Bên cạnh đó, ngay tại TP.HCM cũng có một số hộ sử dụng các bò đực giống để phối trực tiếp cho các bò cái sữa các bò cái gieo tinh khó đậu hoặc các bò tơ.. Mục tiêu đề tài Mục tiêu chín
Trang 1ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TINH VÀ ĐỰC GIỐNG BÒ
HƯỚNG SỮA TẠI PHÍA NAM
Đinh Văn Cải, Vương Ngọc Long
1 Đặt vấn đề
Con bò sữa đã được nuôi tại Việt Nam từ đầu những năm 1920 Vào cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20, một số di dân người Aán đã du nhập các giống bò Zebu( Ongle, Sindhi, Sahiwal, Thaparkar, ) vào miền Nam để làm việc tại các đồn điền , dần dần nó được sử dụng để khai thác sữa cung cấp cho các gia đình người Pháp Sau đó người Pháp, chủ các đồn điền rộng lớn ở miền Nam cũng đã nhập các giống bò Zebu và các giống bò sữa ( Holstein friesian, Bordelaise, Bretonne, Ayshire) vào nuôi chung quanh khu vực Sài Gòn và Đà Lạt ( Schiene & Jacotot, 1926) Năm 1958 ,chính phủ Úc cũng tài trợ cho chương trình nuôi bò Jersey tại Lai Khê ( Bến Cát, Bình Dương) Đến năm 1960, có khoảng 1000 bò sữa được nuôi tại khu vực chung quanh Sài Gòn :400 bò lai Sind, 300 bò lai Ongle , 100 bò lai Sahiwal , 100 bò lai HF and 174 bò Jersey thuần tại Bến Cát ( Lưu Trọng Hiếu ,1962) Năng suất ghi nhận của bò Jersey là 2083 kg lứa đầu và 2400 kg ở lứa sữa thứ 3 Từ năm 1963 -1968 , một vài hộ chăn nuôi bò sữa cũng nhập bò Holstein friesian thuần từ Nhật Bản
Trong khi đó tại Miền Bắc, các con bò Holstein đầu tiên từ Trung Quốc, Cu Ba cũng được nhập vào và nuôi tại các vùng cao như Mộc Châu, Ba Vì , từ đó tạo nên những giống bò lai hướng sữa đầu tiên như Hà Việt, Hà Aán
Từ sau giải phóng, nhiều người Aán độ và Pakistan xin hồi hương nên đàn bò sữa giảm nhanh chóng Tuy nhiên từ những năm 1978, Bộ Nông nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm đã đề ra kế hoạch phát triển nhanh đàn bò sữa trong nước để đáp ứng cho nhu cầu dựa trên đàn bò lai Sind có tầm vóc lớn hiện có lúc bấy giờ Tinh bò Holtein thuần từ trung tâm Moncada và một số nước khác đã được sử dụng đề lai tạo ra các giống bò sữa lai Hà lan F1 Đàn bò lai Hà Lan có nhiều ưu điểm nổi bật dần dần được sử dụng như giống bò sản xuất sữa chính tại Tp HCM và khu vực lân cận
Từ năm 1990, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam được sự giúp đở của công ty SERSIA (Pháp) lần đầu tiên đã giới thiệu 4 giống bò sữa nguồn gốc từ Pháp ( Holstein, Brune, Pie Noir, Montbeliarde) dưới dạng tinh cọng rạ Đây cũng là lần đầu tiên , dạng tinh cọng rạ được sử dụng tại Việt Nam Dần dần , nhiều cơ quan tổ chức đã nhập các tinh bò sữa từ nhiều quốc gia khác nhau dưới dạng quà biếu, chương trình hợp tác kỹ thuật và kinh doanh Qua những kết quả điều tra gần đây cho thấy , tinh bò sữa đã được nhập từ hơn 10 quốc gia, đa số là từ những nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, năng suất đàn bò sữa rất cao , như Canada, Pháp, Mỹ , Nhật, Úc, New Zealand… Điều này cũng làm phong phú hơn nguồn di truyền về bò sữa trong nước nhưng cũng sẽ
