1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Luật kinh doanh - Chương 2 doc

20 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 171 KB

Nội dung

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 2.1 KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm hành vi kinh doanh - Kinh doanh là việc các chủ thể thực hiện một cách thường xuyên, liên tục một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích tìm kiêm lợi nhuận - Có hai điểm cơ bản để phân biệt hoạt động kinh doanh với các hoạt động xã hội khác không phải là kinh doanh, ngay cả với hoạt động quản lý nhà nước kinh tế (i) Để tiến hành kinh doanh các chủ thể phải đầu tư về tài sản (ii) Mục đích của các chủ thể khi tiến hành hoạt động này là lợi nhuận 2.1.2 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp - Định nghĩa doanh nghiệp: Doanh nghiệp được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh. - Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý sau: + Thứ nhất: Doanh nghiệp có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, có năng lực để tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó trước hết và chủ yếu là các quan hệ kinh doanh. Tính chất chủ thể pháp lý độc lập cho phép doanh nghiệp có quyền tự chủ đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động. Tư cách chủ thể pháp luật của doanh nghiệp có thể là tư cách của thể nhân hoặc pháp nhân. i) Pháp nhân là một khái niệm được sử dụng để chỉ một loại chủ thể có tư cách pháp lý độc lập, để phân biệt với các chủ thể là thể nhân. Pháp nhân là một thực thể trừu tượng, được hư cấu, thể hiện tình trạng tách bạch về mặt tài sản và trách nhiệm trả nợ của chính pháp nhân đó với tài sản còn lại và trách nhiệm trả nợ của chủ sở hữu - người đã sáng tạo ra nó. Pháp nhân chịu trách nhiệm đối với mọi chủ nợ bằng tất cả mọi thứ tài sản mà nó có - có nghĩa là pháp nhân được giới hạn khả năng trả nợ trong phạm vi tài sản của nó. Chủ sở hữu - người sáng tạo ra pháp nhân - không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân, họ chỉ có nghĩa vụ góp vốn để thành lập pháp nhân. Nếu pháp nhân vỡ nợ thì họ chỉ mất số vốn đã góp vào pháp nhân, ngoài ra họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì nữa, chủ nợ không thể buộc họ phải trả nợ thay cho pháp nhân, tức là người bỏ vốn chỉ chịu một "trách nhiệm hữu hạn". Pháp nhân là một chủ thể pháp lý độc lập, có các quyền và nghĩa vụ riêng của mình. Theo pháp luật Việt nam hiện nay, tính chịu Pháp luật về doanh nghiệp 21 trách nhiệm hữu hạn (tư cách pháp nhân) đã được quy định cho nhiều loại chủ thể kinh doanh, ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn trong hợp danh. ii) Thể nhân cũng là một thực thể pháp lý độc lập về tư cách chủ thể. Song ở đó, không có sự tách bạch về tài sản giữa phần của thực thể đó và của chủ sở hữu nó. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa thể nhân và pháp nhân. Chính vì không có sự tách bạch tài sản, nên thể nhân cùng với các chủ sở hữu của nó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của thể nhân. Điều đó có nghĩa là, nghĩa vụ trả nợ của thể nhân là vô hạn, thậm chí vĩnh cửu, trả cho đến khi nào hết nợ thì thôi, nếu thể nhân không đủ tiền trả nợ thì người chủ sở hữu phải trả thay, và nếu một người trả không đủ thì những người khác ở trong đó trả tiếp thêm vào "vì liên đới". Thể nhân bao gồm: cá nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân ví dụ như nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân. + Thứ hai: Doanh nghiệp được xác lập tư cách (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo thủ tục do pháp luật quy định. Việc thành lập và đăng ký kinh doanh là cơ sở để xác định tính chất chủ thể pháp lý độc lập của các doanh nghiệp + Thứ ba: doanh nghiệp thực hiện các hành vi kinh doanh trên thực tế. Tức là các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hệ thống, độc lập, trên danh nghĩa và trách nhiệm của doanh nghiệp, với mục đích sinh lợi và trong điều kiện do pháp luật quy định. - Phân loại doanh nghiệp. Có rất nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp. + Căn cứ vào các thành phần sở hữu đã được quy định trong Hiến pháp 92, có thể chia thành: i) doanh nghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước), ii) doanh nghiệp dân doanh (công ty, doanh nghiệp tư nhân), iii) doanh nghiệp tập thể (HTX). + Căn cứ vào dấu hiệu phương thức đầu tư vốn, ta có: i) doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DNNN, công ty, DNTN, HTX,…), ii) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài). + Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu, ta