Yêu cầu đối với cốt liệu: - Đủ cường độ - Chịu hao mòn tốt - Dính bám với nhựa tốt Chọn loại cốt liệu phải căn cứ vào loại mặt đường, tầng lớp kết cấu, lưu lượng xe, tải trọng xe, cấu t
Trang 1Chương V: Xây dựng mặt đường nhựa các lọai
Đ1 Khái niệm chung
1 khái niệm:
Các lớp kết cấu mặt đường tạo thành bằng cách đưa nhựa đường vào vật liệu khoáng với các cách khác nhau đều gọi là lớp rải nhựa Mặt đường có lớp rải nhựa thì gọi là mặt đường nhựa Ưu điểm mặt đường nhựa: bề mặt bằng phẳng, chịu mài mòn tốt, xe chạy êm thuận, thời gian thi công ngắn, bảo dưỡng và duy trì đơn giản, thích hợp với phân kì xây dựng Vì vậy mặt đường nhựa được sử dụng rộng rãi trên
đường ôtô
Nguyên lý sử dụng vật liệu: “ Cấp phối”, “ Đá chèn đá”, “ Đất gia cố”
Thuộc cấu trúc vật liệu là “ Đông tụ” hoặc “ Tiếp xúc”
2 Phân loại: Mặt đường nhựa có các loại:
- Có khả năng chịu nén, chịu cắt, chịu lực đẩy ngang tốt
- Chịu tải trọng động tốt, ít hao mòn, ít sinh bụi
- Độ cứng không quá cao, xe chạy êm thuận, ít gây tiếng ồn
- Mặt đường có mầu sẫm, cường độ giảm khi nhiệt độ cao
- Kém ổn định nhiệt
- Kém ổn định nước, nhanh hư hỏng khi bị nước tác dụng lâu dài
- Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường thường giảm khi mặt đường bị ẩm ướt
- Mặt đường bị “hóa già” dưới tác dụng của thời gian, tải trọng và các yếu tố khí quyển, trở nên dòn, dễ gẫy vỡ do khả năng biến dạng giảm
Đ2 Yêu cầu vật liệu
1 Yêu cầu đối với cốt liệu:
- Đủ cường độ
- Chịu hao mòn tốt
- Dính bám với nhựa tốt
Chọn loại cốt liệu phải căn cứ vào loại mặt đường, tầng lớp kết cấu, lưu
lượng xe, tải trọng xe, cấu trúc hóa học của cốt liệu, đặc điểm khí hậu của khu vực, loại nhựa sử dụng
(Đá có cường độ cao, dính bám với nhựa kém cũng không nên sử dụng trong mặt
đường nhựa, nếu sử dụng phải có phụ gia tăng tính dính)
2 Yêu cầu đối với nhựa:
- Dễ thi công, bọc đều đá
Trang 2- Dính bám với đá tốt
- ổn định nhiệt, chịu được nhiệt độ cao
- ổn định nước
- Có khả năng biến dạng ở nhiệt độ thấp
- ít bị hóa già theo thời gian
Chọn loại nhựa nào phải căn cứ loại mặt đường, tầng lớp kết cấu, lưu lượng
xe, tải trọng xe, cấu trúc hóa học của cốt liệu, đặc điểm khí hậu của khu vực Với
điều kiện khí hậu Việt Nam chỉ nên dùng loại nhựa đặc
Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc dùng cho đường bộ (22TCN279 - 01)
trị số tiêu chuẩn theo cấp độ kim lún
(mác) t
6 Tỷ lệ độ kim lún của nhựa đường sau
khi đun nóng ở 163 o C trong 5 giờ so với
độ kim lún ở 25 o C
Ratio of Penetration of Residue after
Heating for 5 hours at 163 Deg C to
Orginal
% min
80 min 75 min 70 min 65 min 60
7 Lượng hoà tan trong Trichloroethylene
Effect of Water on Bituminous –
Coated Aggregate Using Boiling Water
cấp
10 Hàm lượng Paraphin
Tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu nhựa đường polime dùng cho đường bộ và sân bay
vị
Trị số tiêu chuẩn theo mác nhựa đường
polime
Trang 3I II
PMB-III
1 Nhiệt độ hóa mềm (Phương pháp vòng và bi)