có những ảnh hưởng xấu nếu việc quản lý không được tiến hành chặc chẽ
Mặt khác, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực Miền Đông Nam Bộ (thuộc các Tỉnh thành như TP
Trang 2trên 130 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động So với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà, ngành chăn nuôi bò sữa ổn định hơn, do có sự quan tâm của Nhà nước và việc tiêu thụ sữa được đảm bảo nhờ các Công ty chế biến sữa đặc biệt là Công
ty Sữa Việt Nam – Vinamilk Hiện nay lợi nhuận trong chăn nuôi bò sữa vào khoảng 7 – 10%, tùy vào quy mô chăn nuôi và quản lý Chính vì vậy, nhiều địa phương đã xây dựng những chương trình phát triển bò sữa , nên nhu cầu con giống tăng cao Nhiều trang trại chăn nuôi bò nền Lai Sind đã ra đời với mục đích sản xuất con giống F1 Tuy nhiên, tại một số địa phương có hệ thống gieo tinh nhân tạo phát triển chưa hoàn chỉnh, một số trang trại sử dụng các bò đực lai Holstein để phối cho các bò cái lai Sind Bên cạnh đó, ngay tại TP.HCM cũng có một số hộ sử dụng các bò đực giống để phối trực tiếp cho các
bò cái sữa ( các bò cái gieo tinh khó đậu hoặc các bò tơ) Các bò đực giống này giống thường chỉ được tuyển chọn thông qua ngoại hình, trọng lượng, không có lý lịch giống
rõ ràng, không biết rõ tỷ lệ máu lai…Điều này sẽ gây những tác hại lâu dài về công tác quản lý giống
Để đánh giá được hiện trạng này, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : “ Điều tra hiện trạng sử dụng tinh và đực giống hướng sữa tại phía nam” Đề tài này đã được thực hiện từ tháng 1/2002 và tiến hành tham khảo các số liệu, sổ giống của các cơ quan
có nhập tinh bò sữa từ năm 1990 đến nay
2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiện trạng sử dụng tinh và các bò đực giống hướng sữa về giống,tình hình quản lý để đề ra các giải pháp thích hợp cho vấn đề quản lý gieo tinh nhân tạo và sử dụng đực giống tại khu vực các tỉnh phía nam nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian từ năm 1990 đến nay
3 Yêu cầu
Yêu cầu chung của đề tài :
• Ghi nhận tình hình quản lý , ghi chép về giống, phối giống tại nông hộ chăn nuôi
bò sữa
• Ghi nhận tình hình ghi chép, quản lý tinh của dẫn tinh viên
• Ghi nhận tình hình quản lý nguồn tinh của các đơn vị nhập tinh
• Đánh giá các bò đực giống hướng sữa đang được sử dụng
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại địa bàn các tỉnh có chăn nuôi bò sữa tại khu vực phía nam bao gồm các đối tượng điều tra , khảo sát là các hộ, các trang trại chăn nuôi bò sữa , các dẫn tinh viên và một số đơn vị có nhập tinh Thời gian điều tra từ tháng 1 đến tháng
6 năm 2002 Các số liệu của các dòng tinh nhập vào được khảo cứu từ năm 1990
4.2 Nội dung nghiên cứu
• Điều tra tình hình quản lý , ghi chép về giống, phối giống tại nông hộ chăn nuôi
bò sữa
Trang 3• Đánh giá các bò đực giống hướng sữa đang được sủ dụng
• Điều tra tình hình ghi chép, quản lý tinh của dẫn tinh viên
