Mạch kién thức hình học toán tiểu học

4 6.6K 34
Mạch kién thức hình học toán tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DẠY CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở TOÁN TIỂU HỌC I - HỆ THỐNG HÓA VÀ CHUẨN KIẾN KIẾN THỨC 1, Hệ thống kiến thức: * Lớp 1: Chiếm khoảng 10% lượng kiến thức (trên dưới 10 bài) - HS biết nhận các hình vuông, hình tròn, hình tam giác đứng độc lập. Kể cả nhận ra các hình này ở những vị trí khác nhau.VD các hình đan xen gồm nhiều hình; ở những vật thật, thực tế cuộc sống. ( Khi dạy các hình GV giới thiệu trực tiếp cho HS đây là hình vuông, đây là hình tròn. Không yêu cầu HS nêu đặc điểm của các hình này) - HS được tham gia HĐ xếp ghép hình. (ĐDDH) - Nhận biết về bước đàu về điểm đoạn thẳng - Nối hai điểm để có đoạn thẳng - Nối các điểm để có hình tam giác, hình vuông. - Biết các điểm ở trong, ở ngoài một hình. - Biết đo vẽ đoạn thẳng, từ chỗ ước lượng đến vẽ đoạn thẳng có số đo không quá 10 cm. * Lớp 2: - Tổng số có khoảng 7 bài dành riêng cho hình học. - HS biết thêm hình chữ nhật và hình tứ giác ( Dạy học tương tự ở lớp 1) - Không yêu cầu nhận ra hình chữ nhạt là hình tứ giác, hình vuông là hình chữ nhật. - Nhận biết đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng thì nằm trên đường thẳng. Biết đường gấp khúc - Biết nối các đoạn thẳng trong đường gấp khúc. tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi đoạn thẳng trong đường gấp khúc. Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của chúng. * Lớp 3: - Thời lượng dành cho hình học đã tăng lên kể cả số bài riêng 11 bài và những bài tập ở các phần khác. - Nhận biết đặc điểm một số hình. Qua biết góc vuông, góc không vuông. Hình chữ nhật (có 4 góc vuông 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.) Hình vuông (có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau) Hình tròn (có tâm , bán kính đường kính so sánh bán kính với đường kính) - Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ( biết1cm 2 là diện tích hình vuông có cạnh là 1 cm) - Biết tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông ( Biết chia vẽ một hình cho sẵn đơn giản thành nhiều hình vuông hình chữ nhật để tính diện tích) * Lớp 4: - Thời lượng khoảng 20 bài riêng. - HS biết thêm về góc nhọn, góc tù góc bẹt. So sánh các góc đó với góc vuông. - Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau, hai đưòng thẳng song song với nhau. Đồng thời ứng dụng vào các hình đã học như hình vuông, hình chữ nhật để chỉ rõ hơn đặc điểm của các hình.Thực hành vẽ các đường thẳng vuông góc, đưòng thẳng song song và thực hành vẽ hình chữ nhật hình vuông. Vẽ đường cao của hình tam giác - Nhận biết thêm hình bình hành, hình thoi, chỉ ra đặc điểm của mỗi hình. Biết quy tắc tính chu vi, diện tích của mỗi hình. * Lớp 5: - Yếu tố hình học được dành hẳn một chương riêng (Chương 3) ngoài ra còn tích hợp ở các phần khác. * HS nhận biết sâu hơn đầy đủ về hình tam giác. Nhận biết các dạng hình tam giác. + Hình tam giác có 3 góc nhọn, + Hình tam giác có 1 góc tù và hai góc nhọn + Hình tam giác có 1 góc vuông và hai góc nhọn. ( Một tam giác có 3 đỉnh 3 cạnh 3 đường cao) - Biết tính diện tích của tam giác biết độu dài cạnh đáy và đường cao tương ứng. (Làm bài tập liên quan) * Hình thang: - Nhận biết hình thang và đặc điểm của hình thang - Tính diện tích hình thang theo quy tắc. * Hình tròn: - Biết tính chu vi diện tích hình tròn. ( chu vi: đường kính nhân với 3,14) * Hình hộp chữ nhật, hình lập phương - Nhận biết về HHCN, Hình lập phương - Biết được đặc điểm của HHCN, hình lập phương các mặt là HCN và hình vuông ( 8 đỉnh, 12 cạnh) có 3 kích