Báo cáo chỉ đạo dạy THủ công, Kĩ thuật Tiểu học

4 1.6K 22
Báo cáo chỉ đạo dạy THủ công, Kĩ thuật Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT TÂN KỲ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH Phú Sơn 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÁO CÁO V/V CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT Năm học 2009- 2010. Thực hiện công văn Phòng GD&ĐT Tân Kỳ, ngày 9 tháng 7 năm 2010. trường TH Phú Sơn 2 xin báo cáo công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Môn Thủ công và môn Kỹ thuật tại trường TH Phú Sơn 2 như sau: I . MÔN THỦ CÔNG KHỐI 1,2,3: Chương trình môn Thủ công Bậc Tiểu học về mặt nội dung, thời lượng hay việc phân bố, sắp xếp các nội dung trong năm học nhìn chung phù hợp đối với bậc học, lớp học. Song trong quá trình Dạy - Học ở trường Tiểu học Phú Sơn 2 vẫn còn một số nội dung còn khó thực hiện. Cụ thể như sau: * Chương trình Thủ công Lớp 1: Chương I: Kĩ thuật xé, dán giấy: Về nội dung học tập là: con gà, ngôi nhà, hàng rào. Việc xé dán theo đúng quy trình như yêu cầu đối với các em là khó: Chẳng hạn, như xé, dán con gà, việc đếm ô rồi đánh dấu để xác định hình thù, kích cỡ các bộ phận quá trìu tượng với các em. Yêu cầu xé dán theo quy trình hiện hành với học sinh lớp 1 là hơi cao. - Việc thực hiện bước xé, cần hỗ trợ của móng tay bấm giấy để đường xé không bị toạc, với các em là khó. - Hướng chỉ đạo của nhà trường và cách giải quyết của GV: có thể hướng dẫn các em xé dán theo quy trình đơn giản hơn. miễn là các em xé dán được con gà, không nhất thiết tất cả “con gà” của mỗi em đều phải bằng nhau. - Khi xé không bắt buộc HS phải bấm móng tay mà chỉ cần dùng ngón tay giữ giấy để không xê dịch giấy là được. * Thủ công Lớp 2: Chương I: Kĩ thuật gấp hình: Bài 3: Gấp máy bay đuôi rời. Ở bài này, khó ở chỗ: Nhiều bước, nhiều thao tác phức tạp. 1 Cụ thể : Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. Các em khó nhớ được các thao tác -> khó tự thực hiện được. - Hướng chỉ đạo của nhà trường và cách giải quyết của GV: Ở bước 2 GV hướng dẫn từng thao tác mẫu và cho HS làm theo từng thao tác một vài lần, khi HS thao tác được, GV mới chuyển sang hướng dẫn bước tiếp theo. * Thủ công Lớp 3: - Chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình. Bài 4: Gấp, cắt ,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Bước 2: Cắt ngôi sao năm cánh. Phần lớn các em cắt không chuẩn -> Ngôi sao cánh to cánh nhỏ, các cánh của ngôi sao không cân đối. - Hướng chỉ đạo của nhà trường và cách giải quyết của GV: GV hướng dẫn HS từ khâu lấy mẫu giấy hình vuông để khi gấp, cắt không bị lệch cánh. Khi cắt cần một tay giữ giấy, một tay cầm kéo cắt theo nét gấp . 2. MÔN KỸ THUẬT 4,5 Sang giai đoạn II ( lớp 4, lớp 5 ), HS được học môn Kỹ thuật, bao gồm các nội dung về kỹ thuật cắt, khâu, thêu, nấu ăn; kỹ thuật trồng rau, hoa và lắp ghép mô hình kỹ thuật. Kỹ thuật là môn học bắt buộc đối với mọi HS, không phân biệt giới tính , vùng miền. Vì vậy mọi HS đều được học nội dung về kỹ thuật nhằm giúp các em có khả năng lao động tự phục vụ bản thân, giúp đỡ gia đình, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và có ý thức thái độ đúng đắn đối với lao động. Chương trình môn Kỹ thuật 4,5 đề cao thực hành, giảm nhẹ lí thuyết nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện chúng tôi thấy có một số vấn đề vướng mắc. 1/ KHỐI 4 : - Chương I : Kĩ thuật căt, khâu, thêu : 36 tiết, gồm 13 bài đầu : Nội dung : kĩ thuật cắt, khâu, thêu cơ bản. Với nội dung này khi dạy, Một số em HS nam còn học tập bị động, do chịu áp lực phải học, phải thực hành theo yêu cầu của GV. - Hướng chỉ đạo của nhà trường và cách giải quyết của GV: Sưu tầm càng nhiều càng tốt các mẫu khâu, thêu có tính thẩm mỹ cao để học sinh quan sát, HS tiểu học thích đẹp, kích thích và khêu gợi tính tò mò, hứng thú cho HS qua các 2 câu hỏi : Mẫu thêu; khâu có đẹp không? chúng ta cũng sẽ thêu được những mẫu thêu đẹp như vậy, và cũng sẽ khâu được những sản phẩm như