• Điều tra tình hình quản lý nguồn tinh của các đơn vị nhập tinh
• Đánh giá các dòng tinh đã nhập vào các tỉnh phía nam
4.3 Phương pháp nghiên cứu
• Điều tra , phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi soạn sẳn
• Tham khảo các sổ ghi chép của các hộ, các trang trại chăn nuôi bò sữa
• Tham khảo các cataloge của các loại tinh được nhập vào
• Tham khảo thông tin từ mạng Internet
• Đánh giá, giám định các bò đực giống theo tiêu chuẩn của Việt Nam
4.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính
5 Kết quả và Thảo luận
5.1 Tình hình quản lý sinh sản tại các nông hộ chăn nuôi bò sữa
5.1.1 Ghi chép và Quản lý sinh sản
Đề tài đã tiến hành điều tra trực tiếp trên 50 hộ và khảo sát số liệu gián tiếp của hơn 110 hộ tham gia chương trình tín dụng của dự án bò sữa Việt-Bỉ, bao gồm các hộ chăn nuôi có qui mô chăn nuôi khác nhau,đặc biệt trong đó có các hộ chăn nuôi quy mô lớn trên 20 bò sữa Kết quả điều tra cho thấy , đa số các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ (dưới 3 con/hộ) thường không có sổ sách ghi chép, không giử hoặc không nhận giấy chứng nhận gieo tinh Chỉ có 28,89 % số hộ điều tra có sổ sách ghi chép; 25,56 % số hộ
có lập sổ cá thể ( tham gia chương trình giống quốc gia); 13,33 % có giử lại cọng tinh và chỉ có 5,56 % số hộ có giử lại giấy chứng nhận gieo tinh Nguyên nhân chính của việc số
hộ có giử lại giấy chứng nhận gieo tinh chiếm tỷ lệ thấp là do không yêu cầu dẫn tinh viên cấp giấy chứng nhận và dẫn tinh viên không chủ động cấp giấy chứng nhận Điều này cho thấy các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ, đa số là những hộ mới bắt đầu chăn nuôi (từ 3 – 4 năm), còn chưa quan tâm đến việc quản lý đàn bò, chưa chủ động ghi chép sổ sách Đối với số hộ có quy mô chăn nuôi trung bình ( dưới 10 con/hộ), chỉ có 28,33 % số
hộ có ghi chép sổ sách thường xuyên, 18,33 % số hộ có lập sổ cá thể ( tham gia chương trình giống quốc gia); 25 % có giử lại cọng tinh và 20 % số hộ có giử lại giấy chứng nhận gieo tinh Đối với những hộ có quy mô chăn nuôi lớn ( trên 20 con/hộ), đa số điều có sổ sách ghi chép, một số hộ còn sử dụng máy vi tính để ghi chép, cập nhật các số liệu; 60 %
số hộ có sổ cá thể ( các hộ tham gia chương trình giống quốc gia và các hộ bán sữa cho công ty sữa Dutch Lady) Tuy nhiện, có một số hộ không yêu cầu hoặc giử lại giấy chứng nhận gieo tinh, không giử lại các cọng rạ
Trang 4BẢNG 1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐÀN BÒ SỮA TẠI CÁC NÔNG HỘ
Có sổ sách ghi chép
Có sổ cá thể Có giữ cọng rạ Có giữ giấy
CNGT
Quy mô
Chăn nuôi
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Số hộ Tỷ lệ
(%)
? 3 con/hộ
(n = 90)
26 28,89 23 25,56 12 13,33 5 5,56
? 10 con/hộ
(n = 60)
17 28,33 11 18,33 15 25,00 12 20,00
? 20 con/hộ
(n = 10)
10 100 6 60,00 7 70,00 5 50,00
Chung
(n = 160) 53 33,13 40 25,00 34 21,25 22 13,75
5.1.2 Tình hình sinh sản của đàn bò sữa tại các nông hộ
