1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN TẬP HÈ VĂN 8

21 1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Bài 1 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN& BỐ CỤC VĂN BẢN I- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Chủ đề là đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong vănbả

Trang 1

Bài 1 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

& BỐ CỤC VĂN BẢN I- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Chủ đề là đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong vănbản

Ví dụ: Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.

- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:

Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh… hợp thành mới ra cái nhà.

Như vậy, Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự liên kết chặt chẽ, sự hòa hợp

gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng,giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)… tạothành một chỉnh thể Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếucủa tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề

Ví dụ: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ:

- Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm

- Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra.

- Hai anh em chia đồ chơi

- Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.

- Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê… Thành nhìn theo bóng em gái rối khóc.

 Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:

- Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau)

- Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình.

II- Bố cục của văn bản

1 Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề Văn bản

thường có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

+ Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản

+ Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề + Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản

Cụ thể:

a) Văn miêu tả

- Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật

- Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh

Trang 2

- Kết bài: Nêu cảm xúc, ý nghĩ

b) Văn tự sự

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện

- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện

- Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ

c) Văn nghị luận

- Mở bài: Nêu vấn đề

- Thân bài: Giải quyết vấn đề Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giảithích, hay chứng minh, hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề

- Kết bài: Khẳng định vấn đề; liên hệ, nêu cảm nghĩ

Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh

- Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Đó là một truyền thống quý báu, có sức mạnh vô địch để chiến thắng thù trong, giặc ngoài.

- Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miền ngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước…)

- Kết bài: Nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để kháng chiến và kiến quốc.

2 Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài

Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểuvăn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết Nhìn chung, nội dung ấy thường đượcsắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theomạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc

Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản Mỗi loại

văn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau

a) Thân bài của bài văn miêu tả: có thể sắp xếp bố trí từ cảnh này đến cảnh khác, từ

bộ phận này đến bộ phận khác theo thời gian và không gian, có cảnh chính và cảnh phụ.b) Thân bài của bài văn tự sự: có thể sắp xếp, bố trí các tình tiết, các sự việc, cácnhân vật nối tiếp hoặc xen kẽ nhau xuất hiện theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện

Ví dụ: Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có 5 tình tiết sau hình thành cốt

truyện và diễn biến câu chuyện:

- Mụ vợ ông lão đánh cá bảo chồng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn

- Mụ vợ sai chồng ra biển xin con cá vàng cho mụ một cái nhà mới

- Mụ vợ bắt chồng đi gặp con cá vàng xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

- Mụ vợ bắt chồng đòi cá vàng để mụ được làm nữ hoàng

- Mụ vợ ông lão đánh cá đòi được làm Long Vương ngự trên mặt biển

c) Thân bài văn nghị luận: chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng vàcách lập luận Thân bài của một bài văn nghị luận là hệ thống các luận điểm, luận cứ

Trang 3

Qua các luận điểm, luận cứ, người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh,bình luận để làm nổi bật luận đề (vấn đề đã nêu ra)

Ví dụ: Trong bài “Thế nào là học tốt”, ông Trường Chinh đã nêu lên 4 căn cứ, 4

luận điểm sau:

- Học tốt trước hết là học sinh phải đi học cho đều, chăm chú nghe giảng…

- Hai là học phải gắn với hành, với lao động….

- Ba là học sinh phải chăm lo học tập và rèn luyện về các mặt trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục để phát triển toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa

- Bốn là, học sinh phải kính trọng thầy, cùng gánh trách nhiệm với thầy trong việc xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa….

III- Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

1 Đoạn văn là gì?

Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành Vậy, đoạn văn là một phần củavăn bản Đoạn văn do một câu văn hoặc một số câu văn tạo thành Đoạn văn biểu đạtmột ý tương đối trọn vẹn của văn bản Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùivào độ một ô tính từ lề Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng

2 Câu chủ đề của đoạn văn

Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường

đủ hai thành phần chính C - V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng cóthể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp)

3 Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn

Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau Có thể bổ sung

ý nghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa

4 Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:

- Dựng đoạn diễn dịch: Là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý

cụ thể chi tiết Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằmminh họa cho câu chốt

VD: Em rất kính yêu mẹ Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền Mẹ giống bà ngoại, từ nét

mặt, nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo Mẹ đã về hưu được vài năm nay Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo… Mẹ luôn dặn các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành” Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ lắm!