thế này và thậm chí là còn đẹp hơn. - Đề xuất: Bộ GD&ĐT nghiên cứu và đưa thêm nội dung khác để HS nam có thể chọn học phù hợp tâm sinh lý giới tính . Bài 1: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu . Tại nội dung 1b : Yêu cầu HS quan sát hình 1, em hãy nêu tên loại chỉ trong hình 1a và 1b. Yêu cầu này HS thường nhầm tưởng phải nêu tên từng loại chỉ có trong hình 1 theo chất liệu (VD: chỉ dù, chỉ sợi bông, ) hoặc nhầm tưởng phải nêu tên chỉ theo màu sắc như chỉ màu đỏ, chỉ màu trắng, - Hướng chỉ đạo của nhà trường và cách Cách giải quyết của GV là : sửa lại câu hỏi: yêu cầu HS quan sát hình 1 và cho biết đâu là chỉ dùng để khâu và đâu là chỉ dùng để thêu ? 2/ KHỐI 5: a. Bài 7 : Một số dụng cụ nấu ăn và cách ăn uống trong gia đình (trang 28 sgk) Câu hỏi: Quan sát hình 1 hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đình ? - Với hình 1c (Bếp dầu) rất xa lạ đối với HS, HS không thể biết được tên của loại bếp này vì thực tế hiện nay nó không được sử dụng nữa. - Hướng chỉ đạo và cách giải quyết của GV: GV trực tiếp giới thiệu cho các em biết tên gọi, cấu tạo và nguyên liệu sử dụng của loại bếp dầu này (chỉ dành ít thời gian, không chú trọng làm mất thời gian học phần khác của HS) - Đề xuất : Không nên đưa loại bếp dầu ra giới thiệu với HS nữa vì thực tế không còn sử dụng. b. Một số khó khăn khi áp dụng chuẩn với việc thực hiện Nội dung, chương trình trong sgk lớp 5 và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Kỹ thuật - Hiện nay trên thị trường còn phát hành hai loại sgk, trong đó nội dung, cấu trúc bài học không đồng nhất. Gây nhiều khó khăn cho cả GV và HS khi dạy học môn Kỹ thuật lớp 4 và 5 3 - Giữa Chuẩn KT,KN với SGK, SGV có điểm không thống nhất về cấu trúc chương trình cụ thể là: Trong SGK và SGV có 36 bài được dạy trong 70 tiết /35 tuần. Chẩn KT, KN có 20 bài được dạy trong 70 tiết / 35 tuần. Như vậy Theo yêu cầu của chuẩn KT,KN thì một số bài không thực hiện trong đó một số bài lại được nâng thời lượng dạy - học lên. Ví dụ bài 1 : Đính khuy hai lỗ ( Kỹ thuật lớp 5 trang 4 - 7) SGK và SGV phân thành 3 tiết. Chuẩn KT,KN yêu cầu dạy trong 4 tiết. Vì vậy GV rất khó trong việc phân định thời lượng và nội dung của từng tiết trong một bài học. * Hướng giải quyết của nhà trường : - Đầu năm GV hướng dẫn phụ huynh thống nhất mua sách được phát hành 2006 (Tuy nhiên vẫn có một số phụ huynh mua sgk trước khi GV hướng dẫn nên vẫn còn một số HS còn phải học sách khác nội dung với bạn.) - Việc không trùng cấu trúc và thời lượng tiết học được GV kéo dài thời lượng thực hành để đủ số tiết theo yêu cầu của chuẩn KT, KN * Đề xuất: Cần thống nhất bộ sách giáo khoa môn kỹ thuật lớp 5 để tránh việc học sinh gặp khó khăn trong học tập. 3. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HS THEO THÔNG TƯ 32/ TT BỘ GD&ĐT - Đánh giá kết quả học tập môn Thủ công và Kỹ thuật của học sinh theo TT 32/2009 BGD&ĐT là hoàn toàn hợp lí. Cách đánh giá bằng nhận xét mang tính chất nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và đặc trưng môn học. Trên đây là bản báo cáo về việc chỉ đạo, tổ chức dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật tại đơn vị trường TH Phú Sơn 2. Phú Sơn, ngày 12 tháng 7 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Võ Hoàng Dương 4 . phúc. BÁO CÁO V/V CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT Năm học 2009- 2010. Thực hiện công văn Phòng GD&ĐT Tân Kỳ, ngày 9 tháng 7 năm 2010. trường TH Phú Sơn 2 xin báo cáo công. nhàng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và đặc trưng môn học. Trên đây là bản báo cáo về việc chỉ đạo, tổ chức dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật tại đơn vị trường TH Phú Sơn 2. Phú Sơn, ngày 12. năm học nhìn chung phù hợp đối với bậc học, lớp học. Song trong quá trình Dạy - Học ở trường Tiểu học Phú Sơn 2 vẫn còn một số nội dung còn khó thực hiện. Cụ thể như sau: * Chương trình Thủ

Ngày đăng: 13/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan