1 Bàn đạp phanh 2 Trợ lực phanh 3 Xi lanh phanh chính 4 Van điều hoà lực phanh van P 5 Phanh đĩa 6 Phanh trống Khi đạp phanh, nó tạo ra áp suất thuỷ lực, hoạt động của nó như sau.. Áp su
Trang 1Hệ thống phanh ôtô ( Phần 1/2 )
- Tổng quan
Hệ thống phanh giảm tốc độ hay dừng xe, hay ngăn không cho xe trôi khi đỗ xe.
1 Phanh chân
Trang 22 Phanh đỗ
Phanh Chân
Phanh chân được sử dụng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe Thông thường, phanh đĩa được sử dụng trên các bánh xe phía trước, còn phanh đĩa và phanh trống được dùng trên các bánh xe phía sau
Trang 31 Bàn đạp phanh
2 Trợ lực phanh
3 Xi lanh phanh chính
4 Van điều hoà lực phanh (van P)
5 Phanh đĩa
6 Phanh trống
Khi đạp phanh, nó tạo ra áp suất thuỷ lực, hoạt động của nó như sau
• Phanh đĩa: Hãm chuyển động quay của bánh xe do ma sát sinh ra khi má
phanh đĩa ép vào rôto phanh đĩa
• Phanh trống: Các guốc phanh bung ra Nó hãm chuyển động quay của bánh
xe do ma sát sinh ra khi má phanh đĩa ép vào trống phanh
1 Bàn đạp phanh
2 Trợ lực phanh
3 Xylanh phanh chính
4 Càng phanh đĩa
Trang 45 Má phanh đĩa
6 Rôto phanh đĩa
7 Phanh trống
8 Má phanh guốc
9 Guốc phanh
1 Bình chứa
2 Xi lanh
3 Đến các phanh trước
4 Đến các phanh sau
A Bàn đạp phanh
Là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái xe Lực này sẽ được chuyển hoá thành áp suất thuỷ lực, nó tác dụng lên hệ thống phanh
Độ lớn của lực phanh được xác định bằng độ lớn của lực mà lái xe tác dụng lên bàn đạp Cần phải kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp, độ cao và khoảng cách dự trữ khi
Trang 5bảo dưỡng định kỳ.
B Trợ lực phanh
Thiết bị để tăng lực tác dụng lên xylanh phanh chính theo độ lớn của lực đạp phanh do lái xe tạo ra
Chân không từ hệ thống nạp của động cơ được sử dụng làm nguồn năng lượng trợ lực
C Xi lanh phanh chính
Bộ phận biến đổi lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ lực
Nó bao gồm bình chứa, nó lưu trữ dầu phanh, và xylanh phanh chính, nó tạo ra áp suất thuỷ lực
Xylanh phanh chính chuyển lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ lực
Áp suất thuỷ lực này sau đó được cấp đến các càng phanh đĩa của các bánh trước và sau, và đến xylanh bánh xe của phanh trống
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm cả việc thay dầu phanh
Phanh Đĩa
Ép má phanh đũa vào rôto phanh đĩa gắn trên các bánh xe và tạo ra ma sát
Điều khiển chuyển động của bánh xe bằng lực ma sát
Càng phanh đĩa
Pítông ấn má phanh đĩa vào rôto phanh đĩa bằng áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính
Trang 6A Trước khi hoạt động
B Trong khi hoạt động
1 Càng phanh đĩa
2 Má phanh đĩa
3 Rôto phanh đĩa
4 Píttông
5 Dầu
Các loại càng phanh đĩa
Trang 7A Loại càng phanh cố định
Loại càng phanh cố định có một cặp píttông để ép vào cả hai bên của rôto phanh đĩa
B Loại càng phanh di động
Loại càng phanh di động chỉ được gắn píttông ở một phía của càng phanh Píttông hoạt động nhờ áp suất thuỷ lực Nếu má phanh đĩa bị ép vào, càng phanh sẽ trượt theo hướng đối diện với bánh xe Có một số loại càng phanh đĩa di động tuỳ theo phương pháp gắn càng phanh và tấm truyền mômen
a Loại FS (loại 2 chốt)
b Loại AD (loại một chốt, một bulông)
c PD (Loại 2 bulông
Má phanh đĩa
Đây là vật liệu ma sát dùng để ép vào rôto phanh đĩa đang quay
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra chiều dày má phanh đĩa
Tấm chống ồn
Trang 8Tránh cho tiếng kêu khác thường khi má phanh bị rung tại thời điểm phanh.