Softening Point (Ring and Ball Method)
độ C min 60 min 70 min 80
5 Tỷ lệ độ kim lún của nhựa đường sau khi đun
nóng ở 163 o C trong 5 giờ so với độ kim lún ở
25 o C
Ratio of Penetration of Residue after Heating
for 5 hours at 163 deg.C to Original
Efect of Water on Polymer Modified
Bitumen –Coated Aggregate Using Boiling
Water
9 Độ đàn hồi (ở 25 o C, mẫu kéo dài 10 cm)
Elastic Recovery at 25 o C, 10 cm elongation
% min 60 min 65 min 70
10 Độ ổn định lưu trữ (gia nhiệt ở 163 o C trong
48 giờ, sai khác nhiệt độ hóa mềm của phần
trên và dưới của mẫu)
Storage Stability for 48 hours at 163 deg.C,
Difference of Softening Point
Trang 4- Gần đây, một số nước tiên tiến còn dùng hỗn hợp đá dăm nhỏ trộn nhựa để làm
lớp láng nhựa cho kết quả rất tốt
* Chức năng của lớp láng nhưa:
Mặc dù không được đưa vào tính toán trong chiều dày KCAĐ, song lớp láng nhựa
là một giải pháp cấu tạo rất quan trọng, cho phép nâng cao chất lượng phục vụ của mặt đường, kéo dài được tuổi thọ của kết cấu do có tác dụng sau đây:
- Lớp láng nhựa có tác dụng làm giảm nhẹ độ bào mòn mặt đường, nâng cao độ nhám, giữ kín mặt đường không để nước mặt thấm xuống Do vậy, giúp cho mặt
đường bền vững hơn và không gây bụi
- Cường độ của lớp láng nhựa phụ thuộc vào độ bền của cốt liệu đá, lực ma sát của
đá chính và lực dính kết của nhựa Chiều dày lớp láng nhựa thường không quá 5cm Tuổi thọ của lớp láng nhựa thường từ 3 – 6 năm
b Phân loại:
- Theo số lần tưới nhựa và số lần ra đá:
+ Láng nhựa 1 lớp: tưới nhựa 1 lần, ra đá 1 lần, chiều dày đạt được 1 – 1,5cm + Láng nhựa 2 lớp: tưới nhựa 2 lần, ra đá 2 lần, chiều dày đạt được: 2 – 2,5cm + Láng nhựa 3 lớp: tưới nhựa 3 lần, ra đá 3 lần, chiều dày đạt được: 3 – 4,5cm
- Theo phương pháp thi công:
+ Tưới nhựa sau đó ra đá phủ kín và lu lèn Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản phù hợp với điều kiện thi công của nước ta
+ Thi công lớp láng nhựa theo phương pháp rải hỗn hợp đá nhựa trộn sẵn
- Theo loại nhựa sử dụng: nhựa nóng, nhựa nhủ tương (60% nhựa đường)
Theo quy định lớp láng nhựa không được tính vào chiều dày của kết cấu áo
đường khi tính toán thiết kế
Rn ≥ 800daN/cm2 nếu đá được xay từ đá trầm tích
+ Độ hao mòn LA (%): LA ≤ 25% nếu đá được xay từ đá macma, biến chất
LA ≤ 35% nếu đá được xay từ đá trầm tích
- Độ dính bám của đá với nhựa phải tốt( đá phải nhám, sần sùi)
- Lượng hạt có kích cỡ > D hoặc < d không được quá 10% về khối lượng
- Lượng hạt có kích cỡ > (D+5mm) hoặc < 0,63d không quá 3% theo khối lượng
- Lượng hạt thoi dẹt không quá 5% khối lượng
Trang 5- Đá phải khô ráo và sạch Hàm lượng bụi sét trong đá không vượt quá 1% khối lượng; lượng sét dưới dạng vón hòn không quá 0.25% khối lượng
- Kích cỡ đá: 5-10; 10-16;16-20 (mm), tuyệt đối không dùng đá có kích thước nhỏ hơn 5mm
Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dùng trong lớp láng nhựa
Các chỉ tiêu cơ lý của đá Giới hạn
TCVN-1772-8 (Lấy chứng chỉ từ nơi sản xuất đá )
2- Độ hao mòn Los Angeles (LA), (%)
