Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
132,5 KB
Nội dung
1. Khoáng sản kim loại: Biển Đông nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, tập trung các sa khoáng biển kim loại hiếm, chủ yếu là thiếc, titan, ziricon, vonfaram, brom (1493.10 9 tấn), sắt (3,93.10 7 tấn), đồng (11,8.10 6 tấn), vàng (15712 tấn)…Ngoài ra còn một số khoáng sản hòa tan khác với nồng độ thấp hơn : bạc (0,0003mg/l), Uran (0,003mg/l), và Iot (0,06mg/l)… 2. Khoáng sản phi kim loại Ven biển Miền Đông Bắc và miền Trung nước ta có những bãi cát trắng mà tỉ lệ thạch anh rất lớn, rất thuận lợi cho nhiều ngành Công nghiệp đặc biệt công nghiệp thủy tinh như công nghiệp pha lê và khí tài quang học như ở Cát Hải (Hải Phòng), Vân Hải (Quảng Ninh), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa)…đá vôi cho công nghiệp xi măng, đá hoa cương cho xây dựng… Ở vùng đáy biển miền Nam có những bãi bùn đỏ và đất sét biển dày hàng trăm mét, trong đó có chứa tới 20% nhôm và sắt, 10% muối mangan và nhiều thứ kim loại loại có giá trị khác … khai thác rất đơn giản. 3. Dầu mỏ và khí đốt Tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa rộng lớn Nước Việt Nam nằm giữa một vùng có thềm lục địa rộng nhất thế giới chạy từ Nhật Bản qua Trung Quốc sang Việt Nam tới Inđônêxia và Ôxtraylia. Đây có thể là một trong những vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn nhất. Việc tìm kiếm dầu khí bắt đầu từ năm 1559 ở Miền Bắc và sau năm 1975 được đẩy mạnh trên toàn vùng thềm lục địa. Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng lớn hơn dầu. Cũng đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 – 4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9 – 1,2 tỷ m3 dầu và 2100 – 2800 tỷ m3 khí. Năm 2003 đã khai thác 17,6 triệu tấn dầu thô và 2,17 tỷ m3 khí, xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 triệu tấn. Từ những tấn dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ vào năm 1986, sản lượng khai thác dầu khí mỗi năm tăng lên không ngừng. Ngày 29/12/1988, khia thác tấn dầu thứ 1 triệu ở mỏ Bạch Hổ thì đến ngày 20/12/2003 đạt con số 150 triệu tấn và đến 12/6/2005 đã khai thác tấn dầu quy đổi thứ 200 triệu. Kể từ năm 1997 đến nay, với tổng khối lượng khai thác trên 200 triệu tấn dầu quy đổi, với tổng thu trên 34 tỷ USD từ việc xuất khẩu gần 180 triệu tấn dầu thô đã đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trên 18 tỷ USD. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Do điều kiện thăm dò và khai thác quá khó khăn, mới có 4 vùng có triển vọng cao, trong đó có 2 vùng đang được khai thác có hiệu quả là bể dầu khí Cửu Long và bể dầu khí Nam Côn Sơn. * Bể dầu khí Cửu Long: có diện tích khoảng 23000km2, trong đó có 2 mỏ Bạch Hổ và Rồng có diện tích trên 4000km2, chiều dày trầm tích tới 7 km đã cho lưu lượng dầu hàng trăm tấn/ ngày, đêm. Đến hết năm 1997 tại đây đã khai thác được trên 51 triệu tấn dầu, chiếm 95,7% tổng sản lượng dầu khai thác. Dòng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ sau những năm đầu không được sử dụng, đến giữa năm 1995 đã được dẫn vào bờ với công suất gần 1 triệu m3/ngày, sau đó tăng lên 3 – 4 triệu m3/ ngày cung cấp cho các nhà máy điện, đạm Phú Mỹ. Đồng thời công trình này cũng đã cung cấp một khối lượng lớn condensate và khí hóa lỏng LPG cho công nghiệp và dân sinh. Dự án khí Nam Côn Sơn khai thác các mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ hàng năm cung cấp được 5-6 tỷ m3 khí thiên nhiên. Các công trình đó đã tạo thành cụm công nghiệp khí-điện-đạm ở miền Đông Nam bộ. Sản phẩm chính là điện và đạm cùng các sản phẩm phụ khác của cụm công nghiệp này đã góp phần quan trọng cân đối nhu cầu phân bón, nhu cầu nguyên- nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác. Ở miền Tây, dự án tổ hợp khí-điện-đạm Cà Mau đang được thực hiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung. Ngoài 2 mỏ trên trong bể Cửu Long đang triển khai thêm các mỏ Rạng Đông và Rubi. * Bể chứa Nam Côn Sơn: có diện tích gần 70000km2, bề dày trầm tích tới 10km. Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3 khí/năm đã hoàn thành cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Trong giai đoạn 2003 -2004 cung cấp 2,1 – 2,7 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện Phú Mỹ. Và đường ống dẫn khí Phú Mỹ- Thành phố Hồ Chí Minh với công suất 2 tỷ m3 khí/ năm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ khí ở miền Đông Nam Bộ. * Bể Ma lai – Thổ Chu: là một bể lớn nằm trong Vịnh Thái Lan, trong đó phần phía Đông thuộc thềm lục địa Việt Nam có diện tích khoảng 4400km2, với bề dày trầm tích khoảng 5 km. Trong vùng đã có mỏ Bunga – Kekwa được khai thác từ tháng 7/1997 và cho 290000 tấn dầu. Tuy nhiên các mỏ dầu khí trong vùng thường có quy mô nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao mới có hiệu quả. * Bể dầu khí sông Hồng: Chiếm phần lớn diện tích vịnh Bắc Bộ và mọt phần biển Trung Bộ, kéo dài từ miền võng Hà Nội theo hướng TB- ĐN cho đến Quảng Ngãi, bề dày trầm tích nơi sâu nhất đến 12km. Chỉ một năm sau ngày thành lập, ngày 25-7-1976 giếng khoan số 61 sâu 2.400m ở vùng trũng sông Hồng đã cho tín hiệu của khí thiên nhiên, nguồn tài nguyên mang lại lợi ích vô cùng quý giá cho sự phát triển công nghiệp của đất nước.Chỉ mấy năm sau, vào tháng 6-1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất. . Việt Nam nằm giữa một vùng có thềm lục địa rộng nhất thế giới chạy từ Nhật Bản qua Trung Quốc sang Việt Nam tới Inđônêxia và Ôxtraylia. Đây có thể là một trong những vùng thềm lục địa có trữ