1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đọc hiểu văn bản

11 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Kính chào quý thầy cô Taäp theå lôùp 12 V nă Văn học sử I- Cuộc đời I- Cuộc đời II- Sự nghiệp văn học 1. Quá trình sáng tác 2. Phong cách nghệ thuật III- Kết luận 1. Tiểu sử I - Cuộc đời - Biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Những nét quan trọng trong tiểu sử của nhà văn? - Quê hương: Hà Nội Đặc điểm con người Nguyễn Tuân ? - Gia đình: xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Các chặng đường trong cuộc đời: sgk trang 165,166. 2. Con người - Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc:gắn với giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. - Ý thức cá nhân phát triển cao. - Rất mực tài hoa, uyên bác: ngoài tài văn, ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Ở giai đoạn này, sáng tác của ông tập trung vào mấy mảng đề tài ? Giá trị đặc sắc của mỗi đề tài ? =>Tình yêu tha thiết với giá trị văn hóa cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân diễn tiến qua hai giai đoạn: Trước và sau cách mạng II - Sự nghiệp văn học 1. Quá trình sáng tác a. Trước cách mạng: Sáng tác của ông tập trung vào bốn đề tài Là lí thuyết vay mượn của phương Tây, chủ trương đi không mục đích, thay đổi chỗ ở để tìm cảm giác mới lạ, thoát li trách nhiệm với gia đình. - Giá trị: Nhà văn có dịp bày tỏ tình yêu đối với cảnh sắc và hương vị của đất nước. - Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940). * Chủ nghĩa xê dịch: * Vang bóng một thời: - Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp quá khứ thời phong kiến còn ‘’Vang bóng một thời’’. Không viết về trật tự xã hội, tư tưởng, đạo đức cũ, ông thiên về mô tả, “phục chế” lại vẻ đẹp thời xưa… - Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời(1939). => Là nhà văn cách mạng, tác phẩm của nhà văn lúc này trực tiếp bày tỏ lòng yêu nước, tự hào về đất nước ta. * Đời sống trụy lạc: - Nhân vật “Tôi ”hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, rượu và thuốc phiện. Nhưng người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, niềm khát khao một thế giới thanh khiết,thanh cao… - Tác phẩm tiêu biểu: Chiếc lư đồng mắt cua (1941). * Yêu ngôn: Viết về thế giới hoang đường, ma quỷ, tuy thế vẫn chứa đựng ít nhiều tinh thần dân tộc, yếu tố “thiên lương”. => Là nhà văn lãng mạn, sáng tác của Nguyễn Tuân ở giai đoạn này thể hiện chân thực lòng yêu nước thầm kín của ông. b. Sau cách mạng - Đặc điểm: Ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tin yêu cuộc đời,ông thấy nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang không chỉ là công dân dũng cảm mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ. - Tp tiêu biểu: Tùy bút Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) 2. Phong cách nghệ thuật a. Tính thống nhất Lối chơi ngông bằng văn chương dựa trên sự tài hoa, uyên bác. Tính chất tài hoa, uyên bác của văn Nguyễn Tuân thể hiện ở: - Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ để khám phá, phát hiện, khen hay chê. - Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng. - Luôn luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ. - Tô đậm những cái phi thường xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt: đẹp tuyết vời, tài đến độ siêu phàm… Chú ý: Ông có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ.Ông có kho từ vựng phong phú, có khả năng tổ chức câu văn biết co duỗi nhịp nhàng. Đặc điểm nổi bật nhất làm nên tính thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là gì? Em hãy chỉ rõ sự biến đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hai giai đoạn trước và sau Cách mạng? Trước cách mạng Sau cách mạng - Ông đối lập quá khứ với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin cái đẹp, người tài thuộc về quá khứ. Cái đẹp, người tài hoa hiện ra lẻ loi, lạc lõng giữa cuộc đời. → Nỗi buồn thấm vào trang viết của ông. Không đối lập quá khứ với hiện tại và tương lai.Cái đẹp, người tài hoa có cả ở quá khứ, hiện tại, tương lai, và tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. → Giọng văn chủ đạo là tin yêu, đôn hậu. Tìm cảm giác mạnh ở qúa khứ, ở chủ nghĩa xê dịch, ở đời sống trụy lạc, ở thế giới ma quỷ. Tìm cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên, ở thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng. Thể tùy bút thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan. Thể tùy bút có pha chất kí với bút pháp hướng ngoại. b. Sự biến đổi Tóm lại, văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng vậy, vừa định đạc, cổ kính, vừa trẻ trung, hiện đại. III - Kết luận - Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước, rất mực tài hoa, uyên bác. - Sự nghiệp văn học của ông rất giàu giá trị. Phong cách nghệ thuật rất độc đáo. => “Nguyễn Tuân là nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng’’. Vũ Ngọc Phan Luyện tập I - Trắc nghiệm Câu 1: ‘’Ông thân sinh Nguyễn An Lan có ảnh hưởng lớn đến tính kiêu bạc, ngông ngạo nhưng bi quan của Nguyễn Tuân’’, nhận định đó: a. Đúng b. Sai c. Không xác định Câu 2: Với khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình, Nguyễn Tuân được đánh giá là: a. Thầy phù thủy ngôn từ. b. Bậc thầy của nghệ thuật sử dụng tiếng Việt. c. Kết hợp cả a, b. II - Tự luận Vì sao người ta đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu “Người suốt đời đi tìm cái đẹp”? . và tinh thần dân tộc:gắn với giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. - Ý thức cá nhân phát triển cao. - Rất mực tài hoa, uyên bác: ngoài tài văn, ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như hội. tha thiết với giá trị văn hóa cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân diễn tiến qua hai giai đoạn: Trước và sau cách mạng II - Sự nghiệp văn học 1. Quá trình. nhất Lối chơi ngông bằng văn chương dựa trên sự tài hoa, uyên bác. Tính chất tài hoa, uyên bác của văn Nguyễn Tuân thể hiện ở: - Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ để khám

Ngày đăng: 15/07/2014, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w