- Dựng đoạn quy nạp: Là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý

chung khái quát Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câuchủ đề đứng cuối đoạn

Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại

Ví dụ: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “Giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học

Trang 4

bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “Bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong

sáng nhất, hồn nhiên nhất Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp

của chúng ta.

- Dựng đoạn song hành: Là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung

cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung Đoạn song hành không có câu chủ đề

VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo Chung quanh ta, sương buông trắng xóa Còn thuyền bơi trong sương như bơi trong mây Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền Tiếng gõ thuyền lộc ộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương….

(Vịnh Hạ Long)

- Dựng đoạn móc xích: là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo

lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước

Ví dụ: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.

BÀI TẬP

Bài 1: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? và

chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?

Bài 2: Chỉ ra bố cục của câu chuyện: Con chim hồng

Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy vào rừng đánh bắt được một con chim hồngmái rất đẹp Bỏ chim vào lồng, đem về Con chim trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất aioán Con trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịtmới chịu bay đi

Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trướcsân Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì Người đi săn lại gần định bắt lấycho được cả đôi Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh.Người đi săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra Đôi chimmừng mừng tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi

Người đi săn cân vàng Được hai lạng sáu đồng cân Cầm cục vàng trên tay, anh taxúc động nghĩ: “Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằngnỗi buồn của đôi lứa phải chia li Loài cầm thú cũng thế ư? ”

(Theo “Liêu trai chí dị ”)

Bài 3: Cho các đoạn văn sau, chỉ ra phương pháp trình bày nội dung ở mỗi đoạn

văn

a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích Trước hết, nó tạo điều kiện chohọc sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ laođộng đặc thù - lao động nghệ thuật Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quantrọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay Dạyvăn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ

Trang 5

b) Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng: như cấm nấu rượu bằng gạohay bắp, cấm các thứ bánh ngọt… để cho đỡ tốn ngũ cốc Như vùng này san sẻ thức ăncho vùng khác, đỡ đầu cho các vùng khác Như ra sức tăng gia, trồng trọt các thứ rau,khoai… Nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạnđói mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

c) Kể cũng lạ, con người sinh ra từ lúc chào đời là khóc, chứ không phải là cười.Rồi từ khi sinh ra cho tới lúc từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phảikhóc Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vìvui sướng, sung sướng, hạnh phúc Vậy thì, xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc

và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười Nhưng tại sao dân gian lại chỉ toàn sáng tạo

ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện để gây khóc

d) "Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế Được thời và có thế,thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổiyên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi Nay các người không rõ thời thế, chỉgiả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binhđược

“Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm

trạng bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường Em “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”

* Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”

Truyện ngắn “Tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú

bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường.

- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp trong một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh Lòng tôi “có sự đổi thay lớn”… nên tôi thấy cảnh vật thân quen trở nên “lạ”

- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước… tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước cho cầm thử để thử sức mình.

- Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hòa Ấp, đông đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ” Học trò mới “thèm vụng và ước ao thầm”… được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đề khỏi “rụt rè” trong cảnh lạ

- Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc, còn tôi cũng nức nở theo Nghe gọi đến tên mình, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ đang đứng sau Khi thầy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ

ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”

Trang 6

- Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn xung quanh, nhìn bạn… rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài tập viết: “Tôi đi học”

 Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng

nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ Lí, phòng học lớp Năm Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hòa quyện, không thừa Ví dụ: Con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

 Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “Tôi đi học”: Tâm trạng hồihộp, bâng khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầutiên của đời mình

Bài 2: Bố cục của câu chuyện "Con chim hồng" gồm ba phần:

a) Mở bài: Từ đầu  … mới chịu bay đi: Giới thiệu câu chuyện

b) Thân bài: tiếp  … chưa nỡ bay đi: Kể lại diễn biến câu chuyện về con chimhồng

c) Kết bài: đoạn còn lại: Nêu kết cục của câu chuyện

Bài 3: Phương pháp trình bày nội dung ở mỗi đoạn văn.