Tiến hành khảo sát số liệu ghi chép của các hộ chăn nuôi bò sữa, theo các quy
mô chăn nuôi khác nhau đã cho thấy tình hình sinh sản của đàn bò sữa tại các hộ điều tra
Kết quả được trình bày ở bảng 2
BẢNG 2 TÌNH HÌNH SINH SẢN CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI CÁC NÔNG HỘ
Chỉ tiêu ? 3 con/hộ ? 10 con/hộ ? 20 con/hộ Chung
Tỉ lệ số bò gieo tinh nhiều
lần không đậu ( %)
11 16 21 18
Số lần gieo tinh/thụ thai 1,7 ± 0,45 1,92 ± 0,67 2,16 ± 0,43 2,04 ± 0,58
Khỏang cách từ khi đẻ đến
gieo tinh lại (ngày)
86,5 ± 5,9
75,6 ± 6,1
72,3 ± 4,7
74,9 ± 7,4 Khoảng cách 2 lứa đẻ
(tháng)
16,5 ± 2,9
16,3 ± 1,8
16,8 ± 3,6
16,8 ± 4,2
Tỉ lệ số bò gieo tinh nhiều lần không đậu hay gặp khó khăn về sinh sản đối với
các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ,quy mô chăn nuôi trung bình và lớn chiếm tỉ lệ tương
ứng là 11 , 16 và 21 % Điều này cho thấy một phần ảnh hưởng của chế độ quản lý
chăm sóc đàn bò sữa bên cạnh các yếu tố khách quan khác Nhiều trường hợp khảo sát
các hộ có chăn nuôi quy mô lớn , đôi khi chủ hộ không phát hiện bò bị viêm nhiễm
đường sinh dục, nên gieo tinh khó đậu thai Một so sánh giửa 2 hộ chăn nuôi quy mô lớn
(trên 70 con/hộ), một do chủ hộ trực tiếp quản lý và một là thuê mướn kỹ thuật, cho thấy
là tỷ lệ bò gieo tinh nhiều lần không đậu ở hộ đầu là 12,5 %( 4bò /32 bò) và 27,2 %
(9/33)
Số lần gieo tinh /thụ thai chung cho các nhóm hộ là 2,04 lần Kết quả
khảo sát thực tế này là cao hơn so với một số kết quả điều tra khác Đặc biệt là đối với
các hộ có quy mô chăn nuôi cao, chỉ số này là khá cao (2,16 lần) so với chỉ số của các hộ
Trang 5có quy mô chăn nuôi nhỏ ( 1,7 lần) Điều này có thể được giải thích với lý do là việc theo dõi của các hộ có số bò ít tốt hơn các hộ có quy mô đàn lớn, tương tự như tỷ lệ số
bò gieo tinh nhiều lần không đậu
Có sự trái ngược giữa hệ số phối đậu và khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc gieo tinh lại Ở các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ, khoảng cách 2 lứa đẻ là cao hơn (86,5 ngày) so với các hộ có quy mô chăn nuôi lớn (72,3 ngày) Theo chúng tôi, đối với hộ có wuy mô chăn nuôi nhỏ, việc khai thác sữa được xem như yếu tố quan trọng nhất so với việc mang thai, cho kỳ sữa tiếp theo và cũng do kém hiểu biết nên các hộ này thường có khuynh hướng không cho gieo tinh trong 3 tháng đầu để tận dụng lượng sữa khai thác được , vì cho rằng khi gieo tinh ,bò đậu thai, năng suất sữa sẽ giảm Trong khi đó, đối với các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, họ thường cho gieo tinh ở lần lên giống thứ hai thậm chí lần thứ nhất ( đối với bò chậm lên giống lại sau khi sinh)
Kết quả của việc chậm gieo tinh lại sau khi sinh (do yếu tố chủ quan không cho gieo tinh hay do yếu tố bò chậm lên giống lại sau khi sinh) và gieo tinh nhiều lần không đậu là khoảng cách 2 lứa đẻ của đàn bò là khá cao (16,8 tháng) Số liệu này là khá cao so với kết quả điều tra của một số đề tài khác Nhiều trường hợp bò có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 20 tháng
