1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Học sinh khát kỹ năng sống doc

4 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 143,45 KB

Nội dung

Học sinh khát kỹ năng sống Mối quan hệ trong nhà trường, chương trình quá tải, hoạt động Đoàn mờ nhạt, đạo đức xuống cấp… là những vấn đề được học sinh (HS) đặt ra với ngành giáo dục trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM và HS THPT diễn ra ngày 23-3. Văn hóa “xếp hàng” kém Một vấn đề nóng hổi được các em đề cập là khao khát được giáo dục kỹ năng sống. HS Nguyễn Thị Mai, Trường THPT Phú Nhuận, nêu ví dụ về thảm họa động đất, sóng thần vừa qua ở Nhật Bản, nếu chẳng may xảy ra ở Việt Nam, HS sẽ đối phó ra sao? Hiện nay giáo dục kỹ năng sống có đưa vào giảng dạy lồng ghép trong những buổi sinh hoạt với giáo viên chủ nhiệm nhưng chỉ ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”. HS Nguyễn Cẩm Tú lo lắng về văn hóa “xếp hàng” ở VN rất kém, thể hiện qua tình trạng tắc nghẽn giao thông, xô đẩy nhau khi gặp sự cố dù rất nhỏ… Tú cho rằng, văn hóa này phải được giáo dục ngay từ trên ghế nhà trường để tạo thành thói quen trong cuộc sống mới phù hợp với xã hội văn minh, hiện đại. Đồng quan điểm này nhiều HS cũng bức xúc với thực trạng đạo đức học đường đang bị xuống cấp. Lúc ở trường HS rất lễ phép, nhưng ra khỏi cổng trường, không ít HS chửi thề, vô lễ với phụ huynh… Chương trình học hiện nay quá nặng nề, HS và giáo viên phải gồng gánh 13 môn học với một lượng kiến thức quá lớn. Đa số HS còn học vẹt vì giáo viên không thể truyền tải và mở rộng kiến thức, các em ít được giảng dạy về đạo đức lối sống. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng bạo lực học đường gia tăng. Một nguyên nhân cũng được các em nêu rõ, chương trình học của môn giáo dục công dân nặng tính triết lý không phù hợp với tâm lý của HS cấp 3, vốn hiếu động, thích thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường còn quá thiếu những câu chuyện, những tấm gương điển hình từ cuộc sống để các em học tập, noi theo. Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn tại buổi đối thoại Chưa thấy được ý nghĩa của Đoàn Hoạt động Đoàn cũng được HS đề cập nhiều trong buổi đối thoại. HS Phan Văn Huy, Trường Hiệp Bình, Thủ Đức, đề đạt, hầu hết các em đều muốn tham gia vào các hoạt động Đoàn tuy nhiên chương trình học quá nặng, HS phải học tăng tiết, đi học thêm vào buổi tối… nên các em không còn thời gian tham gia. Điều này khiến hoạt động Đoàn trong các trường phổ thông không thể “mạnh”. Nhiều em vào Đoàn chỉ biết là để đảm bảo quyền lợi khi vào đại học. Điều này thể hiện rõ ở các lễ kết nạp Đoàn trong trường học được tổ chức đại trà, HS ăn mặc xuề xòa, ít HS nào nói lên được cảm nghĩ của mình khi được vào Đoàn Chia sẻ với tâm tư này, Phó Bí thư Thành đoàn TPHCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng: Vào Đoàn không phải để mưu cầu lợi ích, chức vụ mà thông qua những hoạt động cụ thể trong cuộc sống giúp các em tăng sự tự tin, trau dồi kỹ năng làm việc tập thể… Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Công Minh chia sẻ với những tâm tư của các em HS và đề nghị các trường cũng nên tổ chức diễn đàn “đối thoại giữa HS và nhà trường” để giải tỏa nỗi niềm cho các em, nhằm thắt chặt mối quan hệ và xây dựng nhà trường theo hướng phát triển toàn diện. . Học sinh khát kỹ năng sống Mối quan hệ trong nhà trường, chương trình quá tải, hoạt động Đoàn mờ nhạt, đạo đức xuống cấp… là những vấn đề được học sinh (HS) đặt ra với. ngày 23-3. Văn hóa “xếp hàng” kém Một vấn đề nóng hổi được các em đề cập là khao khát được giáo dục kỹ năng sống. HS Nguyễn Thị Mai, Trường THPT Phú Nhuận, nêu ví dụ về thảm họa động đất, sóng. may xảy ra ở Việt Nam, HS sẽ đối phó ra sao? Hiện nay giáo dục kỹ năng sống có đưa vào giảng dạy lồng ghép trong những buổi sinh hoạt với giáo viên chủ nhiệm nhưng chỉ ở mức “cưỡi ngựa xem

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w