1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoa học môi trường

119 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Khoa học môi trường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ -----    ----- PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG GIÁO TRÌNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG Huế, 03-2007 Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khái niệm môi trường 1.1.1. Định nghĩa môi trường. Thuật ngữ môi trường(MT) - Environment (Tiếng Anh), tiếng Hoa: Hoàn cảnh. MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của VN, 2005). • Định nghĩa 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. • Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau: - MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật. - MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người. - MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT. • Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên, . mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, . có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). • Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của UNESCO(1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình(tập quán, niềm tin .)trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “ khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. • Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT : MT là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người . • MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau: - MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. - MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. - MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Theo nghĩa hẹp, thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. 1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của Khoa học môi trường. MT là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích chủ yếu là BVMT sống lâu dài của con người trên Trái đất. Vậy Khoa học MT là gì ? Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường chung quanh. Khoa học MT là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất MT. Khoa học MT là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như : sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị . để tập trung vào các nhiệm vụ sau: • Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô thị, nông thôn . • Nghiên cứu công nghệ , kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của con người. • Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm BVMT và PTBV. • Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích hóa học,vật lý, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên. Về phương pháp nghiên cứu: • Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm • Các phương pháp phân tích thành phần MT • Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế. • Các phương pháp tính toán, dự báo, mô hình hóa • Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật • Các phương pháp phân tích hệ thống 1.2.Phân loại môi trường Theo chức năng, MT được chia thành 3 loại: • MT tự nhiên, bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người. Nó còn chia nhỏ hơn theo các thành phần: MT sinh thái, ở đó yếu tố sinh thái học chiếm vai trò chủ đạo là MT đất, không khí, nước, địa chất . • MT xã hội, là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng dân cư. • MT nhân tạo, là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối bởi con người.  Như vậy, các nội dung nghiên cứu của khoa học MT theo các hướng sau đây: • Nghiên cứu các thành phần của MT sống tự nhiên và xã hội đang tồn tại trên Trái đất trong mối quan hệ với các hoạt động của con người. • Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ MT, nguyên nhân và biện pháp xử lý ô nhiễm MT, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải, xử lý tiếng ồn . • Quản lý MT, nghiên cứu các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, chính sách để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ô nhiễm. 