a) Đoạn văn diễn dịch

b) Đoạn văn quy nạp

c) Đoạn văn song hành

d) Đoạn văn tổng - phân - hợp

==========================

Bài 2

ÔN TẬP PHẦN VĂN

I- Hệ thống các văn bản đã học

1 Tôi đi học (Thanh Tịnh)

2 Trong lòng mẹ (Trích hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng)

3 Tức nước vỡ bờ (Trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố)

4 Lão Hạc (Nam Cao)

5 Cô bé bán diêm (Trích truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen)

6 Đánh nhau với cối xay gió (trích tiểu thuyết "Đôn-ki-hô-tê" của Xec-van-tet)

7 Chiếc lá cuối cùng (O Hen- ri)

8 Hai cây phong (trích "Người thầy đầu tiên" của Ai-ma-tôp)

9 Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 (Tài liệu của Sở khoa học công nghệ Hà Nội)

10 Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện)

11 Bài toán dân số (Thái An)

12 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

Trang 7

13 Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

14 Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

15 Ông đồ (Vũ Đình Liên)

16 Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

II- Nội dung chủ yếu trong các văn bản đã học

1 Những kỉ niệm trong sáng của tuổi thơ gắn với ngôi trường thân thương và người

thầy đáng kính (Tôi đi học; Hai cây phong)

2 Nỗi khổ đau, bất hạnh của con người sống trong chế độ Phong kiến và những bản

chất cao đẹp, đáng quý và trân trọng luôn tỏa sáng trong họ (Trong lòng mẹ; Tức nước

vỡ bờ; Lão Hạc; Cô bé bán diêm)

3 Niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của những con người nghèo khổ, bất

hạnh (Chiếc lá cuối cùng; Cô bé bán diêm)

4 Phê phán những con người cay nghiệt, lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi khổ đau, bất

hạnh của người khác và những con người u mê, mù quáng, ảo tưởng hão huyền (Trong lòng mẹ; Cô bé bán diêm; Đánh nhau với cối xay gió)

5 Những vấn đề gần gũi, bức thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống

của con người và cộng đồng xã hội như: Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, dân số

(Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số)

6 Bản lĩnh và khí phách của người tù yêu nước (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm

tác; Đập đá ở Côn Lôn)

7 Tâm sự yêu nước thầm kín thể hiện qua giấc mộng thoát li thực tại tầm thường,

nhàm chán; qua câu chuyện lịch sử cảm động (Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà)

8 Tâm sự hoài cổ (Ông đồ)

BÀI TẬP Bài 1: Nhớ và chép lại chính xác một trong số những văn bản mà em đã học.

Bài 2: Viết một bài văn giới thiệu về tác phẩm văn học mà em vừa lựa chọn ở bài tập 1.

a) Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Nghĩa của từ là phần sự vật, người, hoạt động, tính chất, trạng thái mà từ gọi tên

và những hiểu biết về chúng mà từ diễn đạt Từ còn có nghĩa biểu cảm, đó là những tình cảm, thái độ mà từ gợi ra.

- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quáthơn) nghĩa của từ ngữ khác

+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàmphạm vi nghĩa của một sỗ từ ngữ khác

Trang 8

+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa củ từ ngữ đó được baohàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời lại có nghĩa hẹp đốivới một từ ngữ khác

b) Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

* Lưu ý:

- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn

- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại

- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau

- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cáchchuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt của ngôn từ

2 Từ ngữ

a) Từ tượng hình, từ tượng thanh

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

- Công dụng: Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể,sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự

b) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Từ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một hoặc một số địa phương nhấtđịnh

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định

- Việc sử dụng từ ngữ đại phương hoặc biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp Trong văn chương, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này

để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng

+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với,

Trang 9

- Nói quá còn được gọi là phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ.

- Cần phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác:

+ Nói khoác là nói sai sự thật, nhằm lừa người nghe tin vào điều không thật ấy + Nói quá chỉ là cách nói phóng đại quá sự thật (chứ không phải là sai sự thật), mục đích là để làm nổi bật bản chất của sự thật, giúp người nghe nhận thức sự thật rõ hơn

Ví dụ:

Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.