Các kết quả này cho thấy, cần phải có nhiều tác động hơn nữa trong việc hướng dẫn người chăn nuôi quản lý sinh sản đàn bò sữa, đặc biệt là thay đổi tâm lý của người chăn nuôi không gieo tinh cho bò đang trong 3 tháng đầu cho sữa (đang đỉnh cao cho sữa)
5.2 Tình hình quản lý ghi chép của các dẫn tinh viên
Đề tài đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 20 dẫn tinh viên thuộc các tổ chức công
ty và hành nghề tự do Trên địa bàn các tỉnh phía nam hiện nay có khỏang 60 dẫn tinh diên đang hành nghề, đông nhất là tại T.P HCM (trên 40 ) và rãi rác tại các tỉnh thành phố khác ( mỗi địa phương có từ 1 –2 người ) Các dẫn tinh viên thường là trực thuộc Công
ty Bò sữa TP.HCM, Xí nghiệp Truyền giống gia súc và Phát triển chăn nuôi miền nam (Công ty kỹ thuật truyền giống trâu bò & vật tư củ ),Trung tâm giám định giống TP.HCM,
Xí nghiệp bò sữa An Phước ( long Thành , Đồng Nai), Dự án phát triển sữa của công ty Dutch Lady ,các Dự án phát triển bò sữa địa phương và các Trung tâm Khuyến nông địa phương Các dẫn tinh viên hành hành nghề tự do thường có đăng ký tham gia vào các dự
án phát triển
Sau khi nhà nuớc có chủ trương không hạn chế và quản lý các cơ quan , công ty mua bán tinh , các dẫn tinh viên có thể mua tinh ở nhiều cơ quan công ty khác nhau nên
số lượng các dẫn tinh viên hành nghề tự do có khuynh hướng tăng Nhưng sau đó có chủ trương đăng ký hàng nghề và các công ty phát triển nguồn nhân sự nên một số lớn dẫn tinh viên hành nghề tự do đã gia nhập các công ty và các trạm, trung tâm
Trang 6BẢNG 3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ , GHI CHÉP CỦA CÁC DẪN TINH VIÊN
Các dẫn tinh viên thuộc hệ
thống các cơ quan , công
ty
Các dẫn tinh viên hành nghề tự do
Số dẫn tinh viên khảo sát 16 4
Hiểu biết về loại tinh sử
dụng
16 100 4 100
Có tham khảo các
catalog tinh
2 12,5 0 0
Có sổ sách ghi chép các
Có sử dụng giấy chứng
Cấp giấy chứng nhận cho
nông dân
2 12,5 1 25
• Thời điểm điều tra : từ tháng 2 –4/2002
Nhìn chung các dẫn tinh viên hành nghề đều có những hiểu biết nhất định
các loại tinh về giống, năng suất, nguồn gốc xuất xứ Nhưng số dẫn tinh viên có tham
khảo cataloge tinh còn rất hạn chế Các nguyên nhân chủ yếu là do không nhận được
catalog, khôngbiết ngoại ngữ, không hiểu các thuật ngữ hoặc thấy là không cần thiết
Trước đây, chỉ có các dự án nhập tinh về thử nghiệm (như chương trình nhập tinh Pháp
của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, hay chương trình nhập tinh Nhật
của Trường Đại Học Nông Lâm) hoặc nhập tinh gieo cho chương trình phát triển của
mình ( như chương trình phát triển sữa của công ty Dutch Lady) là có in những tờ hướng
dẫn , giới thiệu về tinh của dòng bò nhập vào Hiện nay, tình hình đã được cải thiện tốt
hơn, nhiều công ty đã ấn bản các cataloge hay các tờ bướm bằng tiếng Việt vơiù những
giới thiệu ngắn về dòng tinh, bố mẹ, tiềm năng sản xuất cho các dân tinh viên và các hộ