có: i) doanh nghiệp một chủ, ii) doanh nghiệp nhiều chủ. + Căn cứ vào sự liên kết, ta có: i) doanh nghiệp độc lập, ii) các tập đoàn, các nhóm công ty, ii) công ty đa quốc gia. + Theo tiêu chí quy mô, ta có: i) doanh nghiệp lớn, ii) doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2 CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 2.2.1 Công ty Pháp luật về doanh nghiệp 22 2.2.1.1 Khái niệm chung về công ty - Công ty có thể được hiểu trên nhiều nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ở góc độ kinh tế: công ty có thể được hiểu là các tổ chức lấy việc thực hiện những hoạt động thu lợi là hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong khoa học pháp lý, công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều người để tiến hành một công việc gì đó nhằm mục đích sinh lời. Các luật gia trên thế giới đã có rất nhiều cách định nghĩa về công ty. + Các luật gia Đức cho rằng "khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng nhiều sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó". + Bộ luật dân sự Pháp định nghĩa "công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó". + Bộ luật thương mại Nhật bản định nghĩa "công ty là pháp nhân được thành lập nhằm mục tiêu lợi nhuận theo Bộ luật thương mại, luật về công ty, có trách nhiệm hữu hạn". - Tuy có khá nhiều cách định nghĩa về công ty dưới dạng này hay dạng khác, nhưng tựu trung, có thể nêu ra một số dấu hiệu cơ bản của công ty như sau: (i) có sự liên kết của nhiều chủ thể (pháp nhân hoặc thể nhân). Đây là quan niệm truyền thống về công ty, theo đó công ty phải là kết quả của sự liên kết của các nhà đầu tư, mà muốn liên kết được thì phải có nhiều người. Người ta rất dễ nhận thấy rằng không thể thực hiện được sụ liên kết hay góp vốn nếu như chủ thể chỉ có một bên. Điều cần lưu ý ở dấu hiệu này là khái niệm chủ thể của công ty. Chủ thể ở đây được hiểu là thể nhân hay pháp nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân hay pháp nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa thể nhân với pháp nhân, hoặc giữa các pháp nhân với nhau. Quan điểm hiện đại: không nhất thiết phải có sự liên kết của nhiều chủ thể. (ii) Sự liên kết được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (điều lệ, hợp đồng hoặc quy chế), iii) Nhằm thực hiện một mục đích kiếm lời. Nghĩa là công ty có mục đích kinh doanh chứ không phải là sự liên kết giữa các thành viên để nhằm thành lập một tổ chức có mục đích phi kinh doanh như: hội từ thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp. Hoạt động tìm kiếm lợi nhuận là hoạt động quan trọng đối với công ty và việc thực hiện tốt hoạt động này là mục tiêu chính của nó. Mục tiêu lợi nhuận là sự phân chia lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh với bên ngoài cho các thành viên công ty. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh người ta gọi là các hiệp hội chứ không phải công ty. - Các loại hình công ty. Suốt khoảng thời gian mấy thế kỷ kể từ khi những công ty đầu tiên ra đời, trên thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều loại hình công ty khác nhau. Có nhiều Pháp luật về doanh nghiệp 23 loại hiện vẫn còn tồn tại và phát triển, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế nhưng cũng có những loại không còn phát triển nữa và có xu hướng mất dần. Trong khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm của các thành viên công ty: công ty đối nhân (công ty hợp danh), công ty đối vốn (công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn). Đây là cách phân loại chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng nhất. + Công ty đối nhân là loại hình công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn chỉ là thứ yếu. Đối nhân là trọng về người, công ty đối nhân là công ty của những người quen biết. Công ty đối nhân không có tư cách pháp nhân. + Công ty đối vốn là là loại hình công ty mà khi thành lập không quan tâm đến nhân thân của người góp vốn mà chỉ quan tâm tới phần vốn góp của họ. Công ty đối vốn là một pháp nhân. - Sự ra đời, phát triển của công ty. Như bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự ra đời của công ty có những nguyên nhân thực tiễn phát sinh từ nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội. Những nguyên nhân đó là: + Nhu cầu mở mang kinh doanh → nhu cầu về vốn → phải liên kết, hùn vốn với nhau. Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hoá đã phát triển đến một mức độ nhất định, xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở mang qui mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Muốn đáp ứng được nhu cầu này, buộc các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. + Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Bên cạnh nhu cầu về vốn, trong một xã hội có nền sản xuất hàng hoá phát triển thì sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Thông thường, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường ở vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Chính vì để tránh sự bất lợi đó, các nhà kinh doanh phải liên kết nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. + Phân tán rủi ro. Việc theo đuổi lợi nhuận thường đi đôi với việc phải chịu những rủi ro mà từng thành viên của một tổ chức kinh tế không dễ gì kham nổi. Để phân tán rủi ro cho nhiều người, các nhà kinh doanh thường liên kết với nhau để nếu có rủi ro thì nhiều người cùng gánh chịu. Chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty của họ là một chế độ nhằm phân tán, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. - Định nghĩa luật công ty. Sự ra đời của các công ty kéo theo nhu cầu cần phải có luật lệ riêng về công ty để điều chỉnh sự phát sinh, phát triển và chấm dứt hoạt động của công ty. Pháp luật về doanh nghiệp 24 Lịch sử luật công ty gắn liền với các qui định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La mã. Còn luật công ty hiện đại ra đời trong thời kỳ tự do hoá tư sản đã phát triển đến mức độ cao. + Bất luận thuộc hệ thống pháp luật nào, luật công ty cũng đều là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình thành lập, hoạt động, phát triển và kết thúc hoạt động của công ty. Chức năng của luật công ty suy cho cùng là khuyến khích mọi người dân đầu tư vốn, tham gia kinh doanh. + Nội dung các quy định của pháp luật công ty bao gồm: i) Điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động cho công ty, ii) Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty, iii) Cơ cấu vốn, iv) Điều kiện, thủ tục giải thể công ty. Ở Việt nam, các quy định điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các loại hình công ty được thể hiện trong Luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua ngày 12/12/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006 2.2.1.2 Công ty hợp danh. - Công ty hợp danh là một loại công ty đối nhân (đối nhân là trọng về người). Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng: + Công ty hợp danh vô hạn: là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng điều hành hoạt động kinh doanh, cùng đại diện cho công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty. Đối với công ty hợp danh vô hạn, sự tin cậy vào cá nhân mỗi thành viên quan trọng hơn nhiều tài sản thực có của công ty, mối quan hệ thân tín giữa các thành viên có trách nhiệm vô hạn được đặt lên trên hết. Sự thay đổi thành viên không dễ dàng được chấp nhận. Hình thức hợp danh vô hạn chỉ áp dụng hạn chế trong phạm vi họ hàng, bạn bè và có quy mô nhỏ. + Công ty hợp danh hữu hạn: là một công ty bao gồm những thành viên có trách nhiệm hữu hạn và thành viên trách nhiệm vô hạn. Thành viên có trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm đối với chủ nợ trong phạm vi phần vốn góp của mình. Do thành viên hữu hạn chỉ có trách nhiệm rất ít nên nó không có quyền điều hành kinh doanh hoặc đại diện cho công ty. Thành viên có trách nhiệm vô hạn về cơ bản giống thành viên của hợp danh vô hạn. - Công ty hợp danh được quy định trong luật doanh nghiệp Việt nam có thể là công ty hợp danh vô hạn hoặc công ty hợp danh hữu hạn. Điều 95 Luật doanh nghiệp định nghĩa: "Công ty hợp danh là loại doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn Pháp luật về doanh nghiệp 25 b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty" Các đặc trưng pháp lý  Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.  Đặc điểm về thành viên: số lượng thành viên ít, thường là những người có quen biết, có tài năng uy tín. Việc thay đổi thành viên là rất khó đặc biệt là thành viên hợp danh. - Thành viên hợp danh (thành viên chịu trách nhiệm vô hạn): ít nhất phải có hai người. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Nói cách khác, các thành viên hợp danh sẽ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty. - Thành viên góp vốn (thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn): + Góp vốn: Việc góp vốn khác với thành viên hợp danh ở chỗ họ chỉ góp một số tiền hoặc tài sản giới hạn, không được góp bằng sức lao động hoặc bằng uy tín. + Trách nhiệm: Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm liên đới và trực tiếp đối với chủ nợ của công ty cùng với các thành viên khác trong phạm vi số vốn góp của mình.  Đặc điểm về điều hành kinh doanh và đại diện cho công ty. - Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền đại diện cho công ty. Tuy nhiên, các thành viên hợp danh có thể phân công cho từng thành viên phụ trách các vấn đề riêng và được ghi trong điều lệ công ty. - Thành viên góp vốn: không có quyền điều hành và đại diện cho công ty, có quyền được chia lợi nhuận theo quy định của điều lệ công ty.  Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp dannh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong điều lệ công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. 2.2.1.3 Công ty cổ phần. - Dưới giác độ của khoa học pháp lý, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về công ty cổ phần như sau: Công ty cổ phần là loại hình công ty có tư cách pháp nhân, vốn của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, là thành viên của công ty cổ phần, họ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. Pháp luật về doanh nghiệp 26 Các đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần  Đặc trưng về tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần là một pháp nhân, các thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. Điều này bảo vệ các cổ đông của công ty: tự công ty phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của mình chứ không phải các chủ nhân của công ty  Đặc trưng về cấu trúc vốn. Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Vốn điều lệ là số vốn các thành viên góp vào công ty, được ghi trong điều lệ công ty. Đây là số vốn cơ bản của công ty cổ phần. - Cổ phần là phần chia đều nhau nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty. Cổ phần là đơn vị góp vốn. Cổ phần có hai loại: + Cổ phần phổ thông là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có các quyền và nghĩa vụ thông thường của một thành viên góp vốn, họ không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.  Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông và họ sẽ có bốn quyền cơ bản (điều 53): i) Tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông, mỗi cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu bầu, ii) Được nhận cổ tức tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, iii) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông đang nắm giữ, iv) Được nhận phần tài sản còn lại, khi công ty giải thể, tương ứng với tỷ lệ vốn góp.  Luật doanh nghiệp còn có quy định về cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập (điều 58): trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông. + Cổ phần ưu đãi là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định so với người sở hữu cổ phần phổ thông. Công ty cổ phần được quyền quyết định có phát hành cổ phần ưu đãi hay không. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Theo luật doanh nghiệp, có bốn loại cổ phần ưu đãi sau: i) Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có số phiếu biểu quyết lớn hơn so với cổ phần phổ thông. Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho các cổ đông sáng lập và các tổ chức được chính phủ uỷ quyền. Đối với các cổ đông sáng lập thì sau ba năm cổ phần ưu đãi biểu quyết của họ phải chuyển thành cổ phần phổ thông. Pháp luật về doanh nghiệp 27 ii) Cổ phần ưu đãi cổ tức có các đặc tính sau: Về cổ tức: người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng cổ tức theo một trong hai cách sau: một là, được nhận một mức cổ tức cố định hàng năm không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; hai là, được nhận một mức cổ tức lớn hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không được quyền dự họp đại hội đồng cổ đông và không có quyền bầu người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Khi công ty giải thể, người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được nhận phần tài sản còn lại sau khi công ty đã thanh toán cho các chủ nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại. iii) Cổ phần ưu đãi hoàn lại là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ được công ty hoàn trả lại phần vốn góp khi chủ sở hữu yêu cầu hoặc theo các điều kiện ghi trên cổ phần. Cũng giống như cổ phần ưu đãi cổ tức, người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông, và bầu người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát. iv) Các loại cổ phần ưu đãi khác do điều lệ của công ty quy định. - Cổ phần được thể hiện dưới hình thức là các cổ phiếu. Cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với phần