a/ đối với đá mác ma, đá biến chất:
cầu
Theo 22 TCN 63-84
Ghi chú:
1- Các trị số trong ngoặc ( ) dùng cho đường cấp 40 trở xuống theo TCVN
4054-2005 "Đường ô tô yêu cầu thiết kế"
b Nhựa:
- Dùng nhựa cơ bản là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ
- Yêu cầu về nhựa dùng lớp láng mặt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, mật độ xe chạy, thành phần xe và đá
Trang 6c Yêu cầu về lượng đá và lượng nhựa:
3 lớp 3 á 3,5
Ghi chú: Trị số * dùng cho mặt đường nhựa cũ có lưu lượng xe ít
Trị số trong (_) dùng trên mặt đường đá dăm nước mới thi công xong
3 Trình tự thi công mặt đường:
a Điều kiện thi công:
Chỉ được thi công lớp láng nhựa dùng hình thức nhựa nóng vào những ngày
trời khô ráo, mặt đường và mặt đá không nhìn thấy vết ẩm, nhiệt độ ngoài trời không thấp hơn 150C (với nhũ tương thì mặt đường và mặt đá có thể nhìn thấy vết
ẩm, thi công vào những ngày mưa phùn)
b Quy định việc đun nhựa:
- Nhiệt độ đun nhựa đối với nhựa đường có độ kim lún 40/90 tốt nhất là 1400C và không được quá 1800C
- Thời gian đun nhựa không được kéo dài quá 3 tiếng để giữ cho các dầu nhẹ trong nhựa không bị bốc hơi đi mất làm cho nhựa giảm đàn hồi và chóng hóa già
- Nhựa đun vào ngày nào phải dùng hết ngay trong ngày
- Yêu cầu đối với nhựa khi tưới: nhiệt độ không thấp hơn 1200C, nhựa phải lỏng
đều
c Chuẩn bị thi công:
Tùy theo mặt đường cần láng nhựa đặt trên mặt đường mới hay cũ mà việc chuẩn
bị bề mặt trước khi láng có khác nhau :
* Mặt đường là cấp phối đá dăm :
- Trước khi láng nhựa phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng, đảm bảo độ dốc ngang theo thiết kế
- Nếu là mặt đường mới phải được nghiệm thu theo các quy định của quy trình
- Nếu mặt đường cũ thì phải sửa chữa chỗ lồi lõm, vá ổ gà, bù vênh và phải hoàn thành trước đó > 2 – 3 ngày
- Trên mặt đường cấp phối đá dăm đã làm sạch và khô ráo => tưới một lượng nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1 – 1,3kg/m2, được tưới trước khi láng nhựa 2 -3 ngày nhưng không quá 5 ngày, nếu phải thông xe hoặc do điều kiện thời tiết xấu thì ít nhất 4 – 5h
* Mặt đường có gia cố xi măng : chuẩn bị như cấp phối đá dăm nhưng nhựa thấm bám tiêu chuẩn : 0,8 – 1,0kg/m2
Trang 7Làm mới thì khi lu lèn đến giai đoạn 3 sẽ không tưới nước, rải cát, tưới nhựa thấm bám
Mặt đường cũ : vá ổ gà, sửa mui luyện, đảm bảo bằng phẳng trước 2 – 3 ngày trước khi láng, quét sạch bụi bẩn rồi tưới nhựa thấm bám 0,8kg/m2 ít nhất trước 4 – 5h khi láng
* Mặt đường có nhựa (BTN, TNN, láng nhựa )
- Vá ổ gà, trám khe nứt, bù vênh, trước 2 ngày
- Làm sạch mặt đường bằng chổi hoặc máy hơi ép
- Lượng nhựa thấm bám 0,8 – 1kg/m2
d Kỹ thuật thi công:
- Bước 1: căng dây để xác định phạm vi tưới nhựa và phạm vi thi công
- Bước 2: tưới nhựa lần 1 Xác định lượng nhựa theo bảng Kỹ thuật tưới nhựa: + Nhựa phải đun đến nhiệt độ 1600C Có thể dùng thủ công hoặc dùng máy Để nhựa được phun đều và đúng hàm lượng, nếu dùng thủ công có thể dùng bình phun tưới nhựa (thùng doa) và khống chế bước chân Nếu dùng máy phun nhựa phải khống chế tốc độ dàn phun và vận tốc xe chạy 5 á 7km/h