chăn nuôi Công ty kỹ thuật truyền giống gia súc trung ương ( VINALICA) đã xuất bản
một quyển danh bạ bò đực giống cao sản Chúng tôi đánh giá đây là một hướng hết sức
tích cực trong việc dần hình thành hệ thống quản lý giống bò sữa
Chỉ có 25 % số dẫn tinh viên là có sổ ghi chép các dòng tinh sử dụng, và thông
thường các sổ này ghi các trường hợp bò gieo tinh nhiều lần không đậu, địa chỉ và rất ít
những thông tin về các giống bò
100% số dẫn tinh viên hành nghề có dùng giấy chứng nhận gieo tinh Tuy nhiên
chỉ có 12,5 % ( DTV thuộc các tổ chức) và 25 % ( DTV hành nghề tự do ) là có sử dụng
giấy chứng nhận cấp cho các hộ chăn nuôi và cấp không thường xuyên ( chỉ cấp khi chủ
hộ có yêu cầu) Nguyên nhân chính là do ngại phiền phức, tốn nhiều thời gian … Hiện
nay, trong khuôn khổ dự án hợp tác giửa Viện Chăn nuôi và Jica (Nhật), một số dẫn tinh
viên tại các địa phương đã nhận được một số trang thiết bị gieo tinh và đặc biệt là giấy
chứng nhận gieo tinh có 3 liên, rất tốt cho việc nghiên cứu và quản lý giống
Trang 75.3 Tình hình sử dụng và quản lý đực giống tại các hộ nuôi bò đực
Đối với khu vực TP.HCM, bò đực hướng sữa mục đích phối giống chủ yếu được nuôi tại các hộ có buôn bán bò sữa Bò đực được sử dụng để phối cho những bò cái sinh sản có trục trặt về sinh sản ( gieo tinh nhiều lần không đậu ) hoặc cho một số bò tơ Đối với một số tỉnh mới phát triển bò sữa như tại Tiền Giang, bò đực hướng sữa mục đích phối giống chủ yếu được nuôi để đối phó với khó khăn về dịch vụ gieo tinh ( khó kêu dẫn tinh viên hoặc không tin tưởng vào tay nghề dẫn tinh viên) Đối với địa phương chưa
có điều kiện phát triển bò sữa vào hiện nay, nhưng có tiềm năng về bò cái nền lai Sind, như tỉnh Bình Phước , bò đực hướng sữa mục đích phối giống được các hộ chăn nuôi bò quy mô lớn sử dụng để phối cho bò cái nền lai Sind để tạo bò lai hướng sữa
Đa số các hộ nuôi bò đực hướng sữa mục đích phối giống đều không có sổ sách ghi chép Chủ yếu các bò đực này chỉ dùng để phối giống cho bò nhà hạn chế phối cho các bò khác Vì vậy, hệ số phối của các bò đực rất thấp ( cao nhất là 5,6 lần /tháng và thấp nhất là 0,5 lần/tháng) (xem kết quả ở bảng 4)
BẢNG 4 QUẢN LÝ CÁC ĐỰC GIỐNG
Địa phương Phương thức
nuôi
Đối tượng phối giống
Số lượng phối/tháng
Ghi chép
Khu vực Tp.HCM Nhốt Bò sữa 5,6
± 3,5
Không
± 0,2
Không Bình Phước Nhốt Bò lai Sind 3,2 ± 1,5 Không
Đề tài đã tiến hành điều tra 8 bò bò đực hướng sữa mục đích phối giống tại các khu vực , kết quả được trình bày ở bảng 5 Toàn bộ các bò đực giống được điều tra không có lý lịch giống rõ ràng, không xác định chính xác được tỷ lệ máu lai Thông thường , khi thấy bò có ngoại hình đẹp hoặc bò cái mẹ có năng suất cao , thì được giử lại để làm bò đực giống Các bò đực có trọng lượng khá tốt , cao nhất là bò đực ở khu vực
