1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Slide ISAs320 and 450-Muc trong yeu

6 2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 468,86 KB

Nội dung

chuẩn mực kiểm toán

GV Mai Đức Nghĩa 1 Trình bày: Mai Đức Nghĩa Trọng yếu trong kiểm toán (ISA 320 & ISA 450) 2 ISA 320 (Cũ) ISA 320 (Sửa đổi) ISA 450 (Mới) Những thay đổi gần đây về trọng yếu • Giới thiệu • Những điểm quan trọng của ISA 320 – Cách tiếp cận mới đối với trọng yếu trong kiểm toán – Các mức trọng yếu • Mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính • Mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh • Mức trọng yếu thực hiện – Sửa đổi mức trọng yếu – Lưu hồ sơ kiểm toán Tổng quan về ISA 320 3 • ISA 320 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc áp dụng khái niệm mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. ISA 450 hướng dẫn cách áp dụng mức trọng yếu trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện đối với cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh, nếu có, đối với báo cáo tài chính. Giới thiệu 4 GV Mai Đức Nghĩa 2 • Định nghĩa trọng yếu được thay thế bởi việc mô tả các đặc tính thường được quy định trong các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính(FRFs) • Các khái niệm về mức trọng yếu, khi được trình bày trong các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, sẽ là cơ sở cho kiểm toán viên xác định mức trọng yếu của cuộc kiểm toán. Nếu các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính không đưa ra khái niệm về mức trọng yếu, các đặc tính được nêu trong đoạn 02 sẽ giúp kiểm toán viên có cơ sở để xác định mức trọng yếu. Cách tiếp cận mới đối với trọng yếu 5 Mức trọng yếu được hiểu như sau (Đoạn 2 ISA 320): - Những sai lệch, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, tính đơn lẻ hoặc tổng hợp, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng nhất định tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính (BCTC); - Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc tổng hợp của cả hai yếu tố trên; và - Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng BCTC cần phải tính đến đa số những người có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ, . Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên BCTC mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng BCTC sẽ không được xét đến. Các mức trọng yếu 7 Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC Mức trọng yếu cho các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh (nếu có) Mức trọng yếu thực hiện cho các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh (nếu có) Mức trọng yếu thực hiện nhằm đánh giá rủi ro và lên kế hoạch cho các thủ tục kiểm toán tiếp theo • Nhu cầu thông tin của người sử dụng sẽ quyết định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC – Không nêu cụ thể phương pháp nào nhưng nhấn mạnh việc sử dụng xét đoán nghề nghiệp • Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí được chọn thường được áp dụng: – Chuẩn mực đưa ra hướng dẫn về lựa chọn tiêu chí – Không hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phần trăm • Cân nhắc thay đổi tiêu chí được chọn khi có những thay đổi quan trọng liên quan tới doanh nghiệp Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC 8 GV Mai Đức Nghĩa 3 • Mức (các mức) trọng yếu thấp hơn sẽ được sử dụng nếu một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC – Không cần thiết xác định mức trọng yếu cho từng số dư hoặc từng thuyết minh • Lưu ý các yếu tố có thể dẫn đến sự tồn tại của một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà theo đó các sai sót mặc dù thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng. Mức trọng yếu cho các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh 9 • Mức trọng yếu thực hiện (PM) nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể • Ý nghĩa: Giảm thiểu khả năng tổng cộng của các sai lệch không trọng yếu và những sai lệch chưa phát hiện được vượt quá mức trọng yếu tổng thể. • Dùng để: – Đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu – Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo Mức trọng yếu thực hiện 10 • Các cách xác định mức trọng yếu thức hiện (PM): – Một mức PM duy nhất dựa trên mức trọng yếu tổng thể BCTC, hoặc – Nhiều mức PM cho các khoản mục khác nhau • Nếu mức trọng yếu được xác lập cho nhóm giao dịch, số dư hoặc thuyết minh thì PM tương ứng cũng được xác lập cho nhóm này. • Xác định PM không phải là phép tính cơ học đơn thuần mà phải sử dụng xét đoán nghề nghiệp Mức trọng yếu thực hiện 11 • Mức trọng yếu không phải là bất biến • Cần điều chỉnh lại khi: – Có sự thay đổi trong môi trường hoạt động của DN – Có thông