vốn góp vào công ty cổ phần. Điều 59 định nghĩa: cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần. Cổ phiếu được phát hành lúc thành lập công ty và lúc công ty cần gọi thêm vốn. Cổ phiếu thể hiện giá trị danh nghĩa của số lượng vốn góp vào công ty. Về mặt pháp lý: cổ phiếu chứng minh phần vốn góp, chứng minh tư cách cổ đông của người sở hữu. Cổ phiếu có ba đặc tính i) Mỗi cổ phiếu có một giá trị ban đầu được tính bằng tiền gọi là mệnh giá cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu chỉ là giá trị danh nghĩa. Giá trị thực tế của cổ phiếu sẽ tuỳ thuộc vào hoạt đông kinh doanh của công ty: nếu công ty làm ăn có lãi, có uy tín thì giá trị thực tế sẽ lớn hơn mệnh giá, ngược lại công ty làm ăn thua lỗ, kém hiểu quả thì giá trị đó sẽ thấp hơn mệnh giá ii) Cổ phiếu thường không có thời hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty cổ phần phát hành ra nó. iii) Cổ phiếu có thể được lưu thông trên thị trường như một thứ hàng hoá, hay nói cách khác, cổ phiếu có thể chuyển nhượng được. Cổ phiếu có thể được dùng làm tài sản thừa kế, tài sản cầm cố thế chấp trong các quan hệ tín dụng.  Đặc trưng về thành viên. Thành viên của công ty cổ phần gọi là cổ đông, số lượng cổ đông tối thiểu để thành lập một công ty cổ phần là ba, số lượng tối đa không hạn chế. Pháp luật về doanh nghiệp 28 - Phân loại cổ đông. i) Căn cứ vào số vốn góp vào công ty ta có: cổ đông nhiều vốn, cổ đông ít vốn, ii) Căn cứ vào loại cổ phần đang sở hữu ta có: cổ đông phổ thông, cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi các loại. - Quyền và nghĩa vụ của các loại cổ đông không giống nhau, tuỳ thuộc vào loại cổ phần đang nắm giữ. - Vấn đề chuyển nhượng vốn góp của các cổ đông. Trong công ty cổ phần, về cơ bản các cổ đông được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình trừ những hạn chế và ràng buộc được thoả thuận trong điều lệ công ty hoặc do luật định.  Đặc trưng về khả năng huy động vốn. Công ty cổ phần được phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn theo quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.  Đặc trưng về tổ chức quản lý. Tổ chức quản lý trong công ty cổ phần rất chặt chẽ, thể hiện sự dân chủ trong quản lý kinh tế. Mô hình tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được thể hiện bằng sơ đồ sau: Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý trong công ty cổ phần - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông thường có ba loại: i) Đại hội đồng thành lập: chỉ tiến hành để thành lập công ty, thảo luận và thông qua điều lệ của công ty. ii) Đại hội đồng thường được tổ chức hàng năm theo năm tài chính của công ty hoặc theo yêu cầu của hội đồng quản trị. Đại hội đồng thường quyết định các vấn đề chủ yếu sau:  Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm.  Thảo luận và thông qua bảng tổng kết năm tài chính.  Bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quả trị và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Pháp luật về doanh nghiệp 29  Quyết định phân phối lợi nhuận của công ty.  Quyết định các giải pháp lớn về tài chính công ty.  Xem xét các sai phạm của hội đồng quản trị. iii) Đại hội đồng bất thường là đại hội đồng chỉ được triệu tập khi sửa đổi điều lệ công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty. Hội đồng quản trị có hai loại quyền chính là quyền kiến nghị và quyền quyết định. + Hội đồng được kiến nghị các vấn đề sau:  Loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán mỗi loại.  Mức cổ tức được trả.  Việc tổ chức lại và giải thể công ty. + Và được quyết định những vấn đề sau: a) Về kinh doanh  Chiến lược phát triển công ty.  Phương án đầu tư.  Giải pháp phát triển thị trường. b) Về tài chính.  Chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được chào bán từng loại.  Huy động thêm vốn theo các hình thức khác không phải là cổ phần.  Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.  Giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.  Định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.  Công ty mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.  Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.  Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong số kế toán của công ty, hoặc một tỉ lệ nào đó nhỏ hơn theo quy định của bản điều lệ . c) Về tổ chức quản lý công ty.  Bổ nhiệm, bãi nhiễm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định lương bổng của những người này  Cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác. [...]... 