+ Nhựa phải được phun đều trên mặt theo đúng hàm lượng, sai số cho phép phép ± 5% Yêu cầu khi tưới vệt nọ phải đè lên vệt kia tư 2 á 5cm Nếu chỗ nào thừa nhựa phải dùng giẻ thấm bỏ bớt, nếu thiếu nhựa thì dùng thủ công tưới bổ xung
+ Khi thi công đoạn dốc lớn hơn 4% thì phun từ dưới dốc lên trên Tuyệt đối không để xe máy thi công chạy trên lớp láng nhựa vừa tưới
- Bước 3: ra đá lần 1 Kích cỡ và hàm lượng đá theo bảng
Đá phải được chuẩn bị riêng từng loại, đầy đủ, sẵn sàng và có thể tập kết ở bên
đường để chuẩn bị rải Kỹ thuật ra đá: có thể dùng thủ công hoặc bằng máy rải chuyên dụng Việc rải đá phải tiến hành ngay sau khi tưới nhựa chậm nhất là 3 phút Yêu cầu đá phải nằm sát nhau và phủ kín bề mặt nhựa nhưng không được chồng lên nhau Nếu rải bằng thủ công thì dùng ki hoặc dùng xe cải tiến đi lùi để rải đá
Trang 8- Bước 4: lu lèn Tiến hành ngay sau khi rải đá
+ Dùng lu bánh hơi có tải trọng 1,5 – 2,5T/1bánh lu với tốc độ 3km/h trong 2 lượt đầu, sau tăng lên 10km/h Tổng số lượt lu khoảng 6lượt/điểm
+ Trong trường hợp không có lu bánh lốp dùng lu bánh cứng từ 6T – 8T Các lượt đầu lu với tốc độ 2Km/h, sau tăng lên 5km/h, tổng số lượt lu 6 – 8lượt/điểm
- Bảo dưỡng: Sau khi thi công xong có thể cho thông xe luôn Trong 2 ngày đầu
đặt biển báo hiệu cho xe chạy đều trên mặt đường với vận tốc không quá 10 km/h Trong 7 – 10 ngày tiếp theo khống chế tốc độ xe chạy không quá 20km/h Bố trí người theo dõi quét những viên đá bắn ra lề đường vào trong mặt đường
4 Kiểm tra, nghiệm thu sau khi thi công xong lớp láng nhựa:
Sau khi thi công 10 - 15 ngày tiến hành công việc nghiệm thu theo các tiêu chuẩn sau :
Tiêu chuẩn nghiệm thu Bảng 6.1
Sau 15 ngày kể từ ngày thi công xong, xe chạy với tốc độ 20km/h đá không bị bong bật 3- Đá nhỏ không bị vỡ vụn Quan sát bằng mắt
4- Không bị lồi lõm cục bộ do
thừa thiếu đá hoặc nhựa Quan sát bằng mắt
Trang 9Chất lượng lớp láng nhựa và
5- Độ bằng phẳng mặt đường láng
nhựa (3-5 mặt cắt cho 1km; ở mỗi
mặt cắt ngang đo tại 3 vị trí: tim
đường và cách mép mặt đường 1m)
Đo bằng thước dài 3m đặt song song với tim đường
(Khi thi công liên tục trên một chiều dài ³1km thì cần kiểm tra bằng thiết bị đo chỉ
Đo bằng thước dây Sai lệch không quá -10cm
7- Độ dốc ngang(3-5 cắt ngang cho
1km )
Đo bằng thước mẫu có ống thuỷ bình (bọt nước)
Sai lệch không quá ± 0,5% so với độ dốc ngang thiết kế
Đ4 Mặt đường thấm thập nhựa
1 Khái niệm, phân loại và phạm vi sử dụng:
a Khái niệm:
Mặt đường thấm nhập nhựa là loại mặt đường dùng đá dăm có kích cỡ tương
đối đồng đều rải, lu lèn đến độ chặt nhất định Dùng nhựa tưới thấm nhập vào các khe hở đến chiều dày qui định, sau đó dùng đá kích cỡ nhỏ hơn chèn vào các kẻ hở
và lu lèn đến độ chặt nhất định
Nguyên lý sử dụng vật liệu: “ Đá chèn đá”
- Ưu điểm:
+ Cường độ cao: Eđh > 3000 daN/m2
