§13: Bài thơ không tên số 13 Nếu bài toán tình anh em chưa hiểu Đã vội vàng biện luận thế thôi sao?. Càng phân tích tim anh càng nhức nhối Em nỡ lòng trị tuyệt đối tình anh Anh yêu em, t
Trang 1Xưa nay chỉ thấy Toán làm Thơ
Có ai thấy Thơ làm làm Toán đâu.(DongPhD)
Nhà toán học lừng danh Karl Weierstrass (1815-1897) của thế kỷ 19 đã viết rằng:
“It is true that a mathematician who is not also something of a poet will never be a perfect mathematician”
Câu này có thể tạm dịch là:
“ Một toán gia nếu không cùng một lúc là một thi sĩ thì không thể nào là một toán gia vẹn toàn được”
Thử đọc bài thơ sau của Toàn Phong
Tình Hư Ảo
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác, Nét diễm kiều trong tọa độ không gian
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn, Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo, Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô, Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích
Anh chờ đợi một lời em giải thích, Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương
Hệ số đo cường độ của tình thương, Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn, Tính không ra phương chính của cấp thang
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm
Câu nói trên được từ lời viết của Weierstrass trong cuốn sách “Men of
Mathematics” của cố giáo sư Eric Temple Bell thuộc California Institute of Technology, trong chương sách nói về Karl Wilhelm Theodor Weierstrass, một trong những toán gia hàng đầu của thế kỷ 19 Cuối chương sách này
Trang 2giáo sư Bell cũng bầy tỏ ý kiến rằng: “A perfect mathematician, by the very fact of his poetic perfection, would be a mathematical impossibility”
§13: Bài thơ không tên số 13
Nếu bài toán tình anh em chưa hiểu
Đã vội vàng biện luận thế thôi sao ? Anh yêu em chẳng bởi tham số nào Giả thiết đó muôn đời không thay đổi ! Càng phân tích tim anh càng nhức nhối
Em nỡ lòng trị tuyệt đối tình anh Anh yêu em, trị tuyệt đối chân thành Tình anh đó đã tiến về vô cực Nếu em xét tình anh trên số thực Anh sẽ dùng phân thức để chứng minh Tình yêu đó tựa như bất phương trình Anh vững tin, xin em đừng giới hạn Hai con tim chúng mình không đồng dạng Hay vì em đã tối giản tình anh?
Dù hy vọng là ẩn số mong manh Thì hệ quả tình anh không hối hận
§14: Bài thơ không tên số 14
Lối vào tim em như một đường hàm số Uốn vòng vèo như đồ thị hàm sin Anh tìm vào tọa độ trái tim
Mở khoảng nghiệm có tình em trong đó
Ôi mắt em phương trình để ngỏ Rèm mi mịn màng nghiêng một góc anpha Mái tóc em dài như định lí Bunhia
Và môi em đường tròn hàm số cos Xin em đừng bảo anh là ngốc Sinh nhật em anh tặng trái cầu xoay
Và đêm Noel hình chóp cụt trên tay Anh giận em cả con tim thổc thức Mãi em ơi phương trình không mẫu mực
Em là nghiệm duy nhất của đời anh
§15: Bài thơ không tên số 15
Tôi viết tặng người yêu bé nhỏ, Những ngày tháng cặm cụi bên nhau
Trang 3Gặp em ta biết nói gì đây?
Vì ta vốn song song từ vô cực
Rồi một ngày ta đồng qui tại góc,
Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi! Tôi vội vàng phân tích nét hoa khôi,
Và nhận thấy em sinh (ra) ở cực
Em khó hiểu thì tôi đành cố giải
Bài toán lòng bằng phương pháp tương giao
Nhìn em tôi định nghĩa tình yêu,
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến, Chưa quen nhau tôi đã thấy sole,
Trót yêu rồi công thức có còn chi,
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói, tôi lại càng tăng tốc độ,
Em hững hờ, tôi lại biến thiên nhanh ! Chắc là em xác định tuổi thư sinh: Yêu là chết, và triệt tiêu tất cả
Tôi yêu em đôi mắt buồn linh động, Mũi dọc dừa thẳng góc với môi xinh, Hàm răng đều như nghiệm bất phương trình, Đôi mày liễu cong chiều cung định hướng! Tôi khai triển tìm người yêu lý tưởng,
So sánh rồi nên chú thích nơi đây Tình yêu như phương thức bậc hai, Thấy đáp số nên đóng khung cẩn thận
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai, Tôi mong em đặt điều kiện tương lai, Cho tôi sống với cõi lòng đơn giản
Em với tôi tính tình hơi đồng dạng, Sống bên nhau chắc tỷ số cân bằng ! Tôi xin thề không biện luận lăng nhăng,
Mà chỉ lấy định đề ra ứng dụng
Tôi có thể chứng minh ra rất đúng
Vì tình tôi như dòng điện điều hoà,
Trang 4Nên bình phương rồi lại rút căn ra,
Cũng chẳng khác điểm nằm trong quỹ tích
Tôi yêu em với tình yêu cố định,
Hiến dâng em với hai số định dương Tìm chu kỳ của định số tuần hoàn,
Để yên lặng đường cong biểu diễn
Dùng định lý thay nhằm câu ước hẹn, Luỹ thừa thay vạn lá thư riêng,
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em, Tại hoà đồ của tình yêu toán học
§16: Bài thơ không tên số 16
Đường vào tim em sao quá là rắc rối
Đồ thị hàm số nào cũng chẳng vẽ nổi đường đi
Dài vô tận như một số pi
Dù cố mấy anh cũng không đi hết
Từ bao giờ, vì sao anh không biết
Rằng trong anh , em đặc biệt vô cùng
Có thể chỉ từ một ánh mắt bỗng dưng Như qua điểm uốn, đồ thị bất ngờ đổi dấu Rồi cứ tự nhiên đồng biến tăng dần
Nhưng nào có đơn giản như một phép nhân Chuyện tình cảm! cả một phương trình siêu việt Phút em nhìn anh là phép chia không hết
Số dư dài anh cất mãi trong tim
Nhưng anh không hiểu em chỉ muốn tìm lim Tìm giới hạn cho một bài toán khó
Giá trị nghiệm mà anh chứng tỏ
Không thuộc miền xác định, biết không?
Em với anh như hai đường thẳng song song
Để anh muốn gần phải bẻ cong định lý
§ 17: Bài thơ không tên số 17
Phép cộng của tình yêu
Là khi em hờn giỗi
Trang 5Phép chia của tình yêu Khi một lần nông nổi Bên nhau tròn trăm tuổi
Ta vẫn thèm số dư Thời gian dù tiếp nối Tình yêu không phép trừ Gian khổ hay cách trở Thương nhau thêm bội phần
Và với em khi đó