3 năm - Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam • Điều kiện về ngành nghề - Cấm kinh doanh: Pháp luật về doanh nghiệp 38 - Kinh doanh có điều kiện: kinh doanh xăng dầu, thuỷ sản,… - Có vốn pháp định: kinh doanh vàng bạc, đá quý, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm,… - Có giấy phép, chứng chỉ hành nghề: y, dược, pháp lý - Các ngành nghề khác • Điều kiện về tài sản: nhà kinh doanh. .. của doanh nghiệp Về mặt pháp lý đây là đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân Khi doanh nghiệp tư nhân mắc nợ thì chủ doanh nghiệp phải đem tất cả tài sản của mình để trả cho đến khi nào hết nợ Quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với các chủ nợ (khác với công ty là quan hệ của công ty với các chủ nợ) 2. 2.3 Doanh nghiệp nhà nước - Ở Việt nam, điều 1 Luật doanh. .. Đặc điểm - Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh - Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ Đây là điểm khác cơ bản của doanh nghiệp tư nhân so với công ty Doanh nghiệp tư nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà tất cả tài sản của doanh nghiệp thuộc về một chủ duy nhất, người chủ này là một cá nhân - Doanh nghiệp tư nhân không phải là một pháp nhân Chủ doanh nghiệp... quả kinh tế, xã hội 1.3 1 .2 Gửi Hồ sơ thành lập mới CTNN (khoản 4 điều 7) gồm: tờ trình đề nghị thành lập, đề án thành lập, dự thảo điều lê, đơn xin giao đất, thuê đất, đơn đề nghị ưu đãi đầu tư (nếu có) 2. 3 Người có thẩm quyền quyết định thành lập (khoản 1 ,2 điều 9) 2 Điều kiện thành lập CTNN (điều 8) Trình (2. 2) Thẩm định (2. 1) Lập hội đồng thẩm định 4 Đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh. .. ngày) Thông báo bổ sung HS không hợp lệ (≤ 7 ngày) Kết thúc thành lập doanh nghiệp Hình 2. 4 Quy trình thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân Không hợp lệ Pháp luật về doanh nghiệp 39 2. 3 .2 Thành lập doanh nghiệp nhà nước 2. 3 .2. 1 Thành lập công ty nhà nước 1.1 Người đề nghị thành lập mới CTNN (khoản 1 điều 7) 1 Lập hồ sơ thành lập 3 .2 Không thành lập (giải thích bằng văn bản) 3 Có thành lập 3.1 Quyết... định - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chủ sở hữu công ty Hội đồng quản trị (Chủ tịch công ty) Giám đốc Hình 2. 3 Mô hình tổ chức quản lý trong công ty TNHH một thành viên 2. 2 .2 Doanh nghiệp tư nhân • Khái niệm Điều 99 Luật doanh nghiệp định nghĩa: " Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh. .. nghiệp nhà nước (26 /11 /20 03) định nghĩa: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn" Pháp luật về doanh nghiệp 35 - Theo quy định của pháp luật Việt nam, doanh nghiệp nhà nước có các đặc trưng pháp lý chủ yếu sau: (i) Thứ nhất: Doanh nghiệp... nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước + Cũng có thể chia doanh nghiệp nhà nước thành tổng công ty và các công ty nhà nước độc lập 2. 3 THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2. 3.1 Thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân 2. 3.1.1 Điều kiện thành lập • Điều kiện về chủ thể: điều 9 LDN: Những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn... chi phối doanh nghiệp Loại doanh nghiệp này cũng được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp + Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có 2 dạng: i) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do một công ty nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp... pháp luật đối với tài sản do doanh nghiệp quản lý Pháp luật cho phép công ty nhà nước được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản trên cơ sở bảo tồn và phát triển vốn, có quyền sử dụng vốn và tài sản để đầu tư, liên doanh, góp cổ phần theo qui định của pháp luật, được sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư,… Quyền tự chủ về vốn là một nội dung quan trọng của quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh . quy mô, ta có: i) doanh nghiệp lớn, ii) doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. 2 CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 2. 2.1 Công ty Pháp luật về doanh nghiệp 22 2. 2.1.1 Khái niệm chung về công ty - Công ty có thể. nghề - Cấm kinh doanh: Pháp luật về doanh nghiệp 38 - Kinh doanh có điều kiện: kinh doanh xăng dầu, thuỷ sản,… - Có vốn pháp định: kinh doanh vàng bạc, đá quý, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm,…. -. CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 2. 1 KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP 2. 1.1 Khái niệm hành vi kinh doanh - Kinh doanh là việc các chủ thể thực hiện một cách

Ngày đăng: 14/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w