1.3.Quan hệ giữa môi trường và phát triển Có thể trình bày một cách cô đọng MT là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa MT và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. MT là địa bàn và đối tượng của phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn thế giới, người ta cho rằng, tồn tại hai hệ thống: “hệ thống KTXH và hệ thống MT”. Hệ thống KTXH cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông- phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ. Hệ thống môi trường với các thành phần MT thiên nhiên và MT xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “MT nhân tạo”, có thể xem như là kết quả tích lũy mọi hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn MT. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và MT. MT thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong MT thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về hệ kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến MT. Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian quá dài, tạo ra những chất độc hại đối với con người và MT sống là những hoạt động tổn hại tới MT. Những hành động gây nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về MT. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người. Trong khoa học kinh tế cổ điển không thể giải quyết thành công mối quan hệ phức tạp giữa phát triển và MT. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ phát triển” ( Zero or negative growth), cụ thể là cho tốc độ phát triển bằng không hoặc âm để bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo vốn hữu hạn của Trái đất. Đối với tài nguyên sinh học cũng có “ chủ nghĩa bảo vệ”, chủ trương không can thiệp, đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ cũng là một điều không tưởng, nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người. Trong phát triển kinh tế một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ một cách quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng “ô nhiễm do thừa thải” xảy ra tại các nước công nghiệp phát triển, gần đây tại hầu hết các nuớc đang phát triển có thu nhập thấp đã xảy ra hiện tượng “ ô nhiễm nghèo đói”. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh, mù chữ, bất lực trước thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề MT nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân dân các nước đang phát triển. Cần nói thêm rằng sự tiêu thụ quá mức nguyên liệu và năng lượng của các nước phát triển cũng đã làm cho các vấn đề MT ở các nước đang phát triển trầm trọng hơn. Tại Hội nghị LHQ về MT con người họp năm 1972 tại Stockholm- Thụy Điển, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về MT không phải là do phát triển mà chính là hậu quả của sự kém phát triển. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất của LHQ. Chiến lược đã đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển với MT, dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đất, bảo vệ rừng, . Các mục tiêu phát triển KTXH và BVMT phải được gắn bó với nhau trong việc xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý việc thực hiện các mục tiêu đó. 1.4. Các chức năng chủ yếu của môi trường • MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp, . Mỗi người mỗi ngày cần trung bình 4 m 3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp (xem bảng 1.1) Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quan đầu người trên thế giới(ha/người) Năm - 10 6 -10 5 -10 4 O(CN) 1650 1840 1930 1994 2010 Dânsố(tr.ng) 0,125 1,0 5,0 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000 DT(ha/ng) 120.000 15.000 3.000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88 Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam Năm 1940 1960 1970 1992 2000 Bình quân đầu người(ha/ ng) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10 Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng MT. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng, . Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây: + Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. + Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không. + Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải + Chức năng giải trí của con người + Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa + Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp + Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản . Hình1.1: Các chức năng chủ yếu của môi trường (KHMT) • MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người Trong lịch sử phát triển, loài người đã trãi qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Xét về bản chất, mọi hoạt động của con người đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên theo sơ đồ sau: Hình1.2: Hệ thống sinh thái của tự nhiên và nhân tạo. (KHMT) Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, . của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất. MÔI TRƯỜNG Không gian sống của con người và các loài sinh vật Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống Trí tuệ Vật tư công cụ Lao động cơ bắp Con người Tự nhiên (Các hệ thống sinh thái) Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và ácc nguồn thủy hải sản. - Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái. - Các loại quặng, dầu mở: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,… • MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: - Chức năng biến đổi lý – hóa học - Chức năng biến đổi sinh hóa - Chức năng biến đổi sinh học • MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất. Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác tương đối ổn định,…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,… - Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. - Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. • MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người - Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen.  Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống như: Làm cạn kiệt nguyên liệu và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Làm ứ thừa phế thải trong không gian sống, Làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chúng với các thành phần môi trường. Vi phạm chức năng giảm nhẹ tác động của thiên tai. Vi phạm chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.5. Những vấn đề môi trường thách thức hiện nay trên thế giới Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình MT LHQ(UNEP) đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba: - Thứ nhất, đó là các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là MT toàn cầu. - Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý MT ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về MT thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Hiện nay thế giới đang đứng trước những thách thức MT sau: 1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất đã nóng lên khoảng 0,5 0 C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 0 C - 4,5 0 C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là: - Mực nước biển dâng cao từ 25 đến 140cm, băng tan sẽ nhấn chìm một vùng đất liền rộng lớn, theo dự báo nếu tình trạng như hiện nay thì đến giữa thế kỷ này biển sẽ tiến vào đất liền từ 5-7m độ cao. - Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hỏa hoạn và lũ lụt. Ví dụ, các trận hỏa hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào các năm từ 1996-1998 đã thiêu hủy nhiều khu rừng ở Braxin, Canada, khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Italia, Mêhicô, Liên bang Nga và Mỹ. Việt Nam tuy chưa phải là nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên xu thế đóng góp khí gây hiệu ứng nhà kính cũng thể hiện khá rõ nét. Bảng 1.3: Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1990-1993 (Tg-triệu tấn) Năm 1990 1993 [...]... nữ, côn trùng đưa các loài vào làm thức ăn cho chim 1.6 .Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trườngKhoa học MT nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với MT Từ các nghiên cứu đó, khoa học MT đề xuất các mô hình sinh thái hợp lý, đảm bảo sự cân bằng sinh thái giữa con người và MT • • Công nghệ MT là tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh... có vị trí vô cùng quan trọng Việc bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và lòa người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật Đa dạng sinh học lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mất đa dạng sinh học đang là vấn đề nghiêm trọng, nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là: - Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát... chính sách, kinh tế nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến MT  Ba nội dung trên của ngành khoa học MT không thay thế cho nhau mà chỉ hổ trợ và bổ sung cho nhau, đảm bảo cho MT sống luôn trong lành và thích hợp với con người Chương 2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Thạch quyển 2.1.1 Sự hình thành và cấu trúc của Trái đất Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào... 15-20km Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep Bảng 2.2: Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất Nguyên tố O Si Al Fe Mg Ca Na K % trọng lượng toàn vỏ 46,60 27,72 8,13 5,0 2,09 3,63 2,83 2,59 % thể tích so với toàn vỏ 93,77 0,86 0,47 0,43 0,29 1,03 1,32 1,83 Vỏ Trái đất Áp suất 8 nguyên tố hóa học phổ biến trên... biệt được 4 nhóm tai biến MT sau đây: • Các tai biến vật lý là tai biến tuân theo quy luật vật lý • Các tai biến hóa học liên quan tới sự phát tán và tập trung các nguyên tố hóa học vượt ngưỡng sinh thái trong các hợp phần MT • Tai biến sinh học như bệnh dịch nguy hiểm, nổ bom sinh học, nạn côn trùng phá hoại mùa màng • Các tai biến kinh tế - xã hội bao gồm phá sản, tham ô làm thất thoát tài sản,... của đá • Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm: - Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al,... buôn bán - Ô nhiễm đất, nước và không khí - Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn Hộp 1.1 Nguyên nhân - Phá hủy nơi sinh sống - Săn bắn để thương mại hóa - Săn bắn... mưa axit Sự suy thoái tầng ôzon trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi phải hạn chế việc phát sinh khí CFC,CH4, ôxit nitơ, Theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2030 sự suy thoái tầng ôzon trên phạm vi toàn cầu là 6,5% và 16% ở các nước vĩ độ từ 60 0 trở lên Trong trường hợp chương trình ôzon hoạt động có hiệu quả, thì sự suy thoái tầng ôzon vẫn còn ở mức 2% trên phạm vi TG và 8% ở các vĩ độ cao hơn 600... nguyên tố hóa học quan trọng của sinh quyển Hàm lượng của các nguyên tố hóa học chứa trong các tế bào sống sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: C-H-O-N-P-C-Cl-Cu-Fe-Mg-K-Na-S-AlB-Br-Cr-Co-F-Ga-I-Mn-Mo-Se-Si-Sn-Ti-V-Zn Nồng độ của các nguyên tố trên trong các loài sinh vật thay đổi và phụ thuộc vào từng loại và đặc điểm MT sống của các cá thể Chu trình dinh dưỡng của nguyên tố hóa học tham gia... thời kỳ mưa nhiều hằng năm Hình 2.4: Xói mòn đất đồi núi 2.2 Thủy quyển 2.2.1 Cấu tạo hình thái của thủy quyển Khoảng 71 % với 361 triệu km2 bề mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước.Cho nên đã có nhà khoa học gọi Trái đất là “Trái nước”.Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi Thủy quyển bao gồm: Đại dương, biển, ao hồ, sông . Vậy Khoa học MT là gì ? Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường chung quanh. Khoa học MT. chim 1.6 .Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường • Khoa học MT nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với MT. Từ các nghiên cứu đó, khoa học MT đề

Ngày đăng: 12/03/2013, 14:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3:  Phổ sóng điện từ của bức xạ Mặt trời - Khoa học môi trường
Hình 1.3 Phổ sóng điện từ của bức xạ Mặt trời (Trang 11)
Bảng 1.4: Tỏc động của O3 đối với thực vật - Khoa học môi trường
Bảng 1.4 Tỏc động của O3 đối với thực vật (Trang 12)
Hình 1.4:  Tầng ôzôn - "ô bảo vệ" sự sống trên trái đất - Khoa học môi trường
Hình 1.4 Tầng ôzôn - "ô bảo vệ" sự sống trên trái đất (Trang 12)
1.5.5. ễ nhiễm mụi trường đang xảy ra ở quy mụ rộng - Khoa học môi trường
1.5.5. ễ nhiễm mụi trường đang xảy ra ở quy mụ rộng (Trang 14)
Bảng 2.1: Cỏc đặc trưng chủ yếu của Thỏi Dương hệ - Khoa học môi trường
Bảng 2.1 Cỏc đặc trưng chủ yếu của Thỏi Dương hệ (Trang 18)
Bảng 2.2: Cỏc nguyờn tố húa học phổ biến trong vỏ Trỏi đất - Khoa học môi trường
Bảng 2.2 Cỏc nguyờn tố húa học phổ biến trong vỏ Trỏi đất (Trang 19)
Hình 2.2: Chu trình biến đổi các loại đá chính trong vỏ Trái đất - Khoa học môi trường
Hình 2.2 Chu trình biến đổi các loại đá chính trong vỏ Trái đất (Trang 20)
Bảng 2.4: Diện tớch cỏc Đại dương và cỏc Biển chớnh - Khoa học môi trường
Bảng 2.4 Diện tớch cỏc Đại dương và cỏc Biển chớnh (Trang 24)
Hình 2.4:  Xói mòn đất đồi núi - Khoa học môi trường
Hình 2.4 Xói mòn đất đồi núi (Trang 24)
Hình 2.5:  Đới ven bờ và các thành phần của nó - Khoa học môi trường
Hình 2.5 Đới ven bờ và các thành phần của nó (Trang 26)
Hình 2.6 : Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng - Khoa học môi trường
Hình 2.6 Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng (Trang 28)
Bảng 2.5: Hàm lượng trung bỡnh của khớ quyển - Khoa học môi trường
Bảng 2.5 Hàm lượng trung bỡnh của khớ quyển (Trang 29)
Bảng 2.5: Hàm lượng trung bình của khí quyển - Khoa học môi trường
Bảng 2.5 Hàm lượng trung bình của khí quyển (Trang 29)
Bảng 2.6: Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) - Khoa học môi trường
Bảng 2.6 Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) (Trang 36)
Hình 2.9: Chu trình dinh dưỡng của Cacbon - Khoa học môi trường
Hình 2.9 Chu trình dinh dưỡng của Cacbon (Trang 36)
Hình 2.10: Chu trình dinh dưỡng của Nitơ - Khoa học môi trường
Hình 2.10 Chu trình dinh dưỡng của Nitơ (Trang 37)
Hình 2.12: Dòng năng lượng trong sinh quyển - Khoa học môi trường
Hình 2.12 Dòng năng lượng trong sinh quyển (Trang 39)
Bảng 3.1: Sự hỡnh thành và phỏt triển vật chất và sự sống trờn Trỏi đất - Khoa học môi trường
Bảng 3.1 Sự hỡnh thành và phỏt triển vật chất và sự sống trờn Trỏi đất (Trang 41)
Bảng 3.1: Sự hình thành và phát triển vật chất và sự sống trên Trái đất - Khoa học môi trường
Bảng 3.1 Sự hình thành và phát triển vật chất và sự sống trên Trái đất (Trang 41)
Hình 3.2: Sơ đồ dòng năng lượng sinh thái trong một bậc thức ăn I  - Năng lượng đầu vào - Khoa học môi trường
Hình 3.2 Sơ đồ dòng năng lượng sinh thái trong một bậc thức ăn I - Năng lượng đầu vào (Trang 45)
Hình 3.3: Tháp sinh thái của ao hồ Việt Nam - Khoa học môi trường
Hình 3.3 Tháp sinh thái của ao hồ Việt Nam (Trang 46)
Hình 3.4: Sơ đồ tổng quát chu trình sinh địa hóa tự nhiên của Trái đất - Khoa học môi trường
Hình 3.4 Sơ đồ tổng quát chu trình sinh địa hóa tự nhiên của Trái đất (Trang 47)
Bảng 3.2: Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) - Khoa học môi trường
Bảng 3.2 Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) (Trang 48)
Hình 3.5: Chu trình cacbon hữu cơ của Trái Đất - Khoa học môi trường
Hình 3.5 Chu trình cacbon hữu cơ của Trái Đất (Trang 48)
Bảng 3.2: Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) - Khoa học môi trường
Bảng 3.2 Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979) (Trang 48)
Bảng 3.3: Ma trận tương tỏc giữa 2 quần thể sinh vật - Khoa học môi trường
Bảng 3.3 Ma trận tương tỏc giữa 2 quần thể sinh vật (Trang 50)
Hình 4.1: Sơ đồ phân loại tài nguyên - Khoa học môi trường
Hình 4.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên (Trang 54)
Hình 4.2:  Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT - Khoa học môi trường
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT (Trang 55)
Bảng 4.1: Hàm lượng trung bỡnh của cỏc nguyờn tố húa học trong đỏ và đất tớnh theo % trọng lượng( Nguồn Vinograđụp, 1950) - Khoa học môi trường
Bảng 4.1 Hàm lượng trung bỡnh của cỏc nguyờn tố húa học trong đỏ và đất tớnh theo % trọng lượng( Nguồn Vinograđụp, 1950) (Trang 56)
Qua bảng trờn cho thấy, những loại đất quỏ xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Hiện trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau: - Khoa học môi trường
ua bảng trờn cho thấy, những loại đất quỏ xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Hiện trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau: (Trang 57)
Bảng 4.4: Tỷ lệ% của cỏc yếu tố đúng gúp vào việc làm suy thoỏi đất trờn TG - Khoa học môi trường
Bảng 4.4 Tỷ lệ% của cỏc yếu tố đúng gúp vào việc làm suy thoỏi đất trờn TG (Trang 58)
Bảng 4.5: Sự suy giảm diện tớch đất bỡnh quõn đầu người ở Việt Nam - Khoa học môi trường
Bảng 4.5 Sự suy giảm diện tớch đất bỡnh quõn đầu người ở Việt Nam (Trang 58)
Bảng 4.4: Tỷ lệ % của các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất trên TG - Khoa học môi trường
Bảng 4.4 Tỷ lệ % của các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất trên TG (Trang 58)
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất đến hết năm 1998 - Khoa học môi trường
Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất đến hết năm 1998 (Trang 59)
4.4. Tài nguyờn nước - Khoa học môi trường
4.4. Tài nguyờn nước (Trang 61)
Hình 4.3: Hình ảnh minh chứng về sự suy thoái tài nguyên rừng - Khoa học môi trường
Hình 4.3 Hình ảnh minh chứng về sự suy thoái tài nguyên rừng (Trang 61)
Bảng 4.7: Dự trữ cỏc loại khoỏng sản thế giới - Khoa học môi trường
Bảng 4.7 Dự trữ cỏc loại khoỏng sản thế giới (Trang 63)
Hình 4.4: Tài nguyên nước bị suy thoái - Khoa học môi trường