thước dài, rộng và cao - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần ( Sxq = chu vi mặt đáy nhân với chiều cao) - Tính thể tích HHCn, hình lập phương - Giới thiệu qua về hình cầu, hình trụ II- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY 1, Việc cần thiết đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Phù hợp với xu thế của thời đại - Thực hiện theo chủ đề năm học - giáo viên và học sinh đựoc làm quen với công nghệ hiên đại - Tạo sự thuận tiện trong giảng dạy - Cập nhật thông tin kịp thời - Giảm thiểu thời lượng làm việc của giáo viên 2, Thuận lợi: - Tạo sự hiệu quả làm việc giữa giáo viên với học sinh. - Tiếp cận kiến thức SGK sâu rộng hơn - Phương pháp giảng dạy phong phú hơn - Đưa thêm nhiều ứng dụng đồ dùng phương tiện dạy học vào tiết dạy - Giáo viên bớt soạn bài bằng tay và làm việc với bảng đen phấn trắng - Lưu trữ thông tin nhiều năm 3, Khó khăn: - Đòi hỏi người giáo viên phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề về tiếp cận công nghệ thông tin - Biết một chút tiếng Anh để làm việc - Phải đầu tư trang thiết bị phần cứng dạy học - Các nhà trường cần xây dựng phòng học máy tính đèn chiếu học tập - Sử dụng phương tiện hiệu quả 4, Một số thủ thuật khi làm việc với word và power point - Kẻ vẽ chính xác một số hình trên word Vào Drawing kẻ vẽ ( chọn AutoShaps) - Vào Format chọn Borders chọn side để chỉnh cho đúng ( Height là chiều cao ; Width là chiều dài chỉnh phần này theo cm ) - Thiết lập các Slide trong power point giống như Word III - HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN * Bài 1: Hình chữ nhật ABCD gồm hình thang EBCD và hình tam giác ADE có kích thước như sau: A E 28cm B 28 cm M D 84 cm C a, Tính chu vi hình chữ nhật ABCD b, Tính diện tích hình thang EBCD c, Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình tam giác EDM Lời giải a, Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (28 + 84) × 2 = 244 (cm) b, Diện tích hình thang EBCD là: (84 + 28) × 28 : 2 = 1568 (cm 2 ) c, Diện tích tam giác EMD = Diện tích hình thang EBCD - ( Diện tích tam giác EBM + Diện tích tam giác MDC ) - Ta có BM = MC = 28cm : 2 = 14cm - Diện tích tam giác EBM là: 28 × 14 : 2 = 196 (cm 2 ) - Diện tích tam giác MDC là: 84 × 14 : 2 = 588 (cm 2 ) - Diện tích tam giác MDC là: 1556 - (196 + 588) = 784 (cm 2 ) * Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36 m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m. a, Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang Biết hiệu hai đáy hình thang là 10 m, tính độ dài hai đáy của hình thang. Lời giải a, Cạnh của hình vuông là 96 : 4 = 24(m) Diện tích của thửa ruộng hình thang cũng chính bằng diện tích mảnh đất hình vuông là: 24 × 24 = 576 (m 2 ) - Chiều cao của hình thang là: 576 : 36 = 16(m) b, Tổng độ dài hai đáy hình thang là: 36 × 2 = 72(m) - Độ dài đáy lớn của hình thang là: (72 + 10) : 2 = 41 (m) - Độ dài đáy bé của hình thang là: 72 - 41 = 31 (m) . YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở TOÁN TIỂU HỌC I - HỆ THỐNG HÓA VÀ CHUẨN KIẾN KIẾN THỨC 1, Hệ thống kiến thức: * Lớp 1: Chiếm khoảng 10% lượng kiến thức (trên dưới 10 bài) - HS biết nhận các hình vuông, hình. bài dành riêng cho hình học. - HS biết thêm hình chữ nhật và hình tứ giác ( Dạy học tương tự ở lớp 1) - Không yêu cầu nhận ra hình chữ nhạt là hình tứ giác, hình vuông là hình chữ nhật. -. dụng vào các hình đã học như hình vuông, hình chữ nhật để chỉ rõ hơn đặc điểm của các hình. Thực hành vẽ các đường thẳng vuông góc, đưòng thẳng song song và thực hành vẽ hình chữ nhật hình vuông.

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan