. Tiết 22: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG. A.MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: Cho HS nắm được: -Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. -Các chất lỏng khác nhau, dãn nở vì nhiệt khác nhau. -Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 2.Kĩ năng: Làm được TN hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. B.CHUẨN BỊ.Các nhóm: -Một bình thuỷ tinh đáy bằng. -Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày. -Một nút cao su có đục lỗ. -Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa. -Nước có pha màu. -Một phích nước nóng. -Một chậu nước thường hay nước lạnh. -Một miếng bìa trắng (4cm x 10cm) có vẽ vạch chia và được cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thuỷ tinh. Cả lớp: Tranh vẽ hình 19.3. Hai bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thuỷ tinh, một bình đựng nước pha màu, một bình đựng rượu pha màu ( khác màu nước). Lượng nước và rượu như nhau. -Chậu thuỷ tinh to chứa được hai bình trên. -Phích nước nóng. C.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *H. Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (7 phút) Kiểm tra. -(HS1):Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chữa bài tập 18.4. -(HS2): Chữa bài tập 18.3. -Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Bài 18.4: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Bài 18.3: ĐVĐ: Chất rắn nóng nở ra, lạnh co vào → Đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó không? Nếu xảy ra thì có điểm gì giống và khác chất rắn không? 1.C.Hợp kim platinit. Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh. 2. Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần. *H. Đ.2: LÀM TN XEM NƯỚC CÓ NỞ RA KHI NÓNG LÊN KHÔNG? (10 phút) -Yêu cầu HS đọc phần TN-Nhắc nhở các nhóm làm TN cẩn thận với nước nóng. -Yêu cầu HS quan sát kĩ hiện tượng xảy ra, thảo luận câu hỏi C1, C2. -GV chốt lại: Nước và chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chuyển ý: Đối với các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có giống nhau hay 1. Làm thí nghiệm: -HS nhận đồ dùng TN. -Các nhóm tiến hành TN C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên nở ra. C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại. Kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. không? *H. Đ.3: CHỨNG MINH CÁC CHẤT LỎNG KHÁC NHAU NỞ VÌ NHIỆT KHÁC NHAU (10 phút). -Điều khiển HS thảo luận phương án làm TN kiểm tra. -GV làm TN hình 19.3 với nước và rượu-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C3. -Tại sao cả ba bình lại phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng? -Nêu kết quả của TN, từ đó cho biết đối với các chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có giống nhau hay không? -HS tham gia thảo luận phương án làm TN kiểm tra xem chất lỏng khác nhau, sự nở vì nhiệt có khác nhau hay không. -HS hoạt động cá nhân. -Quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm TN. -Trả lời C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. *H. Đ.4: (5 phút) -GV yêu cầu HS làm bài C4. -Gọi 1,2 HS đọc phần kết luận của mình, HS khác nhận xét. -GV chốt lại kết luận đúng. 3. Rút ra kết luận. -HS hoạt động cá nhân: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống, hoàn thành kết luận. C4. (1)-tăng. (2)-giảm. (3)-không giống nhau. *H. Đ.5: VẬN DỤNG VÀ GHI NHỚ ( 8 phút). -Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. Vận dụng các kiến thức đã biết, trả lời câu hỏi phần vận dụng C5, C6, C7. -Hướng dẫn HS làm bài 19.6 (SBT). 4. Vận dụng. C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt. C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. Bài 19.6: 1. ∆V 0 = 0. ∆V 1 = 11cm 3 . ∆V 2 = 22cm 3 . ∆V 3 = 33cm 3 ∆V 4 = 44cm 3 2. Độ tăng thể tích cm 3 a.Có. b.Có. Khoảng 27cm 3 . 44 Cách làm: 33 22 11 0 10 20 30 40 Nhiệt độ( 0 C) *.H. Đ.6: CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 5 phút). GV gọi 2 HS nhắc lại kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Về nhà: -Tự tìm thí dụ thực tế và giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng. -Bài tập 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5. Để trả lời bài 19.5 các em đọc thêm phần có thể em chưa biết tr 61. E. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……… . BỊ.Các nhóm: -Một bình thuỷ tinh đáy bằng. -Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày. -Một nút cao su có đục lỗ. -Một chậu thuỷ tinh hoặc nhựa. -Nước có pha màu. -Một phích nước nóng. -Một chậu nước. NHAU (10 phút). - iều khiển HS thảo luận phương án làm TN kiểm tra. -GV làm TN hình 19.3 với nước và rượu-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C3. -Tại sao cả ba bình. không. -HS hoạt động cá nhân. -Quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm TN. -Trả lời C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. *H. Đ.4: (5 phút) -GV yêu cầu HS làm bài C4. -Gọi