Bảo hiểm chỉ phí y tế và vận chuyên cấp cứu e Bảo hiểm nông nghiệp
e Bảo hiểm y tế tự nguyện
ø Bảo hiểm khác
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty chuyển đôi mơ hình hoạt động theo công ty đại
Trang 32ching nhu D&O Liabilities, Trade Credit, Political Risks
2.1.3.2 Hình thức đầu tư tài chính
Đối với hoạt động đầu tư, PVI tiến hành đầu tư dưới các hình thức sau: - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
- Góp vốn cổ phần, mua cô phần doanh nghiệp khác
+ Góp vốn thành lập mới các công ty cô phần, công ty TNHH, công ty
hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết
+ Góp vốn cơ phần, mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp
khác
- Hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác
- Uỷ thác đầu tư: uỷ thác cho các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có chức năng nhận uỷ thác
- Đầu tư chứng khoán và giấy tờ có giá:
+ Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu doanh
nghiệp, kỳ phiếu
+ Cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết
+ Đấu giá cổ phần đối với doanh nghiệp cố phần hoá lần đầu + Mua bán chứng khốn có kỳ hạn
- Đầu tư bất động sản
- Các hoạt động và dịch vụ tài chính khác được pháp luật cho phép 2.2 Đánh giá kết quá và hiệu quả hoạt động kinh đoanh của PVI
2.2.1 Đánh giá kết quả kinh đoanh
Trang 34e Doanh thu tir hoat déng kinh doanh bảo hiém
Từ bảng số liệu tình hình doanh thu ctia PVI giai doan 2005 — 2008, ta dé dàng nhận thấy, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty liên tục phát triển qua từng năm Giai đoạn tăng mạnh nhất là từ năm
2006- 2008 Giai đoạn 2 năm đầu 2004 — 2005, doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm còn thấp, lần lượt đạt 171.8 tỷ VNĐ, và 186.4 tỷ Nguyên nhân là do mức nhượng tái bảo hiểm cao Năm 2004, doanh thu từ
phí bảo hiểm gốc đạt 552.2 tỷ đồng, phí nhận tái bảo hiểm là 20 tỷ nhưng
mức phí nhượng tái bảo hiểm là gần 400 tỷ Tương tự như vậy, năm 2005,
doanh thu từ phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm đạt 740 tỷ tăng hơn năm 2004 là 170 tỷ nhưng doanh thu thuần chỉ tang hon 14 ty tire 8.52% 1a do các khoản giảm trừ nhiều hơn gần 160 tỷ bao gồm: phí nhượng tái bảo hiểm
là 547 tỷ tăng hơn so với 2004 là 150 tỷ, hồn phí, giảm phí là 12 tý, nhiều hơn năm 2004 là 5 tỷ, và phí dự phòng nhiều hon 2 ty
Sang giai đoạn 2006 — 2008, đánh dấu đà tăng trưởng mạnh của PVI về doanh thu phí bảo hiểm cũng như doanh thuần từ hoạt động kinh doanh báo hiểm Năm 2006, doanh thu thuần từ hoạt động KDBH dat gan 307 ty đồng, vượt hơn 120 tỷ tức 64.5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 503 tỷ, nhiều hơn 196 tỷ tức 64% so với năm 2006 và năm 2008, doanh thu thuần
đạt 838 tỷ đồng, bằng 166.7% so với năm 2007 Việc doanh thu thuần trong giai đoạn này tăng mạnh mẽ là do phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm
tăng mạnh
Năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng khi doanh thu từ phí bảo hiểm
Trang 35hiểm, hoa hồng nhượng tái của năm 2006 là 1244 tỷ Nhưng phí nhượng tái cao, đạt 870 tỷ trong khi dự phịng phí tăng hơn 3 lần so với năm 2005, ở mức 66 tỷ đồng
Năm 2007, tổng thu từ phí bảo hiểm, nhận tái báo hiểm và hoa hồng
nhượng TEH tiếp tục tăng mạnh lên mức 1743 tý đồng, nhiều hơn năm 2006 gần 500 tỷ đồng nhưng các khoản giảm trừ lớn Bao gồm: phí nhượng tái báo hiểm rất cao đạt mức 1.116 tỷ, hồn phí, giảm phí bảo hiểm tăng gấp 36 lần so với năm 2006 ở mức 37 tỷ và phí dự phịng là 89.6 tỷ