( Truyện Kiều - Nguyễn Du )

Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

(Ca dao)

b) Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyểnchuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

5 Câu, dấu câu

a) Câu ghép: Là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.Mỗi cụm chủ vị của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câughép

- Các vế trong câu ghép có thể nối với nhau bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ; cặpphó từ hay cặp từ hô ứng (càng càng; bao nhiêu bấy nhiêu)

- Có hai kiểu câu ghép: Câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập

b) Các loại dấu câu

* Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyếtminh, bổ sung thêm)

- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, dẫn trong câu văn

BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Xác định cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

a) giới tính, tuổi tác, đàn ông, đàn bà, nam, nữ, con người, nhi đồng, thiếu niên, thanhniên, cụ già

b) đồ vật, nhạc cụ, đồ dùng học tập, sáo, nhị, đàn bầu, đàn tranh, bút, vở, thước kẻ

Bài 2: Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới

Trang 10

a) Cô con gái nọ rất xinh đẹp Cô là con một gia đình giàu có Nhiều chàng trai trẻtrong vùng muốn cưới làm vợ Nhưng cô chưa ưng ý ai cả.

Một hôm, một thanh niên khôi ngô, tuấn tú đến thăm cô và ngỏ lờI cầu hôn Cô tađáp:

- Không! Tôi không muốn lấy anh Tôi muốn lấy một người có danh tiếng, biết chơinhạc, biết hát và khiêu vũ thật hay, biết kể chuyện hấp dẫn, không biết hút thuốc lá,không biết uống rượu, thường ở nhà vào buổi tối và biết ngừng nói chuyện khi tôi đãchán nghe

Người thanh niên bèn đứng dậy cáo từ Trước khi ra cửa, anh ta quay lại nói với côgái:

- Đấy không phải là người chồng mà cô kén đâu Đấy là một cái ti vi

b) Xưa có một anh chàng nói láo rất điệu nghệ Bao nhiêu người tuy đã biết anh màvẫn bị mắc lừa

Chuyện đến tai quan huyện Một hôm, quan cứ đòi anh ta đến công đường Quanphán bảo:

- Nghe đây! Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm, và nhiều người đã bị anh ta lừa.Bây giờ, anh hãy nói láo trước mặt ta! Anh mà lừa được ta thì ta cho 30 quan tiền Anhkhông lừa được ta thì ta đánh anh 30 roi

Anh ta gãi đầu gãi tai, thưa:

- Lạy quan lớn đèn trời soi xét! Quan đừng nghe thiên hạ! Oan con lắm! Con có nóiláo bao giờ đâu! Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu đem về được một bộ sách viết toànchuyện lạ Con xem thấy hay, đem kể lại, nhưng người ta không tin, họ cứ bảo là con nóiláo

Quan không để anh ta nói hết lời:

- Tuyệt thật! Sách quý quá nhỉ! Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm được không?

- Bẩm quan lớn! Con làm gì có sách ấy! Con nói láo đấy ạ!

Bấy giờ quan mới ngẩn người ra, đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.a) Hãy điền các loại dấu câu thích hợp vào văn bản truyện trên

b) Xác định các kiểu câu (chia theo mục đích nói) trong văn bản.

c) Gạch một gạch dưới thán từ, hai gạch dưới tình thái từ có trong văn bản trên.d) Chỉ ra câu ghép có trong văn bản trên

Bài 3: Tìm cặp từ hô ứng trong những câu ghép sau và nêu nhận xét về cách sử dụng:

Trời vừa hửng sáng, chúng tôi đã lên đường

- Bố mới nói, cu Bi đã vọt ra ngoài sân chơi với con mèo

- Năm học này chưa hết, Linh đã tính đến chuyện học năm sau

- Lũ tràn đến đâu, nhà cửa trôi đến đấy

- Gà vừa lớn lên con nào, diều hâu đã bắt con ấy

- Bố dặn sao, con làm vậy nghe chưa?

- Gió càng lớn, đám cháy càng mạnh

Định hướng làm bài:

Bài 1: Xác định cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Ngày đăng: 13/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w