tin mới – Có sự thay đổi trong hiểu biết của KTV về DN • Nếu mức trọng yếu được sửa đổi, thì cân nhắc xem có cần sửa đổi nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo hay không Sửa đổi mức trọng yếu 12 GV Mai Đức Nghĩa 4 • Các thông tin sau phải được lưu hồ sơ: – Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC – Mức trọng yếu cho nhóm giao dịch, số dư hay thông tin thuyết minh (nếu có) – Mức trọng yếu thực hiện tương ứng cho các trường hợp trên – Những sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán Lưu hồ sơ kiểm toán 13 • Những điểm quan trọng của ISA 450 – Định nghĩa sai lệch – Sử dụng xét đoán nghề nghiệp – Trao đổi và điều chỉnh sai lệch – Đánh giá sai lệch chưa điều chỉnh – Giải trình bằng văn bản – Lưu hồ sơ kiểm toán Tổng quan về ISA 450 14 Phạm vi áp dụng: ISA 450 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán, bao gồm cả các sai lệch không được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính. ISA 320 đề cập đến trách nhiệm của kiểm toán viên về việc áp dụng khái niệm mức trọng yếu trong bước lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. • Sai lệch: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính áp dụng. Sai sót có thể phát sinh từ sai sót hoặc gian lận. • Các loại sai lệch: – Sai lệch thực tế – Sai lệch xét đoán – Sai lệch dự kiến Định nghĩa sai lệch 16 GV Mai Đức Nghĩa 5 Các loại sai lệch Sai lệch thực tế là các sai lệch đã xảy ra và được xác định một cách chắc chắn Sai lệch xét đoán là các chênh lệch phát sinh từ việc xét đoán của Ban Giám đốc liên quan đến các ước tính kế toán, việc lựa chọn hoặc áp dụng các chính sách kế toán mà kiểm toán viên cho rằng không hợp lý; Sai lệch dự kiến là những ước tính của kiểm toán viên về các sai lệch trong tổng thể, liên quan đến việc suy rộng các sai lệch phát hiện trong mẫu kiểm toán cho toàn bộ tổng thể. Hướng dẫn về việc xác định và đánh giá các sai lệch dự kiến được trình bày tại ISA 530 (chọn mẫu kiểm toán) Sai lệch không đáng kể Là sai lệch rất nhỏ, không cần tổng hợp lại vì không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. “Không đáng kể” không phải là cách gọi khác của thuật ngữ “không trọng yếu” Áp dụng xét đoán 18 Chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán Tổng hợp các sai lệch (không tính các sai lệch không đáng kể) Nếu bản chất của sai lệch cho thấy có thể còn những sai lệch khác hoặc tổng hợp của các sai lệch xấp xỉ mức trọng yếu Cân nhắc việc sửa đổi lại • Trao đổi kịp thời về tất cả các sai lệch phát hiện trong quá trình kiểm toán với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán • Yêu cầu Ban giám đốc điều chỉnh sai lệch • Tìm hiểu nguyên nhân của việc từ chối điều chỉnh – Đánh giá xem liệu BCTC có còn chứa đựng sai lệch trọng yếu hay không • Trao đổi với ban quản trị (TCWG) các sai lệch chưa điều chỉnh và ảnh hưởng của nó lên ý kiến của KTV Trao đổi và điều chỉnh sai lệch 19 • Trước khi đánh giá, KTV phải xem xét lại mức trọng yếu theo ISA 320 có phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị hay không • Đánh giá xem các sai lệch có ảnh hưởng trọng yếu lên BCTC hay không khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp các sai lệch. KTV cần xem xét: – Quy mô và bản chất của sai lệch – Tình huống phát sinh sai lệch – Ảnh hưởng của các sai lệch chưa điều chỉnh của kỳ trước Đánh giá sai lệch chưa điều chỉnh 20 GV Mai Đức Nghĩa 6 • Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán giải trình bằng văn bản về việc Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị cho rằng các sai lệch không được điều chỉnh, xét riêng lẻ và tổng hợp lại là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính • Bảng tổng hợp các sai lệch không được điều chỉnh phải được trình bày hoặc đính kèm trong Bản giải trình đó Giải trình bằng văn bản 21 – Mức giá trị cụ thể mà các sai lệch dưới mức này được coi là sai lệch không đáng kể – Tập hợp tất cả các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán và những sai sót đã được điều chỉnh – Kết luận của kiểm toán viên về việc các sai sót không được điều chỉnh xét riêng lẻ và tổng hợp lại có trọng yếu không và cơ sở cho các kết luận của kiểm toán viên Lưu hồ sơ kiểm toán 22 Lưu ý Việc sử dụng slides không thể thay thế cho việc đọc toàn bộ nội dung của chuẩn mực có liên quan. Hết 23 . quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc áp dụng khái niệm mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo. được quy định trong các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính(FRFs) • Các khái niệm về mức trọng yếu, khi được trình bày trong các quy

Ngày đăng: 11/03/2013, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w