+ Tận dụng vật liệu địa phương nên giá thành rẻ
+ Công nghệ thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị chuyên dụng
+ Chịu lực đẩy ngang tốt
+ Kín nước và tương đối ổn định với nước
+ Do có thành phần nhựa nên công lu lèn ít
- Nhược điểm: khó đồng đều, nhựa không bọc đều các viên đá, không hoàn hảo
và tốn nhựa vì màng nhựa dày mất một lượng nhựa chảy vào kẻ hở các lỗ rỗng lớn
mà không giúp ích gì cho việc dính bám
b Phân loại:
* Theo loại nhựa thấm nhập:
- ĐD TNN dùng nhựa nóng
- ĐD TNN dùng nhũ tương
* Theo kích cỡ đá dăm cơ bản và chiều sâu thấm nhập nhựa:
- ĐD TNN sâu: đá 40x60, dày 7-9cm, nhựa thấm hết chiều dày lớp đá
- ĐD bán TNN: đá 40x60, dày 10-16cm, nhựa thấm 1/2 chiều dày lớp đá (chỉ nên dùng khi cải tạo mặt đường đá dăm cũ)
- ĐD TNN nhẹ: đá 20x40, dày 4,5 - 6cm, nhựa thấm hết chiều dày đá
Hiện nay chỉ sử dụng loại TNN nhẹ do các nhược điểm của loại mặt đường này
c Phạm vi sử dụng:
- Làm lớp mặt trên của mặt đường cấp cao A2
Trang 10- Làm lớp mặt dưới của mặt đường cấp cao A1
Chỉ sử dụng khi không có điều kiện làm lớp mặt bê tông nhựa hoặc trong giai đoạn
đầu khi phân kỳ đầu tư kết cấu mặt đường
d Cấu tạo:
- Độ dốc ngang mặt đường 3-4%
- Phải cấu tạo hệ thống rãnh thoát nước
- Nếu chiều dày < 5cm phải tưới nhựa dính bám với lớp mỏng
- Viên đá phải có hình khối sắc cạnh, sạch, khô
- Lượng hạt thoi dẹt không quá 10% khối lượng, lượng hạt mềm yếu phong hóa không quá 2%, hạt sét dưới dạng vón hòn không quá 0,25%, lượng bùn sét không quá 2%
Các chỉ tiêu cơ lý quy định đối với đá dùng làm
2- Độ hao mòn Los Angeles (L.A)
- Dùng nhựa cơ bản là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ
- Yêu cầu về nhựa dùng lớp láng mặt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, mật độ xe chạy, thành phần xe và đá
- Độ kim lún: 40/90 nhưng tốt nhật là 60/70
Trang 11Nhựa nóng tưới TN lần
1 (kg/m 2 )
Đá chèn 10-20mm (l/m 2 )
Nhựa nóng tưới TN lần
2 (kg/m 2 )
Đá chèn 5-10mm (l/m 2 )
3 Trình tự thi công
a Điều kiện thi công:
Chỉ được thi công thấm nhập nhựa dùng hình thức nhựa nóng vào những ngày trời khô ráo, mặt đường và mặt đá không nhìn thấy vết ẩm, nhiệt độ ngoài trời không thấp hơn 150C (với nhũ tương thì mặt đường và mặt đá có thể nhìn thấy vết
ẩm, thi công vào những ngày mưa phùn)
b Quy định việc đun nhựa:
- Nhiệt độ đun nhựa đối với nhựa đường có độ kim lún 40/90 tốt nhất là 1400C và không được quá 1800C
- Thời gian đun nhựa không được kéo dài quá 3 tiếng để giữ cho các dầu nhẹ trong nhựa không bị bốc hơi đi mất làm cho nhựa giảm đàn hồi và chóng hóa già
- Nhựa đun vào ngày nào phải dùng hết ngay trong ngày
- Yêu cầu đối với nhựa khi tưới: nhiệt độ không thấp hơn 1200C, nhựa phải lỏng
đều
c Chuẩn bị thi công:
- Đối với mặt đường mới, trước khi thi công lớp TNN thì lớp mặt ở dưới phải
được thi công theo đúng quy trình thi công tương ứng Các lớp này phải có đủ cường độ, độ bằng phẳng và đúng mui luyện
- Với mặt đường cũ, phải vá ổ gà, bù phụ mặt đường cũ cho bằng phẳng, làm sạch mặt đường cũ bằng chổi hoặc phổi ép khí