Đến năm 2008, có điểm khác biệt lớn đó là mức phí nhượng TBH chỉ tăng không đáng kế so với năm 2007 trước đó Trong khi đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tiếp tục tăng mạnh lên ngưỡng hơn 2000 tỷ đạt 2020 tỷ, tăng hơn năm 2007 là 420 tỷ Như vậy, chỉ mắt có 2 năm từ 2006 — 2008, dé PVI có thể nâng cao doanh thu phí bảo hiểm gốc từ mốc 1000 tỷ lên mốc 2000 tỷ Trong khi phí nhượng TBH gần như khơng tăng, hồn phí & giảm phí giảm hơn so với năm 2007 trước đó thì dự phịng phí lại tăng đột biến lên
288 tỷ, tăng 140 tỷ, gấp gần 3 lần so với năm 2007 Nguyên nhân là đo trách nhiệm thuộc mức giữ lại năm 2008 của PVI lớn hơn rất nhiều so với năm
2007 Hoa hồng nhượng TBH năm 2008 tiếp tục tăng hơn so với năm 2007 khi đạt 80 tỷ, tăng hơn 22 tỷ so với năm 2007
Để đánh giá quá trình phát triển của PVI, ta có thể xem xét bảng so sánh thị phần bảo hiểm của PVI so với các công ty Bảo hiểm trong nước khác
Trang 37Nam 2007
KHAC, 1655 ty 9 PVI, 1620 ty oPvi
20% 19% PTI, 250 ty mBV 3% ñBM P.ICO, 790 tỷ PJICO 9% mPTn BM, 1595 tỷ BV, 2560 ty BKHÁC 19% 30% Năm 2008 KHAC, 22.10% PVI, 20.50% oPvi mBV oBM PUICO, 9% nRJCO BV, 31% BỊ KHÁC BM, 17.30%
Có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của PVI về doanh thu BH phi
nhân thọ qua từng năm
Năm 2004, thị phần của PVI chỉ chiếm 11%, đứng thứ 4 sau Bảo Việt,
Bảo Minh và PJICO về doanh thu BH phi nhân thọ
Năm 2005, PVI ngang bằng với PJICO khi chiếm 13% thị phần doanh
thu của toàn thị trường
Năm 2006, thị phần của PVI là 18%, chỉ còn sau Bảo Việt và Bảo Minh
Trang 38Năm 2007, chiếm 19% doanh thu toàn thị trường, bằng doanh thu của Bảo Minh
Năm 2008, PVI vượt qua Bảo Minh với thị phần 20.5% để trở thành nhà
bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ sau Bảo Việt Và mục
tiêu phấn đấu của PVI là nhà bảo hiểm tốt nhất trên thị trưởng về tăng trưởng và hiệu quả hoạt động
PVI dẫn đầu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam về năng suất lao động với doanh thu 2.1 tỷ VNĐ/người/năm trong khi doanh thu trung bình của thị trường là 0.55 tỷ VNĐ/người/năm
se Doanh thu từ hoạt động tài chính
Cũng giống nhưdoanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ vào giai đoạn 2006 — 2008, đặc biệt nhất là 2 năm 2007, 2008 Năm 2004, 2005, doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI khá khiêm tốn ở mức <30 ty, lần lượt là 22 tỷ và 26,8 tỷ nhưng bắt đầu đến năm 2006 đã có bước tiến rõ rệt
Năm 2006, doanh thu tăng gấp 2.3 lần tức 34 tỷ so với năm 2005 lên 61
tỷ đồng Bước tiến mạnh mẽ nhất đến từ năm 2007 Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khốn khi đó của kinh tế Việt Nam khi đó, PVI đã nâng mức doanh thu tài chính của mình lên con số 284 tỷ, tăng 223
tỷ, tức 365% so với năm 2006 Năm 2008, tiếp tục bước đà phát triển của
mình, PVI tiếp tục
Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI năm 2008 đạt con số ấn
Trang 39nhưng chỉ đạt 94.49% so với kế hoạch Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu từ chứng khoán và góp vốn và từ các công ty liên kết, các quỹ không đạt kế hoạch do khủng hoảng và suy thoái kinh tế Đầu tư hưởng lãi suất có định vẫn đạt kế hoạch
se Doanh thu từ hoạt động khác
Doanh thu từ hoạt động khác của PVI gần như không đáng kể Điểm chú
ý duy nhất là năm 2007 với doanh thu là 4 tỷ đồng
e Chi phi