1 Má phanh đĩa
2 Tấm chống ồn
Rôto phanh đĩa
Đó là một đĩa kim loại, nó quay cùng với bánh xe Có loại đĩa đặc được làm từ một đĩa rôto và loại có các lỗ thông gió bên trong
Cũng có loại rôto phanh đĩa có trống phanh đỗ
Trang 9A Loại đĩa đặc
B Loại có lỗ thông gió
C Loại có trống phanh đỗ
Phanh Trống
Một trống phanh quay cùng với bánh xe Guốc phanh sẽ ép vào trống phanh từ bên trong Ma sát này sẽ điều khiển chuyển động quay của bánh xe
Cần phải kiểm tra trống phanh và má phanh
Trang 101 Xylanh phanh bánh xe
Có một píttông, có gắn một vành cao su (cupen), được lắp trong xylanh Píttông truyền
áp suất thuỷ lực đến guốc phanh từ xylanh phanh chính và ép má phanh vào
2 Guốc phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của xe Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy
3 Má phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của xe Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy
4 Trống phanh
Trống phanh quay cùng với bánh xe
5 Píttông
Bộ phận mà nhận áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính và ép guốc phanh vào trống phanh
Trang 116 Cupen
Cupen là chi tiết bằng cao su dùng để làm kín giữa xylanh bánh xe và píttông
LƯU Ý:
Guốc phanh ép vào trống phanh đang quay từ bên trong để tạo ra lực phanh Khi ép theo cùng chiều với chiều quay của trống phanh, guốc phanh sẽ bị cuốn theo chiều quay do ma sát với trống phanh Kết quả là lực ma sát được tăng lên, tạo ra hiện tượng
tự cường hoá
Các loại phanh trống
Phanh trống có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo sự kết hợp của các guốc đẩy và kéo Tuỳ theo mục đích sử dụng và các đặc điểm tạo ra bởi guốc đẩy và kéo
A Loại guốc đẩy và kéo
B Loại 2 guốc đẩy
C Loại tự cường hoá đơn
D Loại tự cường hoá kép
1 Loại xylanh phanh bánh xe cố định
2 Loại tâm quay cố định
3 Xi lanh điều chỉnh
Mũi tên đỏ:
Chiều quay của bánh xe
Mũi tên hồng:
Chiều chuyển động của píttông
Hình vẽ bên trái chỉ ra màu của guốc phanh
Guốc đẩy: Màu da cam
Guốc kéo: Màu xanh
Van Điều Hoà Lực Phanh
Trang 12Van này được đặt giữa xylanh phanh chính và phanh sau Nó phân phối áp suất thuỷ lực một cách thích hợp đến các bánh trước và sau nhằm tạo ra lực phanh ổn định
Áp suất thuỷ lực tăng tác dụng lên các phanh sau (mà có xu hướng bó cứng trong khi giảm tốc) được đặt thấp hơn so với các phanh trước
1 Trợ lực phanh
2 Xi lanh phanh chính
3 Van điều hoà lực phanh
4 Phanh trước trái
5 Phanh sau trái
P & BV, LSPV và LSPV & BV
Trang 131 Van P
2 Van B
3 Từ phía trước xylanh phanh chính
4 Đến xylanh phanh bánh trước
5 Từ phía sau xylanh phanh chính
6 Đến xylanh phanh bánh sau
7 Lò xo cảm biến tải trọng
A Van P & BV (Van điều hoà lực phanh và van đi tắt)
Van P & BV bao gồm một van đi tắt để ngăn không cho dầu phanh chảy qua van P trong trường hợp phanh trước bị hỏng
B Van LSPV (Van điều hoà lực phanh theo tải)
Van này cảm nhận tải trọng và tăng áp suất thuỷ lực đến các phanh sau nếu tải nặng hơn
C Van LSPV & BV (Van điều hoà lực phanh theo tải & van đi tắt)
Trang 14Van LSPV & BV là sự kết hợp của van LSPV và BV
Phanh Đỗ
Phanh tay được sử dụng chủ yếu khi xe đỗ
Chúng khoá một cách cơ khí các bánh sau
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc điều chỉnh cần phanh đỗ
1 Cần phanh tay
Cần vận hành của phanh tay
2 Cáp phanh tay
Cáp truyền lực của cần phanh tay đến phanh tay
3 Phanh sau
Ép guốc phanh (má phanh đĩa) vào trống phanh (đĩa rôto) để giữ xe đứng yên tại chỗ
Các loại cần phanh đỗ
Trang 15A Loại cần
Chủ yếu dùng trong các xe du lịch và xe thương mại
B Loại thanh kéo
Dùng trong các xe thương mại
C Loại bàn đạp
Dùng trong một số loại xe du lịch và xe cao cấp Ngày nay việc nhả phanh được thực hiện bằng bàn đạp
1 Cần nhả phanh tay
2 Bàn đạp
Loại thân phanh tay
Có một vài loại, tuỳ theo loại phanh sau
Loại dùng chung với phanh chân
Trang 161 Guốc phanh
2 Cần guốc phanh
3 Píttông
4 Má phanh đĩa
5 Rôto phanh đĩa
6 Cáp phanh tay
A Loại phanh trống
Kéo cần guốc phanh có gắn cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định nó
B Loại phanh đĩa
Kéo cần phanh có gắn cáp và ép má phanh vào đĩa phanh bằng píttông để cố định nó
C Loại phanh tay tách rời
Kéo cần guốc phanh có gắn dây cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định đĩa phanh
D Loại phanh trung tâm
Trang 17Ép cần guốc phanh có dây cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định trục các đăng