- Tưới nhựa phủ bụi thường là 0,8kg/m2 tùy thuộc vào tình trạng mặt đường để
đảm bảo dính bám lớp nhựa và lớp dưới
d) Trình tự thi công:
- Bước 1: đặt thanh chắn 2 bên mép mặt đường và căng dây vạch mức làm cữ
- Bước 2: rải đá cơ bản 20- 40mm, định mức vật liệu theo bảng trên Có thể dùng máy rải chuyên dụng, khi đó ô tô chở vật liệu đổ trực tiếp vào phễu của máy rải Nếu dùng máy san: xe đổ thành từng đống nhỏ 2 bên đường Nếu dùng xe cải tiến: đổ thành từng đống nhỏ ở lòng đường rồi dùng cào san ra
- Bước 3: lu lèn lớp đá dăm cơ bản, chia làm 2 giai đoạn:
+ Lu sơ bộ: dùng lu 6T – 8T cho đá ổn định Lu 6 – 8lượt/điểm Khi lu kết hợp với bù phụ đá cho mặt đường bằng phẳng đúng với mui luyện
+ Lu lèn chặt: dùng lu bánh sắt 8T – 10T, lu 6 – 8lần/điểm, khi lu không được tưới nước do vậy không để đá vỡ quá nhiều làm lấp các lỗ rỗng khiến nhựa không thấm xuống được Những chỗ nào đá vỡ quá nhiều thì phải đào lên thay đá và đầm lại
Trang 12- Bước 4: tưới nhựa nóng lần 1, lượng nhựa tưới theo bảng Lượng nhựa nóng thấm vào đá phải đều, trường hợp những chỗ thiếu nhựa thì dùng thủ công tưới bổ xung, những chỗ thừa nhựa phải thấm bỏ Công việc phải được hoàn tất nhanh chóng để rải đá chèn kịp thời khi nhựa còn nóng
- Bước 5: rải đá chèn 10 – 20mm, tiêu chuẩn theo bảng Đá được rải ngay sau khi tưới nhựa chậm nhất là 5 phút Đá được rải đều khắp và quét lọt vào khe hở đá cơ bản Bố trí nhân lực đi theo xe để bù phụ đá chèn vào chỗ thiếu
- Bước 6: dùng lu nặng 8 – 10T, lu 4 – 6 lượt/điểm, v = 2km/h
- Bước 7: tưới nhựa nóng lần 2, tiêu chuẩn theo bảng
- Bước 8: rải đá chèn 5 – 10mm, tiêu chuẩn theo bảng
- Bước 9: dùng lu bánh hơi, lu 5 – 6 lượt/đ, v = 3km/h sau tăng lên 10km/h Hoặc dùng lu bánh sắt 6 – 8T, lu 6 – 8 lượt/đ, v = 2km/h sau tăng lên 5km/h
- Bước 10: bảo dưỡng, có thể cho thông xe luôn, khống chế tố độ xe chạy trong vài ngày đầu, bố trí công nhân 2 bên đường quét đá văng ra ngoài vào trong lòng
đường
4 Kiểm tra, nghiệm thu sau khi thi công
Việc nghiệm thu lớp đá dăm thấm nhập nhựa dùng làm lớp mặt đường chỉ
được tiến hành sau khi thi công xong khoảng từ 10 đến 15 ngày
Nghiệm thu theo các tiêu chuẩn sau ( xem bảng 6.1):
3- Mặt đưòng không bị lồi lõm cục
bộ Độ bằng phẳng đạt yêu cầu
(Đo 3- 5 mặt cắt ngang cho mỗi
km; ở mỗi mặt cắt ngang đo tại 3 vị
trí: tim đường và cách mép mặt
đường 1m)
Quan sát bằng mắt Đặt thước dài 3m song song với tim đường
Khe hở không quá 7 mm
4- Bề rộng mặt đường ( đo tại 5-10
mặt cắt ngang cho mỗi km)
Đo bằng thước dây đo thẳng góc với tim đường
Sai lệch không quá -10 cm
Trang 135- Chiều dầy lớp mặt đường đá
dăm thấm nhập và chiều sâu nhựa
thấm nhập (Kiểm tra 2-3 mặt cắt
ngang cho mỗi km, ở mỗi mặt cắt
ngang kiểm tra 1-2 vị trí: tim đường
và cách mép mặt đường 1m)
Đào hố sâu hết chiều dầy lớp đá dăm thấm nhập, mỗi cạnh dài khoảng 25cm Đo chiều dầy bằng thước và quan sát chiều sâu nhựa thấm
Sai lệch không quá ±10% bề dầy thiết kế Nhựa phải thấm hết bề dầy của lớp đá dăm và không
đọng nhiều ở đáy hố
6- Độ dốc ngang (Kiểm tra tại 3-5
mặt cắt ngang cho mỗi km )
Đo bằng thước mẫu có ống thuỷ bình (bọt nước)
Sai lệch không quá ±0,5% so với
- Bê tông nhựa là hỗn hợp vật liệu gồm đá, cát, bột đá, nhựa đường trong đó:
+ Đá đóng vai tròn là bộ khung cốt liệu, chịu lực, tạo nhám cho mặt đường + Cát: là chất chêm chèn, cùng với đá tạo nên cốt liệu của bê tông nhựa, làm tăng độ ổn đinh cho bộ khung đá dăm
+ Nhựa: liên kết cốt liệu với nhau, kém ổn định với nhiệt độ
+ Bột đá: có diện tích bề mặt rất lớn khoảng 230 – 300 m2/kg, có tác dụng rất mạnh với nhựa, biến nhựa từ trạng thái khối giọt thành màng mỏng bao quanh các hạt khoáng chất Bột khoáng có tác dụng như một chất phụ gia làm cho nhựa tăng khả năng dính kết và tăng tính ổn định nhiệt, chính bột khoáng cùng với nhựa làm thành chất liên kết mới, có những tính chất hơn hẳn tính chất của nhựa đơn độc để dính cốt liệu Khoáng vật trong bê tông nhựa và chất kết dính này gọi là chất liên kết asphal
* Ưu điểm:
+ Cường độ cao, mô đuyn đàn hồi đạt từ 2200 – 3500 daN/cm2 ở 300C, 2000 –
2500 daN/cm2 ở 600C
+ Êm thuận
+ ít bụi do bào mòn thấp, thường không quá 1mm/năm
+ Bảo dưỡng dễ, khối lượng ít
* Nhược điểm:
+ Không ổn định nhiệt
+ Thi công phức tạp, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng
+ Độ nhám thấp, dễ bị trơn trượt khi ẩm ướt
+ Dễ để lại vệt hư hỏng trên mặt đường khi bánh xe xích và bánh nặng chạy qua
- Phạm vi áp dụng: dùng làm lớp mặt cho mặt đường cấp cao, đường thành phố, trên mặt cầu
Trang 14b Phân loại:
- Theo nhiệt độ rải:
+ BTN rải nóng: nhiệt độ rải lớn hơn 1200C
+ BTN rải ấm: nhiệt độ rải lớn hơn 700C
+ BTN rải nguội: nhiệt độ rải bằng nhiệt độ không khí
- Theo Dmax:
+ BTN hạt lớn Dmax = 31,5 mm; 37,5 mm; 40 mm
+ BTN hạt trung Dmax = 20 mm với lớp trên, Dmax = 25 mm với lớp dưới
+ BTN hạt mịn Dmax = 10 mm với lớp trên, Dmax = 15 mm với lớp dưới
- E : + Xay từ macma, biến chất E (lớp trên, dới ≥ 800 daN/cm2, móng ≥ 600 daN/cm2)
+ Xay từ trầm tích E (lớp trên và dới ≥ 600 (800) daN/cm2, móng ≥ 600 daN/cm2
- Chỉ số LA không lớn hơn 20% khi dùng đá loại 1, không lớn hơn 30% khi dùng
đá loại 2
- Hàm lượng đá dăm mềm yếu, phong hoá không được quá 10% khối lượng đối với
bê tông nhựa rải lớp trên và không quá 15% khối lượng bê tông nhựa rải lớp dưới
- Lượng hạt thoi dẹt không quá 10% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp
- Hàm lượng bụi, bùn sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng
- Trước khi cân đong sơ bộ để đưa vào trống sấy, đá dăm cần phân loại theo cỡ hạt Với BTN hạt mịn chia ít nhất thành 2 cỡ hạt 5 – 10 mm và 10 – 15 mm
Với BTN hạt trung chia ít nhất 3 cỡ hạt15-20 (25) mm; 10-15 mm và 5-10 mm Với BTN hạt lớn phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 20(25) – 40 mm và 5-20 (25) mm
Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm trong bê tông nhựa rải nhựa
đen