Hình 4.4 Tài nguyên nước bị suy thoái (Trang 63)
Bảng 5.2: Hàm lượng tớch lũy DDT ở cỏc bậc dinh dưỡng ở nước và trờn cạn - Khoa học môi trường
Bảng 5.2 Hàm lượng tớch lũy DDT ở cỏc bậc dinh dưỡng ở nước và trờn cạn (Trang 77)
Bảng 5.3: Số lượng phõn bún hoỏ học sử dụng trong nụng nghiệp Việt Nam  ( đơn vị tớnh : 1000 tấn) - Khoa học môi trường
Bảng 5.3 Số lượng phõn bún hoỏ học sử dụng trong nụng nghiệp Việt Nam ( đơn vị tớnh : 1000 tấn) (Trang 78)
Bảng 5.3: Số lượng phân bón hoá học sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam  ( đơn vị tính : 1000 tấn) - Khoa học môi trường
Bảng 5.3 Số lượng phân bón hoá học sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam ( đơn vị tính : 1000 tấn) (Trang 78)
Bảng 5.4: Tỡnh trạng quản lý rỏc thải (m3/ngày) năm 1996 - Khoa học môi trường
Bảng 5.4 Tỡnh trạng quản lý rỏc thải (m3/ngày) năm 1996 (Trang 81)
Bảng 5.4: Tình trạng quản lý rác thải (m 3 /ngày) năm 1996 - Khoa học môi trường
Bảng 5.4 Tình trạng quản lý rác thải (m 3 /ngày) năm 1996 (Trang 81)
Hình 6.1: Hệ thống tổ chức công tác quản lý Nhà nước về MT của VN 6.1.5. Các công cụ quản lý môi trường - Khoa học môi trường
Hình 6.1 Hệ thống tổ chức công tác quản lý Nhà nước về MT của VN 6.1.5. Các công cụ quản lý môi trường (Trang 84)
Bảng 7.1: Thời gian tăng dõn số gấp đụi hằng năm - Khoa học môi trường
Bảng 7.1 Thời gian tăng dõn số gấp đụi hằng năm (Trang 90)
Bảng 7.2: Tỷ lệ gia tăng dõn số Việt Nam qua cỏc thời kỳ                        - Khoa học môi trường
Bảng 7.2 Tỷ lệ gia tăng dõn số Việt Nam qua cỏc thời kỳ (Trang 93)
Bảng 7.3: Sản lượng cõy cú hạt trờn thế giới (triệu tấn/năm; UNEP, 1982) - Khoa học môi trường
Bảng 7.3 Sản lượng cõy cú hạt trờn thế giới (triệu tấn/năm; UNEP, 1982) (Trang 95)
Bảng 7.4: Sản xuất ngũ cốc trờn thế giới từ 1960 đến 1993 - Khoa học môi trường
Bảng 7.4 Sản xuất ngũ cốc trờn thế giới từ 1960 đến 1993 (Trang 96)
Bảng 7.5: Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở cỏc nước nghốo - Khoa học môi trường
Bảng 7.5 Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở cỏc nước nghốo (Trang 96)
Bảng 7.4: Sản xuất ngũ cốc trên thế giới từ 1960 đến 1993 - Khoa học môi trường
Bảng 7.4 Sản xuất ngũ cốc trên thế giới từ 1960 đến 1993 (Trang 96)
7.2.3. Tiềm năng lương thực và thực phẩm của thế giới - Khoa học môi trường
7.2.3. Tiềm năng lương thực và thực phẩm của thế giới (Trang 97)
Bảng 7.6: Sản lượng đỏnh bắt hải sản của thế giới đến năm 2000 (triệu tấn)                                              ( UNEP, 1983) - Khoa học môi trường
Bảng 7.6 Sản lượng đỏnh bắt hải sản của thế giới đến năm 2000 (triệu tấn) ( UNEP, 1983) (Trang 97)
Bảng 7.7 : Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới từ năm 1900 đến 2020 - Khoa học môi trường
Bảng 7.7 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới từ năm 1900 đến 2020 (Trang 98)
Bảng 7. 8: Sự khỏc biệt về cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng sử dụng năng lượng giữa hai nhúm nước cụng nghiệp phỏt triển và đang phỏt triển thế giới năm 1987 - Khoa học môi trường
Bảng 7. 8: Sự khỏc biệt về cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng sử dụng năng lượng giữa hai nhúm nước cụng nghiệp phỏt triển và đang phỏt triển thế giới năm 1987 (Trang 99)
Bảng 7.8 : Sự khác biệt về cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng sử dụng năng  lượng giữa hai nhóm nước công nghiệp phát triển và đang phát triển thế giới năm 1987 - Khoa học môi trường
Bảng 7.8 Sự khác biệt về cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng sử dụng năng lượng giữa hai nhóm nước công nghiệp phát triển và đang phát triển thế giới năm 1987 (Trang 99)
Bảng 7.9 : Của cải làm ra tính theo USD khi tiêu thụ một kWh điện năng của  các nước năm 2002 - Khoa học môi trường
Bảng 7.9 Của cải làm ra tính theo USD khi tiêu thụ một kWh điện năng của các nước năm 2002 (Trang 104)
Hình 7.2: Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong phát triển bền vững - Khoa học môi trường
Hình 7.2 Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong phát triển bền vững (Trang 106)
Hình 7.3: Tương tác giữa 3 hệ thống Tự nhiên- kinh tế- xã hội và phát triển bền  vững - Khoa học môi trường
Hình 7.3 Tương tác giữa 3 hệ thống Tự nhiên- kinh tế- xã hội và phát triển bền vững (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w