TP HCM với trọng lượng trung bình là 591,19 kg và thấp nhất là các bò đực ở Tiền Giang với trọng lượng 463, 4 kg Nhìn chung các bò đực có ngoại hình tốt, thể hiện được giới tính và giống bò lai Hà Lan ( màu lang trắng đen, tai nhỏ ) Độ tuổi bình quan của các bò đực hướng sữa ở TP.HCM Tiền Giang và Bình Phước tương ứng là 5,2 năm, 2,7 năm và 3,5 năm
Trang 8BẢNG 5 CHẤT LƯỢNG ĐỰC GIỐNG HƯỚNG SỮA
TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI
Tầm vóc Địa phương Giống Số con
(n) Vòng
ngực
Dài thân chéo
Cao vai
Trọng lương
Tuổi (năm)
Khu vực
Tp.HCM
Lai HF 4 198
± 8,83
167 ± 2,5
129 ± 2,9
591,9
± 60,4
5,2 ± 2,5 Tiền Giang Lai HF 2 178
± 2,8
162,5 ± 0,7
121,5 ± 0,7
463,4
± 16,7
2,7 ± 0,7 Bình Phước Lai HF 2 183,5
± 4,95
164 ± 1,4
122,5 ± 0,71
497
± 31,1
3,5 ± 0,5
5.4 Tình hình sử dụng tinh tại một số cơ quan
5.4.1 Giống và Nguồn gốc các loại tinh nhập vào các tỉnh phía nam
Có nhiều giống bò sữa đã được nhập vào khu vực các tỉnh phía nam Từ thời Pháp thuộc đến trước 1975 đã có những giống bò sữa đượcnhập vào miền nam Việt nam như Holstein, Jersey, Breton , Ayshire… Sau năm 1975 , các giống bò chủ yếu được nhập vào khu vực phía nam là giống Holstein Friesian, Jersey và Brown Swiss Trong chương trình hợp tác Việt Pháp, được sự tài trợ của công ty SERSIA, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã nhập các giống bò Holstein Prime, Montbeliarde, Pie noir, Brune (tương tự giống Brown Swiss) của Pháp Bên cạnh đó , cũng dưới sự tài trợ của trường Gembloux ( Bỉ), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã nhập 100 liều tinh Jersey để gieo thử nghiệm cho các bò sữa ở khu vực TP.HCM và Đức Hòa (Long An ) Giống bò AFS chủ yếu được chương trình phát triển sữa của công ty Dutch Lady nhập vào Ngoài ra công ty Bò sữa TP.HCM cũng nhập tinh giống bò tương tự từ New Zealand ( NFZ: New Zealand Friesian Zebu)
BẢNG 6 NGUỒN GỐC CÁC LOẠI TINH BÒ HƯỚNG SỮA
NHẬP VÀO CÁC TỈNH PHÍA NAM
Giống Nguồn gốc
xuất xứ
Số lượng Đơn vị nhập
Holstein Nhiều nước Không thể xác định
đầy đủ
Nhiều đơn vị
Jersey Bỉ, NewZealand,
Mỹ
Không thể xác định đầy đủ
Nhiều đơn vị
Brown Swiss Hungary, Cuba
Mehico
Không thể xác định đầy đủ
Nhiều đơn vị
Montbeliarde Pháp 500 Viện KHKTNNMN
Pie Noir Pháp 500 Viện KHKTNNMN
AFS Úc 1000 –2000 Dutch Lady, Cty bò
sữa TP,HCM
Trang 9Chỉ riêng với giống bò Holstein, Việt nam đã nhập rất nhiều dòng tinh từ các
nước như Canada, Pháp, Mỹ, Úc, Tây Ban Nha, Cu Ba, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc , Mehico, Hungary… Hiện nay , nguồn tinh Holstein được sử dụng nhiều nhất là từ Mỹû ,
Úc ( do Dự án giống quốc gia nhập từ Hiệp hội giống bò sữa Hoa Kỳ, công ty TAURUS-Service), New Zealand ( do công ty A& A nhập từ công ty AMBREED, New Zealand), Canada ( do công ty Minh Đăng nhập từ Semex)
5.4.2 Đánh giá tiềm năng sản xuất của các loại tinh
Hiện nay, do yếu tố canh tranh, và cũng một phần nhờ vào sự quản lý của nhà nước ( quy định chỉ nhập các dòng tinh có tiềm năng di truyền sản xuất sữa trên 6000 kg/chu kỳ) nên chất lượng của các tinh được nhập vào khá cao Trước đây, một số đơn vị
đã sử dụng các dòng tinh có tiềm năng sản xuất sữa khá thấp ( khoảng 4000 kg /chu kỳ như tinh của Cana da) Đa số các dòng tinh Holstein được nhập vào trong những năm gần đây đều có tiềm năng sản suất sữa trên 10,000 kg/chu kỳ
BẢNG 7 CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI TINH BÒ HOLSTEIN
NHẬP VÀO VIỆT NAM & ĐANG SỬ DỤNG Ở PHÍA NAM
Tên Số hiệu Nguồn
gốc NS sữa mẹ ( kg/CK)ï NS sữa con gái
( kg/CK) BEAUCOISE KARUSO 5394257 Canada
HANOVERHILL KAYAK 394719 Canada 9.444
DELABERGE ALCAN 5382518 Canada
HALMAR AGENDA 2166874 Canada
COMESTAR LAST CALL 5183342 Canada 9.719
LOUBEL BLACK FELLA 5798084 Canada
ARON-NAN CAVALER-ET 384138 Canada 12.968
NAR TANTAN LARRY 04228 Cuba 5.995
NAR TENOR LEDO 04227 Cuba 6.135
JEWELWALKWAY
DAEYANG
208HO.020 Hàn
Quốc
10.698
ROKLANE MARK CAIN –
ET
54H095 Mỹ 12 785
ROKLANE ROK RHO –ET 54HO13 Mỹ
ROKLANE MARK CAIN –
ET
54HO95
FARR WEST ROKS 54HO14 Mỹ
Trang 10WOODBINE-K STAR
BUCKY
76HO080 Mỹ 15.000
WEAV –LINA SPL
ULYSSES
76H0197 14.546
PLUSHANSKI BS ARTIC P.5697 Nhật 11.848
HONAMI M BB
JOURNALIST
P.1241 Nhật 16.922
DIXIE- LEE FLINT –ET P.5714 Nhật 11.799
WOLDWIDE CURIUOS
TELESIS CELSIUS KAKA 663566 NZL
WAIAU MICH WINK 662837 NZL
DELHAVENLEADMAN
ZENITH CURIOUS
DEFIANT
663171 NZL
ARALIA CLOBUCK
BONNIE
H00984952 Úc
KINDARA LINDSON 61 HO025 Úc
6 Kết luận và đề nghị
6.1 Kết luận
- Việc ghi chép sổ sách , quản lý sinh sản , theo dõi …ở các hộ chăn nuôi bò chưa được thực hiện tốt đặc biệt là đối với các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi nhiều, việc quan tâm ghi chép, theo dõi các số liệu sinh sản đã bước đầu được quan tâm , nhưng do hạn chế về kiến thức nên việc ghi chép vẫn còn chưa hoàn chỉnh và còn thiếu nhiều số liệu cần thiết
- Tình hình sinh sản của đàn bò nhìn chung là ở mức độ bình thường, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các nước mới phát triển chăn nuôi bò sữa và điều kiện khí hậu nóng ẩm –nhiệt đới Mặt khác , do sự thiếu hiểu biết , toàn bộ số bò cái sinh ra đều được giử lại hoặc do quan điểm sai lầm cũng là yếu tố làm ãnh hưởng đến mức độ sinh sản kém Mức độ 18 % số bò cái sinh sản gặp khó khăn về sinh sản ( gieo tinh nhiều lần không đậu) là không cao nhưng cũng cần được quan tâm Thông thường, những thông tin về số bò cái sinh sản gặp khó khăn về sinh sản thường được đánh gia
là cao, nghiêm trọng là ở khu vực các tỉnh vì lý do số bò còn ít và nhiều bò mua từ khu vực TP.HCM (mà khi người chăn nuôi bán bò , họ chỉ bán những bò có vấn đề)
- Việc ghi chép số liệu, quản lý tinh, sử dụng giấy chứng nhận của các dẫn tinh viên là còn kém, mặc dù hiện nay cũng đang từng bước được cải thiện Việc sử dụng giấy chứng nhận gieo tinh và cấp cho các hộ chăn nuôi cò chưa được thực hiện nghiêm túc , do yếu tố ngại phiền phức,tốn nhiều thời gian …
- Các công ty đã bắt đẩu in các tờ bướm, các ấn phẩm giới thiệu về các giống bò là một chuyển biến tích cực và đáng được khuyến khích, Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quản lý giống bò sữa